Thế giới quan của nhà văn Việt Nam sau

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 33 - 35)

Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, văn nghệ bước sang một thời đoạn khác, đây là thời đoạn diễn ra nhiều biến chuyển quan trọng, đặc biệt là những biến chuyển về thế giới quan, trong đó quan trọng nhất là sự tái nhận thức, sự suy tư lại của các nhà văn về thế giới quan, đặc biệt là những tác phẩm do chính các nhà văn viết ra. Có thể xem đây là một đặc điểm quan trọng của thế giới quan nhà văn giai đoạn này so với giai đoạn trước.

Đi sâu vào quan niệm của nhà văn Việt Nam hiện đại về thế giới quan, cần đi sâu vào mối quan hệ của thế giới quan sáng tác văn chương và việc tái

nhận sức của nhà văn đối với mối quan hệ thế giới quan và trước tác văn chương. Như đã đề cập, thế giới quan của nhà văn việt Nam hiện đại chịu sự chi phối của quan điểm của Đảng, về văn nghệ phục vụ cách mạng. Có thế nói nền văn học Việt Nam hiện đại chịu sự chi phối sâu sắc và toàn diện của quan điểm văn học phục vụ cách mạng. Toàn bộ nền văn học Việt Nam giai đoạn cách mạng về cơ bản là một nền văn học mà Nguyễn Minh Châu định danh là nền văn học “minh họa”. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến gọi là nền văn học “phải đạo”.

Vấn đề đặt ra là, có một thời kỳ các nhà văn hiện đại đã nhận thức thấm nhuần quan điểm và hiện thực hóa trong tác phẩm của mình. Bản thân họ viết những tác phẩm phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến hoàn toàn nằm trong ý thức của nhà văn, hiểu nhiệm vụ của họ, nghề văn phục vụ cách mạng.

Tuy nhiên với tư cách là một nghề văn, hoạt động mỹ học đặc thù văn học một khi trở thành một tác phẩm “minh họa’ cho một quan điểm, một lý tưởng văn học tự trở nên sơ cứng và mất đi sức cuốn hút. Một mặt, họ đã thấm nhuần và hoàn thành định hướng và vai trò của nghề văn phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng như chính các nhà văn nói: “văn học họ thiếu những tác phẩm nghệ thuật lớn”. Với tư cách là những nhà văn có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp nên họ thường xuyên phản ánh tư tưởng sâu sắc về đặc trưng nghề nghiệp của mình. Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu là người tiên phong trong việc phản ánh sâu hơn về nghề. Trong Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh họa

Nguyễn Minh Châu như một phát biểu lý luận sâu sắc: “Là một người sáng tác, chắc tôi cũng giống như nhiều anh em sáng tác khác, có thói quen vừa viết vừa tự quan sát nhìn theo cái ngòi bút của mình có lúc đầy

hào sảng có lúc lại đầy đắn đo, hồi hộp lẫn e ngại chạy trên mặt tờ giấy định mệnh.

“Chao ôi, để bụng không nói ra thì thôi chứ nói ra cái chuyện này nó vui lắm, mà nó cũng buồn lắm, có khi buồn đến thối ruột! Thú thực chừng ba bốn năm trở lại đây tôi cứ hay nổi lên những con ngán giấy bút, hay so sánh mình với anh em bạn bè cầm bút một cách suôn sẻ bình thản, được trời đất ban cho một cái tạng nhà văn luôn luôn... [6; 127]. Quả thật tôi không có tài rào đón, che chắn nhưng cầm bút viết văn đến một lúc ngồi nghĩ lại cũng tự nhiên giật mình, đến phát chán mình, chán cả đồng nghiệp, bạn bè. Điều đáng buồn nhất là những người xoay trở, vặn vẹo cây bút, phải làm động tác giả nhiều nhất là những nhà văn có tâm huyết, có tài, muốn văn học phải có cái gì của văn học, chứ không phải muốn học chỉ là một sự minh họa. Trong khi đó những cây bút minh họa, những tác phẩm minh họa ca ngợi một chiều thì thoải mái. Người viết cầm bút thoải mái chẳng có gì phải luồn lách, phải đắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó công thức và sơ lược, nó nhạt; và càng ngày càng thấy rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều một sự giả dối không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi, so với cuộc đời bên ngoài” [6; 129].

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w