Được hình thành trên nền tảng của nền văn học nhà nho với văn hóa, văn học Hán làm trung tâm đánh dấu một bước trưởng thành của văn học dân tộc, Nhìn từ một góc độ nào đó nó đánh dấu kết quả của tiến trình giao thoa Đông - Tây trong văn hóa, văn học mặt khác nó đánh dấu văn học Việt Nam từng bước ly khai khỏi văn học truyền thống khu vực, hòa nhập vào dòng chảy văn học thế giới. Từ khi có sự thâm nhập của những nhà buôn, nhà truyền giáo vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trên bình diện quốc tế đã diễn ra một sự giao thao Đông Tây, sự thâm nhập của những yếu tố, kỹ thuật, quan niệm kéo theo đó là tư duy, tôn giáo, văn hóa Phương Tây vào Việt Nam. Sự tương tác diễn ra mạnh mẽ trên nhiều bình diện, trong đó có bình diện văn hóa, văn học. Văn hóa, văn học Phương Tây thâm nhập vào Việt Nam từng bước làm biến đổi nhiều chiều văn hóa văn học Việt Nam trong đó dễ nhận thấy nhất là trên phương diện ngôn ngữ, chữ quốc ngữ với cơ sở là chữ cái La Tinh đã dần thâm nhập cùng với sự thay thế khối chữ vuông chữ Hán, loại chữ truyền thống của khu vực. Sự tham gia sâu của chữ quốc ngữ vào đời sống khu vực là sự xuất hiện những thể loại mới phi truyền thống như kịch tham gia vào văn chương khu vực, cùng với nó là sự phá vỡ thể thơ Đường luật truyền thống, thay vào đó là thể thơ tự do, là cơ sở quan trọng bậc nhất cho sự ra đời của thơ mới. Đặc biệt, sự thay đổi đó gắn liên với một nhu cầu là sự khẳng định cái tôi, khẳng định con người cá nhân trong văn học. Tất cả những yếu tố đó cùng với sự phát triển của đô thị và một lớp công chúng văn học mới đã đưa đến một nền văn chương mới với tiêu chí đầu tiên và ban đầu của nó là chữ quốc ngữ. Lần đầu tiên toàn bộ nền văn học dân tộc ly khai khỏi chữ Vuông truyền thống chuyển sang dùng ngôn ngữ nghệ thuật là chữ cái La Tinh. Các nhà văn hiện đại hiện đại ở chỗ họ tư duy bằng thứ ngôn ngữ mới ngôn ngữ khác, ngôn ngữ chữ cái. Tất cả các nhà văn hiện đại, trong đó có các nhà văn ý thức sâu sắc về nghề nghiệp
viết văn của mình đều tư duy trên hệ thống ngôn ngữ mới này. Đó chính là sản phẩm của quá trình giao thoa Đông - Tây trong văn hóa và trong văn học. Có những tu duy phương Tây, có những giáo sĩ phương Tây văn học dân tộc mới có được một thứ ngôn ngữ mới, một cách tư duy mới trên cơ sở của truyền thống văn học dân tộc. Trong số những tác giả chúng ta vừa nêu trên, có rất nhiều người thấm sâu nền văn hóa Hán, như Nguyễn Tuân chẳng hạn, sáng tác bằng chữ quốc ngữ. Rõ ràng, sự chuyển đổi và hình thành nghề văn và quan niệm về nghề văn là tiến trình của sự giao thoa và tương tác Đông -Tây