Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 1 Ảnh hưởng của thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh Hà Nội (Trang 29)

1. Ảnh hưởng của thẩm định tín dụng

Khi quyết định cung cấp một khoản vay, các ngân hàng bắt buộc phải có sự thẩm định của các cán bộ, thông qua đo có thể đánh giá được tính hợp lý hiệu quả của dự án đầu tư, và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay. Đặc biệt, những khoản vay trung và dài hạn thường đem lại nhiều rủi ro, và khă năng linh hoạt kém cho doanh nghiệp cao hơn các khoản vay ngắn hạn, nên qua công tác thẩm định, có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay với khối lượng là bao nhiêu, thời gian bao lâu và từ đó bảo đảm tính ổn định cho vay.

2. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong ngân hàng cung cấp những khoản vay. Hơn nữa, đánh giá rủi ro là công việc hết sức khó khăn, do tính biến động và những yếu tố chủ quan từ nhiều phía khi tham gia hoạt động cho vay.

3. Ảnh hưởng của lãi suất cho vay

Từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, chính sách cho vay cũng như các hoạt động cho vay còn có nhiều vấn đề phức tạp. Chính sách lãi suất phải thực sự là công cụ và là đòn bẩy kinh tế khuyến khích sự phát triển chung của nền kinh tế, đồng thời là công cụ đấu tranh chống cho vay nặng , và hạn chế những tiêu cực trong hoạt động cho vay. Chúng ta đã biết hai chức năng cơ bản của ngân hàng là: Huy động tiền gửi của khách hàng và cho khách hàng vay vốn. Mặc dù các dịch vụ kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất đa dạng nhưng nhận thấy rõ rang hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng vẫn hoạt động như là một trung gian tài chính, thanh toán lãi suất cho phần tiền khách hàng gửi vào ngân hàng và tính lãi suất đối với những khoản tiền cho khách hàng vay

- Với lãi suất quá cao: Tạo ra sự ngưng đọng vốn do các doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất cao, dẫn tới họ ngừng xin vay vốn. Trong một khoảng thời gian tương đối dài như vậy do ngưng đọng vốn, kéo theo những biến động tích cực và tiêu cực, ngân hàng không thể dự đoán trước chăc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng lại trong két của ngân hàng, trong khi đó ở bên ngoài, các doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình đang cố tìm những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu từ các ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng phải thường xuyên phải trả cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây nhiều tiêu cực trong hoạt động cho vay.

- Lãi suất cho vay quá thấp: Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trở nên tăng. Với điều kiện nền kinh tế còn có nhiều biến động, ngân hàng phải tăng cường các

hình thức huy động vốn, “đi vay để cho vay” để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khăn nếu một trong các khâu nào đó trong quá trình lưu chuyển vốn bị chững lại thì lúc đó, khả năng thanh toán của ngân hàng sẽ không thể đáp ứng, gây ra phản ứng lan truyền : khủng hoảng ngân hàng và mất đi sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

4. Ảnh hưởng của hoạt động quản trị vốn trong ngân hàng.

Đó là ngân hàng phải nắm bắt thật chắc nguồn vốn đang lưu thông của mình trên thị trường đó là nguồn vốn cho các doanh nghiệp vay. Ngân hàng xem xét nguồn vốn mình huy động được là bao nhiêu để cho việc cân đối nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay tránh xảy ra khủng hoảng. Khi mà ngân hàng cho vay quá nhiều dẫn tới nguồn vốn bị thâm hụt và các hoạt động khác cũng sẽ chậm trễ khi mà ngân hàng cũng là một nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn-Chi nhánh Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w