Quan niệm của vũ bằng vể tiểu thuyết

96 644 5
Quan niệm của vũ bằng vể tiểu thuyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Nguyễn Minh Quang quan niệm của bằng về tiểu thuyết chuyên ngành: lý luận văn học mã số: 60.22.32 luận văn thạc sĩ ngữ văn Ngời hớng dẫn khoa học: TS. Phạm Tuấn Vinh - 2006 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài . 2. Lòch sử vấn đề . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 5. Phương pháp nghiên cứu . 6. Đóng góp mới của luận văn . 7. Cấu trúc của luận văn . Chương 1. Cốt truyện tiểu thuyết 1.1. Tiểu thuyết là “thứ truyện không có chuyện” 1.2. Tiểu thuyết - loại “truyện không kể được” . Chương 2. Nhân vật tiểu thuyết và vấn đề hư cấu . 2.1. Nhân vật tiểu thuyết “là một nhân vật sống” . 2.2. Vấn đề hư cấu trong sáng tạo nhân vật tiểu thuyết Chương 3. Ngôn ngữ tiểu thuyết . 3.1. Ngôn ngữ tiểu thuyết phải là thứ ngôn ngữ đã “được biến hóa vào tinh hoa của văn chương” . 3.2. Ngôn ngữ tiểu thuyết phải có giọng điệu vui vẻ, hài hước và là “loại văn sống” . KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO . MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong cuộc cách tân nhằm hiện đại hóa nền văn học dân tộc nửa đầu thế kỷ XX, bên cạnh những thành tựu về sáng tác, các hoạt động nghiên cưú lý luận - phê bình cũng đã được các nhà văn, nhà nghiên cứu lưu tâm và đã có các công trình đánh dấu những bước tiến đáng kể ở lónh vực này, tập trung chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết. Là một thể loại mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng tiểu thuyết hiện đại đã được các nhà nghiên cứu nhanh chóng để tâm tìm hiểu và đã đưa ra những ý kiến đúng đắn, phù hợp. Đặc biệt ở giai đoạn này có một số nhà văn vừa sáng tác vừa nghiên cứu văn học nên quan điểm của họ về văn chương nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng đa phần là xác đáng phù hợp với xu thế chung của thế giới và trong nước, mặc dù đây đó vẫn còn có chỗ phiến diện, mang đậm tính chủ quan như các ý kiến của Phạm Quỳnh, Bằng, Thạch Lam, v.v… Trong đó, nhà văn Bằng với công trình Khảo về tiểu thuyết được viết vào những năm 1940 - 1941 đã phản ánh được ý thức hiện đại hóa văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Với quan niệm xác đáng và phù hợp về tiểu thuyết, Bằng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam trong văn mạch dân tộc đồng thời đònh hướng cho các nhà văn con đường sáng tạo tiểu thuyết - một thể loại văn học tuy sinh sau đẻ muộn song rất được độc giả nước ta yêu thích. 1.2. Nghiên cứu quan niệm của một người Việt Nam về tiểu thuyết hiện đại ở những năm đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ XX trong sự đối sánh với quan niệm của những người khác cùng thời ở trong nước và nước ngoài (đặc biệt là phương Tây) để thấy được nhận thức của người đương thời về tiểu thuyết, đồng thời nhận ra sự ảnh hưởng của các quan niệm về tiểu thuyết ở nước ngoài đối với đội ngũ nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận - phê bình văn học nói riêng ở Việt Nam trong thời gian này. 3 1.3. Bằng (03/06/1913 - 08/04/1984) là nhà văn, nhà báo vừa tham gia sáng tác văn chương (đã viết các tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, nhất là hồi ký rất đặc sắc) vừa nghiên cứu văn học và đã có một công trình riêng về tiểu thuyết với quan niệm xác đáng, hợp thời dẫu rằng đây là một thể loại văn học còn mới mẻ ở Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX. Thực hiện đề tài “Quan niệm của Bằng về tiểu thuyết” chúng tôi hy vọng có thể góp phần hiểu hơn về chuyên luận Khảo về tiểu thuyết nói riêng và các sáng tác nghệ thuật của ông nói chung cũng như có cách nhìn mới trong nhận thức về thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam thời kỳ ấy. Từ đó để thấy được sự đa dạng trong việc tiếp nhận các ý kiến, quan niệm về tiểu thuyết nói riêng của các nhà nghiên cứu Việt Nam và khẳng đònh những đóng góp về mặt lý luận trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. 2. Lòch sử vấn đề Bằng là một nhà văn, nhà báo được các văn nghệ só đương thời mến phục vì vốn kiến văn sâu rộng, từng trải, lòch lãm. Ông không chỉ viết báo, sáng tác văn chương (ở nhiều thể loại báo chí, hồi ký, truyện ngắn, tiểu thuyết) mà còn tham gia nghiên cứu văn học và đã có công trình Khảo về tiểu thuyết (1941) trình bày quan niệm về tiểu thuyết và những vấn đề liên quan đến thể loại này. Quan niệm về tiểu thuyết của Bằng có tính cách tân, hiện đại ở thời điểm ấy tại Việt Nam và đã góp phần đònh hướng cho những nhà văn trẻ trong sáng tác. Tuy nhiên, qua những tư liệu và tìm hiểu trong phạm vi đề tài, chúng tôi thấy việc nghiên cứu, đánh giá và giới thiệu công trình này của Bằng còn rất hạn chế, đặc biệt là thời kỳ trước đổi mới. 2.1. Theo thống kê của chúng tôi thì những năm trước 1990, có rất ít người quan tâm tìm hiểu, đánh giá về các sáng tác văn chương của Bằng nói chung và công trình Khảo về tiểu thuyết nói riêng. Chỉ có vài nhận xét sơ bộ về các tác phẩm của Bằng ở mục “Tiểu thuyết tả chân” 4 trong Nhà văn hiện đại (1942) của nhà văn, nhà nghiên cứu Ngọc Phan. Sau đó, ở thập niên bảy mươi của thế kỷ XX, Phan Cự Đệ trong chuyên luận Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại cũng có một số ý kiến đánh giá về quan niệm tiểu thuyết của Bằng. Cụ thể là khi đề cập đếân nguồn gốc của tiểu thuyết, Phan Cự Đệ cho rằng: “ Ở Khảo về tiểu thuyết, do Bằng đã không nắm được quá trình chuyển nghóa phức tạp của thuật ngữ roman nên đã đi đến kết luận sai lầm sau đây: “Văn tiểu thuyết (roman) của Pháp là do văn anh hùng ca mà ra, mà mục đích là làm thỏa mãn một thiên tính của độc giả là ưa những chuyện phi thường. Tàu dòch chữ roman không được đúng, thành ta cũng dùng lầm. Thực ra, trong chữ roman ta phải hiểu rằng có ngụ một ý “phi thường” mà chữ romanesque do chữ roman mà ra, chính là một hình dung từ để chỉ những người, những việc phi thường, tuyệt diệu, thuộc về tưởng tượng. Cái nghóa chính của tiểu thuyết là thế, mà bây giờ chủ trương một loại truyện gần đời, thiết thực - nghóa là không phi thường một chút nào - thì loại truyện đó còn đứng vững làm sao cho được?” [21, 434]. Ở chương 9 - “Đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết - thể loại và cách tân” (cũng tài liệu trên), khi bàn về đònh nghóa tiểu thuyết, Phan Cự Đệ nhận đònh: “Trong cuốn Khảo về tiểu thuyết, Bằng đưa ra một quan điểm lỗi thời cho rằêng tiểu thuyết là một thể loại văn học để “tiêu khiển”, để làm cho người đọc “quên mình đi” trong chốc lát. “Tiểu thuyết nguyên sinh ra vì có một mục đích đó mà thôi. Người xem không cần biết đó là thực hay giả, người xem chỉ cần trong chốc lát quên cái cõi đời ô trọc này đi để nhảy lên trời vào thăm điện Ngọc hoàng Thượng đế hay hòa mình vào với Lý Quảng, giả tảng uống rượu say để thử chòng ghẹo xem Sở Vân là con trai hay con gái… Về sau này muốn cho thích hợp với cuộc đời khoa học hơn, người ta rút phép đi, làm những truyện mới nhưng cũng không ngoài mục đích làm cho độc giả quên đời, quên cuộc đời của họ…” [21, 502- 503]. 2.2. Từ sau 1990 lại nay, khi các oan sai về nhân thân của Bằng được làm rõ, công lao của nhà văn kiêm tình báo cách mạng họ được 5 Nhà nước xác nhận. Việc tìm hiểu, sưu tầm, biên soạn và giới thiệu cũng như đánh giá, nhận xét về các tác phẩm văn chương và chuyên luận Khảo về tiểu thuyết của Bằng mới được tiến hành một cách tương đối toàn diện hơn. Những bài viết của các tác giả như Mã Giang Lân, Bùi Việt Thắng, Văn Giá, Vương Trí Nhàn, v.v… đã chứng minh cho điều đó. Khi viết phần “Khải luận” cho tập 24A, Tổng tập văn học Việt Nam (1997), nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã đề cập đến ý kiến thống nhất về khả năng bao quát, chiếm lónh và phản ánh hiện thực đời sống trong tiểu thuyết của các tác giả nghiên cứu, phê bình văn học đầu thế kỷ XX ở Việt Nam như Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Thạch Lam, Bằng, v.v… Theo Mã Giang Lân thì các nhà nghiên cứu này đều cho rằng tiểu thuyết phải miêu tả tất cả những điều mắt thấy tai nghe, tả người, tả cảnh, tả cái tốt đẹp và cả cái xấu xa của xã hội, của con người, “tâm giới cũng tả mà ngoại giới cũng tả” (Thiếu Sơn). Từ quan niệm chung về tiểu thuyết, các tác giả tiến hành tiếp cận thể loại này ở các bình diện cụ thể trên một số tiêu chí nghệ thuật như kết cấu, nhân vật, cốt truyện, trần thuật… Ở những vấn đề cụ thể của tiểu thuyết, theo Mã Giang Lân thì đã có sự khác nhau về quan điểm giữa các nhà nghiên cứu. Nếu như Phạm Quỳnh và Ngọc Phan rất coi trọng yếu tố cốt truyện, kết cấu của tiểu thuyết thì Thạch Lam, Trương Chính và đặc biệt là Bằng lại tập trung chú trọng cái phong phú muôn màu vẻ của hiện thực đời sống, của nhân vật với những diễn biến tâm lý phức tạp của tình cảm con người được miêu tả, thể hiện trong tiểu thuyết. Cũng theo Mã Giang Lân, các nhà nghiên cứu này đã có sự thống nhất quan niệm về nhân vật, ngôn ngữ tiểu thuyết… Cuối cùng, tác giả phần “Khải luận” tổng kết: “Như vậy tiểu thuyết, một thể loại mới nẩy sinh và đang có đà phát triển mạnh, nhiều khảo luận, ý kiến của nhiều nhà lý luận - phê bình, sáng tác đã thống nhất trên những đường nét cơ bản, xác đònh đặc trưng thể loại và đặt ra những yêu cầu để hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Và những ý kiến, những đề xuất chắc chắn có cơ sở từ thực tế phong trào sáng tác lúc đó 6 và rõ ràng có ánh sáng lý luận văn chương của phương Tây.” [41, 14-17]. Vương Trí Nhàn trong lời dẫn giới thiệu công trình Khảo về tiểu thuyết của Bằng, cũng nêu lên những đánh giá về tính hiện đại và đúng đắn trong quan niệm về tiểu thuyết của nhà văn, nhà báo tài năng này: “…ai đọc cuốn biên khảo này của Bằng, ắt cũng phải công nhận là ngay từ hồi ấy, nhà văn họ đã nắm được điểm quan trọng nhất của tiểu thuyết là tính tự do của nó. Nó là một cái gì triệt để phi qui phạm. Nảy sinh ở khu vực giáp giới giữa cái không phải là nghệ thuật và cái nghệ thuật, tiểu thuyết đòi hỏi người viết nó không lệ thuộc vào những chuẩn mực đã khô cứng lại, mà phải luôn luôn phiêu lưu vào những khu vực chưa ai khám phá, tìm tòi những hình thức mới, chưa từng được ai sáng tạo, do đó thường xuyên gợi cho bạn đọc cảm tưởng rằng tiểu thuyết cũng phong phú, bất tận, cũng không biết đâu là đầu, đâu là cuối, như chính cuộc đời vậy.(…), về căn bản, Bằng vẫn nắm được thực chất cái hồn, cái cốt của tiểu thuyết…” [53, 180 -181]. Bùi Việt Thắng trong cuốn sách Bàn về tiểu thuyết (2000) cũng đề cập đến quan niệm của Bằng và khẳng đònh đây là một quan niệm hợp lý về cách viết tiểu thuyết. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhà nghiên cứu Văn Giá là người dụng công sưu tầm giới thiệu các tác phẩm của Bằng nói chung và tìm hiểu, đánh giá về quan niệm tiểu thuyết của ông nói riêng một cách tương đối công phu. Trong cuốn sách Một khoảng trời văn học (2002), Văn Giá đã khẳng đònh những thành công có tính cách tân trong quan niệm của Bằng về tiểu thuyết cùng với các quan niệm của Thạch Lam, Trương Chính,… Đó là khẳng đònh tính đúng đắn của luận điểm tiểu thuyết là thể loại có khả năng ôm chứa một phạm vi rộng lớn hiện thực đời sống và con người với tất cả nội dung phong phú và phức tạp của nó mà không một thể loại nào có thể thay thế. Tiểu thuyết có khả năng thể hiện tất thảy mọi khía cạnh đời sống thuộc sinh hoạt vật chất, xã hội cụ thể cũng như tinh thần con người một cách rộng lớn và sâu xa nhất, phạm vi bao quát của 7 tiểu thuyết là vô tận. Điều quan trọng nhất, theo tác giả Văn Giá là: “…ở trong Khảo về tiểu thuyết, Bằng đã nhận ra điểm khác nhau cơ bản giữa tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết hiện đại là cách tiếp cận thực tại của thể loại; một đằng quan tâm đến những mặt huyền ảo hoặc sử thi của đời sốùng còn một đằng chỉ quan tâm tới mặt thiết thực hằng ngày trần thế trước mắt của cuộc sống…” [23, 8-10]. Đây là những ý kiến xác đáng khi Văn Giá nhận đònh về quan niệm tiểu thuyết của Bằng. Ở mục “Vũ Bằng” trong Từ điển Văn học có nhắc tới chuyên luận Khảo về tiểu thuyết nhưng các tác giả không có nhận xét gì sâu sắc. Tuy nhiên họ cũng đã khẳng đònh những đóng góp của ông trong việc cổ động cho khuynh hướng cách tân thể loại tiểu thuyết như xác nhận “…quan niệm không nên coi trọng cốt truyện mà chủ yếu là chú trọng yếu tố nhân vật và thế giới nội tâm trong tiểu thuyết của Bằng”. Các tác giả cũng cho rằng: “ông là một trong những nhà văn thời bấy giờ đã thực hiện đan xen giữa giọng người kể chuyện và giọng nhân vật, đã gọi nhân vật bằng các đại từ thay thế như y, hắn, mụ. Cách kết thúc tác phẩm của Bằng cũng thường dở dang, bỏ ngỏ như chính trạng thái vốn có của đời sống…” [58, 2018]. 2.3. Bằng, ngay từ những năm đầu thập niên bốn mươi của thế kỷ XX, đã tiếp cận với các kiến thức lý luận của tiểu thuyết hiện đại trên thế giới và có quan niệm về thể loại này rất phù hợp, mặc dầu ở Việt Nam lúc bấy giờ còn ảnh hưởng nặng nề lối viết của tiểu thuyết truyền thống coi trọng cốt truyện lớp lang trình tự và tính huyền ảo, quan phương của sử thi. Do đó có thể nói, ông là một trong những người đã có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng và cổ xuý cho thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam qua việc nêu lên quan niệm về tiểu thuyết và sáng tác các tác phẩm có tính cách tân. Nhưng từ trước đến nay, việc tìm hiểu, đánh giá quan niệm của ông trong công trình Khảo về tiểu thuyết còn quá ít. Mặc dù đã có một số bài viết nói trên song nhìn chung còn đơn giản, phiến diện. Những bài viết, nhận đònh này mới chỉ dừng lại ở mức độ nêu tên giới 8 thiệu hoặc đánh giá sơ lược một khía cạnh, lónh vực hay một vấn đề nào đó trong quan niệm về tiểu thuyết của Bằng (như khái niệm tiểu thuyết, đặc trưng và phương thức tiếp cận thực tại của thể loại, nhân vật). Cho đến nay, trong lónh vực nghiên cứu, chưa có một công trình nào có tính chuyên sâu, toàn diện về quan niệm tiểu thuyết của Bằng. Những ý kiến đã có tuy chưa nhiều và còn sơ lược song cũng đã có ý nghóa gợi mở cả về hướng nghiên cứu, phương pháp luận và cách tiếp cận quan niệm về tiểu thuyết của Bằng. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi là sự tiếp nối một cách cụ thể, toàn diện ở mức độ có thể những vấn đề mà người đi trước chưa đề cập hoặc mới chỉ khơi gợi nhưng chưa đi sâu như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ của tiểu thuyết, được tác giả Bằng trình bày ở công trình Khảo về tiểu thuyết với hy vọng có được một nhìn nhận đầy đủ, thấu đáo sâu sắc hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Như tên đề tài đã xác đònh, mục đích chính của đề tài là tìm hiểu, đánh giá quan niệm về tiểu thuyết của Bằng được thể hiện ở Khảo về tiểu thuyết viết vào những năm 1940 - 1941 (tập trung vào các phương diện: cốt truyện, nhân vật và hư cấu, ngôn ngữ của tiểu thuyết). Từ đó để thấy được tính cách tân trong quan niệm của Bằng về tiểu thuyết và đóng góp của ông đối với quá trình hiện đại thể loại này ở Việt Nam. 3.2. Với mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ: Thứ nhất, khái quát quan niệm của nhà văn Bằng về các phương diện cơ bản của thể loại tiểu thuyết như: cốt truyện của tiểu thuyết, nhân vật và vấn đề hư cấu trong xây dựng nhân vật ở tiểu thuyết, ngôn ngữ của tiểu thuyết. Thứ hai, lý giải quan niệm của Bằng về các phương diện ấy trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, so sánh với các quan niệm về tiểu thuyết của những nhà nghiên cứu cùng thời để thấy được ảnh hưởng của thực tế sáng tác thể loại tiểu thuyết đương thời ở Việt Nam đối với quan niệm của 9 Bằng và ảnh hưởng của quan niệm truyền thống đối với quan niệm về tiểu thuyết của ông. Thứ ba, dựa vào những kết quả đã phân tích, so sánh để đánh giá quan niệm về các phương diện cơ bản của tiểu thuyết Bằng đã trình bày trong công trình Khảo về tiểu thuyết. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu quan niệm về cốt truyện tiểu thuyết, nhân vật và hư cấu trong tiểu thuyết, ngôn ngữ tiểu thuyết của Bằng được trình bày ở chuyên luận Khảo về tiểu thuyết (viết năm 1941 - in thành sách năm 1955 tại nhà xuất bản Phạm Văn Tươi - Sài gòn) được in lại trong sách Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 1945 (Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn - Nhà xuất bản Hội nhà văn - Hà Nội - 2000 - từ trang175 đến trang 350). 4.2. Đi sâu vào tìm hiểu, lý giải các quan niệm ấy ở các cấp độ: tình hình nghiên cứu thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam những năm đầu thập kỷ bốn mươi của thế kỷ XX; tìm hiểu để thấy sự ảnh hưởng của quan niệm truyền thống về tiểu thuyết qua tiếp nhận của Bằng; tìm hiểu ảnh hưởng của quan niệm về tiểu thuyết ở phương Tây vào Việt Nam nói chung và Bằng nói riêng. 4.3. Trên cơ sở đối chiếu ảnh hưởng của các quan niệm về thể loại tiểu thuyết đối với quan niệm của Bằng để đánh giá những kế thừa và phát hiện mới mẻ của ông về thể loại tiểu thuyết (đặc biệt là ở 3 phương diện đã nêu). 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp khảo sát, so sánh là chủ yếu. Ngoài ra, trong một chừng mực nhất đònh, chúng tôi kết hợp sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê. 10 . giá về quan niệm tiểu thuyết của Vũ Bằng. Cụ thể là khi đề cập đếân nguồn gốc của tiểu thuyết, Phan Cự Đệ cho rằng: “ Ở Khảo về tiểu thuyết, do Vũ Bằng đã. trong quan niệm của Vũ Bằng về tiểu thuyết cùng với các quan niệm của Thạch Lam, Trương Chính,… Đó là khẳng đònh tính đúng đắn của luận điểm tiểu thuyết

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan