Kết hợp tài năng và vốn sống

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 42)

Với nhà văn tài năng là điều kiện cần nhưng để phát huy được tài năng ấy họ phải có vốn sống. Từ những chuyến đi sâm nhập thực tế họ cho ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị bám sát đời sống xã hội. Như Võ Huy Tâm với tác phẩm Vùng mỏ, Nguyễn Khải với Mùa lạc, Nguyễn Tuân với Tùy bút Sông Đà, Nam Cao với Đôi mắt… Mỗi người viết văn có cách viết riêng, nhưng ai cũng phải viết bằng kinh nghiệm sống của mình. . Do đó, công việc viết đòi hỏi nhà văn phải biết rõ, biết cặn kẽ, tỉ mỉ, những điều mà mình miêu tả. Những điều này chỉ có được qua vốn sống của nhà văn.

Với Nguyên Hồng, vốn sống, thực tế cuộc sống là cái quyết định đối với nghề văn ông. Ở Nguyên Hồng vốn sống, thực tế cuộc sống gắn với cuộc sống lam lũ của ông lúc còn trẻ và thời gian lăn lộn cuộc sống. Vốn sống vốn tri thức góp nên hình thành nghề văn Nguyên Hồng còn là những cơ hội học tập giao lưu với các nhà văn, đặc biệt hơn nữa vốn kiến thức của ông được hình thành cùng với những ngày thơ ấu ông đọc được trong những bộ truyện mà ông mượn và sưu tầm được. Sau đây là một đoạn ông băn khoăn với lựa chọn nghề viết văn: “càng đọc, tôi càng dằn lên một sự kích thích cũng như càng ngày càng dữ dội; viết. Phải! nếu như tôi phải ăn để sống, thì tôi sống phải học, phải đọc, đồng thời còn phải viết nữa. Nhưng viết gì đây, truyện ngắn, truyện dài hay nghị luận, hay làm thơ? Cái gì cũng thấy là đẹp với mình, là có thể hay được. Nghị luận sẽ đăng báo, thơ cũng sẽ đăng báo.

Và cả in sách nữa. Nhưng đăng báo hay in sách đó là việc thứ yếu, gần như không cần lắm! Cần thiết đối với tôi là phải viết, viết ra thành chữ tất cả những gì chứa đựng, nung nấu, quằn quại, đau xót, bay bổng và bát ngát của tâm hồn, của suy nghĩ. Viết để mình đọc trước nhất! Viết cho mình đọc trước nhất. Tôi sẽ viết về những cảnh đói khổ, về những sự áp bức, về những nỗi trái ngược bất công. Tôi sẽ đứng về những con người lầm than bị đầy đọa, bị lăng nhục. Tôi sẽ vạch trần ra những vết thương xã hội, những việc làm bạo ngược lộng hành của xã hội thời bấy giờ. Tôi sẽ gánh nhận lấy mọi trách nhiệm, chống đối cũng như bào chữa bảo vệ. Tôi sẽ chỉ có tiến bước, chỉ có đi thẳng. Tôi sẽ chỉ biết có ánh sáng. Và chính tôi là ánh sáng… chao ôi, thế thì còn gì làm tôi đáng sống hơn nữa? Thế thì còn có hạnh phúc và sự giàu có nào đáng đổi hay so sánh” [29; 28].

Một cốt truyện được phản ánh trong một tác phẩm chỉ trở nên sống động khi người viết phải có đủ vốn hiểu biết về cuộc sống để từ cốt truyện ấy mà dựng lên những cảnh đời, những con người sống như thực. Trong một tác phẩm phải xây dựng rất nhiều nhân vật với những tính cách, đối tượng miêu tả khác nhau, với những đặc trưng khác nhau… đòi hỏi người viết phải có vốn hiểu biế rộng lớn phong phú về nhiều mặt cuộc sống.

Trong công việc tìm hiểu về đời sống, không có gì thay thế được sự từng trải và kinh nghiệm bản thân nhà văn. Có nhà văn phải lăn lộn nhiều, đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, trải qua nhiều hoàn cảnh, sống một cuộc đời sóng gió. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà văn sống cuộc đời bình lặng, khiêm tốn vẫn viết được những tác phẩm hay. Cái vốn sống ở đây không phải đi nhiều hay ít mà phải gắn bó với đối tượng phản ánh trong tác phẩm của mình. Nguyễn Đình Thi nói: Điều mà ta gọi “sống nhiều” không nhất thiết là phải long đong chìm nỗi nhiều. Điều quan trọng là cuộc đời nhà văn phải gắn bó gần gũi với nhân dân.

Các nhà văn lớn đời trước đều sống gần với nhân dân, hòa mình trong nhân dân. Chính nhờ vậy mà họ hiểu sâu sắc về xã hội [57; 138-139].

Cái vốn sống của nhà văn phải được bồi đắp thêm bằng cái vốn học. Mỗi người không thể tự mình biết hết, trải nghiệm hết mọi điều được. Sự hiểu biết do kinh nghiệm riêng của mình so với toàn bộ cuộc sống của xã hội thì chỉ là rất nhỏ. Trong bài Nhà văn viết bằng cái gì Nguyễn Đình Thi viết: người viết tiểu thuyết phải dựa vào cái vốn hiểu biết tập thể của xã hội, của các thế hệ đã đi trước, của những người cùng sống với mình, cái vốn hiểu biết của xã hội ấy ghi lại thành khoa học, văn học nghệ thuật, thành cả nền văn hóa dân tộc và của loài người, người viết tiểu thuyết phải tự học không ngừng, học mãi và phải có một cái vốn học lớn. Cố nhiên chỉ ngồi trong buồng mà đọc sách, không biết gì về đời sống, thi sẽ không có vốn sống mà viết được hoặc viết ra cái gì cũng chỉ là xào xáo lại, những điều mình đọc trong sách mà thôi. Nhưng nếu coi khinh việc đọc sách lại là một điều dại dột, cũng không khác gì mình tự bịt mắt mình lại” [57; 138].

Đối với các nhà văn để viết được một tác phẩm hay, có giá trị ngoài tài năng thiên phú họ cần có sự trải nghiệm, có vốn sống tương đối về đối tượng phản ánh trong tác phẩm của mình như Nam Cao “sống đã rồi hãy viết”, Nguyễn Tuân Đi để rồi viết, Đi, đọc và rồi viết.

Thực tế, có rất nhiều nhà văn làm nghề khác trước khi viết văn hoặc tác phẩm của họ từng được viết trong khi họ chưa là nhà văn và sống bằng nghề viết. Nhưng chính quá trình làm việc ấy giúp họ có nhiều vốn sống để khi chuyển hẳn sang nghề viết, họ rất vững vàng về vốn sống. Có một nghề lao động, điều đó giúp người ta hiểu cuộc sống rất nhiều. Gorki đã từng làm nghề nhặt giẻ rách, bán giầy, học vẽ, vú em, phụ bếp trên tầu thủy, thợ lặn, thợ sơn, bẩy chim, chạy cờ trên sân khấu, phụ việc cho người làm bánh mì, coi vườn đánh cá, gác đêm ở nhà ga, thợ nề, phu khuân vác ở bến tầu, thợ

rèn, làm công ở một nhà máy in, thợ giặt, thợ đấu..và cuối cùng thì làm nghề viết văn, Lỗ Tấn đã từng làm nghề thuốc trước khi viết văn, Nguyễn Công Trứ là một nhà khai hoang, làm thủy lợi rất táo bạo và khoa học, Nam Cao đã di làm thư ký hiệu may, phóng viên xi- nê, thầy giáo trường tư, chủ tịch xã, viết báo, làm cán bộ thuế nông nghiệp, Tô Hoài trước cách mạng, đã đi lang thang thất nghiệp, làm ai hữu thợ dệt, dạy học, bán dày Bata, làm công cho hãng buôn… Và những con người này sau đó đã trở thành nhà văn. Dù ở hoàn cảnh nào mỗi người đều có một cái “vốn sống”. Cái vốn ấy là do cả cuộc đời mình thu gom tích lũy dần chứ không ai đem sẵn đến cho mình. Trong bài “ Về lực lượng sáng tác văn nghệ trẻ “ Nguyên Hồng viết : trong công việc viết văn, làm nghề văn công việc tôi đặt lên hàng đầu để luôn luôn tự nhắc nhủ, răn bảo mình là: không được bằng lòng mình , đặc biệt là không được cho phép mình gian dối. Với những tác phẩm vừa viết song cũng như viết đã lâu, tôi đều lấy làm những cái mốc để mình cố gắng hơn nữa, đổ mồ hôi, sôi máu mắt thêm nữa. Nhìn và thấy ra những cái mình viết có sự nghèo nàn non kém, lỏng lẻo, xoàng xĩnh, khô quoe, giả khượt... thì phải biết sấu hổ. Nhưng đã nhìn và thấy ra mình nghèo nàn non kém, khô quoe, giả khượt mà vẫn cứ viết cho có trang chữ in thành bài, thành tập sách, để có sách có tên, có tiền, thì đó quá đổi hư hỏng. Vậy thì muốn viết và để viết không xoàng xĩnh, không giã khượt, viết cho sống, cho hay, cho hữu ích thì không thể có cách nào khác thì phải trau dồi vốn sống [28; 279].

Hay Nguyễn Tuân khi viết về thể ký ông nói “sách là vốn sống và nó làm tăng vốn sống của mình, dù là gián tiếp. Xưa nay tôi chỉ có khái niệm về Lai Châu là một tỉnh biên giới. Lần này, trước khi đi Lai Châu, tôi tìm đọc về Lai Châu, và đã có trước một “thực tế” trong đầu mình” [50; 110]. Đối với Nguyễn Tuân ngoài tài năng người viết cần phải có vốn sống dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Cái vốn sống ấy không phải khi nào cũng vận dụng được Nguyễn Tuân trong bài Đi để rồi viết. Ông viết về một người đồng nghiệp của ông đi gần hết vùng Tây Bắc đã tích lũy cho mình cái vốn sống khá dồi dào nhưng chưa viết ra được “Theo chỗ tôi biết, vốn sống của ông không đến nỗi thiếu, sao ông không viết truyện ? cũng không phải là ông không có tí kinh nghiệm bản thân nào về môn truyện nhất là truyện ngắn. Vốn sống của ông tích lũy sau bao lần đi Tây Bắc cũng đã khá... chúng ta phải vừa đi và vừa viết nữa. Và viết là chủ yếu. Nếu đời văn phải dành ra nhiều tháng nhiều năm cho đi, thì cái cuối cùng của chuyến đi ấy, vẫn là viết, viết cho ra được” [64; 126 - 127].

Bên cạnh đó trong Trang sổ tay viết văn Nguyễn Minh Châu nói đến mặt trái của những người viết mà thiếu đi cái vốn sống “có một điều hơi lạ: cả một số anh em viết văn làm thơ ở cơ sở, ở các trại sáng tác, các chi hội văn nghệ, họ là những người từ các cuộc sống chiến đấu và sản xuất bước ra nhưng khi cầm bút vẫn không huy động sự hiểu biết và vận dụng vốn sống của mình . Họ lại viết những cái mỏng mảnh và bé nhỏ, y như phải đi vay mượn của giả của người khác. Chẳng có lẽ văn học là như vậy?” [6; 33]. Như vậy Nguyễn Minh Châu đã chỉ. Ngoài cái vốn sống mà mình có được, phải biết vận dụng để cho ra đời những tác phẩm hay có giá trị với thời đại.

Nguyễn Đình Thi trong bài viết Con đường của những người viết văn trẻ, ông nhận thức về tài năng của nhà văn: “Cũng ví như một cây cam giống tốt thì dễ có trái ngọt, nhưng phải chăm bắt sâu, tưới bón, cái cây mới không chết, mới nảy hoa kết quả được, và càng có bàn tay người chăm sóc bao nhiêu thì quả càng sai càng ngọt bấy nhiêu. Có lẽ cái khiếu tự nhiên quan trọng độ hai ba phần thì cái công phu học tập của người viết, cái công phu xã hội bồi đắp cho cái khiếu ấy là tới bảy tám phần. Tôi nghĩ rằng số rất lớn người ta, ai cũng có tài về mặt này hay mặt khác, vì cái tài là khả năng sáng

tạo của con người” [57; 70-71]. Như vậy Nguyễn Đình Thi cũng như một số nhà văn khác đều khẳng định tài năng của người viết văn, một phần do cái khiếu tự nhiên, nhưng phần lớn hơn nữa là do viết nhiều, học nhiều, đi nhiều… nghĩa là ngoài tài năng thiên phú các nhà văn phải luôn trau rồi tích lũy vốn sống của mình. Vốn sống là cái không thể thiếu được đối với nghề viết.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w