Thế giới quan của nhà văn Việt Nam hiện đại trước

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 29 - 33)

Trong số những nhận thức của nhà văn Việt Nam theo định hướng của Đảng là yêu câu về nhận thức đúng đắn về cuộc kháng chiến, đời sống nhân dân lao động. Những nhận thức này thể hiện trong tác phẩm và trong tổng kết lý thuyết của các nhà văn hiện đại thời kỳ này “ Ngày nay không phải chỉ có những văn nghệ sĩ sống trong những nước xã hội chủ nghĩa mới có một thái độ nhìn nhận cách mạng đối với cuộc sống, mà ngay nhiều nhà văn và nghệ sĩ sống trong những dân tộc còn bị nô lệ, trong những xã hội còn ách tư bản chủ nghĩa, cũng đã có trong lòng cái ánh sáng chiến đấu đầy tin tưởng của Cách mạng” [57; 31]. “Trong công việc khó khăn và nặng trách nhiệm, những người văn nghệ chúng ta được sự chăm sóc và giúp đỡ chưa từng thấy. Vì chúng ta có nhân dân, có Đảng. Nhân dân ta, Đảng ta coi công việc sáng tác không phải việc riêng của những văn nghệ sĩ mà là sự nghiệp chung của Cách mạng. Chúng ta có chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam giúp cho chúng ta nhận xét và hiểu được phương hướng thay đổi của xã hội.

Một trong những nội dung quan trọng trong thế giới quan của nhà văn Việt Nam hiện đại là phải nhận thức và phản ánh cho được sức mạng của nhân dân. Trong “Công việc của người viết tiểu thuyết”, Nguyễn Đình Thi viết: “Nhìn chung lại, tôi tưởng chúng ta có thể nói rằng lực lượng mới trong văn học ta hiện nay chính là một lực lượng văn học của mọi tầng lớp nhân dân lao động, của công nông binh. Lực lượng chiến đấu ấy chiến đấu dưới

sự lãnh đạo của Đảng, và bao gồm mỗi ngày càng thêm nhiều những người vừa lao động sản xuất, công tác, vừa làm việc viết văn và học viết văn. Bản chất cái mới, cái trẻ chính là ở chỗ ấy, chính là ở chỗ chúng ta có những cây bút mới ở hàng ngũ công nông binh mà ra, hoặc là gắn bó mật thiết với đời sống lao động, phấn đấu của công nông binh. Một mặt Đảng ta giáo dục giúp đỡ các nhà văn lớp trước, để các nhà văn ấy đi vào quần chúng, tự biến mình thành những nhà văn của quần chúng, phục vụ quần chúng” [57; 50].

Trong nhận thức về nhân dân nói chung, Nguyễn Đình Thi không chỉ nhấn mạnh đến vai trò của quần chúng nhân dân nói chung, ông còn đặc biệt nhấn mạnh đến phương diện nghệ thuật nhân dân: “nền văn nghệ nhân dân của chúng ta đang lớn lên nhanh chóng như cậu bé đáng giặc trong câu chuyện cổ tích. Chỉ cần bước vào bất cứ đại đội chính quy hay đại đội du kích nào, bất cứ cơ quan kháng chiến hay thôn xã nào là thấy báo tường, báo tay, ca dao, bài hát, tranh vẽ. Nhân dân chúng ta vừa đánh giặc vừa sáng tác nghệ thuật. Anh bộ đội trên đường hành quân, đặt ba-lô xuống là giở sổ tay hý hoáy chép nhật ký. Và không một nơi kháng chiến nào thiếu một cái sân khấu, dựng lên với những phương tiện đơn giản của rừng sâu. Điều gì đã làm cho văn nghệ ta nảy nơ tốt đẹp như vậy? Tôi nghĩ rằng trước hết đó là do sự giải phóng và giác ngộ của những con người Việt Nam. Sau những khoảng đêm dài nô lệ, cách mạng đã đến, trả lại quyền sống, quyền làm người cho chúng ta. Kháng chiến thật gian khổ, những đời sống tự do của chúng ta hiện này có giá trị và ý nghĩa hơn bao giờ hết. Anh bộ đội, anh du kích khai hội, thảo luận, phê bình. Những chị cu, chị thẽm đi bầu cử, ứng cử” [57; 13].

Nguyên Hồng nhận thức sự sống và vận mệnh của đân tộc của đất nước là nguồn cảm hứng cho sáng tác. Vì vậy người viết với tất cả tình thần trách nhiệm và sáng tạo. Mỗi cảnh ngộ, mỗi tình huống, mỗi con người, mỗi cuộc

đời phải được viết ra bằng những dòng chữ có mồ hôi, máu thấm, và chí não của người viết.

Nhận thức về nghề văn là một công việc hết sức phức tạp và mâu thuẫn. Nguyễn Minh Châu là người nhiều băn khoăn suy tư sâu sắc về nghề văn: “mỗi lúc nghĩ về nghề nghiệp, tôi không khỏi lo sợ về mình, thậm chí đôi lúc bi quan. Chắc những anh em viết văn đã có thể gọi là có ý thức đều có lúc mang tâm trạng lo lắng như thế. Bởi vì điều mong mỏi vẫn còn là một cái đích xa lắc. Có không biết bao nhiêu điều mong mỏi và kỳ vọng, kể sao cho hết những điều mình rắp tâm dặn dò mình. Nhưng khả năng lại có hạn, kiểm điểm trong hành lý mang theo trong một đời viết văn thấy thiếu đủ mọi thứ. Mình cứ kỳ cạch ý như một anh làm nghề thủ công cá thể. Cũng vắt óc suy nghĩ, cùng tìm cách dùng kỹ thuật và tạo vốn liếng nhưng vẫn trong cái khoảng đất một người thợ thủ công. Có khi mình thực sự thấy mình chẳng có tài năng...” [6; 35].

Chiến tranh và cách mạng đã trở thành đề tài trung tâm của văn học và văn xuôi viết về đề tài chiến tranh đã đốt lên ngọn lửa sáng trong tâm hồn người đọc, đã góp phần giáo dục chủ nghĩa yêu nước anh hùng cho hàng chục triệu quần chúng. Đó là một nền văn học anh hùng, một nền văn học cháy sáng ngọn lữa lí tưởng. Chính những thành tựu đó của văn xuôi viết về đề tài chiến tranh cách mạng đã góp phần làm cho văn học nghệ thuật Việt Nam xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc. Hàng loạt tác phẩm mang tính sử thi ra đời tạo nên một bộ mặt hoàn toàn mới cho nền văn học cách mạng: Sống mãi với Thủ đô, Vùng trời, Dấu chân người lính, Những tầm cao, Thôn ven đường, Mẫn và tôi, Rừng U Minh, Hòn đất, Dòng song phẳng lặng, Đất miền Đông, Quãng đời xưa in bong, Đường thời đại,…

Những tác phẩm mang âm hưởng sử thi này có tham vọng dựng lại một bức tranh hoành tráng về những thời kỳ lịch sử anh hùng của dân tộc với hàng loạt nhân vật đại diện cho đội ngũ nhân dân tham gia vào tiến trình lịch sử.

Sống mãi với thủ đô, trực tiếp miêu tả cuộc chiến đấu quyết tử của Hà Nội vùng lên đêm 19 tháng Chạp năm 1946. Cuốn tiểu thuyết sử thi này đã ít nhiều phản ánh được cái không khí của Hà Nội những ngày đầu kháng chiến. Có cái sô bồ, chệnh choạng, hỗn độn, phức tạp của một thành phố chuyển mình vào trận đánh, có cái thiêng liêng kỳ diệu của những giây phút trang nghiêm đi vào lịch sử, lại có cái say xưa náo nức của những buổi đầu đến với cách mạng, bồi hồi bở ngỡ như đến với một cuộc tình duyên mới. Cuộc kháng chiến khơi dậy trong tâm hồn mỗi người những tình cảm đẹp nhất, cởi mở và rộng lớn. Trong tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, những chất liệu phong phú của hiện thực, tính hiện đại được soi sáng từ một chiều sâu lịch sử, tầm khái quát sử thi rộng lớn kết hợp với những yếu tố tâm lí phức tạp, tinh tế tạo nên một sức hấp dẫn độc đáo, đánh dấu một bước chuyển biến về phong cách và phương pháp sáng tác của các nhà văn Việt nam hiện đại.

Dấu chân người lính là một trong những cuốn sách được bạn đọc chú ý hơn cả vì tính chất sinh động và phong phú của cái hiện thực hoành tráng được phản ánh. Những mầu sắc thẩm mĩ đa dạng của cuộc sống thực như cái cao cả, cái thấp hèn, cái hài và cái bi, chất sử thi và chất trữ tình, chất văn xuôi và chất thơ… cùng đan chéo lẫn nhau, chuyển hóa vào nhau. Có cái âm hưởng hùng tráng của những cuộc hành quân trùng trùng, điệp điệp của các trung đoàn, sư đoàn vượt Trường Sơn, cái không khí dữ dội của toàn cảnh một chiến trường khổng lồ ở miền tây Quảng Trị với các trận đánh ác liệt trên những điểm cao, lại có những phút lắng

xuống, bâng khuâng ngắm một vầng trăng khuya, ngẩn ngơ giữa một ngàn hoa mai nở trắng xóa, trầm tư trước vẻ đẹp của những đám khói bếp lửa dọc các tuyến đường Trường Sơn… Nguyễn Minh Châu đã suy nghĩ về những vẽ đẹp khác nhau của lớp người cầm súng trước đây và lớp ngưởi trẻ tuổi hôm nay. Nguyễn Minh Châu muốn có một sự đối chiếu so sánh giữa hai thế hệ bộ đội chống Pháp và chống Mỹ, nhà văn đã cố gắng giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa hai thời kỳ lịch sử trong cuộc chiến đấu thiêng liêng của dân tộc.

Những tác động đến thế giới quan của nhà văn Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong giai đoạn trước năm 1975, có một yếu tố rất quan trọng tác động đến tất cả các nhà văn Việt Nam hiện đại là “tính sử thi” của thời đại. Tính chất sử thi được hiểu là tầm vóc lớn lao của cuộc kháng chiến, của dân tộc. Ở đó tính sử thi của thời đại đòi hỏi các nhà văn Việt Nam hiện đại phải nhận thức cho được tầm vóc cuộc kháng chiến của nhân dân, tầm vóc của dân tộc và điều quan trọng nhất là từ trong nhận thức của nhà văn Việt Nam hiện đại phải hiện thực hoá chúng thành những tác phẩm có tầm vóc sử thi. Đây là một nhận thức của các nhà văn Việt Nam hiện đại về tính sử thi trong văn giai đoạn trước năm 1975.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w