Quy trình thiết kế PHT

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 34 - 37)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Quy trình thiết kế PHT

Quy trình thiết kế được hiểu là trình tự các thao tác để tạo ra được PHT, đạt được mục tiêu dạy học nhất định. Như vậy phải trả lời câu hỏi từ những thông tin được diễn đạt tường minh trong SGK, học sinh chỉ cần ghi nhớ, ta phải làm như thế nào để chuyển nội dung dưới dạng thông báo thành dạng tình huống học tập, một trong cách đó là sử dụng PHT. Do vậy để xây dựng PHT tốt cần thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy. Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.

Bước 3: Xác định nội dung của PHT.

Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.

Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.

Bước 6: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành PHT. Bước 7: Hoàn thành PHT chính thức.

Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy.

Là bước xác định thành phần kiến thức, tầm quan trọng, mối quan hệ của mạch kiến thức trong bài và giữa các bài trong chương.

Phải xác định rõ sau khi học xong bài này học sinh phải lĩnh hội được gì? Hay vận dụng như thế nào? Rèn luyện được thao tác tư duy nào? ...

Bước 3: Xác định nội dung của PHT.

Xác định PHT được xây dựng với mục tiêu như thế nào? Truyền tải kiến thức gì, rèn luyện kỹ năng gì? Hoặc dùng trong khâu nào của quá trình dạy học.

Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.

Từ kết quả của việc phân tích nội dung bài dạy và xác định mục tiêu của bài phải xem xét để lĩnh hội được nội dung hay đạt được mục tiêu của bài phải gợi mở cho biết những gì và tìm kiếm những gì .

Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.

Phác thảo PHT cần xây dựng.

Bước 6: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành PHT.

Căn cứ vào thời gian phân phối của chương trình nội dung của phiếu mà quy định thời gian hoàn thành PHT một cách hợp lý.

Để phát huy được tính tích cực của PHT cũng như đánh giá đúng khách quan học sinh. Sau khi sử dụng PHT phải xây dựng đáp án chuẩn.

Bước 7: Hoàn thành PHT chính thức.

Là bước viết PHT chính thức chuẩn bị cho việc sử dụng PHT vào các khâu của quá trình dạy học.

Ví dụ: Để thiết kế phiếu học tập sử dụng khi dạy mục II. Cấu trúc hệ sinh thái (Bài 42, Sinh học 12), ta thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Phân tích nội dung bài dạy để xác định nội dung kiến thức.

Thành phần vô sinh - Thành phần của hệ sinh thái

Thành phần hữu sinh Vai trò của các thành phần.

Bước 2: Xác định rõ từng mục tiêu bài học.

- HS chỉ ra được các thành phần cấu trúc của HST. - Vai trò của mỗi thành phần cấu trúc.

- Biết liên hệ với thực tiễn.

Bước 3: Xác định nội dung của PHT.

Phiếu học tập được xây dựng với mục tiêu để dạy kiến thức mới.

Bước 4: Chuyển nội dung kiến thức thành điều cho biết và điều cần tìm.

Điều cho biết: Vận dụng kiến thức Sinh học 9, quan sát hình 42.1 SGK, đọc mục II. SGK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều cần tìm: + Các thành phần của HST + Vai trò của mỗi thành phần

Bước 5: Diễn đạt nội dung trên thành PHT.

Đọc mục II. Cấu trúc hệ sinh thái và sát hình 42.1 SGK và hoàn thành PHT sau trong thời gian 7 phút:

Thành phần của HST Vai trò

Thành phần vô sinh Thành phần hữu sinh

Bước 6: Xây dựng đáp án và thời gian hoàn thành PHT.

Đáp án:

Thành phần vô sinh

+ Ánh sáng

+ Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, không khí, lượng mưa, gió…)

+ Thổ nhưỡng

(Đất, nước, xác vi sinh vật...)

+ Cung cấp năng lượng, nhiệt lượng cho cơ thể sinh vật. + Cung cấp O2, CO2, nước... cho sinh vật.

+ Cung cấp khoáng chất, nước, chất hữu cơ

Thành phần hữu sinh + Sinh vật sản xuất (Thực vật, VSV quang hợp) + Sinh vật tiêu thụ: (Động vật ăn thực vật, Động vật ăn thịt)

+ Sinh vật phân giải (Nấm, các vi khuẩn, một số loài động vật không xương sống: giun đất, sâu bọ…)

+ Sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ, chuyển hoá chất vô cơ thành chất hữu cơ. Chuyển quang năng thành hoá năng. + Chuyển hoá chất hữu cơ từ dạng này sang dạng khác, chuyển đổi hoá năng qua các bậc dinh dưỡng, theo chuỗi thức ăn.

+ Phân giải xác sinh vật thành các chất vô cơ của môi trường.

Thời gian hoàn thành: 7 phút.

Bước 7: Hoàn thành PHT chính thức.

Đọc mục II. Cấu trúc hệ sinh thái và sát hình 42.1 SGK và hoàn thành PHT sau trong thời gian 7 phút:

Thành phần của HST Vai trò

Thành phần vô sinh Thành phần hữu sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng phiếu học tập để tổ chức hoạt động dạy học phần sinh thái học lớp 12 THPT (Trang 34 - 37)