7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.2. Bố trí thực nghiệm
3.2.2.1. Đối tượng thực nghiệm
Học sinh lớp 12 THPT của các trường sau:
- Trường THPT Kim Liên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An - Trường THPT Nghèn - huyện Can Lộc - tỉnh Hà Tĩnh - Trường THPT Hồng Lĩnh - TX. Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh
Mỗi trường một lớp thực nghiệm, một lớp đối chứng tương đương về số học sinh.
Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: thực nghiệm và đối chứng.
- Lớp thực nghiệm được dạy theo các hoạt động có sử dụng phiếu học tập đã đề xuất.
- Lớp đối chứng được dạy theo các hoạt động đã biên soạn trong SGV Sinh học 12 (theo kiểu truyền thống).
- Ở mỗi trường, các lớp thực nghiệm và đối chứng đều do một giáo viên phụ trách giảng dạy đồng đều về thời gian, nội dung, kiến thức và điều kiện dạy học. Kết quả các lớp được chọn vào nhóm TN và ĐC cụ thể như sau: TT Trường Lớp thựcnghiệm Lớp đốichứng Giáo viên dạy
1 Trường THPT Kim Liên 12C7 12C5 Lê Thị Việt An
2 Trường THPT Nghèn 12C1 12C5 Nguyễn Thị Như Ý
3 Trường THPT Hồng Lĩnh 12C3 12C7 Đoàn Thị Liễu Trong qua trình thực nghiệm chúng tôi kết hợp với các giáo viên bộ môn, các trường thảo luận thống nhất nội dung, phương pháp dạy.
3.2.2.2. Phương pháp tiến hành a. Thực nghiệm thăm dò
Thực nghiệm thăm dò trên đối tượng là học sinh lớp 12 của 3 trường THPT để khảo sát trình độ học sinh nhằm bố trí lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ tương đương nhau. Mỗi lớp thực nghiệm được dạy trước 2 tiết. Mục đích của thực nghiệm thăm dò là để học sinh làm quen với phương pháp mới, đồng thời giúp chúng tôi chỉnh lý giáo án và chỉnh lý câu hỏi kiểm tra cho phù hợp.
Thời gian thực nghiệm: Từ 19/1/2009 đến 6/2/2009.
b. Thực nghiệm chính thức
- Thực nghiệm chính thức được tiến hành ở 3 trường THPT trên trong học kỳ II, năm học 2008 - 2009.
- Các lớp đối chứng và thực nghiệm có chế độ kiểm tra đánh giá giống nhau về nội dung, số lượng bài, biểu điểm.
- Do quy định về phân phối chương trình Sinh học 12 và vì thời gian thực nghiệm hạn chế nên mỗi lớp chúng tôi dạy 3 bài trong 3 tiết, đó là các bài: Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể (1 tiết)
Bài 41: Diễn thế sinh thái ( 1 tiết) Bài 42: Hệ sinh thái (1 tiết)
Đây là những bài có sử dụng phiếu học tập để hình thành khái niệm. Chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án giảng dạy theo phương pháp tích cực sử dụng phiếu học tập để phát huy tính tích cực của học sinh lớp thực nghiệm. Đồng thời, thiết kế giáo án theo phương pháp thông thường (không sử dụng PHT) để giảng dạy ở lớp đối chứng . Cuối mỗi tiết học, ở cả 2 lớp tôi đều cho học sinh làm phiếu kiểm tra kết qủa học tập (như nhau) và dựa vào đó để đánh giá kết quả thưc nghiệm.
Trong thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra 3 bài với thời gian 15phút/1bài. Mỗi bài kiểm tra được chúng tôi tiến hành vào cuối tiết học nhằm đánh giá hiệu quả học tập qua các phiếu học tập của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng.
- Cuối cùng chúng tôi phân tích kết quả thu được.
3.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Quá trình thực nghiệm được tiến hành với 3 lần kiểm tra kết quả việc sử dụng PHT trong dạy học ở lớp. Tổng số bài thu được ở lớp thục nghiệm là 152 và lớp đối chứng là 157 bài. Các bài kiểm tra cùng được chấm ở thang điểm 10. Sau khi chấm các bài kiểm tra sử dụng thống kê toán học để xử lý kết quả theo trình tự lập bảng thống kê, tính tham số đặc trưng cả lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm nhằm tăng độ chính xác cũng như sức thuyết phục của kết luận.
3.2.3. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm
3.2.3.1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi cả ĐC và TN học xong phần kiến thức thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra qua 3 bài thực nghiệm Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài KT Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 157 7 12 45 36 27 21 9 0 0 TN 152 0 2 9 39 40 44 14 4 0 2 ĐC 157 3 10 15 52 43 26 7 1 0 TN 152 0 0 7 27 35 45 28 8 2 3 ĐC 157 2 9 16 47 39 31 13 0 0 TN 152 0 0 3 23 21 51 36 13 5 Tổng hợp ĐC 471 12 31 76 135 109 78 29 1 0 TN 456 0 2 19 89 96 140 78 25 7
3.2.3.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm
- Qua kết quả ở bảng 3.1 cho chúng ta thấy rằng ở lớp TN số học sinh đạt điểm khá trở lên (từ 7-10) cao hơn so với lớp đối chứng, đặc biệt có hiện tượng tăng tiến ở các bài sau. Trong khi đó lớp đối chứng số học sinh đạt điểm dưới trung bình là cao hơn lớp TN.
- Số học sinh ở lớp TN có điểm dưới trung bình giảm rõ rệt đặc biệt là những bài khó như bài 41: Diễn thế sinh thái.
- Theo dõi biểu đồ ta sẽ thấy rất rõ về sự khác biệt trong chất lượng học tập ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
Lần kiểm tra Lớp Tổng sốbài KT Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 ĐC 157 7 12 45 36 27 21 9 0 0 TN 152 0 2 9 39 40 44 14 4 0
Bảng tần số điểm kết quả bài kiểm tra lần 1:
Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n S2 Xtb PS ĐC 7 12 45 36 27 21 9 0 0 157 5,04 2,23 6,88 4,29 TN 0 2 9 39 40 44 14 4 0 152 6,14 1,50 7,17 3,67 Bảng tần suất điểm(%) Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 4,46 7,64 28,66 22,93 17,20 13,38 5,73 0,00 0,00 TN 0,00 1,32 5,92 25,66 26,32 28,94 9,21 2,63 0,00
Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 1.
Phương án n X ± m s Cv (%) Tđ
ĐC 157 5,04 ± 0,12 1,49 29,56
7,33
TN 152 6,14± 0,10 1,22 19,87
Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy T = 7,33, số bậc tự do xác định f= n1 + n2 - 2 = 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα = 1,98, Tđ lớn hơn Tα như vậy kết quả hoàn toàn tin cậy, TN cao hơn ĐC.
Biểu đồ tần số điểm kiểm tra lần 1:
Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra lần 1:
Nhận xét: Qua bảng tần số điểm, tần suất điểm và biểu đồ ta thấy kết quả kiểm tra giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt, số học sinh có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn và số học sinh có điểm dưới TB lại ít hơn. Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC. Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7. Đường ĐC phân
bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 4. Phần trăm số HS đạt điểm dưới giá trị mod = 4 của ĐC luôn cao hơn TN, số HS đạt điểm xung quanh và trên giá trị mod = 7 ở lớp TN cũng cao hơn ĐC. Chứng tỏ PHT có tác dụng tốt trong quá trình dạy học.
- Phân tích kết quả định lượng kết quả kiểm tra lần 2:
Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài kiểm tra Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2 ĐC 157 3 10 15 52 43 26 7 1 0 TN 152 0 0 7 27 35 45 28 8 2
Bảng tần số điểm kết quả bài kiểm tra lần 2:
Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n S2 Xtb PS ĐC 3 10 15 52 43 26 7 1 0 157 5,48 1,74 6,88 4,29 TN 0 0 7 27 35 45 28 8 2 152 6,61 1,72 7,17 3,67 Bảng tần suất điểm(%) Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 1,91 6,37 9,55 33,12 27,39 16,56 4,46 0,64 0,00 TN 0,00 0,00 4,60 17,76 23,03 29,61 18,42 5,26 1,32
Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 2.
Phương án n X ± m s Cv (%) Tđ
ĐC 157 5,49± 0,11 1,34 24,41
7,47
TN 152 6,61 ± 0,11 1,31 19,82
Phân tích độ tin cậy cho thấy Tđ =7,47, số bậc tự do xác định f = n1 + n2 - 2 = 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα =1,98, Tđ lớn như vậy kết quả hoàn toàn tin cậy,TN cao hơn ĐC.
Biểu đồ tần số điểm kiểm tra lần 2:
Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra lần 2:
Nhận xét: Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7.
Đường ĐC phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số SV đạt điểm dưới giá trị mod = 7 của TN luôn ít hơn ĐC, và điểm trên 7 nhiều hơn ĐC. Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC.
Qua bảng biểu và sơ đồ trên ta thấy sự chênh lệch về điểm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đã rõ ràng hơn. Nguyên nhân là do học sinh đã bắt đầu quen với phương pháp sử dụng PHT trong quá trình dạy học.
- Phân tích kết quả định lượng kết quả phân tích bài kiểm tra lần 3:
Lần kiểm tra Lớp Tổng số bài kiểm tra Số học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 ĐC 2 9 16 47 39 31 13 0 0 2 TN 0 0 3 23 21 51 36 13 5 0
Bảng tần số điểm kết quả bài kiểm tra lần 3:
Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 n S2 Xtb PS ĐC 2 9 16 47 39 31 13 0 0 157 5.64 1.84 6.88 4.29 TN 0 0 3 23 21 51 36 13 5 152 7.01 1.81 7.17 3.67 Bảng tần suất điểm(%) Điểm 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 1.27 5.73 10.19 29.94 24.84 19.75 8.28 0.00 0.00 TN 0.00 0.00 1.97 15.13 13.82 33.55 23.69 8.55 3.29
Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC bài kiểm tra 3.
Phương án n X ± m s Cv (%) Tđ
ĐC 157 5,64 ± 0,11 1,36 24,11
9,13
TN 152 7,01 ± 0,10 1,33 18,97
Kết quả phân tích độ tin cậy bài kiểm tra số 3 cho thấy T = 9,13, số bậc tự do xác định f = n1 + n2 - 2 = 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα =1,98, Tđ lớn như vậy kết quả hoàn toàn tin cậy, TN cao hơn ĐC.
Biểu đồ tần số điểm kiểm tra lần 3:
Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra lần 3:
Đường TN phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 7. Đường ĐC phân bố gần đối xứng quanh giá trị mod = 5. Phần trăm số SV đạt điểm dưới giá trị mod = 7 của TN luôn ít hơn ĐC, và điểm trên 7 nhiều hơn ĐC. Đường hội tụ tiến ở lớp TN luôn nằm bên phải và cao hơn ĐC.
Nhận xét: Qua bảng biểu và sơ đồ ta thấy ở lớp thực nghiệm có sử dụng PHT để hướng dẫn tự học ở nhà kết quả điểm kiểm tra cao hơn so với lớp đối chứng không sử dụng PHT.
Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa TN và ĐC qua các bài kiểm tra.
Bài kiểm tra Phương án n X ± m Cv (%) đTN-ĐC Tđ
Bài 1 ĐC TN 157 152 5,04 ± 0,12 6,14 ± 0,10 29,56 19,87 1,10 7,33 Bài 2 ĐC TN 157 152 5,49 ± 0,11 6,61 ± 0,11 24,41 19,88 1,12 7,47 Bài 3 ĐC TN 157 152 5,64 ± 0,11 7,01 ± 0,10 24,11 18,97 1,37 9,13 Kết quả tổng hợp so sánh giữa lớp TN và ĐC qua 3 bài kiểm tra, cho thấy:
+ Hiệu số (đTN-ĐC) điểm trung bình cộng giữa lớp TN và ĐC của các bài kiểm tra đều dương và tăng dần, đặc biệt tăng cao ở bài kiểm tra có sử dụng PHT để hướng dẫn tự học ở nhà. Chứng tỏ lớp TN đạt kết quả cao hơn ĐC.
+ Với độ tin cậy 0,05, số bậc tự do xác định là 307, tra bảng phân phối Student với α = 0,05 ta có Tα = 1,98, các Tđ đều lớn, đặc biệt là bài kiểm tra TNKQ. Như vậy chứng tỏ kết quả hoàn toàn tin cậy, kết quả TN cao hơn ĐC.
+ Điểm trung bình cộng (X ) của lớp ĐC không thay đổi nhiều, còn lớp TN tăng dần, điều này chứng tỏ tính khả thi của phương pháp thể hiện qua việc HS lớp TN đã quen dần với phương pháp mới. Độ biến thiên Cv (%) ở cả 3 bài lớp TN luôn thấp hơn ĐC, điều đó chứng tỏ kết quả tin cậy và ổn định của phương pháp.
+ Các đường tần suất của lớp TN luôn bên phải và cao hơn ĐC, chứng tỏ số HS đạt điểm cao của lớp TN nhiều hơn hẳn so với ĐC. Các đường tần
suất hội tụ tiến của lớp TN luôn nằm bên phải so với ĐC. Chứng tỏ số điểm cao của lớp TN nhiều hơn hẳn so với ĐC.
3.2.3.3. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm
Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng học sinh đã trình bày ở trên chúng tôi phân tích định tính các bài kiểm tra của TN và ĐC qua từng loại kiến thức, chất lượng định tính các bài làm của HS thể hiện rõ qua các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, khả năng suy luận và sáng tạo để trả lời các câu hỏi, bài tập mang tính thực tiễn. Bên cạnh đó, chúng tôi đánh giá hiệu quả của phương pháp bằng sự tiến bộ của HS qua chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS, hệ thống hoá kiến thức đã học, độ bền kiến thức và rèn luyện các kỹ năng tư duy logíc, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn.
Qua thực tế giảng dạy trong quá trình thực nghiệm và qua phân tich các bài kiểm tra thu được từ nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng tôi nhận thấy chất lượng của các lớp thực nghiệm cao hơn hẳn các lớp đối chứng, thể hiện rõ ràng ở những điểm sau đây: Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa của lớp TN hơn hẳn lớp ĐC.
Về mức độ tích cực học tập: Phiếu học tập tạo nên không khí học tập tích cực ở lớp thực nghiệm do các em được nghiên cứu, thu nhận thông tin để tranh luận, trao đổi ý kiến khi hình thành khái niệm. Về kỹ năng khai thác và lĩnh hội kiến thức, kết quả các bài kiểm tra cho thấy kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức ở lớp thực nghiệm nổi trội hơi so với lớp đối chứng. Học sinh ở lớp thực nghiệm không chỉ biết cách khai thác những nguồn thông tin có trong SGK mà các em còn biết cách tái hiện các kiến thức đã học trong những bài học trước, hay ở lớp dưới để từ đó phân tích, so sánh theo yêu cầu của PHT. Vì thế, HS có sự chủ động hơn trong việc lĩnh hội tri thức. Đó là một
trong những nguyên nhân giúp cho kết quả học tập ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn.
Việc sử dụng PHT trong dạy học và kiểm tra đánh giá có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực hoạt động của học sinh. PHT còn có chức năng hướng dẫn học sinh tự học. Mặt khác sử dụng PHT các em được tăng cường hoạt động nhóm, nhờ đó học sinh tích cực học tập hơn và tạo được không khi sôi nổi trong lớp học.
- Việc sử dụng PHT có tính khả thi.
3.2.3.4 Về tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh PTTH
Qua thực nghiệm dạy bài mới bằng phương pháp sử dụng PHT cho thấy: HS rất hưởng ứng với phương pháp dạy - học này. Tuy đây mới chỉ là bước khởi đầu để HS làm quen với phương pháp mới, song dưới sự hướng dẫn của GV, HS thể hiện quá trình hoạt động nhận thức một cách tích cực và sôi nổi. Điều đó đã chứng minh tính khả thi của phương pháp dạy-học bằng