1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh bến tre thực trạng và giải pháp

81 5,1K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 262,5 KB

Nội dung

Làm rõ vai trò ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối với quá trình phát triển dân chủ nước ta. Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh Bến Tre. Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian tới.

Trang 1

mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dân chủ không chỉ là bản chất, mà còn là mục tiêu và động lực để thựchiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nớc ta theo định hớng XHCN “Không thể cómột CNXH thắng lợi mà lại không thực hiện dân chủ hoàn toàn” [38, tr.324] Vìvậy, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay là một vấn đềcấp thiết Chỉ có phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân dân trong quá trìnhhoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trơng của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nớc theo phơng châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mớihuy động đợc sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nớc

Đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, những năm qua, Đảng vàNhà nớc ta đã ban hành nhiều Nghị định, Chỉ thị quan trọng nhằm phát huyquyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân để phát triển kinh tế, ổn định chínhtrị, phát triển xã hội: Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị 22/1998/CT-TTg của Thủ tớng Chính phủ

về việc triển khai thực hiện QCDC ở xã; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP củaChính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Đây là một bớc tiến lớnthể hiện sự quyết tâm củng cố, hoàn thiện và phát triển nền dân chủ XHCN của

Đảng và Nhà nớc ta, đồng thời cũng là phơng thức giải quyết các nhiệm vụ, mụctiêu chung của đất nớc trong công cuộc đổi mới

Việc triển khai thực hiện các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc

về QCDC ở cơ sở trên phạm vi cả nớc, thời gian qua, đã thu đợc nhiều thành tựuquan trọng, thu hút đợc sự quan tâm hàng ngày của tất cả các tầng lớp xã hội

Điều đó chứng tỏ đây là một chủ trơng đúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng đợc nhucầu bức thiết và lợi ích to lớn, trực tiếp của đông đảo quần chúng nhân dân lao

động, đợc nhân dân phấn khởi đón nhận và tích cực thực hiện

Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, tình hìnhthực hiện QCDC ở cơ sở vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm: một số nơi, việcxây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở cha đạt yêu cầu, quyền làm chủ của nhândân còn bị vi phạm; một số cán bộ có trách nhiệm không muốn triển khai thựchiện QCDC ở cơ sở, hoặc triển khai một cách hình thức, chiếu lệ, nhiều ngời chanhận thức đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, do đó, tình trạng nhũng nhiễu, gây

Trang 2

phiền hà cho nhân dân vẫn còn xảy ra; một bộ phận nhân dân mới chỉ thấy quyềnlợi nhiều hơn nghĩa vụ, vì vậy, hiện tợng lợi dụng dân chủ, dân chủ quá trớn đang lànguy cơ đe dọa mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, gây không ítkhó khăn cho việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội,

Từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre - thực trạng và giải pháp" làm luận văn tốt nghiệp,

đồng thời mong muốn góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện QCDC ởcơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, vấn đề mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao

động đợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với nhiều bài viết, nhiềucông trình đã đợc công bố, xuất bản thành sách

- PGS.TS Dơng Xuân Ngọc: "Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Tác giả đã

làm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Quy chế thực hiện dân chủ cấp xã cả vềmặt lý luận và thực tiễn

- PGS.TS Nguyễn Cúc: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2002 Tác giả đã tập trung làm sáng tỏ một số khía cạnh chủ yếu về lý luận

và thực tiễn của việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong tình hình hiện nay ở nớc ta

- TS Nguyễn Thị Ngân: "Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay", Đề tài khoa học cấp bộ 2002-2003.

Tác giả tiến hành nghiên cứu thực trạng việc thực hiện QCDC cơ sở ở các tỉnh

đồng bằng sông Hồng, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh và hoànthiện việc thực hiện QCDC ở khu vực đồng bằng sông Hồng

- Trần Bạch Đằng: "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, số 35 (12/2003) Trong bài viết này, tác giả

khẳng định thực hiện dân chủ ở cơ sở là một khâu rất quan trọng nhằm hoànthiện cơ chế nhân dân làm chủ xã hội trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Theotác giả, đây là một vấn đề không chỉ mang ý nghĩa thời sự mà còn là một sự tiếpnối truyền thống, phát huy sức mạnh của dân đợc hình thành trong lịch sử mấynghìn năm đấu tranh dựng nớc và giữ nớc của dân tộc ta

- PGS.TS Trần Khắc Việt: "Thực hiện dân chủ ở nớc ta hiện nay: Vấn đề

đặt ra và giải pháp", Tạp chí Lý luận chính trị, số 9/2004 Tác giả chỉ ra những

vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội ở nớc ta,

Trang 3

đồng thời đa ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát huy dân chủ trong tình hìnhhiện nay.

- TS Đoàn Minh Huấn "Dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và quá trình

mở rộng dân chủ XHCN ở nớc ta", Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2004 Tác giả

làm rõ vai trò, đặc trng của dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, qua đó khẳng

định: trong giai đoạn hiện nay, muốn mở rộng dân chủ XHCN ở nớc ta, cần pháthuy đúng đắn u thế của mỗi hình thức dân chủ, đồng thời cần có sự kết hợp chặtchẽ dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp

Ngoài ra còn có một số luận văn đã bàn về vấn đề triển khai QCDC ở cơ

sở tại địa phơng nh: Nguyễn Minh Thi: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các vùng nông thôn miền núi của tỉnh Bắc Giang hiện nay", Luận văn thạc sĩ

CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000 Phan

Văn Bình: "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Vinh Những vấn đề đặt ra và giải pháp", Luận văn thạc sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 Nguyễn Thanh Sơn: "Thực hiện QCDC ở xã trên địa bàn tỉnh Sơn La - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc

-sĩ CNXHKH bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003

ở Bến Tre, cho đến nay, ngoài "Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị

30-CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 1998-2003" của Tỉnh ủy, cha có công trình khoa học nào đề cập

riêng đến việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh

Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu của các tác giả nêutrên đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện QCDC

ở cơ sở, đồng thời phân tích, lý giải yêu cầu, cách thức tổ chức, biện pháp đểthực hiện tốt QCDC ở cơ sở một các khá sâu sắc Do vậy, những tài liệu nêu trên

sẽ là nguồn t liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tợng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng, chỉ ra những

vấn đề; đề xuất những phơng hớng và giải pháp để góp phần nâng cao chất lợngthực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh Bến Tre

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Làm rõ vai trò ý nghĩa của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đối

với quá trình phát triển dân chủ nớc ta

- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiệnQCDC ở cơ sở tỉnh Bến Tre

Trang 4

- Đề xuất những phơng hớng, giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh vàhoàn thiện việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre thờigian tới.

Phạm vi nghiên cứu: từ góc độ chính trị xã hội nghiên cứu việc thực hiện

QCDC ở các xã, phờng, thị trấn tỉnh Bến Tre từ năm 1998 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn đợc thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về dân chủ

của chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, các chủ trơng,chính sách của Đảng và Nhà nớc về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Bêncạnh đó, tác giả cũng kế thừa, chọn lọc những kết quả nghiên cứu của một sốnhà khoa học đã đợc công bố về vấn đề dân chủ cơ sở

Cơ sở thực tiễn là quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh

Bến Tre trong thời gian qua (1998 đến nay)

Phơng pháp nghiên cứu: Từ góc độ chính trị xã hội vận dụng các phơng

pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và so sánh, đồng thời sử dụng phơngpháp điều tra xã hội học để thực hiện luận văn

5 Những đóng góp mới của luận văn

Qua điều tra, nghiên cứu, phân tích quá trình thực hiện QCDC ở cơ sởtrên địa bàn tỉnh Bến Tre, khái quát những thành tựu bớc đầu; những hạn chế vànguyên nhân của nó; chỉ ra những bất cập, mâu thuẫn trong quá trình triển khaithực hiện; đồng thời đề xuất những phơng hớng và những giải pháp cụ thể, phù hợpvới đặc điểm tình hình của địa phơng, góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc thựchiện dân chủ ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của tỉnh

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Vấn đề dân chủ ở cơ sở, hiện nay ở nớc ta, luôn là một vấn đề chính trị xã hội nhạy cảm và bức xúc Việc nghiên cứu thực tiễn ở từng địa bàn khác nhautrong quá trình thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, tổng kết kinh nghiệm, xác

-định điểm tơng đồng (phổ biến) và nét đặc thù của từng vùng, miền; bổ sung lýluận về xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở Việt Nam giai đoạn hiệnnay là rất cần thiết

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảngdạy chuyên đề; đồng thời cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơquan chức năng trong việc tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện việc thực hiện dânchủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Trang 5

7 KÕt cÊu luËn v¨n: Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn, phô lôc, danh môc

tµi liÖu tham kh¶o, luËn v¨n gåm 3 ch¬ng, 7 tiÕt

Trang 6

Chơng 1

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một phơng thức

phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nớc ta

1.1 Nhận thức chung về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 1.1.1 Chế độ dân chủ là sản phẩm của một quá trình lịch sử không ngừng hoàn thiện phơng thức thực thi dân chủ

Khái niệm dân chủ (Désmocratie) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm 2

từ “demos” có nghĩa là dân và “kratos” là quyền lực “Désmocratie" chỉ một

ph-ơng thức tổ chức quyền lực - chính quyền do công dân bầu ra và uỷ quyền thựchiện chức năng quản lý xã hội; đồng thời, họ cũng có quyền giám sát và bãimiễn nhân sự hoặc tổ chức ấy khi nó đi ngợc lại lợi ích, quyền lực của mình

Phơng thức thực hiện dân chủ đã trải qua một quá trình vận động phát triển Ngay từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, “dân chủ” đã xuất hiện ở

dạng thức sơ khai ở giai đoạn này, quyền lực của cộng đồng đợc thể hiện dớihình thức tự quản, mọi thành viên đều có quyền tham gia vào những quyết địnhlớn của cộng đồng Họ vừa là chủ thể, vừa là đối tợng chịu sự điều chỉnh củaquyền lực ấy Đây là hình thức thực hiện dân chủ chất phác - gần nh một sự phản

ánh quy luật của tự nhiên vào xã hội cộng sản nguyên thuỷ Nó đợc coi là “thời

đại hoàng kim” của dân chủ, vì mọi quyền lực xã hội, về cơ bản, đều thuộc vềnhân dân

Lực lợng sản xuất dần phát triển, xã hội có của cải d thừa đã làm xuất

hiện tình trạng chiếm hữu tài sản Theo đó, quyền lực công cộng cũng dần dần bị biến dạng, từ chỗ là phơng thức điều chỉnh hành vi con ngời trong xã hội, biến

thành công cụ của một bộ phận ngời này dùng để tớc đoạt, đàn áp một bộ phậnngời khác; từ chỗ quyền lực “đợc uỷ quyền”, dần bị nhóm xã hội thống trị làmbiến dạng thành “có quyền” và lạm dụng, lợi dụng quyền lực vì những mục đích

riêng của mình Trạng thái sơ khai của dân chủ cũng vì thế, dần bị tan rã Ph.

Chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, xã hội bắt đầu có sự phân chia giaicấp Các hình thức tổ chức quản lý xã hội có tính chất tự quản đã trở nên lỗi thời,

Trang 7

một hình thức tổ chức mới mang tính chất là công cụ bạo lực nhằm điều chỉnh

các quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp ra đời - đó là Nhà nớc Với sự xuất hiện của Nhà nớc, một tổ chức đại biểu cho quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô lập ra

để bảo vệ lợi ích của nó, quyền lực cộng đồng xã hội chuyển hoá thành quyền lực nhà nớc Dân chủ mang tính giai cấp ngay trong bớc chuyển đó, cũng từ đó, nó

trở thành mục tiêu đấu tranh, giành, giữ và phát triển của nhân loại

Lịch sử của dân chủ cũng cho thấy các giai cấp thống trị khác nhau trong xã hội đã nhận thức, hiện thực hoá chế độ dân chủ theo lập trờng và lợi ích của mình V.I.Lênin tổng kết “Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nớc, một

trong những hình thái của Nhà nớc Cho nên, cũng nh mọi nhà nớc, chế độ dânchủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cỡng bức đối với ngời ta”[41,tr.123] đặc trng cơ bản của quá trình chuyển đổi quyền lực từ chế độ cộng sảnnguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ là quyền lực của nhân dân đợc thểhiện trong các tổ chức tự quản theo tập quán, truyền thống (của xã hội cộng sảnnguyên thuỷ) biến thành quyền lực của giai cấp thống trị (trong xã hội chiếmhữu nô lệ) đợc thể chế hoá bằng chế độ nhà nớc với sự cỡng bức là chủ yếu Lần

đầu tiên trong lịch sử, dân chủ mang tính giai cấp, chế độ dân chủ gắn với mộtchế độ xã hội cụ thể và một giai cấp cầm quyền nhất định Nhà nớc chủ nô ra đờitrong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Athen, Hy Lạp cổ đại Giai cấp chủ nô đã nhândanh xã hội, chiếm đoạt Nhà nớc, biến Nhà nớc thành công cụ thực hiện quyềnlực của riêng mình, làm cho tính chất dân chủ bị giới hạn trong giai cấp chủ nô

và lớp ngời tự do, không có dân chủ cho những nô lệ, thậm chí họ còn không cóquyền là con ngời và bị coi là những “công cụ biết nói”

Cũng từ nguyên nhân sâu xa là sự phát triển của lực lợng sản xuất, chế độphong kiến ra đời thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ Ngời nô lệ đợc giải phóng vàkhông hoàn toàn thuộc sở hữu của chủ nô Tuy nhiên, họ vẫn cha thoát khỏi cảnh

bị áp bức bóc lột của giai cấp thống trị, của vơng quyền và thần quyền, cả về vậtchất lẫn tinh thần Về hình thức, giai đoạn này đợc xem là một bớc tiến của lịch

sử, nhng thực chất lại là bớc lùi trong việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dânlao động Nó chẳng những không khắc phục đợc tình trạng mất dân chủ do chế

độ chiếm hữu nô lệ để lại, mà còn làm cho tình trạng ấy trầm trọng hơn, ở chỗ:quyền lực xã hội bị thâu tóm vào tay một cá nhân tức là vua

Sự vận động và phát triển của dân chủ là khách quan, dù cho giai cấp

phong kiến thống trị có tìm đủ mọi cách để bảo vệ lợi ích và địa vị của mình,

Trang 8

kiềm hãm sự phát triển của dân chủ; song vẫn không thể cản đợc bớc phát triểncủa dân chủ Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, thơng nghiệp, giai cấp

t sản đã ra đời và lớn mạnh; để bảo đảm đợc lợi ích, nó phải tìm cách thoát khỏimọi sự ràng buộc của giai cấp phong kiến Với các khẩu hiệu dân chủ: tự do,bình đẳng, bác ái giai cấp t sản đã tập hợp nhân dân lao động tiến hành cuộccách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ t sản

Tuy nhiên, dân chủ t sản cũng chỉ có giá trị đối với giai cấp hữu sản

Tr-ớc quá trình đấu tranh của GCCN và nhân dân lao động, tính dân chủ dần bị thaythế bằng các đạo luật phản dân chủ, bằng sự chuyên chính của giai cấp t sản Sovới các nền dân chủ trớc đó, dân chủ t sản là “ một tiến bộ vĩ đại”, song “trớcsau nó vẫn là một chế độ dân chủ chật hẹp, bị cắt xén, giả hiệu, giả dối, mộtthiên đờng cho bọn giàu có, một cái cạm bẫy và cái mồi giả dối đối với nhữngngời bị bóc lột, đối với những ngời nghèo” Vì “trong chế độ dân chủ t sản, bọn

t bản dùng trăm phơng nghìn kế để gạt quần chúng ra, không cho họ tham giaquản lý nhà nớc, ”[44, tr.305] Quyền tự do, dân chủ trong chế độ dân chủ tsản, theo C.Mác đó là “tự do” lựa chọn những ngời thống trị mình chứ khôngphải là sự lựa chọn những ngời đại diện cho lợi ích của bản thân mình Vì vậy,dân chủ t sản không thể là mục tiêu cuối cùng của nhân loại

Chỉ đến khi giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động đánh đổ sựthống trị của giai cấp t sản, giành lấy chính quyền, thiết lập nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân mới trở thành thực chất, nhiều giá trị dânchủ truyền thống đợc phục hồi

Dới chế độ xã hội chủ nghĩa, nhiều mặt của chế độ dân chủnguyên thuỷ tất nhiên sẽ sống lại, vì lần đầu tiên trong lịch sử nhữngxã hội văn minh, quần chúng nhân dân vơn lên tham gia một cách độclập không những vào việc bầu cử và tuyển cử, mà cả việc quản lý hàngngày nữa [39, tr.143]

Là thành quả của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dânlao động, nền dân chủ XHCN đợc thiết lập sau thắng lợi của cuộc cách mạng xãhội chủ nghĩa Chế độ dân chủ XHCN “dân chủ gấp triệu lần so với bất cứ chế

độ dân chủ t sản nào ”[45, tr.312-313] vì nó thực sự coi nhân dân là chủ thể tốicao của quyền lực Mục đích cao nhất của dân chủ XHCN là giải phóng con ngời

và toàn thể loài ngời, xây dựng một xã hội không có giai cấp, không có áp bứcbóc lột, mọi ngời đều bình đẳng, thực hiện tự do của mỗi ngời là điều kiện cho

sự tự do của mọi ngời Dân chủ XHCN gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng

Trang 9

giai cấp, giải phóng con ngời, vì sự tiến bộ xã hội Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản C.Mác và Ph.Ăngghen vạch rõ rằng một khi những ngời cộng sản hoàn

thành mục tiêu chính trị của mình, thì dân chủ không còn mang tính hình thứcnữa, mà đi vào cuộc sống Giá trị về dân chủ, tự do và công bằng của ngày hômqua mang ý nghĩa mới về chất trong một tơng lai không còn sự phân cực xã hộigay gắt nữa

Mặt khác, giai cấp công nhân còn lãnh đạo nhân dân lao động đập tan bộ

máy nhà nớc cũ, thiết lập một cơ chế mới để nhân dân tham gia xây dựng một xã

hội mới công bằng, dân chủ, văn minh Theo C.Mác một nền dân chủ thật sựphải gắn liền với sự nghiệp của nhân dân “chế độ dân chủ là câu đố đã đợc giải

đáp của mọi hình thức chế độ nhà nớc ngày càng hớng tới cơ sở hiện thực của

nó, tới con ngời hiện thực, nhân dân hiện thực, và đợc xác định là sự nghiệp củabản thân nhân dân”[50, tr.349] Cho nên, ngay trong quá trình cách mạng “giaicấp vô sản ở mỗi nớc trớc hết phải tự mình giành lấy chính quyền, phải tự mìnhvơn lên thành giai cấp dân tộc”[51, tr.623-624] Giành lấy chính quyền với ýnghĩa là giành lấy dân chủ, giành lấy quyền lực nhà nớc và tổ chức quyền lực đóthành Nhà nớc dân chủ vô sản Nhà nớc đó sẽ là “chế độ thi hành ngay lập tứcnhững biện pháp để chặt tận gốc chế độ quan liêu và sẽ có thể thi hành nhữngbiện pháp ấy tới cùng, tới chỗ hoàn toàn phá huỷ chế độ quan liêu, tới chỗ hoàntoàn xây dựng một chế độ dân chủ nhân dân”[39, tr.135] Chỉ có nh vậy quyềnlàm chủ của nhân dân lao động mới đợc thực hiện đầy đủ

Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về các t liệu sản

xuất chủ yếu đây là điểm khác biệt cơ bản về chất giữa nền dân chủ vô sản -dânchủ cho đa số quần chúng lao động và dân chủ t sản - dân chủ của thiểu số giaicấp bóc lột Do đó, xét về bản chất, dân chủ XHCN là nền dân chủ cao nhất từ tr-

ớc tới nay Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, những giá trị dân chủ đợc thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị (trong đó Nhà nớc là trụ cột),

thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển Các giá trị dân chủ sẽ trở thành phổbiến và chi phối mọi hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọicông dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức, vận dụng để làm chủ bảnthân và làm chủ xã hội đó cũng là chế độ chính trị mà “lần đầu tiên biến thànhchế độ dân chủ cho ngời nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chế độ dân chủcho tuyệt đại đa số nhân dân”

Dân chủ XHCN là dân chủ của đa số nhân dân lao động (giai cấp côngnhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác), bảo vệ quyền và lợi ích của đa số

Trang 10

nhân dân lao động, đồng thời trấn áp mọi sự phản kháng của giai cấp bóc lột.Dân chủ XHCN đợc thực hiện bằng Nhà nớc “của dân, do dân, vì dân”, dới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện bản chất giai cấpcông nhân, tính nhất nguyên của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; đồng thời là điềukiện cơ bản đảm bảo tính định hớng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nớc,tính tự giác trong xây dựng, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Bởi vậy, sau khi giành đợc chính quyền, giai cấp công nhân cùng toànthể nhân dân lao động bắt tay ngay vào việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà n-

ớc - cơ chế đảm bảo dân chủ Giai cấp công nhân “cần có một Nhà nớc, nhngkhông phải cái Nhà nớc mà giai cấp t sản cần và trong đó những cơ quan chínhquyền đều tách khỏi nhân dân và đối lập với nhân dân”[40, tr.52], mà là cái Nhànớc luôn luôn và thực sự gắn liền với nhân dân, đại diện cho nhân dân, giúp đỡ họhọc tập dân chủ, tham gia đời sống chính trị, tham gia làm chủ

Quan niệm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ

Cội nguồn sâu xa của t tởng dân chủ Hồ Chí Minh là truyền thống trọngdân, nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò, sức mạnh của nhân dân “dân là nớc,

nớc có thể đẩy thuyền nhng cũng có thể lật thuyền” Bởi vậy, Ngời cho rằng làm cách mạng phải biết dựa vào sức dân, lực lợng quần chúng, vì dân là cội nguồn của sức mạnh, là gốc của nớc, căn cứ vững chắc của cách mạng “dễ mời lần, không dân cũng chịu; khó trăm lần, dân liệu cũng xong”[56, tr.212] Thực tiễn quá trình

cách mạng nớc ta đã chứng minh “dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm đợc Dânchúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không xong ”[56, tr.213] Cho nên, Ngời luônluôn khuyên bảo cán bộ đảng viên không ngừng rèn đức, luyện tài, cần, kiệm, liêm,chính, chí công, vô t, chống tham ô, lãng phí, xây dựng một thiết chế vững mạnh

để thực hành dân chủ Dân chủ là “cái chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khókhăn”[56, tr.249]

Tiếp thu, vận dụng những t tởng dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin vàoquá trình cách mạng ở Việt Nam, đồng thời kế thừa những yếu tố dân chủ trongtruyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo quan điểm dân chủ vàdân chủ xã hội chủ nghĩa, rằng: “dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ”

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ nghĩa là: thứ nhất, dân là chủ “nớc ta là nớc dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[54, tr.515]; thứ hai, dân làm chủ “nớc

ta là nớc dân chủ, nghĩa là Nhà nớc do nhân dân làm chủ ”[55, tr.452]; thứ ba,

dân chủ là toàn bộ quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân và đợc thực hiện quacác tổ chức quần chúng:

Trang 11

Nớc ta là một nớc dân chủ Mọi công việc đều vì lợi ích của nhândân mà làm Khắp nơi có đoàn thể nhân dân nh Hội đồng nhân dân,Mặt trận, Công đoàn, Hội Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vựcquyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ [54, tr.66] Bởi vậy, trớc lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho đời sau, Ngời đã căn dặn

“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nớc Việt Nam hoàbình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sựnghiệp cách mạng thế giới”[9, tr.26]

Thực hiện Di chúc của Ngời, ngày nay, Đảng ta đang tiến hành một cuộcvận động chính trị rộng lớn, phát huy hơn nữa sức mạnh của nhân dân đẩy mạnhcông cuộc đổi mới toàn diện đất nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa Bảy mơilăm năm qua, kể từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam bao giờ cũng coiphát triển dân chủ là một trong những nội dung quan trọng của đờng lối cáchmạng Quan điểm xuyên suốt quá trình cách mạng nớc ta là “phát huy cao nhấtquyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xãhội” đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi mà các thế lực thù địch

đang tìm đủ mọi cách để xuyên tạc, chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nớc ta với các chiêu bài dân chủ, nhân quyền thì việc mở rộng dân chủ xãhội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội là hết sức cần thiết Đó là mục tiêu và là động lực để nhân dân tavợt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lợc trong tình hình mới,

đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta

đại hội đại biểu toàn quốc lần VI(1986) của Đảng, mở đầu sự nghiệp đổimới và cũng là thời điểm tổng kết kinh nghiệm 10 năm xây dựng chủ nghĩa xãhội Bài học kinh nghiệm thứ nhất mà Đảng ta rút ra là “đổi mới phải lấy dânlàm gốc”, đồng thời giải thích rõ nội dung của bài học kinh nghiệm đó để mọichủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc phải luôn xuất phát từ nhu cầu và lợiích của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng của đa số nhân dân lao động

đại hội VII (1991) Đảng ta thông qua “Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Cơng lĩnh nêu lên 5 bài học lớn, đặc biệt ởbài học thứ 2 Đảng ta nhấn mạnh “sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân”[26, tr.123], cho nên, trong mô hình xã hội XHCN mànhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân làm chủ Vì vậy “toàn bộ tổchức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nớc ta là nhằm củng cố, hoàn thiệnnền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”

Trang 12

[26, tr.142], trong đó, việc xây dựng Nhà nớc XHCN của dân, do dân, vì dân, cókhối liên minh công - nông - trí là nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo là mộtnhiệm vụ quan trọng Nó chính là cơ chế đảm bảo và phát huy cao nhất quyềnlàm chủ của nhân dân lao động.

Đại hội VIII(1996), với những thành công từ đại hội VII, Đảng ta tiếptục khẳng định quan điểm:

Xây dựng nền dân chủ XHCN là một nội dung cơ bản của đổimới hệ thống chính trị ở nớc ta Phải có cơ chế và cách làm cụ thể đểthực hiện phơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối vớicác chủ trơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nớc Thực hiện tốt cơchế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện, làm chủ trựctiếp và các hình thức tự quản tại cơ sở [13, tr.43]

Đại hội IX của Đảng(2001), Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết và đổimới, Đảng ta đã tổng kết toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng (từ 1930 đến2001), 15 năm đổi mới (1986-2001), 10 năm thực hiện Cơng lĩnh Đại hộiVII(1991-2001) Trên cơ sở đó, Đảng đã khái quát t tởng lớn về những vấn đềcủa cách mạng Việt Nam; trong đó, t tởng coi sức mạnh của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, sức mạnh làm chủ của nhân dân là động lực chủ yếu để thực hiệnthắng lợi mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nớcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, thể hiện sự kiên định và quyết tâmtiếp tục phát triển nền dân chủ XHCN trong tình hình mới Đảng ta khẳng định

“sự nghiệp đổi mới là vì lợi ích của nhân dân, do nhân dân thực hiện, do đó, là sựnghiệp của chính nhân dân”[14, tr.81]

để phát huy sức mạnh của nhân dân trong thời kỳ đổi mới, Đại hội đã đề

ra chủ trơng củng cố và nâng cao chất lợng hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất làvấn đề thực hành dân chủ trong nội bộ các tổ chức của nó; “thực hành dân chủthực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắctập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiệnquyền dân chủ trực tiếp, phát huy dân chủ đại diện, quy định cụ thể việc thựchiện quyền giám sát của dân đối với các tổ chức và cán bộ cơ sở, thay thế ngờikhông đủ tín nhiệm”; củng cố, tăng cờng mối quan hệ giữa hệ thống chính trị vớidân theo phơng châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệmvới dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”

Nh vậy, dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân luôn là nộidung quan trọng, xuyên suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giành độc

Trang 13

lập, thống nhất đất nớc cũng nh trong công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sảnViệt Nam và liên tục đợc phát triển qua các giai đoạn cách mạng Dân chủ gắnliền với dân sinh, dân trí Do vậy, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực củacách mạng nói chung, của công cuộc đổi mới nói riêng.

Từ những sự phân tích trên, có thể khái quát: Dân chủ là quyền lực thuộc

về nhân dân; dân là chủ và dân làm chủ xã hội Quyền lực đó là tối cao Trong xã hội có giai cấp, quyền lực ấy đợc uỷ quyền cho giai cấp cầm quyền để tổ chức thành quyền lực chính trị nhằm quản lý xã hội (mà trung tâm quyền lực là Nhà nớc) Tuy nhiên, không phải lúc nào nhân dân lao động cũng chủ thể đích thực của quyền lực Chế độ dân chủ trong xã hội coi sở hữu t hữu là cơ sở kinh tế của mình đã làm tha hoá cái quyền lực lẽ ra thuộc về nhân dân

Dân chủ XHCN là một bớc tiến trong quá trình phát triển và hoàn thiện cơ chế thực thi dân chủ Chỉ có trong chế độ dân chủ XHCN nhân dân lao động mới thật sự là chủ và làm chủ GCCN và nhân dân lao động, dới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tiến hành cuộc cách mạng XHCN, thiết lập đợc những cơ chế đảm bảo cho nhân dân tham gia thực hiện và kiểm soát quyền lực của mình Dân chủ XHCN là đỉnh cao trong sự phát triển về phơng thức thực thi dân chủ

và là sự kết tinh những giá trị dân chủ đã đạt đợc trong lịch sử.

Đặc trng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nớc ta

Trong Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên CNXH,

Đảng ta khẳng định dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự nghiệp xây dựng CNXH và hoàn thiện nền dân chủ XHCN Thực hiện dân chủ XHCN không chỉ là mục tiêu chính trị phải đạt tới mà còn là phơng thức căn bản làm nên động lực, u thế của Nhà nớc và chế độ Nhà nớc ta đảm bảo cho toàn thể nhân dân lao

động đợc làm chủ thực sự Đảng ta khẳng định, “Toàn bộ tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống chính trị nớc ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bớchoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”[20, tr.8-19] và, “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân lao

động làm chủ” Từ trong bản chất của nó, dân chủ XHCN là nền dân chủ củanhân dân, do nhân dân xây dựng nên và vì lợi ích của nhân dân Là thành quảcủa quá trình đấu tranh cuả GCCN và nhân dân lao động, nền dân chủ XHCN đ -

ợc thiết lập sau thắng lợi của cách mạng XHCN, trong đó, Nhà nớc XHCN là trụcột bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân

Trong nền dân chủ XHCN ở nớc ta, Nhà nớc là công cụ quyền lực để thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân Cán bộ công chức nhà nớc là “công

Trang 14

bộc” của dân Sự nghiệp chính trị của chúng ta chính là tạo ra Nhà nớc của dân,trên cơ sở đó mà vì dân, thực hiện ý chí và quyền lực của dân Chỉ có dựa vàosức mạnh của nhân dân, mở rộng dân chủ mới xây dựng đợc chính quyền trongsạch, vững mạnh, tạo động lực to lớn cho sự phát triển của đất nớc và chế độ xãhội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân Vì vậy, Đảng

ta xác định Nhà nớc xã hội chủ nghĩa - Nhà nớc kiểu mới là “Nhà nớc của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân”, “là tổ chức và thể hiện và thực hiện ý chí, quyềnlực của nhân dân” Nhân dân là chủ thể của tất cả mọi quyền lực “Nhà n ớc cộnghoà XHCN Việt Nam là Nhà nớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cảquyền lực nhà nớc thuộc về nhân dân ”[28, tr.137]

Bản thân các cơ quan nhà nớc XHCN tự nó không có quyền mà chỉ đợc

sự uỷ quyền từ nhân dân Cái mà nhân dân uỷ thác là quyền quản lý nhà nớc Do

đó, nhân dân, với t cách là ngời chủ sở hữu quyền lực nhà nớc, có quyền vànghĩa vụ giám sát tình hình thi hành quyền lực đã uỷ thác và Nhà nớc phải thờngxuyên giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân thựchiện và phát huy quyền làm chủ của mình Đảng ta khẳng định “Nhà nớc có mốiliên hệ thờng xuyên và chặt chẽ với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Cócơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng,lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân”[20, tr.19]

đồng thời, giữ vững kỷ luật, kỷ cơng, tăng cờng pháp chế, quản lý xã hội bằngpháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức pháp luật

Phát triển và hoàn thiện dân chủ XHCN ở nớc ta là một quá trình Trên

thực tế, quyền dân chủ của nhân dân cũng có lúc, có nơi cha đợc thực hiện đầy

đủ, quyền làm chủ thậm chí còn bị vi phạm Song, đó không phải là bản chất củachế độ mới Nguyên nhân của hiện tợng trên còn do sự cha hoàn thiện của cơ sởkinh tế, cơ chế thực thi và sự cha hoàn thiện của ý thức về dân chủ XHCN

Về sâu xa, cơ sở kinh tế - xã hội nớc ta còn cha đầy đủ cho sự phát triển

mạnh mẽ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa C.Mác từng khẳng định “Quyền khôngthể cao hơn trạng thái kinh tế” Quan hệ sản xuất XHCN nớc ta đang trong quátrình phát triển và hoàn thiện; cơ sở kinh tế cho quá trình dân chủ mới, hiểnnhiên, cũng cha đầy đủ Nền dân chủ mới đợc hình thành từ cuộc cách mạng

đánh đuổi bọn thực dân, đế quốc, đồng thời lật đổ ách thống trị của giai cấpphong kiến, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân, sau đó chuyển thẳng lên chế độXHCN, bỏ qua sự xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc th-

Trang 15

ợng tầng TBCN Cơ chế thực thi dân chủ hiển nhiên đang ở trạng thái “cha hoàn

bị”, “cha thành thục”

Mặt khác, ý thức về dân chủ XHCN ở nớc ta đang trong giai đoạn quá độ

từ thân phận nô lệ trong chế độ chuyên chế phong kiến, chế độ thuộc địa sangvai trò làm chủ vận mệnh dân tộc, làm chủ đất nớc Từ thân phận nô lệ trở thànhngời chủ của đất nớc, nhiều cán bộ và ngời dân cha thấy hết giá trị cũng nh sựcần thiết phải chuẩn bị cho dân chủ XHCN nh thế nào Nhiều cán bộ cha quenphơng pháp lãnh đạo dân chủ, nhân dân tuy đã đợc trao quyền nhng cũng chabiết sử dụng quyền đó Những tàn d của ý thức hệ cũ: cục bộ, địa phơng chủnghĩa, gia trởng, quan liêu, tham nhũng, địa vị, bè phái, tham quyền lực vẫncòn in sâu trong nhận thức, tâm lý, phong cách của nhiều ngời Nhân dân chaquen với nhà nớc pháp quyền và xã hội công dân, lối sống tiểu nông còn chi phốitrong nếp nghĩ cũng nh trong mọi hoạt động hàng ngày, cha thích ứng với xã hộihiện đại, nên còn tâm lý tự ty, thụ động, trông chờ, tách rời quyền lợi và nghĩavụ Cả cán bộ và nhân dân đều cha coi trọng dân chủ, thậm chí có cả biểu hiệnthờ ơ với nó và làm cho những giá trị cao cả của dân chủ XHCN cha thể bộc lộ

Vì vậy, trong giai đoại đổi mới, Đảng ta đã phải lãnh đạo thực hiện mộtquá trình kép: vừa phải xây dựng và phát triển những cơ sở vật chất cho nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, vừa phải từng bớc định hình các giá trị tốt đẹp của dân chủXHCN trong thực tiễn công cuộc đổi mới Việc ban hành Quy chế thực hiện dânchủ ở cơ sở thời gian qua là một phơng thức rất hiện thực để phát triển nền dânchủ XHCN trong giai đoạn hiện nay

Nh vậy, từ trong đờng lối chiến lợc, sách lợc cũng nh trong thực tiễn cáchmạng, Đảng ta luôn khẳng định bản chất của Nhà nớc ta, nền dân chủ XHCN làcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn vớicông bằng xã hội, chống áp bức bất công, tất cả đều nhằm mục tiêu “Độc lập dântộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” Phát huy dân chủ gắn liền với xây dựng phát triển cơ sở kinh tế XHCN,sáng tạo tìm tòi những phơng thức để thực thi dân chủ, từ đó hoàn thiện ý thức vềdân chủ XHCN cho cán bộ v nhân dân à nhân dân đó là những nét đặc trng cơ bản củaquá trình phát triển nền dân chủ XHCN ở nớc ta

1.1.2 Về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

1.1.2.1.Thực hiện dân chủ

Là thành quả của quá trình đấu tranh của GCCN và nhân dân lao động.

Nền dân chủ XHCN nớc ta là dân chủ của dân, do dân, vì dân; do đó, mọi hoạt

Trang 16

động của nó phải hớng đến việc bảo đảm lợi ích thiết thân cho đông đảo nhândân lao động Lợi ích to lớn nhất của nhân dân là đợc thể hiện quyền làm chủthật sự trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: tham gia vào quá trình tổchức, xây dựng và quản lý nhà nớc, quản lý xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng

và lợi ích của bản thân

Theo V.I.Lênin, để xây dựng một nền dân chủ XHCN trong thực tế,

“không phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố và ra các sắc lệnh về dân chủ

là đủ, không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dân chủ cho “những

ng-ời đại diện” nhân dân trong những cơ quan đại biểu là đủ” [40, tr.336-337], màphải “thu hút toàn thể những ngời lao động, không trừ một ai, tham gia việc quản

lý nhà nớc”[44, tr.68] đó cũng chính là thớc đo cho trình độ thực hiện dân chủcủa chế độ xã hội XHCN Hơn nữa, trọng tâm của dân chủ XHCN không phải ởviệc tuyên bố những quyền lợi và tự do cho toàn thể nhân dân, mà là ở chỗ tạo

điều kiện cho nhân dân lao động thực sự tham gia quản lý nhà nớc, giúp họ “cókhả năng thực tiễn thực hiện đợc quyền tự do(dân chủ)”

Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn” Theo Ngời thực hành dân chủ tức là “đa

mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết”[54, tr.297] đây là

sự tổng kết sâu sắc từ thực tiễn cách mạng Bởi dân chúng là cội nguồn của mọisức mạnh, “họ luôn mang trong bản thân mình những lực lợng tiềm tàng to lớncủa cách mạng, của sự phục hng và của sự đổi mới” [43, tr.349]

Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, thành quả cách mạng cũng là củanhân dân Do vậy, sau khi giành thắng lợi, nhân dân phải đợc hởng thành quả ấy,

nghĩa là quần chúng nhân dân có quyền và nghĩa vụ tham gia các quá trình tổ chức, xây dựng và quản lý nhà nớc, quản lý xã hội Tuy nhiên, tham gia quản lý

nhà nớc, quản lý xã hội không phải là một công việc dễ dàng đối với nhân dânlao động Cho nên, để tham gia vào công việc ấy, nhân dân phải “học quản lý

nhà nớc và phải học ngay không đợc chậm trễ”[42, tr.414] Chỉ có thông qua nhà nớc, đợc sự giúp đỡ của Nhà nớc, nhân dân lao động mới có thể thực hiện đ-

ợc điều đó Chính quyền nhà nớc XHCN có nhiệm vụ “làm cho những ngời lao

động và những ngời bị bóc lột có thể thực sự hởng đợc tất cả những phúc lợi củanền văn hoá, văn minh và dân chủ”[46, tr.116], Nhà nớc “phải bắt tay ngay vào

việc làm cho tất cả những ngời lao động, tất cả những công dân nghèo đều tham gia học quản lý nhà nớc”[42, tr.414] Nhà nớc XHCN là Nhà nớc của dân, công

cụ quyền lực phục vụ hoạt động tự do, làm chủ của mọi ngời dân, nên không

phải chỉ biết lo cho dân từ bên trên, mà phải biết “tập hợp quần chúng công

Trang 17

nông", "lôi cuốn" họ cùng tham gia công việc tổ chức, xây dựng và quản lý xã

hội để khắc phục tình trạng “quan chủ”, chống tham nhũng, lãng phí, lạm dụngquyền lực Vì vậy, việc tập hợp, lôi cuốn quần chúng tham gia “làm chủ” phải

đợc đặt dới sự lãnh đạo của Đảng để đảm bảo tính thống nhất, tức là phải gắn

dân chủ với tập trung, dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cơng, tăng cờng pháp chế,

để đảm bảo tính thống nhất, tập trung dân chủ, dân chủ đi đôi với kỷ

luật, kỷ cơng, phải thực hiện tốt dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Dân chủ

trực tiếp là hình thức dân chủ đợc thực hiện bằng cách nhân dân trực tiếp bày tỏchính kiến của mình, trực tiếp tham gia quyết định những vấn đề chung của cộng

đồng Còn dân chủ đại diện là nhân dân thông qua các đại biểu, các đoàn thể củamình và các phơng tiện khác để bày tỏ chính kiến, để quyết định những vấn đềchung Những hình thức dân chủ ấy đợc thể chế bằng pháp luật của Nhà nớc và

đợc thực thi bằng cả hệ thống chính trị

Thực hiện dân chủ phải chú trọng cả hai mặt: vừa phát huy chế độ dân

chủ đại diện, nâng cao chất lợng và hiệu quả hoạt động của “những ngời đạidiện”; ở nớc ta đó là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Mặt trận và

đoàn thể nhân dân các cấp; vừa thực hiện từng bớc vững chắc chế độ dân chủ

trực tiếp, trớc hết là cấp cơ sở mà cốt lõi là nhân dân tham gia bàn bạc và quyết

định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn với lợi ích của mìnhtheo phơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Dân chủ cũng gắnliền với dân sinh, dân trí, thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội cùng phát triển

Dân chủ phải đi đôi với kỷ cơng, trật tự, dân chủ đợc thể chế hoá thànhpháp luật và dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật; quyền hạn gắnliền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, tham nhũng,lãng phí, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạmpháp luật Dân chủ cao thì kỷ luật phải nghiêm Kỷ luật có nghiêm mới bảo đảmviệc mở rộng dân chủ, thực hiện dân chủ một cách có chất lợng Vì vậy, thựchiện dân chủ cũng có nghĩa là đổi mới tổ chức và phơng thức hoạt động của hệthống chính trị, trọng tâm là Nhà nớc

Quá trình thực hiện dân chủ ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Trình độ và tốc độ tăng trởng kinh tế; trình độ dân trí, văn hoá của nhân dân;nhân sinh quan và thế giới quan, phẩm chất và năng lực của chủ thể cầm quyền;các thể chế dân chủ đợc chế định bằng nguyên tắc, pháp luật, chuẩn mực văn hoá

đạo đức

Trang 18

Nh vậy, trong chế độ XHCN, thực hiện dân chủ là quá trình hiện thực hoá những giá trị dân chủ vào đời sống xã hội để cho nhân dân đợc hởng thành quả cách mạng, đồng thời tạo điều kiện cho mọi ngời dân tham gia ngày càng rộng rãi, tích cực, hiệu quả hơn vào công việc quản lý nhà nớc, quản lý xã hội theo phơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; là thông qua những cơ chế thực thi quyền lực chính trị (hệ thống chính trị, Hiến pháp, pháp luật và hệ thống những văn bản pháp lý khác nh Quy chế, Quy ớc, ) để đảm bảo cho chế độ uỷ quyền của dân vào Nhà nớc trở thành hiện thực, khắc phục triệt để tình trạng lợi dụng sự uỷ quyền làm tổn hại đến quyền và lợi ích của dân Thực hiện dân chủ ở nớc ta hiện nay đợc thể hiện tập trung trong quá trình

thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp cơ sở

1.1.2.2 Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, trớc hết là thực hiện quyền làm chủ của hàng chục triệu quần chúng lao động ở cấp cơ sở

ở nớc ta, cấp cơ sở (xã, phờng, thị trấn) chính là nền tảng của chế độ, lànơi “chính quyền trong lòng dân”, “là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trơng,chính sách của Đảng và Nhà nớc, là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhândân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất” Cấp cơ sở (đặc biệt là cấp xã) còn là nơikết hợp sinh động vấn đề nông dân - nông nghiệp - nông thôn, trong đó ngờinông dân là chủ thể sáng tạo Tuy là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị nớc

ta, nhng lại là cấp chính quyền gần dân nhất, tiếp nhận và trực tiếp triển khaithực hiện các chủ trơng, đờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc;

đồng thời theo dõi, giám sát, kiểm tra việc công dân thực hiện các nghĩa vụ, phápluật đây cũng là nơi nhân dân thể hiện vai trò làm chủ của mình Hồ Chí Minh

đã khẳng định “nền tảng của mọi công tác là cấp xã”, “cấp xã là gần gũi dânnhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm đợc việc thì mọi công việc đềuxong xuôi” Có thể nói cơ sở là “chiếc cầu nối” giữa Dân với Đảng, là cái “vimô” nhng thực chất là cái “vĩ mô” thu nhỏ

Mục tiêu lý tởng dân chủ và công bằng xã hội chỉ có thể biến thành sứcmạnh vật chất khi nó thâm nhập vào hàng chục triệu quần chúng lao động Nớc

ta là một nớc nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số, đa phần sống ởnông thôn Nông thôn, nông dân nớc ta có vai trò rất quan trọng trong quá trìnhxây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Trong công cuộc

đổi mới, họ có những đóng góp hết sức to lớn cho phát triển kinh tế, ổn địnhchính trị, trật tự an toàn xã hội, Bởi vậy, phát huy vai trò làm chủ của nhân dânlao động ở cơ sở trớc hết phải hớng tới nông dân, nông nghiệp và nông thôn

Trang 19

Song, quá trình thực hiện dân chủ, đối với nhân dân ta, đặc biệt là nông dân, vốncha quen với nhà nớc pháp quyền và xã hội công dân là một việc vừa có tính cấpbách, vừa lâu dài Cho nên, làm thế nào để vừa kêu gọi, tập hợp, lôi cuốn, giáodục nhân dân tham gia làm chủ, biết cách làm chủ; đồng thời củng cố và xâydựng cơ chế đảm bảo quyền làm chủ của họ là một yêu cầu bức thiết trong giai

đoạn hiện nay

đáp ứng yêu cầu đó, ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 30-CT/

TW về “xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở” Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chínhtrị, ngày 11/05/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 29-NĐ/CP về việc banhành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.Sau một thời gian triển khai thực hiện, ngày 28/03/2002 Ban Bí th Trung ơng raChỉ thị số 10-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ởcơ sở Tiếp đó, ngày7/7/2003, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP về

“Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã” kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ

ở xã thay thế cho Nghị định 29/1998

đây là những văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để nhân dân thực hiệnquyền làm chủ của mình, đồng thời là cơ sở để Nhà nớc giám sát, bảo đảmquyền làm chủ trực tiếp của nhân dân Mục đích của “Quy chế thực hiện dân chủ

ở xã” là nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân cấp xã (cả ờng và thị trấn), động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dântrong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn địnhchính trị, tăng cờng đoàn kết, xây dựng đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ởxã trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quanliêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phầnthực hiện mục tiêu “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

ph-để thực hiện đợc điều đó, trong quá trình triển khai QCDC ở cơ sở, Bộ Chính trị(khoá VIII) đã chỉ đạo phải thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Thứ nhất, đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong

cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nớc quản lý, nhândân làm chủ” Coi trọng cả ba mặt này, không đợc nhấn mạnh hay hạ thấp mặt

nào Thứ hai, phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lợng và hiệu

quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, hđnd và ubnd các cấp; đồng thờithực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân trực tiếp tham giabàn bạc và quyết định những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích

của họ Thứ ba, phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội,

Trang 20

nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lợng và hiệu quả Thứ t,

nội dung của các quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở phải hợp Hiến, hợp pháp thểhiện tinh thần dân chủ đi đôi với trật tự, kỷ cơng, quyền hạn gắn liền với tráchnhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống tham nhũng, quan liêu, mệnh lệnh, cửaquyền, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp

luật Thứ năm, gắn quá trình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở với công tác

cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống chính trị

Chính phủ đã ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP về “Quy chế thựchiện dân chủ ở cơ sở”, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của nhândân, của chính quyền cơ sở trong quá trình thực hiện các chủ trơng của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nớc, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến

đời sống và lợi ích của nhân dân ở cơ sở, theo phơng châm “dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra” Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng quy định rõnhững việc nào dân đợc biết, đợc tham gia ý kiến, bàn bạc, quyết định, giám sát,kiểm tra; đồng thời quy định việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế, hình thức tổchức nhằm đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp Bên cạnh

đó, QCDC ở cơ sở còn xác định trách nhiệm của chính quyền và các tổ chức tựquản trong việc giải đáp những thắc mắc, khiếu nại, tố cáo và những ý kiến đónggóp, phê bình của nhân dân Có thể nói QCDC ở cơ sở chính là một bớc tiếnquan trọng cả về nhận thức, hành động và hiệu quả thực tế của sự vận dụng sángtạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

QCDC ở cơ sở là văn bản quy phạm pháp luật đợc Nhà nớc ban hànhnhằm cụ thể hoá phơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đâythực chất là một cuộc vận động chính trị lớn của Đảng đối với toàn xã hội, trớchết là vận động và tạo điều kiện cho nhân dân ở cơ sở trực tiếp tham gia thựchiện các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc; tham gia quản lý nhà nớc,quản lý xã hội, giáo dục ý thức dân chủ, phát triển năng lực dân chủ, thực hiệnquyền làm chủ và thực hành dân chủ cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm phát triểnkinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng một xãhội dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đó là một quátrình với những tác động tổng hợp từ mọi lực lợng, môi trờng, điều kiện, để làmcho dân chủ từ khả năng trở thành hiện thực phổ biến trực tiếp mà mọi ngời dân

đều có thể cảm nhận, nắm bắt và thực hiện, đợc hởng thành quả dân chủ bằngchính thể chế pháp quyền nhà nớc từ cơ sở Thực hiện QCDC ở cơ sở cũng là

Trang 21

nhằm vợt qua những hiện trạng còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc thực hiệndân chủ, là để đạt tới dân chủ, phát triển dân chủ.

Trong quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, để dân chủ thật sự làmục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn luôn quan tâm tới việc

giữ vững tính chất XHCN của nền dân chủ Phải đảm bảo cơ sở kinh tế của nền

dân chủ XHCN, đó là chế độ công hữu về các t liệu sản xuất chủ yếu Trong thựchiện dân chủ XHCN, thực hiện dân chủ trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa rất quantrọng Chỉ khi nào ngời lao động thực sự làm chủ về kinh tế, thì họ mới là lực l-ợng quyết định toàn bộ quá trình phát triển xã hội Do đó, sự phát triển của kinh

tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đợc cải thiện và nâng lên làtiêu chuẩn cao nhất, là thớc đo quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở Bên cạnh đó,phơng thức tổ chức, chất lợng hoạt động của hệ thống chính trị cùng với phẩmchất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ cơ sở đợc củng cố và nâng cao cũng

là một tiêu chí quan trọng Bởi đó chính là cơ chế bảo đảm cho thực thi dân chủ

đồng thời, Đảng ta cũng rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ dân trí,trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân ởcơ sở Vì dân chủ là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mậtthiết với trình độ dân trí Chỉ khi nào ngời dân tự giác nhận thức đợc quyền hạn

và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nớc, công việc xã hội,hoạt động với t cách là công dân có tri thức, có văn hoá thì mới thực sự có điềukiện thực hiện dân chủ đây cũng chính là những tiêu chí cơ bản để đánh giáchất lợng thực hiện QCDC ở cơ sở

Tóm lại, thực hiện QCDC ở cơ sở là một cuộc vận động chính trị lớn của

Đảng ta nhằm cụ thể hoá phơng châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", phát huy quyền làm chủ trực tiếp, sức sáng tạo của nhân dân ở cơ sở, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, ổn định chính trị, tăng cờng đoàn kết, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hớng xã hội chủ nghĩa đây cũng là một phơng thức phát triển dân chủ XHCN ở nớc ta trong giai

đoạn hiện nay.

1.2 Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở - một phơng thức phát triển dân chủ XHCN ở nớc ta

Trang 22

1.2.1 Quy chế dân chủ ở cơ sở là một thành quả lớn cần đợc tiếp tục phát huy trong thực tiễn chính trị Việt Nam

Thực hiện dân chủ ở cơ sở không chỉ đợc coi là động lực của sự nghiệp

đổi mới theo định hớng XHCN, mà còn là phơng thức để phát triển dân chủ xã

hội chủ nghĩa đó là một thành quả lớn trong thực tiễn chính trị nớc ta Việc xây

dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một chủ trơng lớn, đúng đắn, kịp thời, phùhợp ý Đảng lòng dân, có thể nói đây là một “sáng kiến vĩ đại” trong thực tiễnchính trị Việt Nam Bởi chỉ có thông qua việc thực hiện quy chế, nhận thức củacả nhân dân và cán bộ, đảng viên về “dân chủ” mới đợc nâng lên Nhân dân ýthức đợc quyền làm chủ của mình, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, tích cựctham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội Cán bộ, đảng viên thấy rõ vai trò, tácdụng của dân chủ, vì thế mà nhiệt tình hơn, tận tuỵ hơn trong công tác Cả cán

bộ, đảng viên và nhân dân đều hiểu rõ: quyền làm chủ của nhân dân không phải

là những gì xa vời, mà nó đợc thể hiện cụ thể trong những công việc hàng ngàycủa nhân dân và hoạt động của chính quyền cơ sở

Hơn thế, có thể coi việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một

kế thừa và học tập những kinh nghiệm thành công cũng nh cha thành công trongviệc phát triển dân chủ của một số nớc trên thế giới, kết hợp chủ nghĩa yêu nớc,tinh thần đoàn kết, t tởng thân dân, trọng dân của Đảng ta

Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở hình thành từ nhu cầu dân chủ củanhân dân ta, trớc hết là nhân dân lao động ở cơ sở; từ đòi hỏi của công cuộc đổimới và trớc những thách thức của thời đại để đa con thuyền cách mạng ViệtNam tiến thẳng đến bến bờ chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiềnphong của giai cấp công nhân, đại diện duy nhất cho lợi ích toàn dân tộc, phảiphát triển dân chủ, trớc hết là dân chủ ở cơ sở nhằm kích thích và huy động sứcmạnh của toàn dân Với bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo, Đảng ta đã phát triểndân chủ XHCN bắt đầu từ việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nơi sinh sống của đại

đa số nhân dân lao động Việt Nam đây là cái rất riêng, có thể nói là “cái đặcthù” của Việt Nam

Trang 23

Thứ hai, Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở đã tạo đợc một phong trào chính trị - xã hội rộng lớn Nó đã tác động sâu sắc đến đời sống của nông thôn

nớc ta Quy chế đã đáp ứng đợc nguyện vọng của nhân dân về quyền làm chủcủa họ, mở ra một cuộc vận động thực hiện dân chủ hoá ở cơ sở Đây là một chủtrơng lớn, đúng đắn, hợp lòng dân vì hớng về dân và vì lợi ích của dân; đồng thờicòn là một chủ trơng có tính đột phá để giải quyết những vấn đề bức xúc nhấtcủa đời sống chính trị ở cơ sở Có thể nói lần đầu tiên trong thực tiễn chính trị n -

ớc ta, phơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” không còn lànhững câu khẩu hiệu, mà trở thành hiện thực bởi có cơ chế đảm bảo thực hiện.Vì vậy, nó đợc nhân dân nồng nhiệt hởng ứng và tích cực thực hiện

Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở thực chất là việc khởi xớng một phongtrào sâu rộng trong quần chúng vừa để thực hành dân chủ, vừa để nâng cao trình

độ dân chủ Ngay sau khi Chính phủ ban hành QCDC, khắp nơi trong cả nớc đềudấy lên một phong trào thực hiện dân chủ hoá ở cơ sở Nhiều nơi, nhân dân thamgia họp, thảo luận, xây dựng và thực hiện quy chế rất tích cực Hầu hết các địaphơng, HĐND và UBND đều đa ra các chủ trơng để nhân dân tham gia bàn bạc,góp ý kiến, phơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đợc cụ thểhoá thành văn bản theo hớng dẫn của Chính phủ Phát huy dân chủ, nhân dân tự

tổ chức quyên góp, giám sát thi công đờng giao thông nông thôn, xây dựng trờnghọc, nhà tình thơng, nơi hội họp, theo phơng thức Nhà nớc và nhân dân cùnglàm; xây dựng và thực hiện các quy ớc nếp sống văn hoá trong các sinh hoạt th-ờng nhật của ngời dân

Sự nồng nhiệt đón nhận và tích cực thực hiện của nhân dân đã tạo nênmột bầu không khí sôi nổi; nhân dân đợc nói lên tiếng nói, đợc bầu đại diện củamình vào các cấp chính quyền và những ngời đại diện ở ấp (thôn) Nhiều vấn đềtrong đời sống, lợi ích vật chất (chủ yếu là lợi ích kinh tế) và tinh thần của nhândân đợc quan tâm hơn Cùng với quy chế là những chính sách đầu t phát triểnnông thôn, chính sách xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, cũng đợc quantâm thực hiện tốt hơn; vì thế mà niềm tin của nhân dân đối với các tổ chức đảng

và chính quyền cơ sở đợc củng cố và tăng lên

Thứ ba, QCDC ở cơ sở đã tạo đợc sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo hớng “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Trên lĩnh vực kinh tế: thực hiện quyền làm chủ

trên lĩnh vực kinh tế, nhân dân lao động, nhất là nhân dân lao động ở cơ sở có

điều kiện thể hiện khả năng lao động sáng tạo của mình; xuất hiện ngày càng

Trang 24

nhiều sáng kiến hay trong quá trình lao động sản xuất, nhiều cá nhân sản xuấtgiỏi đợc nhà nớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động Những chơng trìnhphát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở đợc nhân dân tham gia ý kiến, góp của, gópcông thực hiện nhanh hơn, tốt hơn Sự chuyển biến mạnh mẽ đó đã đóng góp tíchcực cho quá trình phát triển nền kinh tế nớc ta, từng bớc cải thiện và nâng cao

đời sống vật chất của nhân dân ở nhiều nơi, nhân dân đã mạnh dạn phát biểu ýkiến đóng góp, đề xuất với Đảng và Nhà nớc sửa đổi chính sách, quy định chothiết thực hơn, tạo điều kiện cho họ vay vốn, hớng dẫn họ chuyển đổi cơ cấu sảnxuất và ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào phát triển sản xuất, xoá đóigiảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội

Trên lĩnh vực chính trị: QCDC góp phần tạo sự chuyển biến tích cực

trong phong cách lãnh đạo của cán bộ theo tinh thần “hớng về cơ sở, trọng dân,gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; hạn chế sự thoái hoá,biến chất của đội ngũ cán bộ cơ sở Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ cơ sở không ngừng

đợc bổ sung, đợc thanh lọc qua phong trào thực tiễn ở cơ sở và bằng một cơ chếdân chủ do chính nhân dân đảm nhiệm Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở đã tác

động tích cực đến việc củng cố, đổi mới, nâng cao chất lợng của hệ thống chínhtrị ở xã, phờng, thị trấn: xây dựng chỉnh đốn Đảng, thúc đẩy việc đổi mới phơngthức lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổchức cơ sở đảng, làm cho mối quan hệ giữa dân với Đảng gắn bó chặt chẽ hơn.Vai trò hạt nhân lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng đối với chính quyền và các

đoàn thể nhân dân đợc nâng lên; đa hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyềndần đi vào nền nếp, đúng pháp luật; khắc phục tình trạng lấn sân, làm việc tuỳtiện, cửa quyền; xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; thúc đẩy cải cáchhành chính, cải tiến sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền Các đoànthể và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác ở cơ sở đợc củng cố, hoạt động gắn

bó, sâu sát hơn với nhân dân, cùng nhân dân giải quyết tốt những vấn đề đặt ratrong đời sống kinh tế và sinh hoạt cộng đồng Những tác động đó còn góp phầnchuyển biến và hoàn thiện phong cách làm việc, trình độ, năng lực công tác của

đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới nội dung, phơng thức hoạt động của hệ thốngchính trị theo hớng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm vớidân”, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí Nhân dân nhận thức ngàycàng đúng đắn, sâu sắc hơn về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đốivới việc xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; mạnh dạn đấu tranhchống tiêu cực, tham nhũng (90% số vụ tham nhũng, tiêu cực do nhân dân phát

Trang 25

hiện và báo chí nêu lên, từ đó các cơ quan thẩm quyền mới đi vào điều tra, xửlý) Thông qua thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhân dân thực hiện tốt hơn quyền bầu

cử của mình Họ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn những ngời thật sự xứng đáng

đại diện cho ý chí và quyền lợi của mình và HĐND, Chủ tịch UBND, Trởng ấp

và một số chức danh khác

Trên lĩnh vực văn hoá-xã hội: QCDC ở cơ sở đã tạo đợc sự chuyển biến

mạnh mẽ trong đời sống văn hoá của nhân dân, củng cố và tăng cờng tinh thần

đoàn kết, tơng thân, tơng ái “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng mộtgói khi no” Nhân dân tích cực hởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ,giúp đỡ ngời nghèo, ngời bị thiên tai, xoá đói, giảm nghèo, giúp nhau làm kinhtế ; xây dựng đời sống mới: gia đình văn hoá, ấp (khu phố), xã văn hoá; ý thức

tự giác trong việc giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng đợccủng cố và nâng cao

Thực tiễn cho thấy, những chuyển biến tích cực không phải chỉ do Nhà

n-ớc bỏ nhiều tiền của ra đầu t, mà phần lớn là kết quả của việc khắc phục, sửa chữa những thiếu sót trong quản lý và thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở Nhìn

chung, qua gần 7 năm, QCDC ở cơ sở đợc triển khai thực hiện đã có những tác

động lớn đối với toàn xã hội, tạo đợc động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựngCNXH ở nớc ta Trớc hết, QCDC ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc thay

đổi, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về dân chủ Dân hiểu

rõ hơn về quyền làm chủ của mình Cán bộ, đảng viên thấy rõ hơn sức mạnh tolớn, vai trò, động lực và hiệu quả thiết thực của dân chủ Vì vậy, các chủ trơng,chính sách của Đảng và Nhà nớc về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm

an ninh quốc phòng đợc nhân dân hiểu biết hơn, hăng hái tham gia đóng góp vàtích cực thực hiện nên đạt kết quả tốt hơn Phần lớn những tranh chấp, vớng mắctrong dân với nhau, với chính quyền đều đợc hoà giải, giải quyết ổn thoả tạo bầukhông khí chan hoà, cởi mở trong cộng đồng, góp phần củng cố khối đại đoànkết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, phát triển xã hội

Nh vậy, việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần tạo ra động lực cả từ phía hệ thống chính trị lẫn phía quần chúng Sức mạnh của nhân dân đợc nhân

lên gấp bội nhờ môi trờng dân chủ Chính sự hội tụ của hai nguồn động lực đó đãtạo thành sức mạnh tổng hợp để dấy lên và thực hiện mục tiêu của phong tràoquần chúng với những kết quả to lớn và thiết thực nh: phong trào xoá đói giảmnghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, giữ gìn an ninh trật

tự, bảo vệ trị an Qua đó, các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở cơ

Trang 26

sở cũng đợc thực hiện tốt Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt đợc, cònkhông ít những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn cần phải đợc tiếp tục giải quyết vàcần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân ta trong giai đoạn tới.

1.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị nớc ta trong giai đoạn tới

Qua gần 7 năm xây dựng và triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, chúng ta

đã thu đợc những thành tựu bớc đầu đáng trân trọng QCDC ở cơ sở có những tác

động lớn đối với toàn xã hội, tạo động lực cho sự nghiệp đẩy mạnh công cuộc

đổi mới theo định hớng xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, so với yêu cầu của Chỉ thị

30, những kết quả đạt đợc trong việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là cha

đồng đều, cha vững chắc Theo báo cáo của Ban Bí th về kết quả thực hiệnQCDC ở cơ sở, cho đến nay, trong cả nớc:

Mới chỉ có khoảng 1/3 số đơn vị thực hiện tốt ở những mức độkhác nhau, không ít cấp uỷ đảng, tổ chức, chính quyền, Mặt trận Tổquốc và đoàn thể nhân dân cha nắm vững tinh thần Chỉ thị của đảng vàcác Nghị định của Nhà nớc về vấn đề này Một số bộ, ngành, đoàn thể

ở Trung ơng chậm ban hành văn bản chỉ đạo và hớng dẫn việc thựchiện QCDC trong lĩnh vực, ngành, đoàn thể mình Nhiều nơi quy chế

đã đợc xây dựng còn dập khuôn, máy móc, cha phù hợp với thực tế,khó thực hiện Nhiều nơi còn tình trạng khoán trắng việc xây dựng vàthực hiện QCDC ở cơ sở cho Ban chỉ đạo, không kiểm tra thờng xuyên

để có giải pháp đồng bộ, thiết thực nên việc thực hiện còn mang nặngtính hình thức Tình trạng vi phạm quyền dân chủ của nhân dân vẫncòn nhiều, có khi nghiêm trọng; còn những biểu hiện quan liêu, thamnhũng, tiêu cực không đợc phát hiện và đấu tranh ngăn chặn, khắc phụckịp thời làm giảm lòng tin, gây bất bình trong nhân dân dẫn đến tìnhtrạng khiếu kiện kéo dài hoặc vợt cấp [74, tr.5]

Thực tế cho thấy, tuy dân chủ ở cơ sở đợc tăng cờng, nhng tình trạngkhiếu kiện kéo dài vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phơng, thậm chí khiếu kiện vợtcấp; nhiều “điểm nóng” liên quan tới giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đaivẫn còn diễn ra ở nhiều nơi Nội dung, phơng thức sinh hoạt của tổ nhân dân tựquản còn nghèo nàn, công tác bảo vệ lợi ích của nhân dân, giúp đỡ nhân dânphát triển kinh tế cha đợc quan tâm đúng mức Danh mục các vấn đề cần huy

Trang 27

động nguồn nhân lực, vật lực của nhân dân địa phơng, nhất là nhân dân nôngthôn đôi lúc quá mức cần thiết Chất lợng xây dựng nhiều công trình dân sinh rất

đáng báo động Sự thất thoát tài sản chung còn quá lớn, việc sử dụng nhữngnguồn đóng góp của nhân dân địa phơng còn kém hiệu quả Tình trạng thoáihoá, biến chất của cán bộ cơ sở cha đợc ngăn chặn có hiệu quả; nạn quan liêu,tham nhũng còn nặng nề Cơ chế phát hiện và xử lý tiêu cực ở cơ sở cha thậthoàn thiện và hiệu quả Hiện tợng một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên thờ

ơ về chính trị, lo vun vén cho cá nhân, cho gia đình, ít quan tâm đến công việcchung của cộng đồng ở cơ sở theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” đã xuất hiện và cónguy cơ lan rộng Một số nơi có sự bất bình thái quá đã tạo cơ hội cho kẻ xấu lợidụng gây mất trật tự

đây là những vấn đề hết sức bức xúc, gây tâm lý bất bình trong nhândân Do vậy, giải quyết những vấn đề đó không chỉ là đòi hỏi của thực tiễn pháttriển dân chủ xã hội chủ nghĩa, mà còn là phơng thức đảm bảo sự tồn tại và tiến

bộ của CNXH ở nớc ta trong giai đoạn hiện nay Vì thế, tiếp tục đẩy mạnh cuộcvận động thực hiện QCDC ở cơ sở không chỉ là trách nhiệm của “Ban chỉ đạo”hay hoạt động tự giác của nhân dân, mà phải còn thông qua hoạt động của cán

bộ có chức quyền; hơn nữa còn phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệthống chính trị nớc ta trong giai đoạn tới Bởi hệ thống chính trị nớc ta có vai tròrất quan trọng trong việc thực hiện và phát triển dân chủ

Dân chủ và thực hiện dân chủ là một bộ phận cấu thành rất quan trọngcủa tất cả các nền dân chủ Song, dân chủ ở mức độ nào? Dân chủ cho ai? còntuỳ thuộc vào chủ thể cầm quyền và các thiết chế mà chủ thể đó xác lập Hệthống chính trị nớc ta (trong đó Nhà nớc là trụ cột) chính là nhân tố quan trọng,quyết định tính chất nền dân chủ Tính chất nền dân chủ cũng là yếu tố cơ bảnthể hiện bản chất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Thực hiện tốt QCDC ởcơ sở còn là một giải pháp quan trọng, hữu hiệu ngăn chặn và đẩy lùi nạn quanliêu, tham nhũng, chống lại luận điệu xuyên tạc và âm mu “Diễn biến hoà bình”của các thế lực thù địch với CNXH Cho nên, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận độngthực hiện QCDC ở cơ sở nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhân dân,huy động sức mạnh tiềm tàng to lớn trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu công cuộc

đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ trọng tâmcủa hệ thống chính trị nớc ta giai đoạn tới

để tiếp tục cuộc vận động xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, nhiều

địa phơng đã tổng kết và rút ra đợc những bài học kinh nghiệm quý báu:

Trang 28

Trớc hết, các cấp uỷ đảng và chính quyền phải nhận thức đúng tầm quan

trọng của Quy chế này; thực sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, thờng xuyên kiểmtra và bám sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ những vớng mắc, khó khăn, giải quyếttriệt để những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện

Hai là, để QCDC thực sự đi vào cuộc sống, trở thành nền nếp ở cơ sở

phải có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên vànhân dân; trong đó, cán bộ, đảng viên đóng vai trò hạt nhân quyết định

Ba là, kế hoạch thực hiện QCDC phải phù hợp và gắn liền với nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị và những hoạt động khác của địa

ph-ơng; phải gắn với củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, kiện toàn cộng đồng dânc: khu phố, tổ, ấp,

Bốn là, thờng xuyên chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân,

giải quyết dứt điểm các đơn th khiếu nại, tố cáo, những kiến nghị của dân Kịpthời phát hiện và uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, ngăn ngừa và xử lý nghiêmnhững hình thức lợi dụng dân chủ, dân chủ cực đoan để gây rối Thờng xuyêntuyên truyền, giải thích để nhân dân thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm, thực hiệndân chủ phải đi đôi với kỷ cơng, chấp hành pháp luật của Nhà nớc

Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp, triển khai đồng bộ, có sự phân

công cụ thể và kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vàcác tổ chức xã hội khác trong quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở

Sáu là, phải thực sự tin dân, tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến của dân, làm

cho dân hiểu; thông cảm với dân, tạo sự gắn bó bền chặt giữa dân với Đảng vàchính quyền; để dân cùng bàn việc làng, việc nớc, cùng Đảng và chính quyềntháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, ổn định chính trị và trật

là một khâu quan trọng và cấp bách của quá trình phát triển dân chủ XHCN ở n

-ớc ta Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu tổng quát củacách mạng nớc ta trong thời kỳ mới là “phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dântộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nớc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam XHCN” vì “dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

Trang 29

minh” Nghị quyết hội nghị Trung ơng 4 khoá IX về “Tiếp tục thực hiện có hiệuquả cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng ” cũng đã chỉ rõ phải “hoànthiện QCDC ở cơ sở, gắn chặt việc thực hiện QCDC ở cơ sở với cuộc vận độngxây dựng chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí” Hội nghị lầnthứ bảy Ban chấp hành Trung ơng khoá IX, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh “tiếp tụchoàn thiện và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, cụ thể hoá để thực hiện ph ơng châm:dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn

vị cơ sở thuộc các cấp, các ngành, kể cả trong các cơ quan Đảng, Nhà nớc, Mặttrận và đoàn thể nhân dân Khắc phục mọi biểu hiện vi phạm dân chủ, coi nhẹdân chủ hoặc dân chủ hình thức” Do đó, trong thời gian tới, tiếp tục thực hiệnrộng rãi và có hiệu quả QCDC, đa việc thực hiện QCDC ở cơ sở thành nền nếptrong đời sống hàng ngày của xã hội ta là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả

hệ thống chính trị và nhân dân

- Hoàn thiện cơ chế thực thi dân chủ ở cơ sở: xây dựng cơ chế điều tiếtmối quan hệ giữa các phân hệ của hệ thống chính trị; nâng cao chất lợng thực thidân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện Tiếp tục hoàn thiện cơ chế “Đảng lãnh

đạo, Nhà nớc quản lý, nhân dân làm chủ” một cách thống nhất, đồng bộ, hiệuquả Trớc mắt cần tập trung đẩy mạnh việc xây dựng nền chính trị dân chủXHCN, giải quyết tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lýcủa Nhà nớc với việc phát huy sức mạnh làm chủ của nhân dân theo pháp luật

Giữ vững và tăng cờng vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngangtầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới Đây là nguyên tắc bất di, bất dịch Bảo đảm dânchủ rộng rãi gắn chặt với tập trung trong Đảng đó là tiền đề căn bản để thực thihiệu quả tiến trình dân chủ hoá xã hội

Bên cạnh đó, việc củng cố và tăng cờng hiệu lực quản lý của Nhà nớcpháp quyền XHCN cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng Trên phơng diện nàyviệc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, đầy đủ,phù hợp và có tính khả thi cao gắn với công cuộc cải cách hành chính quốc gianhằm phục vụ nhân dân một cách tốt nhất Bởi đây là cơ chế đảm bảo “thực hiệntốt QCDC, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham giaquản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng”, nghiêm trịnhững hành động phản dân chủ, sách nhiễu nhân dân, làm tổn hại lợi ích quốcgia, gây mất trật tự xã hội, rối loạn chính trị Đồng thời phải tỉnh táo, quyết

Trang 30

không đợc bắt chớc kiểu dân chủ hoá phơng Tây-“giảm bớt sự can dự của Nhà ớc” mà thực chất là làm suy giảm hiệu lực quản lí vĩ mô.

n-Nâng cao trình độ dân trí, nhất là trình độ văn hoá dân chủ, văn hoá phápluật; mở rộng và không ngừng hoàn thiện các hình thức dân chủ trực tiếp, dânchủ đại diện cũng cần đợc quan tâm Nghị quyết Trung ơng 7 khoá IX nhấnmạnh “không ngừng hoàn thiện các cơ chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đạidiện” đây là biện pháp hữu hiệu để nhân dân chủ động tham gia vào việc quản

lý nhà nớc, quản lý xã hội ngay từ cơ sở

- Phát triển dân chủ đi đôi với, kỷ luật, kỷ cơng, tránh những biểu hiệndân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ, dân chủ hoá theo kiểu phơng Tây Dân chủ

và bảo đảm kỷ cơng, pháp luật là hai mặt thống nhất, không thể tách rời Thựchiện dân chủ là để tăng cờng ý thức chấp hành kỷ cơng, pháp luật và ngợc lại

Do đó, không đợc nhấn mạnh mặt này, coi nhẹ mặt kia, mà phải thực hiện đồng

bộ Chủ trơng phát huy dân chủ rất đợc lòng dân, ở những nơi làm tốt đã tạo đợc

động lực mạnh mẽ thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh,quốc phòng Quyền dân chủ của mỗi công dân đợc thể hiện trong luật và đợcpháp luật bảo đảm, cho nên thực thi dân chủ luôn đi liền với thực thi pháp luật,

kỷ cơng, quyền hạn đi đôi với trách nhiệm Nghị quyết Trung ơng 3 khoá VIII đãnhấn mạnh “cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chấtcủa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” Vì vậy, không thể có dân chủ mà lại thiếupháp luật, kỷ cơng Hiện nay, Đảng và Nhà nớc ta đang đẩy mạnh việc thực hiệndân chủ Tuy nhiên, một số nơi cha thực hiện tốt các quy chế nên còn tình trạngmất trật tự, kỷ cơng Một số ngời đã lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật, xâmphạm quyền dân chủ của nhân dân Do vậy, cùng với quá trình thực hiện và pháttriển dân chủ, cần tăng cờng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; thực hiện

có hiệu quả nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cácchính sách, pháp luật của Nhà nớc trong nhân dân để nhân dân nhận thức đúngquyền lợi và nghĩa vụ, đấu tranh giữ vững kỷ cơng, pháp luật, khắc phục tìnhtrạng lợi dụng dân chủ, ngăn chặn dân chủ kiểu phơng Tây Giữ vững kỷ cơngkhông phải chỉ ở phía nhân dân, mà quan trọng hơn là cả trong cán bộ, đảngviên, công chức nhà nớc Cho nên, cần khắc phục tình trạng “trên bảo dới khôngnghe”, “phép vua thua lệ làng”, giữ vững kỷ cơng, pháp luật, trên dới một lòng,thống nhất từ trong Đảng ra ngoài xã hội, trong cả nớc Phải thấy rằng kỷ cơng,

Trang 31

pháp luật là điều kiện đảm bảo và phát huy mạnh mẽ dân chủ, là “cái cửa” và là

“chìa khoá” bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân

Xây dựng một chế độ thật sự do nhân dân lao động làm chủ là mục tiêuphấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta Trong quá trình đấu tranh giải phóng dântộc, thống nhất đất nớc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giơng cao ngọn cờ dân chủchân chính Vì thế đã huy động đợc sức mạnh toàn dân tham gia làm cách mạng

và đã giành đợc nhiều thắng lợi vẻ vang Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đểbảo vệ thành quả cách mạng, thực hiện nhiệm vụ xây dựng thành công CNXH ởViệt Nam, Đảng ta không những phải tiếp tục nắm vững, mà còn phải giơng caohơn nữa ngọn cờ ấy để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân Vì vậy, mởrộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là nhân dân lao động ở cơ sở

là một việc làm hết sức cần thiết Nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thựchiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nớc theo định hớng XHCN Nó không chỉ

là biện pháp hữu hiệu kích thích khả năng sáng tạo, khơi dậy tiềm năng trí tuệcủa cả dân tộc phục vụ công cuộc đổi mới, mà còn là phong thức để phát triểndân chủ xã hội chủ nghĩa

Yếu tố cơ bản đảm bảo cho việc mở rộng và phát triển dân chủ XHCN ởnớc ta thành công là quá trình triển khai thực hiện có hiệu quả QCDC ở các đơn

vị cơ sở, các địa phơng, các địa bàn trọng yếu Nghiên cứu quá trình thực hiệnQCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bến Tre không những giúp địa phơng tiếp tụcphát huy tốt mọi tiềm lực trong nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đờisống nhân dân, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, mà còn góp phần pháttriển dân chủ XHCN trong cả nớc

Trang 32

Những đặc điểm trên đã tạo ra tiền đề kinh tế-xã hội cơ bản cho quá trìnhthực hiện QCDC ở cơ sở của Bến Tre.

2.1.1 Những tiền đề kinh tế - xã hội cho quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Bến Tre thời gian qua

Hoạt động kinh tế của Bến Tre chủ yếu là sản xuất nông nghiệp; kinh tếvờn và nuôi trồng thuỷ hải sản đợc xem là hai thế mạnh cơ bản, đây cũng lànhững lĩnh vực tập trung nhiều nhất lực lợng lao động của Bến Tre Hiện nay,tỉnh đang tập trung khai thác hai thế mạnh này nhằm tạo ra những bớc đột phá đểthúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Trong quá trình đổi mới, với quyết tâm vợtkhó, thoát nghèo, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã tập trung khai thác thế mạnhcủa địa phơng, phát triển kinh tế - xã hội, từng bớc nâng cao đời sống nhân dân,cải thiện dần bộ mặt “quê dừa”

Trong những năm gần đây, kinh tế của Bến Tre có mức tăng trởng khá.Tốc độ tăng trởng kinh tế bình quân 4 năm (2001-2004) đạt 8,7% Riêng năm

2004, tốc độ tăng trởng kinh tế đạt 10,08% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

Trang 33

h-ớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.Năm 2004, khu vực I từ 62,1% giảm xuống còn 60,8%; khu vực II từ 14,6% tănglên 15,7%; khu vực III từ 23,3% tăng lên 23,5% Trong đó, giá trị sản xuất nôngnghiệp (bao gồm nông, lâm, thuỷ sản) tăng7,5%; công nghiệp - xây dựng tăng17,5%; các ngành dịch vụ tăng 13,4%[80, tr.1]

Những thành tựu mà Bến Tre đạt đợc trên lĩnh vực kinh tế đang mở ramột tơng lai tơi sáng cho vùng đất cù lao bốn bề sông nớc bao bọc này Sự tăngtrởng kinh tế trong thời gian qua cũng có những tác động tích cực tới việc thựchiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, trớc hết là nhân dân ở cơ sở đó

là tiền đề vật chất quan trọng, quyết định chất lợng việc thực hiện QCDC ở cơ sở.Kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của nhân dân đợc cải thiện và nâng cao; mộtmặt, củng cố và tăng cờng niềm tin của dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý,

điều hành của chính quyền; mặt khác, nhân dân có nhiều điều kiện tham gia vàocông việc xã hội, tham gia quản lý nhà nớc, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình,góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phơng

2.1.2 Về hệ thống chính trị - xã hội, cơ chế để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Bến Tre thời gian qua

Bến Tre gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: 1 thị xã và 7 huyện; trong

đó bao gồm 7 thị trấn, 9 phờng và 144 xã Hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, phờng,thị trấn) của Bến Tre những năm gần đây tơng đối ổn định Hoạt động của các tổchức Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã dần dần đi vào đúng chứcnăng, nhiệm vụ của nó; chất lợng hoạt động đã đợc cải thiện Các tổ chức trong

hệ thống chính trị cơ sở đã có sự phối hợp hoạt động khá đồng bộ Trình độ,năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở do đợc quyhoạch, đào tạo, bồi dỡng qua trờng lớp và qua công tác thực tiễn nên cũng đợcnâng lên

Theo kết quả khảo sát chất lợng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng xã, ờng, thị trấn ở Bến Tre những năm qua có nhiều chuyển biến đến cuối quý Inăm 2005, có 113/160 tổ chức cơ sở đảng xã, phờng, thị trấn đạt trong sạch,vững mạnh, chiếm tỷ lệ 70,62%; 47/160 tổ chức cơ sở đảng xã, phờng, thị trấnhoàn thành nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 29,38%, không có cơ sở yếu kém [1, tr.1]

ph-Nh vậy, trong những năm qua, chất lợng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng

có sự chuyển biến tích cực đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phầntăng cờng sức chiến đấu và khả năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạngcủa các tổ chức cơ sở đảng trong tình hình mới, đặc biệt là lãnh đạo thực hiện

Trang 34

QCDC ở cơ sở Bên cạnh sự trởng thành của tổ chức cơ sở đảng, bộ máy chínhquyền cấp cơ sở cũng đợc củng cố để thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, xãhội.

Bộ máy chính quyền và công tác cải cách hành chính cũng có nhiều tiến

bộ Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của UBND đợc phân định ngày càng rõhơn, hạn chế đợc tình trạng chồng chéo, bao biện, làm thay Tổ chức và hoạt

động của HĐND cũng dần đợc đổi mới và kiện toàn; chất lợng các kỳ họp đợcnâng lên, hoạt động giám sát đợc tăng cờng; chức năng và quyền lực của các cơquan dân cử ngày càng đợc củng cố Mối quan hệ giữa Đại biểu HĐND với cửtri, với đoàn Đại biểu Quốc hội, UBND, ủy ban Mặt trận Tổ quốc đợc cải thiện

và ngày càng gắn bó, tạo sự phối hợp tốt hơn trong các hoạt động

Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng, tăng cờng và mởrộng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, các

tổ chức xã hội nghề nghiệp ở cơ sở cũng đợc cải thiện Mặt trận Tổ quốc và các

đoàn thể (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, HộiCựu chiến binh, ) đã tập hợp đông đảo nhân dân tham gia phát triển sản xuất,xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở; xâydựng hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, Ngoài ra, Mặt trận cònchủ động phối hợp với các ngành chức năng triển khai nhiều đợt tuyên truyền,phổ biến cho nhân dân những nội dung trọng tâm nh: các chủ trơng, chính sáchcủa Đảng và Nhà nớc, Nghị quyết của HĐND, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hộicủa chính quyền cơ sở, đã tạo đợc mối quan hệ gần gũi, gắn bó với các tầnglớp nhân dân đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần huy động lực lợng từphía nhân dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt QCDC ởcơ sở

2.1.3 Không gian chính trị xã hội, những đặc điểm tâm lí chính trị xã hội của nhân dân tỉnh Bến Tre

Bến Tre đất chật, ngời đông, dân c chủ yếu là ngời bản địa - những ngời

đã đến vùng đất này khai phá, định c từ trớc, ngời nơi khác đến không đáng kể.Ngời Bến Tre sống gắn bó với nhau bằng tình làng, nghĩa xóm cùng những tậptục lâu đời Mối quan hệ tốt đẹp đó thấm sâu vào huyết quản của mỗi ngời nơi

đây làm cho khối cộng đồng thêm bền chặt

Tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cờng là một trong những giá trị tinhthần của Bến Tre; giá trị đó đã đợc phát huy trong thời kỳ kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ, nhân dân Bến Tre dới sự lãnh đạo của Đảng, đã làm nên cuộc

Trang 35

“Đồng Khởi” vang dội, đợc Uỷ ban Trung ơng Mặt trận dân tộc giải phóng miền

Nam Việt Nam tặng cờ với 8 chữ vàng “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt nguỵ”

Bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, nên trong thời kỳ xây dựng CNXH Bến Tre còn gặp nhiều khó khăn Bến Tre hiện là tỉnh thuộc loại nghèo nhất của

khu vực đồng bằng sông Cửu Long Bớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, số

hộ gia đình thuộc diện chính sách, hộ nghèo, lực lợng lao động cha có việc làmhoặc việc làm cha ổn định còn khá lớn Vợt khó lên khăn, ngời Bến Tre luôn nêucao tinh thần tự lực, tự cờng, cần cù lao động, phấn đấu xây dựng quê hơng ngàythêm tơi đẹp Tinh thần, ý chí ấy là một trong những thuận lợi để nhân dân BếnTre tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng quê hơng, đặc biệt là trong thực hiệnQCDC ở cơ sở

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã cố gắng thực hiện tốt chính sách xã hội: xây nhà tình nghĩa, lập quỹ đền ơn đáp nghĩa cho các gia đình

thuộc diện chính sách; xây nhà tình thơng, phát triển các ngành nghề truyềnthống, đa dân đi vùng kinh tế mới, hỗ trợ tín dụng, giới thiệu việc làm, nhằmtạo điều kiện cho nhân dân có việc làm, xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, cảithiện cuộc sống, vơn lên sánh vai với các tỉnh bạn trong khu vực Chính sự quantâm thực hiện tốt các chính sách xã hội đã tạo đợc bầu không khí cởi mở, phấnkhởi trong nhân dân; đồng thời khắc phục đợc tâm lý của dân ngại tiếp xúc vớichính quyền, thu hẹp khoảng cách giữa dân với chính quyền, tạo sự đồng thuậncao, là nguồn sức mạnh động viên nhân dân hăng hái tham gia thực hiện tốt cácchủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, đặc biệt là chủ trơng thực hiệnQCDC ở cơ sở

Tuy là một tỉnh nhỏ nhng Bến Tre là vùng có nhiều tôn giáo

Hiện nay, trên địa bàn Bến Tre có 5 tôn giáo có đông tín đồ là Phật giáo,Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hoà hảo và Cao đài (riêng đạo Cao đài có đến 4

hệ phái cùng toạ lạc trên đất Bến Tre: Cao đài Ban Chỉnh, Cao đài Tiên Thiên,Cao đài Tây Ninh, Cao đài Chơn Lý) Bến Tre là thánh địa của Cao đài BanChỉnh do đức giáo tông Nguyễn Ngọc Tơng sáng lập vào năm 1937 Hiện tại,trên địa bàn tỉnh có 2 Trung ơng đạo: Cao đài Ban Chỉnh, toà thánh toạ lạc tạiphờng VI, thị xã Bến Tre; Cao đài Tiên Thiên, toà thánh Minh Châu toạ lạc tại ấpChánh, xã Tiên Thuỷ, huyện Châu Thành Trên toàn tỉnh hiện có 425 cơ sở thờ

tự với 1601 chức sắc, 216.373 tín đồ, chiếm khoảng 16,12% dân số

Trang 36

Tất cả các tôn giáo ở Bến Tre đều đợc Nhà nớc cho phép hoạt động và

đều có các tổ chức tôn giáo đại diện Nhiều tôn giáo cùng tồn tại và hoạt độngtrên một địa bàn nhỏ; một mặt làm phong phú đời sống văn hoá tâm linh củanhân dân; mặt khác nó cũng làm phức tạp thêm đời sống tinh thần xã hội Nhữngmâu thuẫn trong nội bộ các tôn giáo (đặc biệt là mâu thuẫn giữa Cao đài BanChỉnh và Cao đài Tiên Thiên) cũng gây những ảnh hởng nhất định đến đời sốnggiáo dân và những ngời ngoài tôn giáo cùng sống trên địa bàn, nhất là trong cáccuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá, công tác xoá đói, giảm nghèo, giảiquyết việc làm,

Nhìn chung, những đặc điểm tâm lý dân c, sự đa dạng trong đời sống văn

hoá tinh thần đã tạo nên một không gian chính trị xã hội đa chiều, phức tạp, ảnh

hởng lớn đến cuộc vận động thực hiện QCDC ở cơ sở Những tiền đề kinh tế - xãhội, hệ thống chính trị cơ sở, không gian chính trị - xã hội, đặc điểm tâm lý dân

c ở Bến Tre đã tác động nhiều mặt tới quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ

sở trên địa bàn tỉnh thời gian qua Tuy nhiên, với quyết tâm đa quê hơng thoátkhỏi cảnh nghèo nàn, vơn lên sánh vai cùng các tỉnh bạn trong khu vực, Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre đã nỗ lực phấn đấu biến những khó khănthành sức mạnh, biến tinh thần “Đồng Khởi” năm xa thành phong trào “ĐồngKhởi mới” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Phát triển kinh tế - xã hội, vơn lên theo sự phát triển của khu vực đồngbằng sông Cửu Long cùng cả nớc, Bến Tre đang phát huy những thành tựu đã đạt

đợc trong thời gian qua, tiếp tục thực hiện tốt QCDC ở cơ sở nhằm huy động sứcdân, khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phơng

2.2 Những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh Bến Tre

Thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định 29-NĐ/CP củaChính phủ và Hớng dẫn của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, sau khi đợc tập huấnquán triệt “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã” của Trung ơng, tỉnh Bến Tre đãthành lập Ban chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện QCDC: ở cấp tỉnh, huyện, thịxã do đồng chí Phó Bí th thờng trực cấp uỷ làm trởng ban; cấp cơ sở do đồng chí

Bí th cấp uỷ làm trởng ban đồng thời, Tỉnh uỷ Bến Tre cũng đã đề ra Kế hoạch

số 10-KH/TU tập trung chỉ đạo việc triển khai, quán triệt trong nội bộ Đảng vàquần chúng nhân dân “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã” Nhận thức sâu sắc tầmquan trọng của QCDC ở cơ sở, Tỉnh uỷ đã nhấn mạnh t tởng chỉ đạo của Bộ

Trang 37

Chính trị, yêu cầu Ban chỉ đạo phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thànhviên, hớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện QCDC ở các đơn vị,các xã, phờng, thị trấn; chuẩn bị tốt tài liệu, văn bản, kế hoạch tiến hành, chọn cơ

sở làm điểm chỉ đạo triển khai, làm từng bớc vững chắc, không làm lớt, làm ồ ạt,tràn lan

Tiếp thu chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tiến hành tổchức tập huấn cho các thành viên Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quảQCDC, Ban Chỉ đạo thống nhất trớc hết triển khai trong đội ngũ đảng viên, cán

bộ các ngành, các cấp và các đoàn thể để rút kinh nghiệm; sau đó, tổ chức triểnkhai rộng rãi trong nhân dân đến nay Bến Tre đã có 100% cơ sở tổ chức triểnkhai quán triệt với 100% đảng viên và hơn 80% quần chúng tham dự Việc họctập quán triệt đợc tổ chức với nhiều hình thức, kết hợp thông qua báo chí, phátthanh, truyền hình, hoạt động văn hoá văn nghệ và thông qua các tổ nhân dân tựquản, tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận, các đoàn thể, lồng ghép trong việc triển khaicác chơng trình, nghị quyết của các cấp uỷ hàng năm

2.2.1 Những thành tựu của Bến Tre trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và nguyên nhân

tệ quan liêu, hống hách, tham ô, lãng phí; từng bớc củng cố mối quan hệ gắn bógiữa dân với Đảng

Sau gần 7 năm triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, ý thức làm chủ, văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật, tinh thần tự giác, thái độ tích cực của nhân dân

dần dần đợc cải thiện Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cũng đã tạo sự chuyểnbiến mạnh mẽ trong các phong trào hành động cách mạng của quần chúng và ph-

ơng thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng Các cấp uỷ quan tâm lãnh đạo thực hiệnQCDC gắn với xây dựng chỉnh đốn Đảng, nhiều cơ sở Đảng ra nghị quyết phâncông đảng viên định kỳ 6 tháng phải báo cáo việc làm của mình trớc dân, nghedân đóng góp về mối quan hệ với quần chúng, đạo đức, lối sống và năng lực

Trang 38

công tác điển hình là phờng Phú Khơng(Thị xã) đã đa 5 chức danh chủ chốt(Chủ tịch HĐND, UBND, trởng công an, thuế, địa chính) tự phê bình trớc dânhàng năm; đa nội dung đóng góp phê bình đảng viên vào chơng trình sinh hoạtthờng kỳ của tổ NDTQ nh ở xã An Hiệp (Châu Thành); phờng III,V, Phú Khơng,xã Phú Nhuận (Thị xã), xã Phớc Tuy (Ba Tri), Thực hiện Quy định 76 của BộChính trị đảng viên tham gia sinh hoạt nơi c trú; đảng viên thuộc các cơ quantỉnh, huyện, thị xã về tham gia sinh hoạt tổ NDTQ đợc quần chúng tín nhiệm bầulàm tổ trởng, tổ phó ngày càng nhiều hơn Việc đảng viên tham gia sinh hoạt ở tổNDTQ vừa là hạt nhân lãnh đạo quần chúng thực hiện QCDC, vừa chịu sự giámsát của quần chúng, đồng thời tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làmchủ của mình trong xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vữngmạnh.

Nhân dân ngày càng tích cực tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Những quy định dân có quyền đợc biết, đợc thông tin về các chủ trơng, đờng lốicủa Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nớc; Nghị quyết của HĐND, UBND cơ

sở giúp dân nhận thức đợc trách nhiệm của mình với cộng đồng dân c và đối vớitoàn xã hội Do vậy, họ đã chủ động, tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân đối vớiNhà nớc, tự chủ những hành vi của mình đặc biệt, nhân dân còn tích cực thamgia đề xuất những công việc: tự quản, xây dựng giao thông nông thôn, bình xétmiễn giảm thuế, nghĩa vụ quân sự, xây nhà tình thơng, hỗ trợ vốn sản xuất, xoá

đói giảm nghèo,

Nhìn chung, quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở thời gian qua đã tạo đợc

những chuyển biến khá tích cực Cùng với bảo đảm dân sinh và nâng cao dân trí,

dân chủ đợc mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu Các cấp chính quyền đợccủng cố và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động Cán bộ, đảng viên làm việc g-

ơng mẫu hơn theo tinh thần Hiến pháp và pháp luật; cởi mở, hoà nhã, gần gũi vớidân hơn Nhân dân cũng khá tích cực tham gia sinh hoạt chính trị, nồng nhiệt

đón nhận các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc; tự giác, sôi nổi, hănghái phát biểu ý kiến đóng góp, tham gia bàn bạc và quyết định nhiều công việcquan trọng, thiết thực liên quan đến lợi ích thiết thân của họ và sự phát triển củacộng đồng đặc biệt, nhân dân đã tích cực đóng góp ý kiến xây dựng các vănkiện của Đảng, xây dựng chỉnh đốn Đảng, chính quyền; lựa chọn, đề cử, bầu cử

và bãi miễn những Đại biểu HĐND; chất vấn Đại biểu Quốc hội, mạnh dạn phản

ánh, tố cáo những sai phạm của cán bộ, đảng viên: cán bộ địa chính, thuế vụ vànhững cơ quan nhà nớc vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền lợi công dân, gópphần ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội, làm

Trang 39

cho đời sống của nhân dân ở cơ sở đợc ổn định, từng bớc đợc nâng cao Qua tiếpxúc, khảo sát với nhiều đối tợng khác nhau ở một số cơ sở, với câu hỏi “Sau khitriển khai thực hiện QCDC, hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng ở cơ sở có

sự chuyển biến nh thế nào?”, kết quả nh sau:

Chuyển biến tốt: 358/540 phiếu, tỷ lệ 66.3%

Không chuyển biến gì: 182/540 phiếu, tỷ lệ 33.7% (xem phụ lục 1,2)

Việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở thời gian qua đã góp phần to lớn vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trớc đây (trớc đổi mới và trớc khi có Chỉ thị 30) giữa dân với cán bộ,

đảng viên và chính quyền cơ sở có một khoảng cách khá lớn Do hạn chế về trình

độ, cha nhận thức đúng đắn các vấn đề chính trị, xã hội nên một số cán bộ chínhquyền cơ sở gần nh là một “ông quan cách mạng”, có lúc, có nơi đã vi phạmnghiêm trọng quyền dân chủ của nhân dân Dân thì cha hiểu về dân chủ, khôngbiết mình có những quyền gì, cho nên khi bị xâm phạm cũng không dám đấutranh Khi bị các phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động họ lại có những phảnứng tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật

Cùng với quá trình triển khai QCDC, cán bộ, đảng viên đã thực hiện tốthơn việc tự kiểm điểm, tự phê bình trớc dân, đợc nhân dân mạnh dạn góp ý phêbình Điều đó giúp chi bộ, đảng bộ cơ sở làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện độingũ cán bộ, đảng viên, kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm, hạn chế nhữnghiện tợng tiêu cực, quan liêu, cửa quyền của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở.Bên cạnh đó, thực hiện QCDC ở xã, phờng, thị trấn cũng đã tác động trực tiếp

đến phơng thức lãnh đạo của cấp uỷ cơ sở, nhiều xã đã xây dựng quy chế làmviệc, quy chế tiếp dân, lịch tiếp dân, hộp th góp ý, quy chế phối hợp hoạt độngcủa hệ thống chính trị cơ sở Chính qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở mà cán bộ,

đảng viên phát huy tính tiền phong gơng mẫu, vừa thực hiện đợc vai trò lãnh đạo

đồng thời chịu sự giám sát trực tiếp của quần chúng, vừa là cầu nối giữa dân với

đảng, góp phần tăng cờng năng lực lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của tổ chứccơ sở đảng

Niềm tin của nhân dân với đảng từng buớc đợc củng cố, quần chúng

nhân dân đồng thuận, tích cực thực hiện các chủ trơng, Nghị quyết của đảng.Tính đến cuối năm 2004 toàn tỉnh có 543 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 160 tổchức cơ sở xã, phờng, thị trấn) với 28.328 đảng viên Số tổ chức cơ sở đảng trongsạch vững mạnh, so với năm 2003 tăng 4,22% (từ 78,58% tăng lên 82,8%), số tổchức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ giảm tơng ứng Về chất lợng đảng viên,qua phân tích 25.370/ 28.328 đảng viên, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trang 40

chiếm tỷ lệ 80,3% (trong đó 29,64% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), tăng 5,21%

so với năm 2003; tỷ lệ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ chiếm 18,63%, giảm4,85%; tỷ lệ đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ là 1,34%, giảm 0,36%[1,tr.2] Trả lời câu hỏi “Hoạt động của chính quyền cơ sở chuyển biến nh thế nàokhi có Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở?”, kết quả nh sau:

Chuyển biến tốt: 391/540 phiếu, tỷ lệ 72.4%

Có chuyển biến: 127/540 phiếu, tỷ lệ 23.5%

Không chuyển biến gì: 22/540 phiếu, tỷ lệ 4.1%

Việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần quan trọng củng cố

và đổi mới phơng thức quản lý, phong cách điều hành của chính quyền Lối làm

việc của chính quyền cơ sở trở nên dân chủ hơn, khắc phục dần phong cách hànhchính mệnh lệnh Công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ Tinh thần, thái

độ phục vụ của cán bộ chính quyền khi tiếp xúc với dân, xử lý công việc, tiếpnhận và giải quyết những thủ tục hành chính trở nên tốt hơn Cán bộ chính quyềnbiết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của dân, kiên trì giải thích những thắc mắc, yêucầu bức xúc của dân, cung cấp những thông tin pháp luật mà dân quan tâm Trảlời câu hỏi “Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên có sựchuyển biến nh thế nào sau khi có Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở?”, kết quả

động của chính quyền cơ sở trong những năm gần đây đợc nâng lên, một số chủtrơng, kế hoạch cũng đợc nhân dân đồng tình hởng ứng

Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cũng có nhiều chuyển biến về nội

dung và phơng thức hoạt động Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có vai trò ngàycàng quan trọng trong các cuộc họp HĐND các cấp; tích cực tham gia thực hiện

Ngày đăng: 28/10/2014, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Bến Tre (2005), Báo cáo công tác tổ chức - cán bộ quý I/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Bến Tre (2005)
Tác giả: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Bến Tre
Năm: 2005
2. Ban Chấp hành Trung ơng (2004), Thông báo kết luận của Ban Bí th về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoáVIII) và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ơng (2004), "Thông báo kết luận của Ban Bí th vềkết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ơng
Năm: 2004
3. Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn n- ớc ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Chí Bảo (chủ biên) (2004), "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn n-ớc ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
4. Huỳnh Văn Be (2003), "Bến Tre - truyền thống cách mạng và thành tựu sau hơn 16 năm đổi mới", Tạp chí Lịch sử Đảng, (10), tr.16-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bến Tre - truyền thống cách mạng và thành tựusau hơn 16 năm đổi mới
Tác giả: Huỳnh Văn Be
Năm: 2003
5. Huỳnh Văn Be (2005), “Phát huy tinh thần Đồng khởi, Bến Tre đổi mới công tác xây dựng Đảng để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển”, Tạp chí Cộng sản, (7), tr.7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Văn Be (2005), “Phát huy tinh thần Đồng khởi, Bến Tre đổi mớicông tác xây dựng Đảng để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển”, "Tạpchí Cộng sản
Tác giả: Huỳnh Văn Be
Năm: 2005
7. Nguyễn Cúc (chủ biên) (2002), Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Cúc (chủ biên) (2002), "Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trongtình hình hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Cúc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2002
8. Tô Công (2004), "để chính quyền sát dân, dân gần chính quyền", Tạp chí Cộng sản, (8), tr.62-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: để chính quyền sát dân, dân gần chính quyền
Tác giả: Tô Công
Năm: 2004
10. Nam Dũng (2002), "Bảy cái "nhất" ở cơ sở", Tạp chí Cộng sản, (22), tr.54, 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảy cái "nhất" ở cơ sở
Tác giả: Nam Dũng
Năm: 2002
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), "Văn kiện Đại hội VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Văn kiện Đại hội VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), "Văn kiện Đại hội VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốcgia
Năm: 2001
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung ơng 3(khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), "Nghị quyết Trung ơng 3(khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung ơng 5(khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), "Nghị quyết Trung ơng 5(khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung ơng 6(khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), "Nghị quyết Trung ơng 6(khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2002
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Trung ơng 7(khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), "Nghị quyết Trung ơng 7(khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2003
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Trung ơng 9(khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), "Nghị quyết Trung ơng 9(khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 2004
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), "Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
21. Đại học quốc gia TP HCM, Trờng Đại học KHXH và NV, Khoa triết học (2004), T tởng của V.I.Lênin về Dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học quốc gia TP HCM, Trờng Đại học KHXH và NV, Khoa triết học(2004), "T tởng của V.I.Lênin về Dân chủ
Tác giả: Đại học quốc gia TP HCM, Trờng Đại học KHXH và NV, Khoa triết học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
22. Trần Bạch Đằng (2003), "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (35), tr.46-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống củadân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w