Nghề văn phải có tài năng

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 35 - 37)

Trong đời sống văn học, có những nhà văn tài năng có công đóng góp vào một cách viết, một sự cách tân về thể loại, có nhà văn đóng góp chính vào phần ngôn ngữ, có người cho người đọc thưởng thức một vẽ đẹp độc

đáo rất đáng quý. Làm được điều đó không phải nhà văn nào cũng làm được, không phải nhà văn nào cũng viết nên được tác phẩm hay có giá trị. Để có được những tác phẩm hay có giá trị nhà văn cần phải có tài năng. Có thể nói tài là năng vốn qúy thiên phú của các nhà văn, sinh ra họ đã có cái vốn quý ấy cộng với sự miệt mài, trải nghiệm họ đã cho ra đời những đứa con tinh thần trong đời sống văn học và đời sống xã hội.

Đã là người viết văn phải có trong mình một tài năng nhất định, chính cái gốc tài năng tạo cho người viết, thay vì cho người đọc được cảm nhận một bức tranh tả thực, Nguyễn Đình Thi viết trong “Thực tại và nghệ thuật” nhấn mạnh: “Khi người nghệ sĩ ghi chép, miêu tả lại thực tại bên ngoài thì đồng thời anh ta cũng in dấu tâm hồn đang sống, đang xúc động của anh ta vào tác phẩm. Chính điều đó làm cho giây phút say mê, ý nghĩa yêu mến hay tức giận chỉ có một lần của người nghệ sĩ có thể sống lại trong tâm hồn khác, có khi hàng mấy trăm năm sau” [57; 6].

Cuộc sống muôn hình, rộng lớn và vận động không ngừng. Cuộc sống vô cùng, các nhà văn đưa vào tác phẩm của mình bằng một cái hữu hạn làm sao chỉ một chữ trong khuôn khổ tác phẩm phản ánh được nhịp điệu, không gian của cuộc sống điều đó đòi hỏi người viết phải có tài năng.

Người viết bằng tài năng của mình, không chỉ cảm nhận được những điều đang diễn ra quanh mình, họ phải có khả năng nhìn thấy những gì phía trước, trong tương lai. Tác phẩm của họ mang tính dự báo cho một điều mới mẻ, đem tới cho bạn đọc sự chờ đợi, mong mỏi và phát hiện. Hiểu cuộc sống sẽ đi tới đâu, người viết phải trông thấy tận mắt sự sống mới của con người mới tạo ra tác phẩm đích thực. “Những người viết văn bình thường, lấy công làm lãi, hay những tài năng văn học mà xã hội đang trông đợi, thì cũng phải trãi qua những thời kỳ làm việc căm cụi, kiên nhẫn, trước khi tác phẩm ra mắt; vẫn là công việc cần mẫn của những người cần mẫn; vẫn là quá trình

khai phá những vỉa quặng của cuộc đời kết tinh trong bản thân người cầm bút” [6; 49].

Nhà văn với tài năng của mình, bằng tác phẩm của mình, họ tạo ra sự phê phán sớm nhất cho những cổ hủ, lạc hậu của xã hội thịnh hành. Trên cở sở đó, những ý tưởng Cách mạng lành mạnh, tiến bộ trong xã hội được hình thành, nảy nở và phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 35 - 37)