22-29 quan niệm về thơ của phạm quỳnh trong Thượng chi Văn Tập Nguyễn Thị Thu Hiền a bình và vận dụng lý luận phê bình mang tư duy phân tích của phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt
Trang 1Báo cáo nghiên cứu
khoa học:
"Quan niệm về thơ của Phạm Quỳnh trong "Thượng Chi
văn tập""
Trang 2Nguyễn Thị Thu Hiền quan niệm về thơ của phạm quỳnh , tr 22-29
quan niệm về thơ của phạm quỳnh trong Thượng chi Văn Tập
Nguyễn Thị Thu Hiền (a)
bình và vận dụng lý luận phê bình mang tư duy phân tích của phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt Nam Trong bài viết này chúng tôi đi sâu làm rõ quan niệm mới về thơ hiện đại của ông trong bộ Thượng Chi văn tập: Thơ là gì?, kết cấu thơ, giới thiệu thơ phương Tây, phê bình văn thơ mới và chỉ ra các cơ sở: sự biến đổi đời sống xã hội, sự thay đổi bản thân văn học, sự nhận thức của tác giả về xu hướng thời đại
1 Những năm gần đây, trong
không khí đổi mới của đất nước, sự đổi
mới về quan điểm nghiên cứu văn học,
nhiều vấn đề của lịch sử văn học được
xem xét lại một cách khoa học, khách
quan hơn Trong nhiều vấn đề đó chúng
ta phải kể đến vấn đề đánh giá con
người và văn nghiệp của Phạm Quỳnh
Trước đây do bị chi phối bởi quan điểm
chính trị nên văn nghiệp Phạm Quỳnh
chưa được nhìn nhận một cách thấu
đáo Hiện nay trong xu thế hội nhập và
đổi mới, Phạm Quỳnh được đánh giá là
một học giả, một nhà văn hoá lớn của
dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX Ông
được xem là người tiên phong trong thời
kỳ xây dựng và phát triển nền báo chí,
văn học quốc ngữ nước nhà Con người
và văn nghiệp của Phạm Quỳnh đã
được giới nghiên cứu bàn đến nhiều
hơn Ông thực sự có công trên nhiều
lĩnh vực: văn hoá, văn học, giáo dục,
lịch sử, chính trị, trong đó đáng chú ý là
mảng viết về văn chương Đặc biệt
trong bộ Thượng Chi văn tập, Phạm
Quỳnh đối sánh “thơ ta” với “thơ Tây”
để xây dựng một loại hình lý luận mới
về thơ hiện đại
2 Phạm Quỳnh (1892 - 1945) có bút
hiệu Hoa Đường, Hồng Nhân và
Thượng Chi Quê gốc của ông ở làng
Lương Ngọc, phủ Bình Giang, tỉnh Hải
Dương nhưng ông sinh ra ở Hà Nội
Năm 1913 ông là cộng tác viên của tờ
Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh Ông đã viết một số bài về văn học
và tư tưởng đăng trên tờ báo này Năm
1917, dưới sự bảo trợ của một viên quan chánh sở mật thám Đông Dương là Louis Marty, Phạm Quỳnh đứng ra thành lập Nam Phong tạp chí Tạp chí này tồn tại được 17 năm (1917 - 1934)
ra được 210 số, riêng Phạm Quỳnh đóng góp tới hàng chục ngàn trang viết Bằng tài năng và sự làm việc tận tuỵ chu đáo của mình, Phạm Quỳnh đã trở thành
“một nhà ngôn luận” có khả năng thuyết phục đủ mọi thứ chuyện trên đời
từ văn chương đến chính trị, kinh tế, triết học, giáo dục và cả những vấn đề thời sự Bộ Thượng Chi văn tập gồm 5 quyển chỉ là một phần nhỏ trong trước tác của ông, chủ yếu là các bài báo viết
ở giai đoạn đầu (1917 - 1922) Trong Thượng Chi văn tập, ở mảng viết về văn học, ông chú trọng các vấn đề tục ngữ,
ca dao, Truyện Kiều, bàn về tiểu thuyết, thơ là gì Các bài viết của Phạm Quỳnh về thơ đến nay vẫn chưa hết tính thời sự, các thế hệ về sau vẫn phải suy nghĩ và tiếp tục tìm cách lý giải 2.1 Phạm Quỳnh đưa ra một quan niệm mới mẻ về thơ hiện đại mà lý luận
về thơ hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tế khách quan của nó Trước hết, Phạm Quỳnh dựa trên những biến đổi quan trọng ở các mặt của đời sống xã hội Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt
Nhận bài ngày 23/02/2009 Sửa chữa xong 10/04/2009
Trang 3trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 Nam là xã hội phong kiến phương
Đông, con người sống gắn bó với cộng
đồng làng xóm, quan hệ thứ bậc rất
chặt chẽ, sống chủ yếu bằng nghề trồng
lúa, quan hệ xã hội chưa có gì phức tạp
Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thực
hiện chính sách khai thác thuộc địa, kết
cấu xã hội Việt Nam hoàn toàn thay đổi
so với trước đó Xã hội bắt đầu có sự
phân hoá sâu sắc Hàng loạt giai cấp
mới bắt đầu xuất hiện: tư sản, tiểu tư
sản, trí thức, công nhân Cuộc sống đô
thị trở nên nhộn nhịp hơn, con người có
nhiều thay đổi, bắt đầu có ý thức đề cao
cái tôi cá nhân, phát huy cá tính Xã hội
phong kiến chuyển dần sang xã hội
thực dân nửa phong kiến Sự thay đổi
xã hội kéo theo sự thay đổi văn hoá Có
sự hoà nhập giữa văn hoá Việt Nam với
văn hoá khu vực Tất nhiên cần thấy sự
ảnh hưởng của văn hoá phương Tây,
văn hoá Pháp đối với văn hoá Việt
Nam Vì thế mà diễn ra sự tiếp biến
văn hoá, văn học trong khuôn khổ chế
độ thực dân “tiếp thu cái mới chịu ảnh
hưởng của cái thống trị dần dần hướng
theo nền văn hoá mới một cách không
thể cưỡng lại được” [4, tr 16]
2.2 Nền văn học Việt Nam đi vào
quỹ đạo hiện đại là xuất phát từ bản
thân văn học Đầu thế kỷ XX, văn học
Việt Nam đã vận động theo một hướng
mới Quá trình này đi liền với quá trình
biến đổi lịch sử dân tộc trong điều kiện
khách quan: yêu cầu canh tân đất nước,
hoà nhập văn hoá Việt Nam với văn hoá
khu vực Đến trước thế kỷ XX, cụ thể là
nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước, văn
học Việt Nam cũng giống như văn học
một số nước Đông Nam á chịu ảnh
hưởng của văn hoá Trung Quốc - văn
học thời đại nhà nho và ảnh hưởng Nho
giáo Theo quan điểm Nho giáo, văn là
biểu hiện của đạo và được dùng truyền
đạt đạo lý thánh hiền, phải đem gương sáng đạo đức để giáo hoá Văn học hiện
đại vượt khỏi ảnh hưởng và hạn chế của văn học những thế kỷ trước mang tính chất trung đại Bản thân văn học có sự thay đổi từ quan niệm sáng tác đến tư tưởng thẩm mỹ, tính tự chủ của văn học, ngôn từ văn học, Với sự thay đổi của văn học, vấn đề con người cá nhân, cá tính trong văn học cũng có phương pháp biểu hiện khác nhau Bên cạnh đó các phương tiện kỹ thuật hiện đại ra
đời: in ấn, đánh máy, nhà in, nhà xuất bản, và chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi Các phương tiện đó đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hiện đại hoá nền văn học Hơn nữa viết văn bây giờ không còn là “nghề chơi” mà trở thành một “nghề kiếm sống” Trước yêu cầu của công chúng, độc giả thưởng thức đòi hỏi bản thân nền văn học phải đi vào quỹ đạo hiện đại Phạm Quỳnh là người
dễ dàng nắm bắt tính hiện đại của văn học đương thời vì ông là một trí thức Tây học
2.3 Phạm Quỳnh vốn xuất thân từ một gia đình phong kiến nề nếp lâu đời nên muốn giữ đạo Nho cổ truyền mà
ông cho là có những mặt tích cực đã thấm sâu vào tư tưởng, linh hồn dân tộc Tất nhiên ông cũng nhìn thấy
“những lề thói cổ hủ do chế độ phong kiến để lại, nào là lối học hư văn tầm chương trích cú “cái học nhại lại những bã rác của cổ nhân” không sáng lập ra một tư tưởng gì mới” [3, tr 1365] Hơn nữa Phạm Quỳnh là một trí thức được
đào tạo từ trường thông ngôn của Pháp
Ông có nhiều năm liên tục làm việc tại Viễn Đông Bác cổ học viện Nơi đây ông
có dịp đọc sách và tự học chữ Hán, vì thế căn bản học thức về Tây học của Phạm Quỳnh được mở mang rất sâu rộng Ông là người thông thạo tiếng
Trang 4Nguyễn Thị Thu Hiền quan niệm về thơ của phạm quỳnh , tr 22-29 Pháp và am hiểu nền văn học Pháp
Việc giảng dạy văn học Pháp, việc tiếp
xúc hàng ngày với các tác phẩm từ
Pháp gửi sang làm cho ông, cũng giống
như mọi trí thức đương thời, nhanh
chóng am hiểu những vấn đề của văn
học Pháp hiện đại Văn học Pháp tác
động một cách sâu sắc đến sự phát triển
về sau của văn học nước ta và làm nên
chỗ khác nhau giữa văn học Việt Nam
so với văn học các nước cũng ở Đông
Nam á do hoàn cảnh chung mà đi vào
quỹ đạo văn học thế giới Hơn thế nữa
loại văn nghị luận (phê bình, nghiên
cứu, lý luận văn học) vốn dĩ xuất hiện ở
nước ta rất sớm Khoảng thế kỷ XIV,
XV cha ông ta đã biên soạn, ghi chép,
bình luận dưới hình thức là những bài
bạt, bài tựa, hay những lời bình Đó là
lời tựa cho một tập thơ mới ra đời hay
thư từ trao đổi văn chương hoặc những
nhận định đánh giá “dù dưới hình thức
nào thì những bài bạt, bài tựa, lời bình
ấy đều mang nội dung nhận định, tổng
kết trên cơ sở phân tích văn bản nhằm
giao lưu đối thoại, đánh giá, gợi mở,
định hướng” [5, tr 55] Thể loại văn
nghị luận có những đóng góp cho văn
chương thẩm mỹ thời trung đại Sang
đầu thế kỷ XX hiện đại hoá lý luận, phê
bình lần đầu tiên xuất hiện trên Đông
Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí
Đặc biệt những bài bàn về thơ, về tiểu
thuyết trong Thượng Chi văn tập của
Phạm Quỳnh vừa tiếp nối thế hệ tiền
nhân, vừa bộc lộ tính chất mới mẻ của
tư duy phân tích phương Tây Dựa trên
những cơ sở có tính tất yếu đó Phạm
Quỳnh đưa ra một quan niệm về thơ
hiện đại
3 Trong Thượng Chi văn tập Phạm
Quỳnh đã có những bài viết cụ thể bàn
về thơ như Thơ là gì, Thơ ta, thơ Tây,
Thơ Baudelaire Ông được coi là người
tiên phong đưa ra quan niệm về thơ hiện đại Quan niệm đúng đắn và có tính khoa học của Phạm Quỳnh là cái mốc quan trọng cho người sáng tác và cả cho người nghiên cứu văn học hiện
đại về sau
3.1 Phạm Quỳnh đưa ra lý luận về thơ trên cơ sở làm rõ khái niệm “Thơ là gì” và những đặc trưng của Thơ hiện
đại Trong bài Thơ là gì ông đã chỉ ra Thơ không chỉ xét ở mặt hình thức: có vần và điệu mà phải xét thơ ở mặt “tinh thần” Phạm Quỳnh đã chỉ ra khái niệm
về thơ của người Tàu: “Thơ là một nghề phong nhã chủ diễn những tình ý cao thượng ra lời đẹp, có ảnh hưởng có tiết tấu, khiến cho người nghe được vui tai khoái trí” [7, tr 947] Nhiều nhà làm thơ ở Tàu, ở nước ta “coi thơ là một nghề phong nhã bằng đẳng với ba nghề khác nữa: cầm, kỳ, hoạ” Theo Thượng Chi, khái niệm của văn học Tàu đưa ra
là hợp về phương diện mĩ thuật mà thiếu tính triết lý Trong nhìn nhận của
ông, các nhà làm thơ phương Đông phần nhiều là những nhà mỹ thuật mà
ít khi là nhà triết lý Đối lập với khái niệm Thơ của người phương Đông, Phạm Quỳnh giới thiệu khái niệm Thơ của người phương Tây “người Tây coi Thơ vừa là mỹ thuật vừa là triết lý”, cái tinh thần của thơ “ta” và thơ “Tây” khác nhau là như vậy Từ chỗ giới thiệu quan niệm khác nhau về thơ của người phương Đông và người phương Tây, Phạm Quỳnh thừa nhận quan niệm về thơ của người phương Tây Ông đã quan tâm và dịch ra tiếng Việt bài diễn thuyết của một thi sĩ người Pháp Prutgéraldy rồi giới thiệu trong bài viết Thơ là gì của mình Theo ông ta “Thơ ví như một vị thần” nhưng rồi Thơ không phải là thần “đi tìm Thơ mà không biết Thơ ẩn vào chỗ nào vậy; có khi mình
Trang 5trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 tìm ở phương này mà Thơ ở chốn nọ,
cũng có khi gần Thơ mà không biết ra
Thơ; không phải rằng cứ có hình thể
Thơ mới ra Thơ” [7, tr 951] Điều này
có nghĩa là Thơ không chỉ có hình thức
bên ngoài, có vần có điệu là Thơ Cái
hình thức là cái người ta dễ bắt chước:
như vần với điệu, trắc với bằng, người
tầm thường mà dụng công mô phỏng
cũng làm được Thơ cần chú trọng ở mặt
“tinh thần” Thơ phải biết vượt qua thời
gian mà bước vào cõi “mới lạ có hứng
thú hơn” Người làm thơ không chỉ thay
đổi hình thức bề ngoài mà phải thay đổi
tư tưởng, tình cảm của chính mình,
phải đổi mới tâm hồn, tính cách của
mình “người ta sở dĩ khao khát tìm Thơ
mà không thấy Thơ vì chỉ biết ở bề
ngoài mà không biết tìm ngay ở mình”
[7, tr 955] Quan niệm về Thơ của thi sĩ
người Pháp đã được Phạm Quỳnh đồng
tình và giới thiệu một cách khá đầy đủ
thấu đáo
Phạm Quỳnh được coi là người mở
đường cho quan niệm về thơ của văn
học hiện đại Lưu Trọng Lư hơn chục
năm sau đó đưa ra định nghĩa: Thơ sở
dĩ là thơ bởi vì nó súc tích gọn gàng, lời
ít mà ý nhiều và nếu cần tới nghĩa chỉ
vì thi nhân không xuất diện một cách
trực tiếp, lời nói thi nhân phải là hình
ảnh Nhóm Xuân thu nhã tập quan
niệm về thơ như một cái gì đấy không
thể giải thích được bằng lời Họ đưa ra
định nghĩa về thơ: Thơ là sự rung động,
có rung động là có thơ Thơ là cái gì
huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao
siêu, hay thơ là đạo là tôn giáo là tình
yêu Sau này trong Từ điển thuật ngữ
văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đã có
quan niệm về thơ: Thơ là hình thức
sáng tác văn học phản ánh cuộc sống
thể hiện những tâm trạng những cảm
xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc
giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu Các tác giả đã thừa nhận định nghĩa về thơ của Sóng Hồng: “Thơ là một hình thức nghệ thuật cao quý, tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt, thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm lý trí kết hợp và có nghệ thuật Tình cảm và lý thuyết ấy được diễn đạt bằng những hiện tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường” [2, tr 309, 310] Trong bài diễn thuyết, Phạm Quỳnh quan tâm đến phần thi sĩ người Pháp đưa ra quan niệm về nhà thơ Theo thi sĩ người Pháp, ông cho rằng nhà thơ có hai hạng Mỗi hạng nhà thơ
có một cách diễn đạt khác nhau Đó là hai cách diễn tả: Một cách u ám và một cách rõ ràng Hạng thứ nhất là những nhà thơ có cách diễn tả u ám Họ làm thơ chỉ có cái cảm giác mơ màng về thơ, lối thơ này thường “mung lung, phiếu diễu” Hạng thứ hai theo ông là những nhà thơ có cách diễn đạt sáng sủa Những nhà làm thơ theo cách này thường trực tiếp với trí tuệ, cảm giác hồn thơ một cách thẳng hơn và diễn ra một cách minh bạch Thơ này thuộc về triết lý hơn là về âm nhạc, câu thơ dẫu vẫn có tiết tấu, đọc vẫn véo von mà đó chẳng qua là những cái bề ngoài, chính tinh thần ở nơi triết lý không phải ở chỗ
âm điệu Thi sĩ người Pháp có lý luận rõ ràng bằng một câu khái quát “âm nhạc
là thơ còn mờ, còn đục, triết lý là thơ đã sáng đã trong” [7, tr 961]
Từ quan niệm về thơ, về nhà thơ, thi sĩ người Pháp đã nhấn mạnh những
đặc trưng của thơ Pháp, theo ông thơ Pháp chú trọng về triết lý Nhiều bài thơ của các bậc thi hào Pháp thiên về trí nhiều hơn về tình, ưa triết lý hơn là
âm thanh Một số nhà thơ Pháp thế kỷ
19 chịu ảnh hưởng thơ nước Anh mà
“thơ nước Anh vẫn trọng về âm thanh”
Trang 6Nguyễn Thị Thu Hiền quan niệm về thơ của phạm quỳnh , tr 22-29 Nhưng người Pháp vốn ưa triết lý nên
thơ Pháp vẫn lấy rõ ràng, sáng sủa làm
trọng Từ đó tác giả đi đến nhấn mạnh
đề cao vai trò của các nhà làm thơ có
cách diễn đạt sáng sủa, thơ có nghĩa lý
rõ ràng thường tác động vào trí tuệ
người ta một cách sâu xa Còn thơ “mơ
màng phảng phất” đọc xong không để
lại trong tâm trí người ta một tí gì Thơ
Pháp mỗi thời có một đặc trưng riêng,
hồn thơ mỗi thời một thay đổi “Thế kỷ
17 là thời đại thơ văn toàn thịnh sau
này lấy làm đời cổ điển cho văn học
nước Pháp; Kể đến thế kỷ 18 thời nhân
tâm biến đổi, thời thế suy vi cho nên đời
ấy cái hồn thơ suy kém hơn cả; thế kỷ
19 thời chủ nghĩa lãng mạn hình thành
Các nhà thơ đều chỉ thờ một thần ái
tình, coi cuộc đời như một trường xuân
mộng, tha hồ mà đằm thắm mơ màng,
say sưa vui thú; Nay thế kỷ ta đây thời
cái hồn thơ xuất hiện thế nào? Hiện nay
chưa có thể mà đoán được mà biết được
Nhưng cũng có lẽ người đời theo đuổi
Thơ ở ngoài mãi đã nhọc sẽ tỉnh ngộ mà
quay về tìm Thơ trong tâm hồn mình và
cũng có lẽ tìm đấy thời thấy chăng?” [7,
tr 964, 965]
Giới thiệu bài diễn thuyết của thi sĩ
người Pháp tức là Phạm Quỳnh đã có ý
thức vận dụng những lý luận thơ của
người phương Tây vào việc sáng tác thơ
ta trong thời hiện đại
3.2 Từ việc đưa ra cách giải nghĩa
“Thơ là gì”, Phạm Quỳnh chú ý đến vấn
đề kết cấu thơ Sau này Bùi Văn
Nguyên, Hà Minh Đức từng giải thích
“Kết cấu thơ ca là sự tổ chức nội dung
cảm xúc và thi tứ Phần lớn nội dung
cảm xúc được tổ chức trên cơ sở sự vận
động và đối lập của tứ thơ giữa hiện
thực và mơ ước, giữa cái tôi và cái ta,
giữa hiện tại và quá khứ” [6, tr 87]
Lúc bấy giờ Phạm Quỳnh đưa ra hình
thức kết cấu mới về thơ Ông cho rằng
thơ có hai phần: “Một là âm điệu, hai là tình tứ, âm điệu là phần hình thức, tình
tứ là phần tinh thần” [7, tr 163] Hình thức kết cấu thơ mỗi nước khác nhau vì tiếng mỗi nước khác nhau thì âm điệu không giống nhau “nên thi luật của nước nào là riêng cho nước ấy” Còn
“tinh thần” thì thơ nước nào cũng giống nhau, “tinh thần” thuộc về cảm hứng, cảm hứng thuộc về lòng người mà lòng người thì nước nào cũng sướng, cũng khổ, cũng buồn, cũng vui như nhau Trong bài Thơ ta, thơ Tây, Phạm Quỳnh
đã đối sánh hai lối kết cấu của “thơ ta”
và “thơ Tây” để đi đến khẳng định đổi mới về kết cấu thơ là một nhu cầu cần thiết của văn học hiện đại
Phạm Quỳnh đã có một nhận xét xác đáng về luật thơ cũ “luật thơ cũng nghiêm như luật hình” Người làm thơ
đòi hỏi phải thuộc luật, bằng trắc không lẫn lộn, vần tất áp, luật tất niêm, điệu tất xứng, đối tất chỉnh Người nào không thuộc luật thì phạm vào những tội ghê gớm, nào là tội thất luật, tội thất niêm, tội khổ độc, tội trùng ý, tội điệp
điệu Thơ “ta” không những đòi hỏi về luật mà còn phân đủ loại: Thơ thất ngôn bát cú, Đường luật bát cú, thủ vĩ ngâm, bát cú liên hoàn, thất ngôn tứ tuyệt ba vần, ngũ ngôn bát cú Đặc biệt
là kết cấu thơ Đường luật của nó mang tính định sẵn Kết cấu của một bài thơ như một cái khuôn định sẵn những suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ Thơ Đường luật chia làm bốn phần: câu 1-2 là câu
đề (phá đề và thừa đề), hai câu 3-4 là câu thực, hai câu 5-6 là câu luận, hai câu 7-8 là câu kết Hình thức kết cấu là kết quả, là phương thức biểu hiện nội dung cảm xúc Hình thức kết cấu của thơ Đường gò bó có khuôn khổ như thế nên nội dung, cảm xúc theo Phạm Quỳnh là “Những bức tranh cảnh con con Đã là bức tranh để vẽ cái cảnh đẹp
Trang 7trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009 thiên nhiên hay là cảnh thú trong lòng
thì phải theo khuôn khổ, một bức tranh
phải phóng nét bút người thợ vẽ nghĩa
là phải làm thế nào truyền thần được
cái cảnh ấy trong mấy câu nhất định
không được hơn không được kém” [7, tr
50] Thơ “ta” thực chất là những bức
“phóng vẽ” của thơ Tàu Thơ ta theo
quan niệm nhà Nho: làm thơ để nói chí
(thi ngôn chí) để di dưỡng tinh thần,
khuyên điều thiện, răn điều ác, thơ là
công cụ giáo dục con người Nhận thức
được hạn chế của thơ Đường luật, Phạm
Quỳnh trở thành người đầu tiên “công
kích” thơ Đường: “Người ta thường nói
thơ là tiếng kêu tự nhiên của con tâm
Người Tàu định luật nghiêm cho nghề
làm thơ là muốn chữa lại, sửa lại tiếng
kêu ấy, làm cho nó hay hơn, trúng vần,
trúng điệu hơn, nhưng cũng theo đó mà
làm mất đi giọng thiên nhiên vậy” [7,
tr 50, 51]
Thơ phương Tây, nhất là thơ Pháp
nhấn mạnh “cảm xúc tự nhiên” Phạm
Quỳnh đã đưa ra đối sánh “thơ ta” với
“thơ Tây” bằng việc giới thiệu một bài
thơ Đường luật Qua đèo ngang và một
bài thơ Pháp Theo ông Qua đèo ngang
tuy được coi là tuyệt bút nhưng phần
nhân công nhiều, vẽ tự nhiên ít, chỉ là
một bức tranh cảnh Cùng đầu đề ấy,
cảm hứng ấy mà vào tay một nhà thơ
Tây thì nét bút đậm đà hơn lời thấm
thiết, giọng điệu hùng hồn biết chừng
nào Thí dụ như bài thơ Buổi chiều chơi
núi cũng tả cảnh buổi chiều chơi núi mà
cảnh tình man mác gợi ra bao nhiêu ý
tứ cao thượng, bao nhiêu tư tưởng thâm
trầm Từ việc đối sánh “thơ ta” với “thơ
Tây”, Phạm Quỳnh đã nhận ra sự khác
biệt rõ ràng giữa hai nền thơ này: “Một
bên vụ bề nhân công, một bên chuộng
vẻ thiên thú Vụ bề nhân công thì chủ
lấy cực kỳ tinh sảo, làm bài thơ như
chạm một hòn ngọc, uốn một cái cây,
sửa một vườn cảnh, thế nào trong cái giới hạn nhất định thêu nên bức gấm trăm hoa Chuộng vẽ thiên thú thì nhà thơ tự coi mình như cái phong cầm, tuỳ gió thổi mà nên tiếng:
Tiếng trong như hạc bay qua, Tiếng đục như suối mới sa nửa vời, lời thơ phải tuỳ theo lớp sóng trong lòng
là khi dài, khi ngắn, khi thấp, khi cao không thể cầm giữ trong phạm vi nhất
định” [7, tr 65].
3.3 Vận dụng lý luận phê bình mang tư duy phân tích của văn học phương Tây vào nghiên cứu văn học Việt Nam, Phạm Quỳnh đã giới thiệu phê bình thơ văn mới Trong Thượng Chi văn tập ông đã chọn và giới thiệu Một tấm lòng của Đoàn Như Khuê Ông khen Đoàn Như Khuê có biệt tài làm thứ thơ đa sầu, đa cảm Cái đặc sắc của
“tấm lòng” là thi nhân biết cảm sâu hơn người thường bởi thế mà dễ sinh ra sầu Bài thơ hay nhất trong Một tấm lòng theo Phạm Quỳnh là bài Bể thảm và
ông chê những bài văn xuôi trong tập thơ văn ấy: “Đại để ông Hải Nam hay văn vần hơn văn xuôi, những bài văn xuôi của ông như bài Tựa, bài Bàn về chữ tình còn chưa được luyện lắm Bài
“tựa” thì khí lôi thôi, mà bài “tình” thì
có lắm đoạn hơi buồn cười” [7, tr 202]
Lý luận về thơ mà Phạm Quỳnh đưa ra một mặt nhằm kêu gọi thi sĩ nước ta nên học tập, tiếp thu “tinh thần” thơ phương Tây, mặt khác, ông nhận thấy
“sửa lối thơ cũ” cũng phải dần dần không thể phá bỏ trong một ngày cái khuôn đã dùng từ xưa đến nay Theo
ông tiếp thu “tinh thần” thơ phương Tây trước hết chưa cần “sửa lại âm điệu vội, mà cốt nhất nuôi lấy cảm hứng” Để minh chứng cho lý luận của mình ông
đã giới thiệu một nhà thơ tầm cỡ của nước Pháp thế kỷ XIX: Baudelaire
Trang 8Nguyễn Thị Thu Hiền quan niệm về thơ của phạm quỳnh , tr 22-29 Phạm Quỳnh đã giới thiệu một cách
khá tỉ mỉ, chi tiết về cuộc đời, con người,
tư tưởng và tập thơ“ác hoa” (Fleurs du
mal) đem lại vinh quang cho
Baudelaire Phạm Quỳnh thừa nhận
cách đánh giá của các nhà phê bình
phương Tây về thơ Baudelaire rằng ông
đã cống hiến cho người đời một cái
“rùng mình mới lạ” Đồng thời Phạm
Quỳnh đã có những đoạn bình khá sắc
sảo về những rung động sâu kín, đau
đớn, về những cảnh éo le mà bi thảm
của hồn thơ Baudelaire: “Ông vốn ham
những mĩ lệ trang nghiêm, nhưng tả
cảnh ấy ra không phải cầu lấy sự khoái
lạc cho mình, tả ra chỉ chứng cho cái
sầu khổ ở đời, tả ra để cho biết rằng ở
đời không hề có vậy Nhưng ông vẫn rất
ham sự thực nữa lấy làm của báu nhất
đời Một đời ông từng trải đủ mọi cảnh
khổ, cảnh nghèo, cảnh ốm, cảnh đói,
cảnh rét, cảnh đau đớn, cảnh bi thương,
cảnh mất người yêu Bởi thế lời thơ ông
bi đát vô cùng” [7, tr 167]
Phê bình văn thơ mới của Đoàn
Như Khuê và giới thiệu thơ Baudelaire
có nghĩa Phạm Quỳnh rất quan tâm coi
trọng tư duy thơ phương Tây Theo ông
thơ phương Tây, cụ thể là thơ Pháp chú
trọng mạch cảm xúc chân thực tự
nhiên Thế giới nội tâm của con người
đa dạng và phức tạp được giải bày một
cách thoải mái trong thơ Nó hoàn toàn
đối lập với cảm xúc gò bó có tính chất
định sẵn của thơ Tàu, thơ ta Chính
Hoài Thanh - Hoài Chân, trong Thi
nhân Việt Nam, khi đánh giá, tổng kết
về nghệ thuật thơ mới đã “viện dẫn”
quan niệm về thơ Phạm Quỳnh và cho
rằng Phạm Quỳnh là người đầu tiên
“công kích” thơ Đường Trong cuốn Thơ
mới trong nhà trường phổ thông (xuất
bản 2008) Phan Huy Dũng cũng thừa
nhận lý luận của Phạm Quỳnh: trong
buổi đầu của Thơ mới hẳn các nhà thơ
rất tán đồng với nhận định của Phạm Quỳnh khi ông bàn tới “tâm lý lối thơ”
Và tác giả tiếp tục khẳng định: “Tôn trọng dòng chảy tự nhiên sống động của cảm xúc là một hiện tượng mới trong thơ liên quan đến sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, của khát vọng “thành thực”
được nói rõ “những điều kín nhiệm u uất” được công khai xem cái tôi cá nhân như một khách thể nhìn đời hợp pháp” [1, tr 14] Phạm Quỳnh phê bình và giới thiệu thơ Pháp nhằm mong muốn thi sĩ nước ta nên học tập “tinh thần” thơ Tây để thay đổi cảm xúc làm thơ
đáp ứng yêu cầu của công chúng thời
đại mới
4 Lý luận về thơ của Phạm Quỳnh
mở ra định hướng cho cả người sáng tác
và người nghiên cứu Những bài bàn về thơ được ông viết chủ yếu ở giai đoạn
đầu (1917-1922) khi nền văn học mới
đang trong thời kỳ phôi thai, kiến tạo
Lý luận về thơ của ông được xem là đi trước thực tiễn sáng tác một bước Tuy trên thi đàn lúc bấy giờ đã bắt đầu xuất hiện những phá cách về thơ như Tản
Đà, Đoàn Như Khuê Nhưng ở thời
điểm đó chưa có một sáng tác nào của các nhà thơ, nhà văn có thể đáp ứng tất cả những tiêu chí mà Phạm Quỳnh đề
ra Lý luận đó được hiện thực hoá vào những năm (1932-1945) khi phong trào Thơ mới nở rộ những phong cách: Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử Phạm Quỳnh là người mở đầu cho loại hình người viết lý luận và phê bình trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam Mãi về sau mới xuất hiện các cây bút phê bình sáng giá như Phan Khôi, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan Ông xứng đáng là một tác gia lý luận văn học của văn học giao thời đầu thế kỷ XX
Trang 9trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 1b-2009
Tài liệu tham khảo
[1] Phan Huy Dũng, Thơ mới trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, 2008
[2] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, tái bản 2007
[3] Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới mới, 2004
[4] Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, NXB Giáo dục, 1995
[5] Mã Giang Lân, Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000
[6] Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, Thơ ca hình thức và thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006
[7] Phạm Quỳnh, Thượng Chi văn tập (5 tập in chung), NXB Văn học, 2006
[8] Trần Văn Toàn, Cảm quan thế giới trong lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh và tác động của nó trong tiến trình văn học, Nghiên cứu văn học, Số 9,
2008
SUM MARY
Pham Quynh's conception of poetry
in work Thuong chi van tap
Pham Quynh is considered to be a critic who marked the beginning for critical theory in the history of Vietnamese literature In his own work Thuong chi van tap, Pham Quynh came up with the ideas about modern poetry, based on social and literary change and authors’ knowledge about the tendency of the times Pham Quynh applied critical theory with analytic thought from Western literature to study Vietnamse literature
(a) Cao học 15, chuyên ngành Văn học Việt Nam, trường đại học vinh