Những tác động đến việc hình thành thế giới quan nhà văn Việt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 27 - 29)

Việt Nam hiện đại

Việt Nam hiện đại nói chung chịu sự chi phối sâu sắc của văn học phương Tây hiện đại. Do vậy thế giới quan của các nhà văn phương Tây ảnh hưởng lớn đến nhà văn Việt Nam hiện đại. Thông quan những tác phẩm dịch thuật, sách dịch và báo chí phương Tây như Pháp và Đức truyền vào Việt Nam. Những thế giới quan mới này đã từng bước phá vỡ thế giới quan truyền thống của các nhà văn Việt Nam hiện đại, tạo ra nhiều sáng tạo văn học mới khác với truyền thống. Trong thế giới quan truyền thống, các nhà nho, nhà thơ Việt Nam chủ yếu chịu ảnh hưởng và chi phối bởi thế giới quan Trung Hoa cổ đại. Ở đó, cuộc sống, nhân sinh được nhìn nhận ở góc độ tu dưỡng đạo đức, tu tâm dưỡng tính hoàn thiện nhân tính, sáng tác văn chương là để thể hiện sự tu dưỡng đạo đức này.

Sang quỹ đạo của hiện đại hóa nền văn học dân tộc, thế giới quan của nhà văn Việt Nam hiện đại trong đó có các nhà nho Việt Nam trước đây chịu sự chi phối sâu sắc thế giới quan truyền thống đã có những nhìn nhận hết sức quan trọng và mới mẻ về cuộc sống. Nếu như trước đây, sáng tác văn chương chủ yếu là đề tu tâm dưỡng tính, thì sáng tác văn chương giờ đây là một nghề nghiệp, phản ảnh những nhận thức mới hơn của các nhà văn Việt Nam hiện đại. Giờ đây, mỹ học, văn học hiện đại không dừng lại ở việc tu dưỡng mà quan trọng hơn văn chương thể hiện được những vẻ đẹp của cuộc sống. Vũ Trụng Phụng thể hiện toàn bộ sự biến đổi trong cuộc sống xã hội trong những giai đoạn đầu của Tây hóa qua tác phẩm Số đỏ. Thơ mới thi nhân nhận thức mỹ học của văn chương là vẻ đẹp của tự do, tình yêu của cuộc sống. Chính thay đổi nhận thức mới này là cơ sở tạo ra những thay đổi mang tính mỹ học của toàn bộ nền văn học hiện đại, đặc biệt là giai đoạn văn học 1930-1945. Nhìn chung hoạt động nghề văn của các nhà văn Việt

Nam hiện đại trước 1945 không thật tiêu biểu. Cách hành nghề phổ biến của những người viết văn đương thời là vừa viết văn vừa viết báo.

Sau Cách mạng tháng Tám, thế giới quan của nhà văn Việt Nam về cơ bản chịu sự ảnh hưởng và quy định hết sức rõ nét quan điểm của Đảng về thế giới quan và nhân sinh quan. Thế giới quan theo quan điểm của Đảng đòi hỏi có nhận thức sâu sắc về cuộc sống kháng chiến, cuộc sống quần chúng nhân dân lao động, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tất cả quan điểm của Đảng về thế giới quan nhà văn ảnh hướng tới tất cả nhà văn Việt Nam. Tiêu biểu, Nam Cao viết Nhận đường. Nguyễn Tuân viết Lột xác, Chùa Đàn, Nguyễn Đình Thi viết Nhận đường...

Trong bài bút ký nổi tiếng Nhận đường (1947), Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ với kháng chiến, nhiệm vụ văn nghệ, đường sáng tác của chúng ta, đã bốn năm ngày ngòi bút thiểu nảo của tôi loanh quanh với với mấy dòng chữ riễu cợt. Còn tìm, còn lý luận gì nữa, đường di đã sáng chói trước mắt. Nhưng bước chân vẫn còn loạng choạng. Tôi ghi lại lộn xộn những thắc mắc nhiều khi đau xót của một cuộc lột võ, cái xác cũ rụng xuống, chưa dứt hẳn, da non mới mọc chưa lành, một chút gì chạm phải cũng rõ máu... Không còn thể nhầm lẫn, không còn nghi ngờ, chúng ta mạnh bạo bước lên, nhưng sao chúng ta lắm khi còn khổ sở, ngập ngừng. Đặt bút nhìn lại những sáng tác đã song, chúng ta mới thấy một nghệ thuật vụng về, yếu ớt, không thổi lên một chút hơi gió. Nhiều anh em chúng ta muốn vứt bút làm một công việc khác hiệu nghiệm hơn”.

Nguyễn Tuân về cuộc Lột xác còn được trình bày trong tập truyện

Chùa Đàn. Ông cho rằng, đối vời nghệ sĩ, đấu tranh tư tưởng phải thông qua sáng tác. Tác phẩm kể chuyện kể một con bệnh nặng của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hưởng lạc đã tự cải tạo thành một nhà cách mạng. Ông lấy những trang “yêu ngôn” thật sự đem chắp đầu chắp đuôi với những lời thuyết lý ồn ào vào văn nghệ phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân. Điều đó nói rằng, ở

một nghệ sĩ tiểu tư sản bước đầu đi theo cách mạng, sự chuyển biến ít nhiều về nhận thức chính trị, sự giác ngộ ít nhiều về lý thuyết cách mạng.

Băn khoăn ấy chính là tâm thế chung của cả một lớp nhà văn đi theo cách mạng, nhiệt huyết thì có đủ như Xuân Diệu tha thiết: “thấy còn dư máu đỏ để trang hoàng “mà bước vào sáng tác thì ngập ngừng. Nhận đường vì thế có thể nói là “một cuộc tái sinh mầu nhiệm” (Hoài Thanh), một cuộc lột sác của chính nhà văn để có khả năng nhìn thấu suốt thời đại và con người.

Một phần của tài liệu Quan niệm về nghề văn của một số nhà văn việt nam hiện đại luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w