Nhận thức của nhà văn hiện đại về thể loạ

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 58 - 62)

Một trong những nhận thức quan trọng của nhà văn Việt Nam hiện đại là nhận thức về thể loại. Trong đó, nổi bật trong nhận thức của nhà văn Việt Nam hiện đại, các nhà văn Việt Nam hiện đại bàn nhiều, bàn sâu và bàn trăn trở về thể loại tiểu thuyết.

Trong văn học Việt Nam truyền thống, về cơ bản những thể loại tiểu thuyết theo nghĩa tiểu thuyết hiện đại trường thiên chưa xuất hiện. Trong văn học Việt Nam trung đại, tiểu thuyết như: Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt Long hưng chí… chỉ có thể coi là những đoản thiên tiểu thuyết. Do vậy, có thể nói, những tiểu thuyết tương đối lớn xuất hiện với văn học Việt Nam hiện đại. Sự bàn về tiểu thuyết trong sáng tác của nhà văn Việt Nam hiện đại nằm trong sự ra đời của tiến trình xuất hiện tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

Điểm nhấn trong bàn về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là bàn về thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nói riêng.

Nguyễn Minh Châu phát biểu thẳng thắn quan niệm của mình về đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. “chúng ta đang có một xu hướng: đã nói đến tiểu thuyết chiến tranh là không thể ngắn được, không thể một vài trăm trang được. Nhìn vào tình hình tiểu thuyết dài của ta, thú thực chúng tôi hơi phân vân cho hai chữ “sử thi” e ngại chồng chất đầy bối cảnh, sự kiện, nhân vật… cùng với “vốn sống thực tế” ngổn ngang chung quanh những chủ đề bình thường mà các tác phẩm ra đời trước đã đề cập đến. Có xu hướng thiên về tầm cỡ, viết dài hiện nay một phần cũng do thị hiếu người đọc. Một số nhà xuất bản nói rằng nhiều người đọc bây

giờ chỉ ưa tiểu thuyết, và loại dăm trăm trang trở lên mới bỏ đọc. Đời sống chiến tranh bao giờ cũng động, có nhiều yếu tố tác động lẫn nhau rất sâu xa trên một bối cảnh lớn. Có lẽ vì vậy mà các tiểu thuyết chiến tranh cần bao quát nhiều khu vực không gian và có nhiều nhân vật. Nhưng chắc chắn điều đó không phải là sự khái quát đời sống, mà ngược lại, nếu các bối cảnh và nhân vật không được quy tụ trong những chủ đề đã được quy định thì chính điều đó lại là sự tản mạn và kéo dài vô lối. Có tình trạng truyện pha lẫn ký sự cũng là vậy. Tiểu thuyết cũng như kịch, tuy mức độ không khe khắt bằng nhưng cũng cần yếu tố chặt chẽ và chừng mực của nó” [6; 46].

Trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Đình Thi là một người vừa trong thực tiễn sáng tác và trong lý luận trăn trở nhiều với thể loại tiểu thuyết. Và ông đã có nhiều bài viết dài hơi thể hiện sự nhận thức của mình về thể loại tiểu thuyết và nguồn gốc của nó.

Về nguồn gốc của tiểu thuyết, theo Nguyễn Đình Thi, nó bắt nguồn từ chuyện kể bằng miệng: “Theo tôi nghĩ, cái gốc của tiểu thuyết là ở việc kể chuyện bằng miệng. Cho nên ai cũng biết làm tiểu thuyết ít nhiều, tuy không phải ai cũng viết được tiểu thuyết, nhất là viết được tiểu thuyết hay lại càng gay go lắm. Nhưng kể chuyện là thế nào, khi nào và vì sao người ta lại kể chuyện” [57; 115].

Với vấn đề trung tâm của tiểu thuyết, Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết, theo tôi là, miêu tả những con người và tìm hiểu con đường đi của họ trong xã hội. Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật, xuất phát từ nhân vật hơn là sự việc. Một quyển tiểu thuyết có đứng được hay không là ở chỗ có tạo ra được những nhân vật làm cho bạn đọc nhớ được hay không. Sự việc luôn luôn quyện lấy con người, không thể tách con

người ra khỏi sự việc, những người viết tiểu thuyết luôn luôn nhìn sự việc qua các con người, và đứng về phía cuộc đời của các con người mà xem xét, đánh giá và miêu tả những sự việc trong xã hội” [57; 155].

Không chỉ dừng lại ở những vấn đề trung tâm của tiểu thuyết, Nguyễn Đình Thi còn đi sâu luận giải các vấn đề về cốt truyện tiểu thuyết. “Ta thường cho cốt truyện là các sự việc. Ví dụ nếu tôi viết một quyển tiểu thuyết về trận Điện Biên Phủ thì những sự việc diễn biến trong quá trình trận đánh tức là cốt truyện của tôi. Hoặc nếu tôi viết về khu gang thép thì quá trình xây dựng khu gang thép là cốt truyện. Song nếu nhìn sâu thì không phải như vậy. Cốt truyện của tôi thực ra là cuộc đời các nhân vật trải qua trận Điện Biên Phủ , hoặc trải qua xây dựng khu gang thép. Nếu mục đích chính của người viết là kể lại các sự việc, thì đó là viết lịch sử, hoặc việt ký sự. Còn người viết tiểu thuyết thì nhằm mục đích làm cho người đọc thấy rõ vận mệnh những con người và ý nghĩa của các sự việc đối với vận mệnh của con người ấy”.

Trước sau, Nguyễn Đình Thi vẫn khẳng định ý nghĩa lớn nhất của tiểu thuyết phải thể hiện được những vấn đề về con người: “Cho nên người viết tiểu thuyết cần biết rất rõ các sự việc, song không phải hễ nắm được sự việc, dựng lên được một cái khung sự việc là đã xây dựng được cốt truyện. Chỉ khi nào nhà văn tìm ra được ý nghĩa của sự việc đối với vận mệnh những con người, và nhìn được rõ sự diễn biến của những con người tham gia vào sự việc ấy, thì bấy giờ mới thực sự có cốt truyện để viết thành tiểu thuyết [57; 156].

Như vậy, nhà văn Việt Nam hiện đại bàn nhiều và bàn sâu về thể loại tiểu thuyết, trong đó chú ý bàn đến tiểu thuyết về chiến tranh. Vậy tại sao giai đoạn này các nhà văn Việt Nam hiện đại bàn nhiều và bàn sâu về tiểu thuyết như vậy? Như mọi người đều biết, tiểu thuyết là một

thể lại mới, thể loại trẻ đang trong tiến trình hoàn thiện về mặt thể loại. Cấu thành một nền văn học hiện đại không thể thiếu được thể loại tiểu thuyết. Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của thể loại này là tính đồ sộ và khả năng phản ánh của nó đối với vấn đề về nhân sinh và con người. Mặt khác, tiểu thuyết cũng là thể loại ít chặt chẽ về mặt hình thức nên là thể loại năng động và thích ứng với nhiều dạng tình cảm, hoàn cảnh và cuộc sống của con người.

Văn học Việt Nam hiện đại gắn liền với tiến trình của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến lớn bậc nhất của dân tộc. Với hai cuộc chiến này, nhu cầu về phản ánh con người và cuộc sống kháng chiến của dân tộc ở tầm vóc hết sức lớn lao. Sắc thái sử thi là đặc trưng của văn nghệ giai đoạn này. Với những đặc trưng như trên, tiểu thuyết là thể loại có thể đáp ứng được với sự nghiệp kháng chiến và sự lớn mạnh như vậy của nhân dân và dân tộc. Sức dồn nét, sự quyết tâm , sự thắng lợi và cả sự hy sinh to lớn đều ở tầm vóc sử thi. Vì vậy, tiểu thuyết xuất hiện và việc bàn về đặc trưng thể loại giai đoạn này trong tác phẩm của các nhà văn Việt Nam hiện đại là phù hợp và là một đòi hỏi của lịch sử.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w