Nhận thức về tài năng của các nhà văn Việt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 42 - 44)

Theo quan niệm thông thường nhất, tài năng được hiểu là một phẩm chất vượt trội về một lĩnh vực nào đó, là khả năng được sở hữu bởi một số ít người. Tài năng trong sáng tác văn chương trong quan niệm của các nhà văn Việt Nam là một cái gì đó hết sức khó nắm bắt, hết sức khó có thể chỉ ra được. Theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu, tài năng thuộc về cái “trời cho”. Trong Trang giấy trước đèn ông viết: “Tài năng, nhất là những thiên tài bao giờ cũng như là của bắt được, của trời cho, ai mà biết được bao giờ thì nó đến, nhưng cũng như một Nguyễn Du, họ đến cũng trong khắc khoải nhân sinh, chỉ có điều đau đớn hơn mọi chúng ta, và cũng trong lầm lũi cát bụi cuộc đời thường. Nhiệm vụ của chúng ta là chuẩn bị bầu không khí cho họ thở, cho họ sống, đừng giết chết họ, đừng nghen tyj với họ, đừng làm họ sống dở chết dở mà vẫn phải nở nụ cười, đừng làm cho họ thui chột trí tuệ lẫn tình cảm, đừng khiến họ cuối cùng trở thành chúng ta” [6; 125].

Mỗi nhà văn luôn tự nhận mình đạt được ngưỡng của nghiệp từ đó giúp họ trau rồi học hỏi, nâng cao kỷ năng trong việc thể hiện tác phẩm của mình. Những tài năng văn học đã cho ra đời những giá trị xuất sắc, Những công trình đặc biệt đã nảy sinh, tôi luyện phát triển, đánh dấu thêm một bước tiến của phong trào văn nghệ, hứa hẹn, thêm sự đóng góp cho nền văn hóa dân tộc.

Nguyễn Tuân: “Với ông, nghề văn có được ý nghĩa của một thứ nghề có căn có cốt; muốn làm nghề đó chỉ có năng khiếu và say mê thì không đủ, mà người ta còn phải khổ công học hành để tự làm giàu mãi lên, vì biết sự hoàn thiện của nghề là vô cùng tận… Ai cũng biết sức đọc của ông thật là đáng kể, ngày nào không đọc được một ít thường bứt rứt trong người. Ông đọc và tìm cách thu hút tất cả lên trang viết. Ấy là chưa tính đến những phút cặm cụi trước trang giấy trắng viết, sửa chữa, thêm bớt, viết lại, cốt sao không viết được hơn nữa mới thôi. Có điều, khi có được sự hướng dẫn của một mỹ cảm tốt, sự khổ hạnh ở đây không bao giờ đồng nghĩa với lối hùng hục kéo cày của những ngòi bút bất tài, mà vẫn có chút gì đó vui vẻ thanh thoát

Tránh hiện tượng biến văn học là công cụ mimh họa cho những mục đích chính trị. Nguyễn Minh Châu viết Đọc lời ai điếu cho một giai đoạn minh họa. Ông phân tích nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng mất tự do sáng tác là “từ những ngày đầu cách mạng các nhà văn cũng tự giác thấy là cần làm như thế”. Nghĩa là nhà văn tự nguyện phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng với tư cách là người công dân yêu nước. Dần dần nhà văn chỉ được giao phó công việc như một cán bộ truyền đạt chính sách bằng hình tượng văn học sinh động . Từ đấy thành thói quen không chỉ ở người sáng tác khi thời gian trôi đi. Một nền văn nghệ minh họa ra đời, một tâm lý từ sợ đến hèn hình thành ở những người quản lý văn nghệ. Điều đó gây nên sự “thất thiệt to lớn từ đấy nhà văn đánh mất cái đầu và tác phẩm văn học đánh mất tư tưởng”. Hay một số nhà văn đã dược xác định là có tài năng với những tác phẩm đã được công chúng thừa nhận dễ dàng bằng lòng và sau này cho ra đời những tác phẩm không tương xứng với tài năng của họ. Cũng có người ngay từ thời kỳ mới bắt đầu cầm bút đã có tương đối đầy đủ kiến thức và ý thức về nghề nghiệp. Thế nhưng, tuy chưa có một công trình lý

luận nào tổng kết, cái số nhà văn mà tác phẩm thành công nhất là những tác phẩm đầu tay, hình như cũng không phải ít?. Có người viết suốt đời , tài năng ai cũng phải công nhận, thán phục, mà vẫn không có tác phẩm nào vượt lên trên cái ban đầu được viết ra từ cái tuổi thiếu niên của đời văn như Trần Đăng Khoa.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 42 - 44)