Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh Hà Nội (Trang 26)

Đối với các ngân hàng Thương mại, cho vay có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng trưởng nguồn vốn và đạt được mục tiêu lợi nhuận của bản thân ngân hàng. Nhận thấy được

tầm quan trọng của hoạt động cho vay, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động được phân tính qua hai chỉ tiêu cơ bản:

1. Quy mô cho vay

a. Doanh số cho vay: là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát có hệ thống, đối với những khoản vay tại một thời điểm, đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định.

b. Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế: Tổng dư nợ nội tệ và ngoại tệ thể hiện được mối quan hệ tín dụng của ngân hàng với khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tư hiện đang còn lại, tại một thời điểm của ngân hàng đã cho vay chưa thu về. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ doanh số cho vay với khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hang thương mại, đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.

c. Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng và khách hàng.

2. Chất lượng cho vay

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu cho biết cơ bản về chất lượng một khoản cho vay, và khả năng bảo đảm của khoản vay đó trong một thời hạn nhất định. Thực chất, chỉ tiêu cho biết sự luân chuyển chất lượng tiền mặt trong một ngân hàng, đây cũng là yếu tố đánh giá tính chất, trình độ quản lý của những người làm ngân hàng và thể hiện một mặt biến động chung của nền kinh tế hiện tại.

3. Khả năng sinh lợi của ngân hàng thể hiện qua các mức doanh lợi a. Tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vẫn có thể tính chỉ tiêu này cho vốn chủ sở hữu

b. Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu

Tỷ lệ doanh lợi của doanh thu được lý hiệu là: Hđ

Chỉ tiêu Hđ cho biết 1 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận c. Tỷ lệ doanh lợi của chi phí

Tỷ lệ doanh lợi của phi phí được lý hiệu là Hc

Hc cho biết một đồng chi phí kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Để biết rõ hơn về khả năng sinh lợi của ngân hàng chúng ta theo dõi bảng sau

Bảng 5: Các mức doanh lợi của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Hv 0,06 0,056 0,065

Hđ 0,4 0,45 0,6

Hc 1,1 1,25 1,3

(Trích: Báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng) Dựa và bảng trên ta thấy lợi nhuận của ngân hàng ta thấy năm 2009 thì 1 đồng doanh thu tạo ra 0,4 đồng lợi nhuận và 1 đồng chi phí tạo ra 1,1 đồng lợi nhuận. Năm 2010 là 1 đồng lợi nhuận tạo ra 0,45 đồng lợi nhuận và 1 đồng chi phí tạo ra 1,25 đồng lợi nhuận. Năm 2011 là 1 đồng doanh thu tạo ra 0,6 đồng lợi nhuận và 1 đồng chi phí tạo ra 1,3 đồng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh Hà Nội (Trang 26)