Nghề văn phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 81 - 90)

Đây là một nội dung lớn, quan trọng trong lý luận và sáng tác không những của những nhà văn nên trên mà còn là một nội dung mục đích mang tính cương lĩnh của toàn nền văn học. Trong thực tiễn sáng tác, những nhà văn lớn như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng...trong tác phẩm của mình đều thể hiện nội dung này.

Nội dung nhất quán trên trong tác phẩm của các nhà văn có tính thời đại rõ nét. Sau những năm đầu thế kỷ, văn nghệ của chúng ta còn chia theo một số định hướng lớn, đặc biệt là cuộc tranh luận văn nghệ đầu thế kỷ “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” thì đến những sau sau năm 1946 khi Đảng lãnh đạo trong toàn quốc một yêu cầu nhất quán đối với toàn bộ nhà văn là văn học phải phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng, giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời gian này diễn ra một cuộc “lột xác” trong sáng tác của các nhà văn như Nguyên Tuân viết “lột xác” thể hiện sự thay đổi trong nhận thức của mình, Nam Cao viết “nhận đường” thể hiện sự nhận thức của mình... và nhiều nhà văn khác. Một thời đại mà ở đó chủ đề lớn nhất và cũng nằm trong quan niệm của các nhà văn là phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng... các nhà văn

đã hăm hở đi sâu vào quần chúng, vào tiền tuyến vào cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc. Quan niệm về nghề văn và ý thức về nghề nghiệp của các nhà văn Việt Nam hình thành trong một không khí chung này. Xét từ đóng góp đối với dân tộc, đối với công cuộc kháng chiến thì nhà văn đã có nhưng đóng góp xuất sắc.

Tuy nhiên, nếu hình dung bản thân văn học nghệ thuật là một loại hình độc lập, có ý nghĩa thẩm mỹ và sự tồn tại dựa trên giá trị tự thân và sự tồn tại của mỗi nhà văn và quan niệm của mỗi nhà văn về nghề văn là đơn nhất là cá biệt là độc đáo thì về cơ bản quan niệm về nghề văn của các nhà văn Việt Nam thiếu đi yếu tố này.

Như trên đã đề cập, sự nhất quan trong quan niệm văn nghệ phục vụ kháng chiến và tác phẩm văn chương hướng vào phục vụ kháng chiến, phục vụ dân tộc đã vô hình chung văn nghệ được định hướng được gò vào một khuông thức nhất định. Vì thế chúng ta thấy rằng các nhà văn Việt Nam trong giai đoạn này kể cả trong thực tiễn sáng tác và trong lý luận đều thể hiện nhất quán điều này. Tính đồng phục trong sáng tạo nghệ thuật là điều không bình thường, bởi ở đó không tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đơn nhất. Trong toàn bộ nền văn học kháng chiến của ta rất ít những tác phẩm lớn, đồ sộ có chất lượng nghệ thuật cao. Trong quan niệm về nghề văn thiếu đi những quan niệm độc đáo sáng tạo về lý luận nghề nghiệp đóng góp cho lý lý luận về nghề và lý luận văn học nói chung. Sự thiếu vắng này là một sự thiếu vắng mang tính thời đại. Ở giai đoạn văn học 1930-1945 khi chưa có sự định hướng tư tưởng cho sáng tạo nghệ thuật, văn học Việt Nam đã tạo ra nhiều kiệt tác bằng chính những sáng tác của Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng. Sang giai đoạn kháng chiến, một loạt những tác phẩm có nội dung giống nhau và ít những sáng tạo nghệ thuật là đặc điểm nổi bật. Nhiều nhà văn, trong đó có chính những nhà văn lớn nhất như Nguyễn Minh Châu đã

phải trực tiếp lên tiếng về Đọc lời ai điếu cho một nền văn học Minh họa: “Là một người sáng tác, chắc tôi cũng giống như nhiều anh em sáng tác khác, có thói quen vừa viết vừa tự quan sát, nhìn theo ngòi bút của mình có lúc đầy hào sảng có lúc đầy đắn đo, hồi hộp lẫn e ngại chạy trên mặt tờ giấy định mệnh...

Quả thật tôi không có tài rào đón, che chắn nhưng người cầm bút viết văn đến một lúc ngồi nghĩ lại cũng tự nhiên sinh ra giận mình, đến phát chán mình, chán cả cho đồng nghiệp, bè bạn. Điều đáng buồn nhất là những người phải xoay trở, vặn vẹo cây bút, phải làm động tác giả nhiều nhất là những nhà văn có tâm huyết, có tài, muốn văn học phải có cái gì của văn học, chứ không muốn văn học chỉ là một sự minh họa. Trong khi đó có những cây bút minh họa, những tác phẩm minh họa hoặc ngợi ca một chiều thì thoải mái. Người viết cầm bút thoải mái chẳng có gì phải luồn lách, phải đắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó công thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc càng thấy nó giả, mỗi ngày người đọc càng thấy rõ ở những tác phẩm minh họa và ca ngợi một chiều một sự giả dối không thể nào bào chữa nổi, đắp đậy nổi so với cuộc đời thực bên ngoài.

Tôi kông hề nghĩ rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng - nền văn học ngày nay có được là nhờ bao nhiều trí tuệ, mô hồi và cả máu của bao nhiêu nhà văn - không có những cái hay, không để lại được những tác phẩm chân thực. Nhưng về một phía khác, cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn, cho chữ nghĩa những văn bản vốn đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy đã là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn. Nhà văn chỉ được giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học sinh động, và do nhiều lý do từ những ngày đầu cách mạng, các nhà văn cũng tự nguyện thấy nên và cần

làm như thế (thậm chí có phần nào các nhà văn mới đi theo cách mạng và kháng chiến còn coi đó là cái mới, là hoàn cảnh “lột xác”). Từ đấy rồi trở thành thói quen. Thói quen của một người vốn đi trong một hành lang hẹp, vừa hẹp vừa thấp. Lần lượt bắt đầu là các nhà văn tiền chiến rồi hết lớp người cầm bút này đến lớp người cầm bút khác, với một khả năng thích nghi hết sức ghê gớm, các nhà văn đã thích nghi với văn học minh họa như thích nghi với cách sống gian khổ, thiếu thốn trong chiến tranh. Những nhà văn tuy đều cảm thấy thiếu thốn và bức bối nhưng lại tự dụ dỗ mình và khuyên nhủ lẫn nhau tự bạt chiều cao cho thấp đi khỏi chạm trần, để đi lại thoải mái trong hành lang kia. Tuy vậy cứ mỗi lần hết chiến tranh chuyển sang hòa bình hoặc cứ lâu lâu sau một số năm, đường hướng minh họa và tình hình mất dân chủ trong văn nghệ lại làm dấy lên những vụ này vụ khác: “Những người lính gác lại có dịp khép lại” và không rời mắt khỏi từng người, đặc biệt là những người có tài hay có tật và không ngừng thuyết phục với tất cả cũng như với từng người rằng cái hành lang kia là tất cả thế giới của văn nghệ cách mạng. Không khí để thở, bầu trời để ngắm, đất dưới chân để đi lại chỉ có thế và đấy là tất cả thế giới minh họa ở trong đó nhà văn tha hồ, vùng vẫy, sáng tạo và phát huy tài năng. Trong nghệ thuật hội họa châu Âu chẳng từng đã để lại những tác phẩm danh họa về lịch sử tôn giáo và đời các thánh, thực sự những tác phẩm hội họa cổ điển sẽ sống đời đời ấy là những tác phẩm minh họa. Tôi nghĩ rằng đường lối, chính sách của Đảng, kể cả những cái sáng suốt, đúng đắn cũng như cái sai lầm đang được điều chỉnh trong từng thời kỳ bao giờ cũng có thể soi rọi, giúp nhà văn nhìn thấy những vấn đề thực tế rất sâu xa của đất nước, gợi ý cho nhà văn những suy nghĩ, chiêm nghiệm quý báu. Nhà văn như một người chinh sát cuộc đời, vậy thì việc tìm hiểu sự hình thành những đường lối, chính sách là sự tìm hiểu việc đời tư trong quá trình…”.

Ý nghĩa tác dụng của đường lối, chính sách đối với văn nghệ là như vậy. Tôi nghĩ rằng khi nhà nghệ sĩ đứng trước một sự vật, nảy ra ý tưởng minh họa khi tìm thấy ở nó tràn ngập cảm xúc về cái chân lý và cái đẹp Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa [6; 116-117].

Nghề văn của các nhà văn việt Nam hiện đại nằm trong cả hai chiều kích này. Một mặt nghề văn đi vào trong quan niệm và sáng tác của họ đã đi đến tận cùng của những tác phẩm minh họa cho đường đối đấu tranh, giai phóng dân tộc. Nhưng một mặt khác, từ trong chính những sáng tác và quan niệm minh họa về nghề văn, ngay từ những năm 1987 Nguyễn Minh Châu đã dám nói lên tất cả bản chất của một giai đoạn văn học minh họa. Một giai đoạn văn học có thể nói là “phải đạo” khi nó phục vụ kháng chiến. Quan niệm về nghề văn của nhà văn Việt Nam hiện đại nằm trong những chiều kích hết sức trái ngược éo le và nhiều các cớ. Với tư cách là một công dân cầm bút, họ thấm nhuần và thấm nhuần sâu tất cả những chủ trương và đường lối của Đảng văn nghệ phục vụ cách mạng, họ quan niệm thật nghĩ thật và viết thật. Với tư cách là một người nghệ sĩ từ trong họ rất sớm sự phản tư về một giai đoạn văn học minh họa trong đó có những tác phẩm của chính họ. Có thể nói, sự tự vấn sự tự hỏi, sự phản tư của các nhà văn Việt Nam cho thấy một thái độ trách nhiệm cao đối với nghề nghiệp của chính họ. Rõ ràng với những nhà văn chân chính ý thức và nghề nghiệp là công việc quan trọng trên con đường họ tự trở thành một nhà văn lớn. Sự phản tư thậm chí ở một mức độ nhất định phủ nhận ở mức độ nhất định đứa con tình thân của họ là biểu hiện cao của tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp.

Nghề văn của nhà văn Việt Nam đã hình thành như thế và tiếp tục hình thành theo hướng chuyên nghiệp hóa.

KẾT LUẬN

1. Như vậy, trong văn học Việt Nam hiện đại đã từng bước hình thành một nghề văn với đội ngũ các nhà văn hoạt động chuyên nghiệp lấy viết văn làm nghề và nghiệp của cả cuộc đời mình. Lần đầu tiên sau tiến trình phát triển từ văn học Việt Nam trung đại, văn học Việt Nam đã hình thành một nghề văn của nhà văn Việt Nam hiện đại.

Việc hình thành nghề văn của nhà văn Việt Nam hiện đại nằm trong nhiều sự tác động hết sức sôi động của một chặng đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc. Nghề văn của văn học Việt Nam hiện đại gắn liền với một nền văn học phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp. Tiến trình hình thành nghề văn của các nhà văn Việt Nam hiện đại hình thành từ định hướng này. Sự hình thành từ định hướng này phần nào đó làm cho nghề văn vô hình chung trở thành một nghề mà ở đó các nhà văn đã phục vụ minh họa cho đường lối của Đảng. Sự tự nhận thức của Nguyễn Minh Châu về một giai đoạn văn học minh họa là một tiếng nói phản biện và đầy trách nhiệm của một nhà văn và một nền văn học trên con đường hiện đại hóa văn học dân tộc.

2. Việc hình thành những tiêu chí, khái niệm về nghề văn và chỉ ra quỹ đạo vận động tiến tới sự hình thành nghề văn trong văn học Việt Nam hiện đại như đã chỉ ra ở chương một của luận văn mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu, do vậy cần tiếp tục đi sâu tìm hiểu nghiên cứu. Trong quan niệm và tiêu chí của nghề văn trong văn học Việt Nam hiện đại, nghề văn được hiểu là một nghề nghiệp chuyên nghiệp, được hình thành gắn với tiến trình hình thành và phát triển của tiến trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc. Trước đây trong văn chương truyền thống hoạt động sáng tạo văn chương chưa hình thành với tư cách là một nghề nghiệp độc lập. sự hình thành nghề văn

trong văn học Việt Nam hiện đại đánh dấu sự chuyên nghiệp hoá của tiến trình hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại.

3. Với tư cách là một nghề văn chuyên nghiệp, văn học Việt Nam hiện đại gắn liền với tiến trình nhận thức mang tính sâu sắc và chuyên nghiệp hơn của các nhà văn Việt Nam hiện đại, đối với cách vấn đề về thế giới quan, nhận thức về tài năng, về thể loại về ngôn ngữ văn chương. Thế giới quan trong trong nhận thức của nhà văn Việt Nam hiện đại gắn liên với quá trình lãnh đạo của Đảng, nhận thức về nhân dân và cuộc sống kháng chiến của nhân dân. Ở đó quan trọng nhất các nhà văn Việt Nam hiện đại phải nhận thức cho được tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến, tầm vóc của nhân dân và một trong những chức năng quan trọng bậc nhất của nó là phải đi sâu phản ánh cho được sự vĩ đại của cuộc kháng chiến và của nhân dân.

Để nhận thức sâu sắc được tầm vóc vĩ đại này và tìm kiếm một thể loại có thể thể hiện được tầm vóc của cuộc kháng chiến và của nhân dân, nhà văn Việt Nam đã bàn luận nhiều về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết chiến tranh. Thể loại tiểu thuyết bước đầu đã được nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại bàn luận về đặc trưng, về đặc điểm về bản chất. Những thảo luận này là những thông tin ban đầu hết sức quan trọng trong tiến trình nhận thức về thể loại này.

4. Trên cở sở đưa ra những tiêu chí, khái niệm về nghề văn, sự tương tác của nghề văn trong bối cảnh nền văn học hiện đại đang trong tiến trình hiện đại hoá và trong hoàn cảnh định hướng văn nghệ của Đảng hết sức sâu sắc và mang tính nhất quán cao. Nhà văn Việt Nam hiện đại đã có những đúc kết thành lý luận thể hiện quan điểm nhận thức của nhà văn về các vấn đề vai trò của nhân dân, tầm vóc của cuộc chiến tranh, văn nghệ phục vụ cách mạng. Có thể nói, quan niệm về nghề văn của các nhà văn Việt Nam hiện đại được phát biểu thành lý luận, một đặc điểm hết sức cơ bản là sự chi

phối và lãnh đạo của Đảng là đậm nét. Có thể nói đây là đặc trưng gắn liền với quan niệm về nghề văn của các nhà văn Việt Nam giai đoạn này.

5. Trên đây mới chỉ là những định hướng nghiên cứu ban đầu mang tính phác thảo. Cần có những chuyên khảo sâu hơn để nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm nhà văn Việt Nam, đặc biệt trên cơ sở đó chỉ ra được sự đóng góp của quan niệm này đối với các lĩnh vực.

Thứ nhất, chỉ ra đóng góp đối với lý luận văn học nước nhà. Thứ hai, đóng góp với tiến trình hiện đại hoá văn học dân tộc. Thứ ba, chỉ ra những hạn chế và biện pháp khắc phục của nó.

Thứ tư, chỉ ra sự phản tư, đặc biệt là trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu về vấn đề này.

Đi sâu nghiên cứu về vấn đề này sẽ tiếp tục làm minh bạch hơn quan niệm về nghề văn của các nhà văn Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w