Đối với tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 78 - 79)

Trong văn học Việt Nam, trước thời hiện đại chưa xuất hiện một “nghề văn” với tư cách là một nghề nghiệp. Nghề văn chỉ xuất hiện ra đời gắn liền với một nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong thời đại trước, nền văn học Việt Nam nằm trong tính nguyên hợp của nhiều loại hình nghệ thuật: văn, sử, triết. Trong một thời đại xã hội mà kinh tế chưa thật phát triển, nên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, chưa xuất hiện những nhu cầu lớn về đời sống tinh thần, nghề in ấn, xuất bản cũng chưa thật phát triển, văn học Việt Nam chưa hình thành nghề văn, với những người chuyên viết văn kiếm sống như một nghề nghiệp. Sự xuất hiện nghề văn với tư cách là một nghề nghiệp chuyên biệt góp phần quan trọng vào khẳng định tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Văn học Việt Nam truyền thống chủ yếu nằm trong quỹ đạo của văn học khu vực Đông Á, lấy văn học Trung Quốc làm trung tâm. Từ khi có chủ nghĩa thực dân phương tây vào Việt Nam, cùng với văn hóa phương Tây, văn học Phương Tây, đặc biệt cùng với sự xuất hiện chữ quốc ngữ, trên cơ sở nền tảng chữ La Tinh mà công lao đầu tiên gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ đã đánh dấu bước phát triển mới của văn học dân tộc. Từ phương diện ngôn ngữ, văn học Việt Nam hiện đại hình thành và phát triển cùng với sự trưởng thành và thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật là chữ quốc

ngữ. Tiến trình hiện đại hóa văn chương dân tộc được đánh dấu cùng với tiến trình sự trưởng thành văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Nhà văn việt Nam hiện đại trong quan niệm chữ quốc ngữ là chữ dân tộc, đã dành cả đời mình viết văn bằng ngôn ngữ này, trong đó có nhiều nhà văn có cá tính đặc biệt trong việc sáng tạo ra những từ ngữ ngôn ngữ văn chương trên cơ sở chữ quốc ngữ như Nguyễn Tuân đánh dấu bước trưởng thành rất lớn của văn học dân tộc trên cung đường hiện đại hóa văn học dân tộc.

Bất kỳ một nền văn học nào được định danh là nền văn học trưởng thành đều phải có một đội ngũ những nhà văn chuyên nghiệp, với tác phẩm chuyên nghiệp, hình thành những trường phái quan niệm văn chương, những nhà phê bình chuyên nghiệp và đóng góp cho thế giới và nước nhà những nhà văn lớn. Văn học Việt Nam hiện đại có nhiều nhà văn tên tuổi như: Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng đóng góp lớn cho văn chương dân tộc và thế giới. Sự phát triển và hiện đại hóa của văn chương dân tộc không thể thiếu được đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp mà tiêu chí của nó là những nhà văn có một hệ thống những quan niệm về nghề nghiệp rõ ràng và trên đường từng bước hình thành những hệ thống. Sự hình thành ý thức quan niệm và nhận thức về nghề nghiệp là cơ sở cho những sáng tác nhất quán của nhà văn. Do sự xuất hiện của đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp kéo theo những nhà xuất bản, những tờ báo liên tục xuất hiện những năm đầu thế kỷ, đặc biệt , với xuất hiện nghề văn kéo theo cả những nhà phê bình chuyên nghiệp với tính chuyên nghiệp của công việc làm nghề cao. Tất cả những điều đó kết tạo thành một thời đại văn học sôi động với nhiều tác gia lớn để lại dấu ấn sáng tạo trên nhiều lĩnh vực và góp phần quyết định vào tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w