Văn học Trung Hoa đãsớm được bạn đọc Việt Nam yêu thích từ Đường thi, tiểu thuyết chươnghồi… Vườn văn Trung Quốc đương đại đang rực rỡ khoe sắc với các tên tuổitiêu biểu như : Vương Mông
Trang 1MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của văn học Trung Hoa vận động cùng với sựphát triển của xã hội.Việt Nam chúng ta là nước chịu ảnh hưởng rất lớn củanền văn hóa Trung Hoa điều này chúng ta không thể phủ nhận, đặc biệt là vềvăn học chúng ta đã tiếp thu trên tình thần chọn lọc Văn học Trung Hoa đãsớm được bạn đọc Việt Nam yêu thích từ Đường thi, tiểu thuyết chươnghồi…
Vườn văn Trung Quốc đương đại đang rực rỡ khoe sắc với các tên tuổitiêu biểu như : Vương Mông, Mạc Ngôn, Trương Hiền Lượng, Giả Bình Ao,Phùng Ký Tài, Trương Khiết, Thẩm Dung… Có một người tự nhận mìnhkhông hợp với cái ồn ã của văn đàn Trung Quốc hiện nay, nhưng dường nhưkhi lạnh lùng với ánh hào quang của vòng nguyệt quế, ông lại được các văn
sỹ kính phục hơn cả Đó là nhà văn Lý Nhuệ - một trong những cột trụ lớnnhất của văn học Trung Quốc đương đại
Sinh năm 1950 tại Bắc Kinh, Lý Nhuệ bắt đầu sự nghiệp viết văn từ năm
1970 Văn Lý Nhuệ sâu lắng, gần gũi với đời với người Dù đề tài có khácnhau nhưng các tác phẩm của ông đều xoay quanh một chủ đề duy nhất: khámphá bản chất đời sống con người
Năm 1998 Lý Nhuệ được bầu làm Phó chủ tịch hội nhà văn tỉnh SơnTây Năm 2003 ông từ chức và cũng xin rút khỏi hội nhà văn Trung Quốc,làm một người viết văn tự do
Viết về đề tài lịch sử, Lý Nhuệ đã thổi vào đó cảm hứng hiện đại Triết límới về lịch sử, về con người được Lý Nhuệ thể hiện qua nghệ thuật tự sự vừatruyền thống vừa hiện đại
Hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm của Lý Nhuệ chưa đượcgiới nghiên cứu Việt Nam chú ý nhiều Chúng tôi chọn tiểu thuyết “Chốnxưa” làm đề tài nghiên cứu cho niên luận của mình
Trang 22.Lịch sử vấn đề
Chỉ trong 347 trang, Chốn xưa đã phản ánh chiều dài lịch sử Trung
Hoa cận đại đầy khốc liệt Bằng cách biểu tượng hóa các giá trị và lực lượng
xã hội thành những con người và sự việc cụ thể, với lối viết không gian đồnghiện, thời gian lịch đại xếp chồng, lịch sử đã được dồn nén tối đa, có khi chỉtrong một trang ông đã nén lại cả chiều dài nhiều thập kỷ Đồng thời , kỹthuật thể hiện tương phản giúp chuyển tải được đầy đủ tính khốc liệt của lịch
sử, qua đó cho thấy thái độ quyết liệt không khoan nhượng của tác giả , chínhnhững điều này đã làm nên thành công lớn của tác phẩm
Đọc Chốn xưa người đọc có cảm tưởng như có hai nước Trung Hoa,
một Trung Hoa đầy tính nhân văn đáng kính và một Trung Hoa bạo liệt, thổphỉ Phải chăng đất nước rộng lớn này kết hợp cả hai nền văn minh lúa nước
và du mục nên đã sản sinh ra một Trung Hoa đầy mâu thuẫn
Ấn tượng lớn nhất sau khi đọc Chốn xưa, không phải là bi kịch của từng
cá nhân mà là bức tranh toàn cảnh – LỊCH SỬ – lịch sử vô lý là nhân vậtchính trong tiểu thuyết của ông
Nói như Vương Trí Nhàn, trong khi miêu tả lịch sử, Lý Nhuệ đã manglại cho nó một “bộ mặt người”
Chốn xưa giúp người đọc hiểu rỏ về một thời đại lịch sử đã qua, từ đó
giúp chúng ta tránh lập lại những sai lầm của lịch sử Chúng ta hiểu quá khứ
để sống cho hiện tại và hướng đến tương lai
3.Đối tượng nghiên cứu
Sở dĩ người viết chọn nghiên cứu về thế giới nhân vật, bởi tìm hiểu vềnhân vật chính là công cụ tốt nhất để người đọc thấu hiểu và đồng cảm đượcvới tác giả Nhân vật là thành quả lao động nghệ thuật thiết thực nhất củangười nghệ sĩ Mỗi tác giả bao giờ cũng tạo dựng cho mình một thế giới nhânvật riêng biệt, nhận diện những gương mặt ấy là nhiệm vụ của bạn đọc trướckhi bước vào thế giới nghệ thuật riêng của nhà văn.Chính vì vậy niên luận này
Trang 3xin nghiên cứu về khía cạnh nhân vật trong tác phẩm “Chốn xưa” của nhà văn
Lý Nhuệ
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Niên luận này người viết sử dụng phương pháp tiếp cận,phân tích văn bản, phương pháp nghiên cứu tài liệu thống kê, tổng hợp cùngcác phương pháp khác
Ngoài phần mở đầu và kết luận công trình này gồm có 3 chương:
Chương 1:Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật
Chương 2:Nhân vật trong tiểu thuyết “Chốn xưa”
Chương 3:Bút pháp nghệ thuật và quan niệm sáng tác của tác giả
Trang 4Nội dung
Chương 1:Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật
1.1.Khái niệm nhân vật văn học
Nói đến văn học nhân vật là nói đến con người được miêu tả,thể hiệntrong tác phẩm bằng phương tiện văn học.Nhân vật đó chính là phương tiện
cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng.Miêu tả conngười, đó chính là việc xây dưng nhân vật của nhà văn.Ở đây cần chú ý rằng,nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,đókhông phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ
là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghềnghiệp, tính cách…
Giáo trình Lý luận văn học(Hà Minh Đức chủ biên) định nghĩa về nhânvật “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đờisống trong một thời kì lịch sử nhất định”
Trong 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân,cho rằng: “Nhân vật vănhọc là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thểđược xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy”
Có thể thấy nhân vật là một phương diên quan trọng nhất để thể hiện tưtưởng của tác phẩm Nó được đặt ở phương diện hàng đầu trong hình thức củatác phẩm, quyết định phần lớn cốt truyện, ngôn ngữ Các nhân vât liên kếtvới nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh Hệ thống nhân vật bộc lộ nộidung tác phẩm nhưng có khi tự nó lại là một trong các phương diện kết cấutác phẩm
1.2.Nhân vật từ tiểu thuyết truyền thống đến tiểu thuyết hiện đại
Nhân vật trong tiểu thuyết từ truyền thống tới hiện đại là cả một quá trìnhphát triển, có sự cách tân, có sự đổi mới Sự đổi mới chỉ có thể hiểu đượctrong mối liên hệ với truyền thống Nói như vậy có nghĩa là nhân vật trong
Trang 5tiểu thuyết truyền thống và nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại-giữa chúngkhông phải chỉ có sự đối lập và khác biệt mà có thể có sự tồn tại song songcủa những yếu tố truyền thống bên cạnh yếu tố hiện đại, yếu tố mới.
Chương 2:Nhân vật trong tiểu thuyết “Chốn xưa”
2.1.Vài nét về tác giả Lý Nhuệ và cuốn tiểu thuyết
Tác phẩm Chốn xưa được dịch sang tiếng Việt đầu năm 2007, từ khi xuất bản Chốn xưa của Lý Nhuệ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước
giới thiệu Chốn xưa” Dữ dội, bi thảm đó là những ấn tượng đầu tiên mà
Chốn xưa -”một trong những cuốn sách đáng kinh ngạc nhất về Trung Quốc”
với độc giả Việt Nam trong thời gian gần đây
Lấy bối cảnh tại Ngân Thành, một vùng tỉnh lẻ chuyên nghề làm muối
mỏ, Chốn xưa xoay quanh số phận chìm nổi của hai dòng họ thanh thế Lý và
Bạch trong dòng xoáy thảm khốc của lịch sử Trung Hoa thế kỷ hai mươi Quahơn ba trăm trang truyện, Lý Nhuệ đã đưa người đọc trở lại chốn xưa và thuởxưa, từ những ngày danh gia vọng tộc với ghế kiệu, phòng trà, Cửu Tư đườngthâm nghiêm và Bạch viên xa hoa lộng lẫy cho đến buổi thời thế đổi thay,những cuộc binh biến, bạo loạn rồi Đại cách mạng Văn hóa, và câu chuyệndừng lại ở những tháng ngày hiện tại Hiện lên trên phông nền lịch sử đầysóng gió ấy là thân phận bất hạnh của các nhân vật Từ người trung hậu tiếtnghĩa đến kẻ bất nhân phải loạn, bậc vương tôn công tử cho đến người gánhnước thuê…tất cả cuối cùng đều trở thành vật hiến sinh cho những cuộc cáchmạng, những cuộc thảm sát và tắm máu Câu chuyện khép lại bằng hình ảnh
Lý Kính Sinh, người con trai duy nhất còn lại của dòng họ Lý nhận được tinngười bác ruột Lý Tử Vân đã chết trong một chung cư dành cho người giàtrên đất Mỹ
2.2.Cuộc đời các nhân vật trong tiểu thuyết “Chốn xưa”
Lý Nãi Chi sinh năm 1910 thời Tuyên Thống – vị hoàng đế cuối cùng
Lý Nãi Chi có hai người chị là Lý Tử Hận và Lý Tử Vân Cha mẹ chết sớm,chị em Nãi Chi ở cùng với Lý Nãi Kính tộc trưởng họ Lý của Cửu Tư Đường
Trang 6Năm 17 tuổi, Lý Nãi Chi chứng kiến cái chết của người thầy Triệu Bá Nho bịhành hình sau cuộc bạo động Thu Thu của nông dân, anh bị chấn động Vậy
là, cuộc thảm sát tháng 12 năm 1927 ở Ngân Thành đã tạo nên một thanh niên
bi phẫn Trong nhật ký anh viết: “….Tôi làm thế nào để thoát khỏi cái thế
giới này?…Có cần thiết phải thay đổi cái thế giới bị tê liệt này không?…Sống như thế này không chút hứng thú, buồn thảm vô cùng! Đọc lại “Gào thét” của Lỗ Tấn, lẽ nào mọi người đều như kẻ ăn thịt người trong “Nhật ký người điên” cả hay sao?… Nghe chị Vân nói, tin tức trên tỉnh và ở các tỉnh khác, càng cảm thấy Trung Quốc thật sự vô vọng.” Rời Ngân Thành lên tỉnh học,
Nãi Chi tham gia phong trào sinh viên biểu tình, diễn thuyết trên đường phố,rải truyền đơn chống Nhật Cuối cùng, chỉ còn một tháng nữa tốt nghiệp, anh
bị đuổi học Nãi Chi bình thản từ chối tấm bằng đại học Được Cách mạngmóc nối anh tham gia hoạt động bí mật, lợi dụng là người nhà với dòng họCửu Tư Đường làm vỏ bọc, anh trở về Ngân Thành trà trộn với những ngườicông nhân đào muối Vì lý tưởng anh hiến dâng cả sự sống và tình yêu củamình Nãi Chi từ chối mối tình của Bạch Thu Vân, đi hoạt động cách mạngcho đến khi bị Quốc dân đảng bắt giam kết án tử hình năm 1939 Nhờ ngườichị thứ hai: Lý Tử Vân – vợ của tướng Dương Sở Hùng (một vị tướng của
Quốc dân đảng) can thiệp, trên pháp trường xử bắn, “ theo mật lệnh của
Dương Sở Hùng, viên đạn lẽ ra phải xuyên tim anh thỉ chỉ bắn gãy xương sườn”, Nãi Chi được hai người chị cứu sống Trốn thoát, anh được Bạch Thu
Vân chăm sóc, nàng cùng anh tham gia cách mạng đến ngày thắng lợi NãiChi sống ở Bắc Kinh và sau đó từ Cục trưởng anh lên Thứ trưởng, đúng lúc
thời “Đại cách mạng văn hóa” loại bỏ những phần tử có lý lịch “tư sản tự do” Vậy là, Lý Nãi Chi chỉ trong một đêm biến thành kẻ phản bội, gián điệp
nằm vùng cùng mấy thứ trưởng được đưa lên Trường cán bộ 7/5, cải tạo laođộng Nãi Chi được phân công chăn bò trên nông trường giá lạnh Vào mộtđêm giá rét, trong chuồng bò ở tỉnh Giang Tây, Lý Nãi Chi bị thổ huyết vàchết lặng lẽ khi ngoài trời tuyết bay trắng xóa Đến lúc chết Nãi Chi vẫn còn
Trang 7thảng thốt viết chi chít trên tờ Nhân dân nhật báo một từ: “…cách mạng, cách
mạng, cách mạng, cách mạng… chữ dày ken, chữ nọ nối tiếp chữ kia Không
ai hiểu ông viết thế để làm gì, không ai hiểu tâm trạng ông khi viết những chữ
ấy lên trang báo” Nó vẫn còn là một dấu hỏi?
Bạch Thu Vân là con gái của Bạch Thụy Đức, một nhà doanh nghiệp cóthực lực tài chính hùng hậu ở Ngân Thành Bạch Thụy Đức du học từ Mỹ vềđem theo những kiến thức khoa học kỹ thuật làm thay đổi phương thức sảnxuất lạc hậu Ông là người đầu tiên đưa cơ giới vào khai thác muối, sản xuấtmuối theo phương thức hóa học, cũng là người đầu tiên ở Ngân Thành mua ô
tô Ford bốn máy, xây biệt thự tráng lệ kiểu Tây phương Gia đình Bạch ThuVân và biệt thự Bạch Viên trở thành cảnh Tây trong con mắt người NgânThành Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thương gia giàu có nhưng BạchThu Vân là một tiểu thư khuê các có đầu óc cấp tiến, nàng được gia đình cholên tỉnh học cùng trường với Lý Tử Vân chị của Lý Nãi Chi Biết Nãi Chi yêumình nhưng từ chối, Thu Vân đau khổ Về sau, khi Lý Nãi Chi bị án tử hìnhvượt thoát, nàng lén trốn gia đình, bỏ học quyết tâm theo người yêu, không sợgian khổ, hiểm nguy Bạch Thu Vân và Lý Nãi Chi sinh được ba người con
Lý Kinh Sinh, Lý Diên An và Lý Tiểu Nhược Ngày chồng bị bắt cải tạo, họ
để lại cho nàng một tờ “Mệnh lệnh”, bắt nàng phải “triệt để phân rõ ranh giới
với tên phản bội, gián điệp, phải tố giác tội trạng, đồng thời trong một ngày gần đây sẽ phải tham gia đội lao động cải tạo lũ tà ma quỷ quái, nếu không
sẽ chung số phận không đáng bãi cứt chó như Lý Nãi Chi” Trương Tài, viên
quản lý đội cải tạo lao động là một công nhân nông nghiệp, rất thô khỏe.Được làm đội trưởng đội cải tạo anh vui lắm, vì ngày nào cũng nắm trong taycác quan ông, quan bà Trong đội, hắn đặc biệt rất khoái Thu Vân, đơn giản vìnàng là quan to nhất Vợ thứ trưởng Ngày đầu tiên, hắn phân công nàng đảophân ở hai cái bể lớn để múc phân tưới rau, hành hạ nàng như một thú vui
“Hôm nay đội ta có thêm một nhân vật cỡ bự, bà phu nhân thứ trưởng, hãy
nhìn đôi găng tay này, trắng qúa! Tôi nghe nói, hiện tại y không được phát
Trang 8lương nữa, tiền tiết kiệm cũng bị tổ chuyên án giữ, bây giờ thì chúng ta bình đẳng như nhau Tôi làm lụng cả đời mà cũng không có nổi đôi găng tay này, vậy bà nghĩ bà là thứ của quý gì? Bà còn tỏ ra là lá ngọc cành vàng ở đây hay sao, bà cũng như những người kia, mẹ kiếp bà, bà cũng chỉ là đồ cứt chó!” Bạch Thu Vân trải qua hai năm cải tạo lao động, trở thành một công
nhân nông nghiệp đúng tiêu chuẩn, làm cỏ, cắt lúa, gánh nước, quạt thóc, háibông, phun thuốc trừ sâu… việc gì cũng thạo Đến một ngày mệt mỏi tậnxương tủy, không chịu đựng được nữa nàng uống thuốc ngủ tự tử, mong lấycái chết để chấm dứt cuộc sống tù túng, mòn mỏi và khốn khổ
Bé Lý Chi Sinh cháu trai của tộc trưởng Lý Nãi Kính khi vừa chào đời
mẹ chết, lại đúng vào lúc cả gia tộc 32 người đàn ông nhà Cửu Tư Đường bịđem xử bắn “vì là bọn địa chủ phản cách mạng” Mồ côi cha mẹ, Chi Sinhđược Lý Tử Hận đem về nuôi Cuộc “Đại cách mạng văn hóa” 1966 Chi Sinhmới là cậu bé vừa lên trung học, em bị lũ bạn cùng lớp đánh hội đồng vì là
“chó con của nhà Cửu Tư Đường” Hai hôm sau, lũ bạn học của Chi Sinh,tràn vào bắt “chó con” Chi Sinh lên cầu “Hồng Vệ” để “tẩy não” Tất cảnhững ai bị gọi là “yêu ma quỷ quái”(từ của Mao chủ tịch viết trong cuốn cẩmnang) đều bị dẫn lên cầu, ném xuống sông Ngân Khê Những ngày ấy, quầnchúng cách mạng trống giong cờ mở đứng chật hai bờ sông Bé Chi Sinh khóclóc, kêu la thảm thiết cũng chẳng ích gì, em cũng bị lôi lên cầu và ném xuốngsông
Ông Đông đầu bạc trắng – người gánh nước thuê cho gia đình Cửu Tư
Đường – là tên nô lệ trung thành - vì nhảy xuống sông cứu Chi Sinh, nên bị
đòn hội chợ máu me đầm đìa, ngất xỉu Cả hai một trẻ một già đều bị ném trởlại dòng sông cuộn xiết, trong tiếng hò reo rầm trời
Lý Tử Hận chị cả của Lý Nãi Chi và Lý Tử Vân là một người đàn bàmang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông Người congái xinh đẹp, mảnh mai nhưng lại có một nghị lực phi thường Nhẫn nhục hysinh suốt cuộc đời vì người thân Từ năm lên bảy, đã nhận trách nhiệm của
Trang 9người cha căn dặn trước khi ông mất: “ Tử Hận, con đã bảy tuổi, con là chị,
có câu này cha dặn con phải nhớ: tất cả không là gì, chỉ có sự học là cao nhất Các em con lớn lên, nhất thiết con phải để các em học hành nên người”.
Bắt đầu từ đó nàng đã gánh trách nhiệm làm cha và cả làm mẹ dạy dỗ hai em.Năm hai mươi bốn tuổi, khi Lý Nãi Chi và Lý Tử Vân băn khoăn khôngmuốn lên tỉnh học vì lo chị một mình ở quê nhà, Tử Hận đã dùng nhan châm
tự hủy hoại nhan sắc của mình, ăn chay niệm Phật để cho hai em toàn tâm ýlên tỉnh học, không bận tâm về mình Khi dòng họ Cửu Tư Đường 32 người
từ già đến trẻ bị bắn chết, Tử Hận đem đứa cháu mới sinh mồ côi cha mẹ củadòng họ về nuôi cho đến ngày đứa trẻ bị ném xuống cầu “Tẩy nảo” Lặng lẽchôn cất người thân, Tử Hận sống âm thầm và sau đó chết trong ngôi nhàhoang vắng ở Cửu Tư Đường không một ai hay biết
Kết thúc tác phẩm là cái chết cô đơn của Lý Tử Vân vợ tướng Dương SởHùng – người cuối cùng của nhà Cửu Tư Đường – tại khu chung cư người già
ở bang Virginia, nước Mỹ vào những năm cuối thập kỷ 80 thời Trung Quốcđổi mới
Thông qua những cái chết của hai dòng họ Lý, Bạch, tác giả phản ảnh rõnét bi kịch con người trong dòng chảy lịch sử Trung Hoa suốt thế kỷ 20
2.3.Ý nghĩa những cái chết trong tiểu thuyết “Chốn xưa”
Trong một lần phỏng vấn người ta hỏi ông: “Trong tiểu thuyết của ông
có nhiều người bị giết và nhiều cảnh giết người, ông định nói lên điều gì?”.
Lý Nhuệ trả lời: “Một bộ lịch sử nhân loại cũng có thể coi đấy là một bộ
lịch sử tàn sát Thông thường, một nhóm người này muốn chứng tỏ và quán triệt một ý chí này, đã tàn sát một nhóm người khác; sau một thời gian, nhóm người kia muốn chứng tỏ và quán triệt ý chí, lại tàn sát nhóm người này Cuối cùng, lịch sử sẽ vứt bỏ tất cả những cái gọi là ý chí thuộc về con người,
để những số phận bị tiêu diệt tỏ rõ nỗi cô đơn, đau khổ và sự hoang đường vô lý… Hầu hết những nhân vật chính trong tiểu thuyết của tôi đều chết, họ không làm anh hùng để chết, họ chết trong dòng chảy của lịch sử…Không thể
Trang 10trốn chạy cái chết những năm tháng ấy, ý nghĩa của những cái chết và bao năm tháng cuộc đời mất đi khiến tôi cảm thấy sâu sắc nỗi đau của con người
vì con người”
Thầy giáo Triệu Bá Nho – tượng trưng cho những nhà nho yêu nước làmcách mạng thời kỳ đầu say mê và tin tưởng vào lý tưởng của chủ nghĩa Mácmặc dù biết cuộc khởi nghĩa sẽ thất bại, bản thân không cho phép cậu học trò
Lý Nãi Chi tham gia, nhưng vẫn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, bìnhthản lên pháp trường xử trảm
Trần Cẩu Nhi – tượng trưng cho tầng lớp nông dân tham gia bạo lực cáchmạng rất nhiệt tình và hiệu quả do lòng đố kỵ và hận thù giai cấp mà không
có chút khái niệm về lý tưởng chính trị nào, loại người có công với cách mạngnhưng kém hiểu biết cũng nhanh chóng trở thành tai họa của nhân dân
Lý Nãi Kính tộc trưởng nhà Cửu Tư Đường – tượng trưng cho thànhphần Trung Hoa phong kiến cổ truyền – sống nhân nghĩa, trách nhiệm, khônngoan lèo lái cả gia tộc vượt qua bao thăng trầm binh biến, loạn lạc nhưng
cuối cùng thời “Tập thể hóa ruộng đất” – dòng họ nhiều đời mở hầu bao cứu
trợ, giúp đỡ biết bao người nghèo khổ học hành- lại bị cách mạng đem xử bắn
vì được xem là thành phần địa chủ “phản cách mạng”
Lý Nãi Chi – một trí thức mới mang khát vọng lớn lao muốn thay đổi xãhội – dám từ bỏ mảnh bằng đại học, tham gia cách mạng những ngày đầu đểcuối cùng trong “Đại cách mạng văn hóa” vì không chứng minh được lý lịch
“trong sạch” của mình, phải đi cải tạo chăn bò và chết âm thầm trên nôngtrường lạnh giá
Lý Tử Hận – tượng trưng cho giá trị nhân văn cao cả của truyền thốngTrung Hoa – hy sinh suốt cuộc đời vì người thân, rốt cuộc cũng không bảo vệđược đứa cháu đích tôn bị “quần chúng” vứt xuống sông “tẩy não”, sau đóchết âm thầm trong ngôi nhà Cửu Tư Đường không ai hay biết
Bạch Thu Vân, con gái một thương gia giàu có nức tiếng Ngân Thành –tượng trưng cho lớp nhà giàu mới, ảnh hưởng Tây học, sẵn sàng vì tình yêu
Trang 11theo chồng tham gia cách mạng, cuối cùng vẫn bị xem là “tiểu thư thối tha
con nhà tư sản” bị đày ải lao động trên nông trường, mệt mỏi đói khổ đến
cùng cực phải tự tử để thoát khỏi sự khổ ải của kiếp người
Đó là những bi kịch
Cái “chân lý” mà biết bao người hy sinh khi đi tìm, không ngờ đã lầnlượt giết chết họ Đầu thế kỷ 20, khi người Trung Hoa đang lúng túng đi tìmlối thoát cho một xã hội phong kiến đến thời suy tàn, họ phân vân giữa nhiềungã đường – phóng tầm nhìn sang Nhật, sang Tây,…bất ngờ chạm đến chủnghĩa Marx-Lenin, cứ ngỡ phát hiện ra “chân lý”, cái gọi là chân lý mang tính
“khoa học” đó đã được Mao Trạch Đông bùa phép cho tham vọng cá nhân vàchủ nghĩa dân tộc – biến Trung Hoa thành một chảo dầu sôi
Trãi qua bao biến động của đất nước, Lý Nhuệ thấm thía nhận ra điềucay đắng: “Tính vô lý của lịch sử đã tàn nhẫn dìm chết sinh mạng con người,
khiến tôi thể nghiệm sâu sắc rằng lịch sử vô lý nhất lại được tạo ra từ nhân
loại có lý tính nhất, con người tự tạo ra cảnh khốn cùng không thể giải thoát
của chính mình Đó là một bi kịch lớn, một nỗi đau vô cùng tận”
Đó còn là sự vô lý trong cách mà mỗi con người lao theo cái ác với toàn
bộ ý chí một cách tự nguyện
Lưu Quang Đệ, nhân danh bước đi của lịch sử vì quyền lợi của giai cấp
vô sản đạp lên tình nhà hủy hoại giá trị truyền thống Trung Quốc, xung phongbắn phát súng đầu tiên vào ông trẻ của anh là Lý Nãi Kính- được coi là phần
tử “phản cách mạng” Tại sao Lưu Quang Đệ người cháu ruột phải tỏ ra hồhởi ra tay đối với chính người họ hàng của mình Người thân tự tay giết ngườithân – người Trung Quốc giết người Trung Quốc, nhân danh tư tưởng đấutranh giai cấp được du nhập từ phương Tây
Lý Diên An con gái Lý Nãi Chi, một cô gái xinh đẹp, giới trí thức thànhphố Xung phong ghi tên lên vùng núi Thiểm Bắc để “trở thành một điển
hình” Cô quyết “làm cho người lấm bùn đất, tay thành chai” để thay đổi thịt
da xương cốt, cải tạo bản thân Phân rõ ranh giới với bố là một Thứ trưởng