Quan niệm mỹ học của lỗ tấn trong tạp văn luận văn thạc sỹ ngữ văn

101 911 2
Quan niệm mỹ học của lỗ tấn trong tạp văn luận văn thạc sỹ ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH -------- -------- NGUYỄN THỊ KIM THANH QUAN NIỆM MỸ HỌC CỦA LỖ TẤN TRONG TẠP VĂN LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN VINH - 2011 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ KIM THANH QUAN NIỆM MỸ HỌC CỦA LỖ TẤN TRONG TẠP VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC MÃ SỐ: 60.22.32 LUẬN VĂN THẠCNGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM TUẤN VŨ VINH - 2011 2 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….… .1 1.Lí do chọn đề tài………………………………………………………… 1 2.Lịch sử vấn đề………………………………………………………………….2 3.Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… .6 4.Phạm vi nghiên cứu………………………… .7 5.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… .7 6.Đóng góp của luận văn…………………………………………………………7 7.Cấu trúc của luận văn…………………………………………………… 8 Chương 1. TẠP VĂN TRONG TRƯỚC TÁC CỦA LỖ TẤN …………………… .9 1.1.Khái niệm quan niệm mỹ học, khái niệm tạp văn……………………………9 1.1.1.Quan niệm mỹ học……………………………………………………… 9 1.1.2.Tạp văn…………………………………………………………………….11 1.2.Vị trí của tạp văn trong trước tác Lỗ Tấn………………………………… .14 1.2.1.Số lượng tạp văn Lỗ Tấn………………………………………………….14 1.2.2.Giá trị của tạp văn Lỗ Tấn.……………………………………………… 18 Chương 2. QUAN NIỆM VỀ THUỘC TÍNH CỦA VĂN NGHỆ…………………….28 2.1.Quan niệm về đặc thù của văn nghệ……………………………………… .28 2.1.1.Đặc thù về nội dung phản ánh…………………………………………….28 2.1.2.Đặc thù về hình tượng…………………………………………………….32 2.1.3.Đặc thù về ngôn ngữ………………………………….………………… .35 2.2.Quan niệm về văn nghệ sĩ……………………………….………………… 41 2.2.1.Người nghệ sĩ phải là người có vốn sống phong phú……….…………… 41 2.2.2.Người nghệ sĩ phải có ý thức tu dưỡng tư tưởng………….…………… 46 2.2.3.Người nghệ sĩ phải có ý thức trau dồi văn hoá và kỹ thuật viết…….…… 50 Chương 3. QUAN NIỆM VỀ VỊ TRÍ CỦA VĂN NGHỆ TRONG CUỘC ĐẤU TRANH XÃ HỘI……………………………………………………………………………54 3.1.Văn nghệ và cách mạng………………………………………………… ….54 3.1.1.Đời sống cách mạng đem đến cảm hứng và đề tài cho văn nghệ………….54 4 3.1.2.Văn nghệ góp phần đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng…………………60 3.2.Văn nghệ và quần chúng……………………………………………………66 3.2.1.Quần chúng làm nên văn nghệ………………………………………… 66 3.2.2.Văn nghệ phục vụ quần chúng……………………………………………69 Chương 4. QUAN ĐIỂM VỀ KẾ THỪA DI SẢN DÂN TỘC VÀ TIẾP THỤ TINH HOA NƯỚC NGOÀI………………………………………………………………… .74 4.1.Vấn đề kế thừa di sản dân tộc………………………………………………74 4.1.1.Quan điểm kế thừa……………………………………………………… 74 4.1.2.Kế thừa di sản các nhà văn hoá cổ đại Trung Quốc………………………76 4.1.3.Tính dân tộc của sáng tác…………………………………………………79 4.2.Vấn đề tiếp thụ tinh hoa nước ngoài……………………………………… 81 4.2.1.Quan điểm tiếp thụ……………………………………………………… 81 4.2.2. Tiếp thụ văn học Đông Âu……………………………………………….83 4.2.3.Tiếp thụ văn học phương Tây…………………………………………… 84 4.2.4.Tiếp thụ văn học Nhật Bản………………………………………… 85 4.2.5.Tiếp thụ văn học Nga Xô viết…………………………………………… 86 KẾT LUẬN………… …………………….………….………………………… 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………….…… ………….……………………… 92 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn vĩ đại của Trung Quốc, từng được suy tôn là “linh hồn của dân tộc”. Ông là “chủ tướng” của nền văn hoá cách mạng, là nhà lý luận văn học xuất sắc. Ông đã sáng tác bền bỉ, để lại một sự nghiệp văn chương vĩ đại và một thành tựu lý luận văn học lớn. Thành tựu trên cả hai lĩnh vực này đã hỗ trợ và tôn vinh nhau, làm cho những tư tưởng mỹ học của tác giả có ảnh hưởng lớn trong lịch sử mỹ học Trung Quốc thời cận - hiện đại. Đây là một đối tượng rất đáng nghiên cứu. 1.2. Nghiên cứu quan điểm mỹ học của Lỗ Tấn, chúng ta có thể dựa vào nhiều nguồn tư liệu, mỗi nguồn tư liệu có đặc điểm và ưu việt riêng. Tạp văn là một loại văn bản nghị luận, ở đó tác giả có thể trực tiếp trình bày tư tưởng tình cảm về những vấn đề thuộc nhiều phương diện của đời sống chính trị xã hội và văn học. Là tác phẩm đoản thiên, tạp văn có tính chất thời sự, nhưng với những tác giả tài năng, những giá trị thời sự không chỉ có ý nghĩa nhất thời. Tạp văn là một thành tựu đặc sắc của Lỗ Tấn, chiếm hai phần ba số lượng trước tác. Ông bắt đầu viết tạp văn từ năm 1903, bài đầu tiên là Hồn Xpáctơ đăng trên tạp chí Sóng Chiết Giang. Ở Nhật vào năm 1907, ông viết bài Bàn về sức mạnh của dòng thơ Mora. Ông viết nhiều nhất vào chín năm cuối đời ở Thượng Hải, số lượng gấp nhiều lần so với những năm trước. Tổng cộng trên 650 bài, tập hợp lại trong 16 tập. Tạp văn đã nâng địa vị của Lỗ Tấn ngày càng cao trên văn đàn Trung Quốc. Ông trở thành nhà cách mạng, người chiến sĩ cộng sản từ những bài tạp văn rực lửa chiến đấu, thấm sâu tư tưởng cách mạng. Với số lượng lớn, chất lượng cao, tạp văn Lỗ Tấn có ý nghĩa tiêu biểu cho cả một giai đoạn văn học và cả một thời đại. “Nếu truyện ngắn Lỗ Tấn là ngọn cờ tiên phong, là cương lĩnh sáng tác đánh dấu một thời kì vẻ vang của văn học hiện đại Trung Quốc thì tạp văn của Lỗ Tấn là bộ sử “đấu 6 tranh tư tưởng” của nhân dân Trung Quốc, là cuốn “bách khoa toàn thư” của Trung Quốc thời hiện đại” [38, 238]. 1.3. Nghiên cứu quan điểm mỹ học của Lỗ Tấn trong tạp văn sẽ góp phần hiểu thêm tác phẩm của văn hào, trong đó có những tác phẩm được dạy - học trong nhà trường. Tạp văn của Lỗ Tấn là sáng tạo thiên tài của ông, là sản phẩm của thời cách mạng Trung Quốc, là vũ khí chiến đấu không mệt mỏi của Lỗ Tấn trong một thời đại máu và nước mắt ở Trung Quốc. Vì vậy, đề tài nghiên cứu này còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng cũng như con người Lỗ Tấn. 2. Lịch sử vấn đề Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Lỗ Tấn đã để lại một bộ số lượng sách báo đồ sộ, bao gồm hàng trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, thơ, kịch, tạp văn, văn nghị luận. Mặc dù việc nghiên cứu về các sáng tác của Lỗ Tấn hiện nay đã rất phong phú, có những công trình đồ sộ, song chúng ta vẫn thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu. 2.1. Một số nghiên cứu về tạp văn Lỗ Tấn ở Trung Quốc Ở Trung Quốc, công trình nghiên cứu về tư tưởng Lỗ Tấn được xem là sớm nhất và có ảnh hưởng khá rõ đến các nhà nghiên cứu sau này, nhất là các nhà Lỗ Tấn học theo trường phái mác-xít, là bài viết làm lời tựa Tuyển tập tạp cảm Lỗ Tấn của Cù Thu Bạch in năm 1933. Tác giả cho rằng tư tưởng Lỗ Tấn đi từ chủ nghĩa cá tính đến chủ nghĩa tập thể, từ tiến hoá luận đến giai cấp luận. Ý nghĩa quan trọng của nhận định này là Cù Thu Bạch xem tư tưởng của Lỗ Tấn như một quá trình phát triển chứ không phải là tư tưởng tĩnh lặng cứng nhắc. Tuy nhiên, nhược điểm của đánh giá này là ở chỗ nó chưa chuẩn xác và chặt chẽ. Theo nhà Lỗ Tấn học Vương Phú Nhân: “chủ nghĩa cá tính là vấn đề tư tưởng, chủ nghĩa tập thể thuộc về hành vi, hai khái niệm này không cùng phạm trù… Tiến hóa luận và giai cấp luận cũng không hẳn là hai khái niệm cùng phạm trù. Tiến hóa luận là nói theo chiều dọc của quá trình phát 7 triển xã hội, còn giai cấp luận thì bắt đầu từ mặt cắt ngang của kết cấu xã hội…” [35, 124]. Hơn nữa trong lời tựa tập tạp văn Tam nhàn, Lỗ Tấn cũng cho rằng chủ nghĩa Mác đã uốn nắn cái thiên lệch chỉ tin vào tiến hóa luận, chứ ông không hoàn toàn phủ định tiến hóa luận. Thực ra phải thấy tư tưởng của Lỗ Tấn dù trước hay sau vẫn có một đặc điểm, đó là “không có điểm dừng”. Dù có nhược điểm, bài viết của Cù Thu Bạch vẫn xứng đáng là một trước tác mang ý nghĩa vạch mốc trong lịch sử nghiên cứu tư tưởng Lỗ Tấn, bằng chứng là cho đến nay vẫn được đa số những nhà nghiên cứu xem là kết luận kinh điển khi nói về tư tưởng nghệ thuật Lỗ Tấn. Sau 1949, việc nghiên cứu Lỗ Tấn được đẩy mạnh, có thể điểm qua một số nhà Lỗ Tấn học quan trọng là Phùng Tuyết Phong, Lý Hà Lâm, Trần Dũng… trong đó tiêu biểu là Phùng Tuyết Phong. Nền tảng nghiên cứu của nhóm Marxist này là tuân theo sự phân chia tư tưởng Lỗ Tấn làm hai thời kỳ mà Cù Thu Bạch đưa ra vào thập niên 30, bồi đắp thêm làm cho nó trở thành hệ thống nghiên cứu Lỗ Tấn hoàn chỉnh trong một thời kỳ khá dài từ 1949 đến “Đại cách mạng văn hóa”. Ưu điểm của hệ thống này là nối kết một cách thống nhất và liên tục cuộc cách mạng tư tưởng Ngũ Tứ và cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển sau này. Họ coi toàn bộ sáng tác tư tưởng Lỗ Tấn thời kỳ trước là sự lựa chọn chính trị của ông thời kỳ sau (tức là mặc nhiên cho rằng tư tưởng của Lỗ Tấn thời kỳ đầu là bước đệm cho thời kỳ sau chứ không phải là tư tưởng độc lập). Nhược điểm của hệ thống này là khép kín về lý luận, mang tính chất tổng kết chứ không mang tính tìm tòi về giai đoạn văn học đã qua, vô hình trung đã phong tỏa ý nghĩa của tác phẩm Lỗ Tấn. Họ cho rằng xã hội Trung Quốc sau 1949 đã khác thời Lỗ Tấn, nên tác phẩm của Lỗ Tấn chỉ có ý nghĩa lịch sử, không phù hợp với hiện thực sau đó, ví dụ Phùng Tuyết Phong tuyên bố căn bệnh “AQ” không còn ở người Trung Quốc nữa. Đó là một minh chứng cho tính chất khép kín trong nghiên cứu Lỗ Tấn và tác phẩm của ông. Từ đó, việc nghiên cứu Lỗ 8 Tấn của họ gần như bị đóng khung trong hệ thống này, không có bước khai phá. Sau “Đại cách mạng văn hóa”, việc nghiên cứu về tư tưởng Lỗ Tấn có những thay đổi. Giờ đây, các trí thức Trung Quốc thấy sự tồn tại độc lập của mình thông qua sự tồn tại của Lỗ Tấn với tư cách một trí thức hiện đại của Trung Quốc. Lỗ Tấn xuất hiện trước mắt họ như một trí thức đã phát huy tác dụng lớn lao trong lịch sử hiện đại Trung Quốc chứ không phải chỉ là một trí thức cánh tả từng ủng hộ Đảng Cộng sản. Gắn Lỗ Tấn với sự phát triển của Trung Quốc hiện đại, họ thấy rằng, nhiệm vụ thiêng liêng của trí thức đâu phải chỉ là phục tùng, củng cố chính quyền, mà là cải biến tình trạng ngu muội lạc hậu của dân tộc, phát triển văn hóa - khoa học. Họ ít quan tâm đến tư tưởng của Lỗ Tấn ra sao, mà cho rằng cống hiến lớn lao của ông cho lịch sử dân tộc là ở chỗ ông coi trọng vấn đề cải tạo “quốc dân tính”, ở chỗ ông đã giải phẫu và biểu hiện sáng tạo các hiện tượng văn hóa Trung Quốc. Đó là điểm mới của việc nghiên cứu tư tưởng Lỗ Tấn thời kỳ sau “cách mạng văn hóa” đến nay. 2.2.Nghiên cứu về tạp văn Lỗ Tấn ở Việt Nam Ở Việt Nam, công trình sớm nhất nghiên cứu về Lỗ TấnLỗ Tấn - thân thế - văn nghệ của Đặng Thai Mai (Nxb Thời đại 1958) trong đó có nghiên cứu tạp văn. Cuộc đời, tác phẩm và đặc điểm phong cách Lỗ Tấn được nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai đề cập khái quát với những nhận xét, đánh giá xác đáng mà cho đến nay chúng ta thấy vẫn còn nguyên giá trị, có thể khai thác ở những tầng, vỉa sâu hơn. Đặng Thai Mai khẳng định Lỗ Tấn là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, văn phong cay độc, lạnh lùng nhưng che giấu cảm tình nhiệt huyết bên trong. Hơn mười năm sau, trong Lược sử văn học Trung Quốc, GS Đặng Thai Mai nói nhiều hơn về tạp văn với những nhận xét thật sâu sắc: “Trong sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn, tạp văn không những có một số lượng rất nhiều mà lại có một giá trị tư tưởng và nghệ thuật rất cao…Về số lượng cũng 9 như về phẩm chất, tạp văn của Lỗ Tấn quả có một ý nghĩa tiêu biểu cho cả một hình thức văn học và cả một thời đại” [32, 185]. Năm 1959, trong công trình Lỗ Tấn – chủ tướng của cách mạng văn hoá Trung Quốc (do Nxb Văn hoá ấn hành), tác giả Lê Xuân Vũ đã giành một phần nghiên cứu về tạp văn, với những đánh giá xác đáng về nội dung và nghệ thuật. Ông cho rằng: “Chiến đấu là nguồn sinh mệnh của tạp văn, Lỗ Tấn viết tạp văn cũng vì chiến đấu, cho nên bút pháp của tạp văn Lỗ Tấn trước sau bất nhất mà thay đổi theo nhu cầu của chiến đấu” [63, 145]. Lỗ Tấn, nhà lý luận văn học của Phương Lựu (Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1977) cho rằng tư tưởng Lỗ Tấn trải qua ba thời kỳ: thời kỳ chịu ảnh hưởng quan điểm tiến hóa của Darwin và chủ nghĩa cá tính siêu nhân của Niezsche (1898-1919), thời kỳ quá độ để mất dần ảnh hưởng của Darwin và Nietzsche chuyển sang quan điểm giai cấp (1919-1927), người cộng sản vĩ đại với thế giới quan Marxist sâu sắc (1927- mất). Chuyên luận này giành mười một trang nghiên cứu về tạp văn, với những nhận định khái quát về đặc điểm và vị trí của tạp văn Lỗ Tấn: “Cũng như trong tiểu thuyết, tạp văn của Lỗ Tấn rất giàu màu sắc trữ tình và châm biếm”. Tác giả cho rằng: “Qua việc tìm hiểu…chúng ta thấy rõ thêm thể loại tạp văn nhờ thực tiễn sáng tác của Lỗ Tấn đã vươn lên vị trí quan trọng trên văn đàn Trung Quốc hiện đại” [30, 281 - 283]. Nhà nghiên cứu Phương Lựu đã chịu ảnh hưởng của quan điểm các nhà Lỗ Tấn học thời kỳ sau 1949 ở Trung Quốc được gọi là phái Marxist, tiêu biểu là Phùng Học Phong. Năm 2005, Nhà xuất bản Văn học cho in cuốn Hiện đại Trung Quốc – nhìn từ Thượng Hải do Vương Văn Anh chủ biên, (Phạm Công Đạt dịch, Lê Sơn hiệu đính). Công trình đánh giá rất cao về thành tựu tạp văn của Lỗ Tấn: “Tạp văn…của Lỗ Tấn có một sức thu hút mạnh về mặt văn học, có một giá trị nghệ thuật độc đáo”. “Cho nên giá trị văn học tạp văn của Lỗ Tấn là không thể nghi ngờ. Tạp văn của Lỗ Tấn là một sự kết hợp hoàn mỹ giữa 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan