1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay thực trạng và giải pháp

131 5,2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 609,5 KB

Nội dung

Phân tích một số lý luận về dân chủ, dân chủ ở cơ sở và dân chủ trong trường học làm sáng tỏ sự cần thiết phải thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay.Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay, dự báo những vấn đề đặt ra trong xu hướng vận động của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học ở Hà Nội trong những năm tới.Nêu mét số giải pháp và kiến nghị chủ yếu để thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi phải phát huy đượcquyền làm chủ của nhân dân lao động, thu hót nhân dân tham gia quản lý nhànước, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dânchủ và nạn tham nhòng Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trungương Đảng khóa VIII (tháng 6 năm 1997) khẳng định, khâu quan trọng và cấpbách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở Bác Hồ nóirất giản dị rằng dân chủ là dân là chủ, dân làm chủ, là dân tin, dân muốn nói,muốn bàn việc nước và làm việc nước Thực hành dân chủ là nhằm phát huysức sáng tạo, lực lượng vật chất và tinh thần của nhân dân trong công cuộckiến tạo xã hội mới Êm no, hạnh phóc Phát huy quyền làm chủ của nhân dânlao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới ở ViệtNam Với tinh thần Êy, Đại hội IX của Đảng xác định lại một lần nữa vị trí,tầm quan trọng lâu dài và bức thiết của vấn đề dân chủ Đại hội đã xác địnhmục tiêu chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ mới là thực hiện dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tuy nhiên, quyền làmchủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiÒu lĩnh vực, tệ quanliêu, tham nhòng vẫn còn nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi Tình trạng khiếukiện, điểm nóng chính trị - xã hội còn xảy ra ở nhiều nơi làm giảm lòng tincủa nhân dân vào Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đờisống

Chỉ thị sè 30-CT/TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Bộ Chính trị vềviệc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Nghị định số29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 và Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng

09 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và

Trang 2

trong hoạt động của cơ quan không chỉ nói lên tính cấp thiết của việc phát huyquyền làm chủ của nhân dân mà còn đặt ra yêu cầu đối với việc xây dựng độingò cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chấtlượng, hiệu quả, không tham nhòng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễunhân dân Thực hiện chế độ dân chủ ở cơ sở để nhân dân bàn bạc và trực tiếpquyết định những công việc quan trọng, thiết thực, gắn bó với quyền lợi vànghĩa vụ của họ, đồng thời phát huy dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng vàhiệu lực hoạt động của chính quyền địa phương cơ sở.

Trong nhiều trường trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội, việc thực hiệnQuy chế dân chủ ở cơ sở theo Chỉ thị 30-CT/TW và Nghị định 71/1998 của Chínhphủ, Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT đã bước đầu tạo ra không khí dân chủ trongcác trường học, góp phần vào việc dạy tốt, học tốt Tuy nhiên cũng giống nhưnhiều cơ quan, đơn vị thuộc nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác, vẫn còn có trườnghọc triển khai chậm hoặc triển khai hình thức Có trường do thiếu dân chủ dẫnđến gây mất đoàn kết, khiếu kiện Điều đó ảnh hưởng không tốt tới chất lượngdạy và học, đến uy tín của ngành giáo dục đối với xã hội, đối với nhân dân

Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy được quyềnlàm chủ của cán bộ giáo viên - công nhân viên (CBGV-CNV) trong cáctrường THPT ở Hà Nội, do đó, vẫn là một đòi hỏi, một yêu cầu cấp bách của sự

nghiệp đổi mới trong ngành GD&ĐT ở Hà Nội Vì vậy đề tài " Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn Hà Nội hiện nay - Thực trạng và giải pháp" là nhằm góp sức vào việc nghiên cứu

vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết đó và theo hướng nghiên cứucủa chuyên ngành Chính trị học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Dân chủ, dân chủ ở cơ sở, Quy chế dân chủ ở cơ sở là vấn đề được nhiềunhà khoa học, những người làm công tác lý luận quan tâm ở những góc độ, khía

cạnh khác nhau Đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền

Trang 3

cấp xã ở nước ta hiện nay" do TS Nguyễn Văn Sáu - GS Hồ Văn Thông đồng

chủ trì Có thể tìm hiểu khái quát về công trình nghiên cứu này qua cuốn sáchcùng tên do Nxb Chính trị quốc gia Ên hành năm 2003 Đề tài khoa học độc lập

cấp Nhà nước về "Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay" do PGS.TS Hoàng Chí Bảo -

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2002 Đề

tài "Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân téc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" - TS Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Đề tài "Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp" của TS Vũ Hoàng Công - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002 "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Mét số vấn đề lý luận và thực tiễn" của PGS TS Dương Xuân

Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Các công trình nghiên cứu kể trên

đã đi sâu nghiên cứu về việc thực hiện Quy chế dân chủ gắn với tăng cường hệthống chính trị ở cơ sở nói chung, ở cấp xã nói riêng Ở đấy, các tác giả cũng chỉ

ra phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện Quy chế dân chủ ở xã,phường Tuy nhiên, Ýt có công trình nào nghiên cứu về thực hiện Quy chế dânchủ trong các cơ quan và nhất là chưa có công trình, bài viết nào đi sâu nghiêncứu Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT Đề tài nghiên cứu này hyvọng sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm cả về lý luận và thực tiễn vấn đề thực hiệnQuy chế dân chủ ở cơ sở, cơ quan, mà ở đây là ở trường THPT trên địa bàn HàNội trong giai đoạn hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng việc thực hiện Quy chế dân chủ ở

cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay, luận văn xác định một sègiải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ trong trườnghọc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới của ngành GD&ĐT Hà Nội hiện nay

Nhiệm vô:

Trang 4

Phân tích một số lý luận về dân chủ, dân chủ ở cơ sở và dân chủ trongtrường học làm sáng tỏ sự cần thiết phải thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sởtrong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay.

Phân tích thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm thực hiệnQuy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội hiện nay, dự báonhững vấn đề đặt ra trong xu hướng vận động của việc thực hiện Quy chế dânchủ trong trường học ở Hà Nội trong những năm tới

Nêu mét số giải pháp và kiến nghị chủ yếu để thực hiện có hiệu quảQuy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong cáctrường THPT ở Hà Nội qua khảo sát thực tế tại một số trường trong sè 22 trườngnội thành và 19 trường ngoại thành từ khi có Quy chế dân chủ ở cơ sở đến nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

đã được tổng kết trong các văn kiện của Đảng; Chỉ thị sè 30-CT/TW của BộChính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 29/

CP và Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế thực hiện dânchủ ở xã, phường và trong hoạt động của cơ quan; Quyết định của Bộ Giáodục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong các nhàtrường và các công trình nghiên cứu có liên quan

Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng của việc thực hiện Quy chếdân chủ ở cơ sở trong các trường THPT ở Hà Nội những năm qua và hiệnnay

Trang 5

Phương pháp nghiên cứu của luận văn dùa trên cơ sở phương phápluận mácxít; kết hợp lý luận với thực tiễn, sử dụng các phương pháp thống kê,điều tra xã hội học, so sánh chính trị học v.v

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn

Góp phần luận chứng căn cứ khoa học của việc thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở trong các trường THPT

Nêu lên những yêu cầu mới về việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ

sở trong các trường THPT ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Nêu mét số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm thực hiện cóhiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường THPT và trong ngànhGD&ĐT Hà Nội

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể cung cấp thêm những cơ sởkhoa học nhằm thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trườngTHPT ở Hà Nội nói riêng, ở các trường THPT và ngành giáo dục nói chungtrong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 6

1.1.1 Khái niệm về dân chủ

Thuật ngữ dân chủ xuất hiện từ thời cổ đại Người đầu tiên đưa ra kháiniệm dân chủ là nhà sử học, nhà chính trị học người Hy Lạp là Hêrôđốt (484 -

425 trước Công nguyên) khi ông xem xét các thể chế chính trị trong lịch sử.Theo ông, lịch sử đã xuất hiện ba kiểu thể chế chính trị: quân chủ, quý téc vàdân chủ, trong đó dân chủ là thể chế chính trị do nhân dân nắm quyền lựcthông qua con đường bầu cử Để chỉ một hiện thực dân chủ đã được thiết lậptrên thực tế, trong ngôn ngữ đã xuất hiện thuật ngữ democratia, nghĩa làquyền lực thuộc về nhân dân (democratia là từ ghép của hai từ demos là nhândân, cratos là quyền lực) Như vậy, với nguyên nghĩa của từ, dân chủ là quyềnlực thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ thể của quyền lực, sử dụng quyền lực

để tổ chức, quản lý xã hội, phát triển xã hội, phát triển con người Với ý nghĩa

đó, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội - nhất là

xã hội có giai cấp

Ngay từ xã hội cộng sản nguyên thủy con người đã biết sống gắn bóvới nhau thành cộng đồng để tồn tại và phát triển Họ biết sử dụng sức mạnhcủa cộng đồng để thực hiện quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc Một hình thức đặc biệt của dân chủ đã xuất hiện mà Ăngghen gọi là dânchủ quân sự hay dân chủ nguyên thủy Thông qua Đại hội nhân dân, nhân dân

đã bầu ra Hội đồng thị téc và Thủ lĩnh quân sự, đồng thời quyết định nhữngvấn đề quan trọng của thị téc Trong "nền dân chủ quân sự", quyền lực củanhân dân "thiêng liêng và bất khả xâm phạm, đều là một quyền lực tối cao do

Trang 7

tự nhiên ban cho, quyền lực mà mỗi người phải phục tùng một cách vô điềukiện, trong tình cảm, tư tưởng, và hành động của mình" [33, tr 149-150].

Sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội, phân hóa giaicấp và đấu tranh giai cấp đã làm cho xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã, hìnhthành nên Nhà nước chiếm hữu nô lệ Giai cấp chủ nô đã biến Nhà nướcthành công cụ thực hiện quyền lực chính trị, phục vụ lợi Ých của mình Nhànước chủ nô dân chủ là hình thức đầu tiên của chế độ dân chủ trong xã hội cógiai cấp - dân chủ của giai cấp chủ nô

Theo Các Mác, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), dânchủ tức là chính quyền của nhân dân Trong tác phẩm Nhà nước và cáchmạng Lênin cũng cho rằng chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, mộttrong những hình thái của Nhà nước Nhà nước chủ nô là hình thái dân chủđầu tiên trong lịch sử nhưng không phải giành cho nhân dân với tư cách là sốđông mà là cho giai cấp chủ nô Tuyệt đại bộ phận con người đã bị đẩy xuốnghàng nô lệ trở thành "con vật biết nói" Đây chính là một trong những nguyênnhân khiến cho cuộc đấu tranh giành quyền dân chủ trở thành một trongnhững nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp

Nền dân chủ sơ khai của xã hội loài người không được tiếp tục pháttriển ở thời kỳ lịch sử tiếp theo mà lại bị thủ tiêu bởi chế độ chuyên chế phongkiến Nhà nước phong kiến, độc đoán chuyên quyền câu kết với các thế lựccủa thần quyền đã gạt nhân dân lao động ra khỏi cơ chế quyền lực Cuộc đấutranh giành quyền lực - giành quyền làm chủ lại tiếp tục diễn ra gay gắt Kếtquả là chế độ chuyên chế phong kiến lại bị một trật tự dân chủ mới mạnh mẽhơn phủ định - đó là chế độ dân chủ tư sản Nền dân chủ tư sản mạnh mẽ vì

nó dùa trên một nền kinh tế - xã hội phát triển hơn so với các chế độ trước đó

So với chế độ dân chủ sơ khai thời kỳ cổ đại, nền dân chủ tư sản đạt tớitrình độ phát triển cao hơn Theo đó, các quan niệm về dân chủ được bắt đầu từkhái niệm nhân dân là người chủ của quyền lực, có quyền và nghĩa vụ công dânđược pháp luật quy định và bảo vệ Dưới chế độ dân chủ tư sản địa vị xã hội của

Trang 8

công dân được pháp luật thành văn và không thành văn quy định Nhưng nềndân chủ tư sản trong thực chất còn rất nhiều hạn chế và không thoát khỏi sự mịdân nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền "Trong Nhà nước tưsản dân chủ nhất, quần chúng bị áp bức đều luôn vấp phải các mâu thuẫn hiểnnhiên giữa quyền bình đẳng hình thức do "chế đé dân chủ" của bọn tư bản ban

bố với hàng nghìn hạn chế và mánh khóe dối trá thực sự, đang biến những người

vô sản thành nô lệ làm thuê [26, tr 36] Sự hạn chế và tính chất mị dân của dânchủ tư sản thể hiện như thế nào? Dưới chế độ dân chủ tư sản cùng với sù tha hóacủa con người là sự tha hóa về quyền lực, đặc biệt là quyền lực chính trị Đúngnhư nhận xét của C.Mác về chế độ dân chủ tư sản rằng bầu cử trong chủ nghĩa tưbản là sự "tự do" của nhân dân lùa chọn những người thống trị mình Trong tácphẩm Nhà nước và cách mạng, Lênin có nhận xét tinh tế về bản chất chế độ dânchủ tư sản: "Chế độ đại nghị tư sản là chế độ kết hợp chế độ dân chủ (không phảicho nhân dân) với chế độ quan liêu (chống nhân dân)" [24, tr 135]

Cơ sở bảo vệ lợi Ých của nền dân chủ tư sản là bảo vệ, bênh vực vàtạo mọi cơ hội cho giai cấp tư sản ngày càng giàu có Điều đó được thể hiệntập trung trong các quy định pháp luật của Nhà nước tư sản Chẳng hạn, cácquy định về kiểm soát tài sản, nơi cư trú, quy định về vận động tài chính chocác cuộc bầu cử v.v Nhà nước tư sản luôn luôn đề cao chức năng chính trị(thống trị giai cấp) khi hình thành bất kỳ một quy định pháp luật nào để thựcthi trong xã hội Trong xã hội tư bản mâu thuẫn giữa tính chất giai cấp củagiai cấp tư sản cầm quyền với tính nhân dân (tính vô sản) của dân chủ càngtrở nên gay gắt Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cách mạng vôsản để giải quyết mâu thuẫn trên bằng việc thiết lập chế độ dân chủ XHCN.Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đãchỉ rõ: "Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự giành lấy chính quyền, phải

tự mình vươn lên thành giai cấp dân téc" [32, tr 623-624], phải giành lấy dânchủ với ý nghĩa trực tiếp là giành lấy quyền lực Nhà nước (quyền làm chủ vềchính trị), thiết lập Nhà nước dân chủ vô sản, chế độ dân chủ vô sản Đó là "chế

Trang 9

độ sẽ thi hành ngay lập tức những biện pháp để chặt tận gốc chế độ quan liêu

và sẽ có thể thi hành những biện pháp Êy tới cùng, tới chỗ hoàn toàn phá hủychế độ quan liêu, tới chỗ hoàn toàn xây dựng một chế độ dân chủ cho nhân dân"[24, tr 135] Với ý nghĩa đó, chế độ dân chủ vô sản, chế độ dân chủ XHCNđóng vai trò to lớn trong các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xãhội và con người, trở thành mục tiêu và động lực của cuộc cách mạng vô sản

Chế độ dân chủ XHCN là chế độ chính trị mà ở đó những giá trị dânchủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hóa thành pháp luật, thành nhữngnguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, thành nguyên tắc mụctiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội, các giá trị và chuẩn mực dân chủ chi phốihoạt động của mọi lĩnh vực xã hội Nền dân chủ XHCN với tư cách là chế độchính trị, đồng thời với tư cách là quyền lực của nhân dân sẽ từng bước hoànthiện và phát huy vai trò to lớn trong tiến trình cách mạng, dưới sự lãnh đạocủa Đảng mácxít - lêninnít Sự thống nhất giữa dân chủ về chính trị - pháp lý

và dân chủ trong kinh tế, làm chủ trong kinh tế và xã hội sẽ tạo điều kiện đểdân chủ XHCN ra đời, tồn tại và phát triển vì lợi Ých của nhân dân lao động.Theo Lênin:

Không có chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội không thể thựchiện được theo hai ý nghĩa sau đây: (1) giai cấp vô sản không thể hoànthành được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu họ không được chuẩn

bị cho cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho chế độ dânchủ; (2) chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợicủa mình và sẽ không dẫn được nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu Nhànước, nếu không thực hiện được đầy đủ chế độ dân chủ [26, tr.167]

Sau thắng lợi của cách mạng Tháng mười Nga, Nhà nước Xô viết chế độ dân chủ XHCN đầu tiên trên thế giới ra đời Theo Lênin: "Chế độ Xôviết là chế độ dân chủ ở mức cao nhất cho công nhân và nông dân; đồng thời,

-nó có nghĩa là sự đoạn tuyệt với chế độ dân chủ tư sản và sự xuất hiện trong

Trang 10

lịch sử thế giới một chế độ dân chủ kiểu mới, tức là chế độ dân chủ vô sảnhay là chuyên chính vô sản" [28, tr 184]

Chế độ dân chủ ở nước Nga Xô viết đã từng bước hiện thực hóa quyềndân chủ của nhân dân trên thực tế, hiện thực hóa sù bình đẳng của quần chúngtrong việc tham gia vào tổ chức và hoạt động chính quyền Nhà nước - xácđịnh hình thức, nội dung và nhiệm vụ của Nhà nước

Ở Việt Nam, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam

Á được thiết lập Nhân dân ta từ địa vị nô lệ làm thuê đã trở thành người chủcủa đất nước Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc đilên chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhân dân miền Bắc đã trở thành chủ thể của mọiquyền lực Năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân cả nước ta trởthành người chủ của mọi quyền lực trong đó có quyền lực chính trị, quyền lựcnhà nước, hệ thống chính trị XHCN được thiết lập trên phạm vi cả nước Từ

đó đến nay nền dân chủ XHCN đã và đang được xây dựng phát huy vai tròngày càng to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đấtnước

Dân chủ với tư cách là khát vọng, là quyền tự nhiên của con người,trong đó có quyền sử dụng tất cả sức mạnh để thực hiện vai trò của người chủ

và quyền làm chủ đã lần lượt được nhiều giai cấp thống trị trong lịch sử nhậnthức và thể chế hóa thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cùngcác thiết chế chính trị khác nhau Tuy nhiên, trong các chế độ dân chủ đã từngtồn tại cho đến nay thì chỉ có chế độ dân chủ vô sản - dân chủ XHCN mớithực sự là chế độ dân chủ của đa số nhân dân trong xã hội, là chế độ dân chủcủa dân, do dân và vì dân

1.1.2 Khái niệm về dân chủ ở cơ sở

Chủ nghĩa xã hội xác định mục tiêu xây dựng một nền dân chủ XHCN

"cao gấp triệu lần dân chủ tư sản" (V.I Lênin) Đó là một nền dân chủ toàn

Trang 11

diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội;tạo điều kiện cho mọi thành viên trong xã hội làm chủ bản thân, làm chủ xãhội và làm chủ tự nhiên Đó là nhiệm vụ mà CNXH phải phấn đấu lâu dài mớithực hiện được.

Trong chế độ dân chủ XHCN, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của

mình vừa bằng hình thức gián tiếp thông qua bầu cử các cơ quan, tổ chức đại diện thực hiện quyền tổ chức và quản lý xã hội; vừa bằng hình thức trực tiếp,

bảo đảm cho nhân dân có quyền tham gia quản lý xã hội một cách thiết thực

và hiệu quả, trước hết là ở cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Sức sống của nền dân chủ XHCN do Đảng cộng sản lãnh

đạo dựa trên cơ sở thực hiện tốt và kết hợp chặt chẽ hai hình thức dân chủ nóitrên, từ đó động viên sức mạnh của toàn dân tham gia vào công cuộc pháttriển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc Theo Lênin:

Không phải chỉ tuyên truyền về dân chủ, tuyên bố sắc lệnh vềdân chủ là đủ, không phải chỉ giao trách nhiệm thực hiện chế độ dânchủ cho "những người đại diện" nhân dân trong những cơ quan đại

diện là đủ Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ bắt đầu từ cơ sở (tác

giả luận văn nhấn mạnh) dùa vào sáng kiến của bản thân quần chúng,với sự tham gia thật sự của quần chúng vào tất cả đời sống của nhànước, không có "sự giám sát" từ trên, không có quan lại [27, tr 336-337]

Hiện nay, đề cao dân chủ trực tiếp là làm phong phú thêm hình thứcthực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động, là xuất phát từ bản chấtcủa chế độ XHCN, một chế độ từng bước thực hiện trong thực tế mọi quyềnlực thật sự thuộc về nhân dân Trong nhiều trường hợp, dân chủ trực tiếp cónhững ưu điểm mà dân chủ gián tiếp không có được Đó là khả năng thể hiệnmột cách khách quan ý chí, nguyện vọng của nhân dân không cần thông quamột hình thức trung gian nào Theo Lênin "Phát triển dân chủ đến cùng, tìm

ra những hình thức của sự phát triển Êy, đem thử nghiệm những hình thức Êy

Trang 12

trong thực tiễn v.v đó là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấutranh cách mạng xã hội" [24, tr.97] và thể hiện một cách ưu việt nhất quyềnlực của nhân dân trong việc quản lý xã hội

Nền dân chủ XHCN ở nước ta được khẳng định trong đường lối củaĐảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước Hệ thống chính quyền ở nước tagồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc), huyện (thị, quận) và xã(phường) đều vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc cơ bảncủa nền dân chủ XHCN Hiệu quả của dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân

là ở cấp cơ sở Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước có đi vào cuộcsống hay không tùy thuộc chủ yếu vào sự quán triệt và thực hiện như thế nào

ở cấp cơ sở Cơ sở xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp v.v là nơi trực tiếpthực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; là địa bàn nhân dânsinh sống, lao động, sản xuất, học tập và công tác; là nơi diễn ra các mối quan

hệ nhiều mặt giữa các tầng líp nhân dân với các cấp ủy Đảng và chính quyền,cán bộ, đảng viên, công chức điều hành và xử lý công việc hàng ngày Nhândân đòi hỏi được biết, được bàn và được tham gia giải quyết những vấn đề đặt

ra ở cơ sở, đồng thời có yêu cầu kiểm tra, giám sát hoạt động hàng ngày củacấp ủy, chính quyền và cán bộ lãnh đạo Điều đó có nghĩa là nhân dân cóquyền làm chủ từ cơ sở và ở cơ sở

Nhận rõ bản chất của dân chủ XHCN, ngay từ khi chính quyền nhândân mới được thành lập, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền lực Nhà nước làcủa nhân dân Theo đó, "Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinhhoạt chính trị của toàn dân, để phát huy tính tích cực và sáng tạo của nhândân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sự tham gia công việc quản

lý của Nhà nước" [38, tr 590] Hồ Chí Minh thấy rất rõ rằng: "Có lực lượngdân chúng việc to tát mấy, khã khăn mấy làm cũng được Không có, thì việc

gì làm cũng không xong Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cáchgiản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn,nghĩ mãi không ra" [35, tr 295]

Trang 13

Người nhấn mạnh việc thực thi dân chủ ở từng địa phương, từng cơ sở,từng cán bộ, từng người dân, từng công việc cụ thể Vận động tất cả lực lượngcủa mỗi một người dân phải làm cho dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ củamình trong vị thế của người làm chủ Theo Hồ Chí Minh, "chế độ ta là chế độ dânchủ, tư tưởng phải được tự do Tù do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người

tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý Đó là một quyền lợi màcũng là một nghĩa vụ của mọi người" [37, tr 216] Vì vậy, Người yêu cầu: "Bất

cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng vớidân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương" [35, tr 698-699]

Khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc xây dựng kế hoạch củađịa phương, cơ sở mình, họ sẽ dùng chính sức lao động của họ và những việclàm cụ thể một cách tự giác Khi thi hành một công việc xong, theo Hồ ChíMinh, việc kiểm tra rót kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết giúpchúng ta thực hiện tốt những công việc khác Dân kiểm tra cán bé, cán bộkiểm tra dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động "Lề lối làm việcphải dân chủ Cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới Cấp dưới phảiphê bình cấp trên" [36, tr 9]; "nhất là phê bình từ dưới lên" [37, tr 157] Dânkiểm tra là một nội dung quyền dân chủ của nhân dân về xây dựng Đảng, xâydựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân thật sự vững mạnh, trong sạch; bảo

vệ lợi Ých chính đáng, hợp pháp của nhân dân Việc đấu tranh chống tham ô,lãng phí, quan liêu, cậy thế trái phép v.v chỉ có thể thực hiện có hiệu quảnếu thật sự dùa vào sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân

Ngày nay phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là thểhiện tư tưởng đó của Hồ Chí Minh Từ Đại hội VI, Đảng ta đã chủ trươngthực hiện có nề nếp phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra vàchủ trương đó ngày càng được thực tế kiểm nghiệm tính cần thiết khách quancủa nó Để quá trình dân chủ hóa thực sự đi vào cuộc sống cần cụ thể hóaphương châm này, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa VIII (tháng 6/1997) khẳng định khâu quan trọng và cấp bách trước

Trang 14

mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thựchiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiệnquyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất Theo tinhthần Nghị quyết đó, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 30CT-TW tháng 2/1998 vàChính phủ đã ban hành Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan vàdoanh nghiệp nhà nước Đó là những văn bản có tính chính trị và pháp lý làm

cơ sở để mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở xây dựng và thực hành dân chủ - làmchủ

Vấn đề dân chủ ở cơ sở hiện đang được nhiều nước trên thế giới quantâm từ nhiều năm nay Đặc biệt là ở Trung Quốc và Ên Độ v.v Hệ thốngchính quyền của Trung Quốc cũng gồm 4 cấp là trung ương, tỉnh (khu tự trị,thành phố trực thuộc trung ương); huyện, thị; phường, trấn Trung Quốc thựchiện dân chủ ở cơ sở không chỉ đến cấp trấn (xã) phường, mà còn thực hiệndân chủ ở cả cấp thôn, khu phố, đơn vị, xí nghiệp, trường học, bệnh viện v.v Trung Quốc và Việt Nam hiện nay đều nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng vàthực hiện dân chủ ở cơ sở như là những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết củacông cuộc cải cách và đổi mới theo con đường của CNXH

Dân chủ ở cơ sở là quyÒn dân chủ trực tiếp của người dân, được tiến hành từ cấp xã, phường trở xuống (đến cấp thôn xóm, đơn vị, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp) theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Dân chủ ở cơ sở - trước hết là dân chủ trực tiếp - là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí (qua ý kiến) nguyện vọng của mình đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan chính quyền

ở cơ sở Có nhiều cách thức để thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở như: trưng

cầu dân ý; bầu và bãi miễn đại biểu cơ quan dân cử; bàn bạc thảo luận tham gia quyết định - giám sát - kiểm tra việc thực hiện các vấn đề phát triểnkinh tế - xã hội, trật tự an ninh ở cơ sở; tố cáo - khiếu nại; xây dựng quy định,quy ước tự quản v.v và cơ sở ở đây là xã, phường; là cơ quan, đơn vị, trong

-đó có trường học, trường THPT

Trang 15

1.1.3 Khái niệm về dân chủ ở trường học

Trường học là nơi thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT, bồi dưỡng và pháttriển các phẩm chất và năng lực cho công dân về tư tưởng và đạo đức, tri thứckhoa học và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, giáo dục rèn luyện thể chất v.v

Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta là vì con người và do con ngườilàm nên Vì vậy, con người đứng ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lựcchính của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, giáo dục đóng vai trò

vô cùng quan trọng vì nó góp phần trực tiếp trong việc bồi dưỡng, đào tạo cácnguồn lực con người Giáo dục trong nhà trường là con đường cơ bản nhất, vữngbền nhất để hình thành người lao động có kỹ thuật, có kỷ luật cao đáp ứng nhữngyêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội Nhờ GD&ĐT mà trình độ học vấn củanhân dân mới được nâng cao, mở ra những khả năng to lớn trong việc nắm bắt

và sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại đang phát triểnnhư vũ bão trên thế giới, thúc đẩy nhanh nhịp độ phát triển của đất nước

Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế phát triển cao và nhảy vọtnhư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo v.v cho thấy đều có sự ưu tiên cho pháttriển giáo dục Một trong những nguyên nhân thành công của công cuộc hiệnđại hóa đất nước Trung Quốc những năm qua là do họ đã xác định ưu tiênphát triển giáo dục là một trong bốn hiện đại hóa của mình

Tri thức khoa học, cốt lõi của văn hóa, đã được Mác và Ăngghen xácđịnh là động lực của phong trào cách mạng Hai ông đã dành tâm huyết và trítuệ của mình vào việc xây dựng hệ thống lý luận cách mạng Theo các ông,công nhân đã có một trong những yếu tố của thành công là số lượng, nhưng

số lượng chỉ giải quyết được vấn đề khi quần chúng được tổ chức lại và đượctri thức chỉ đạo Mác đã nhận xét rằng: Sự ngu dốt, đó là cái sức mạnh quỷ sứ

và chúng tôi sợ rằng nó sẽ còn là nguyên nhân của nhiều bi kịch Là người kếtục thiên tài của Mác và Ăngghen, Lênin đặc biệt coi trọng học tập, nhìn nhậnvăn hóa như một động lực để củng cố những thắng lợi chính trị, xây dựng

Trang 16

thành công nền kinh tế, phát triển và hoàn thiện nền văn hóa tinh thần của chế

độ mới Lênin khẳng định:

Muốn đổi mới bộ máy nhà nước của chúng ta, phải cố hếtsức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: một là học tập, hai là họctập, ba là học tập mãi và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước

ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa (điều này,phải thó thực là thường hay xảy ra ở nước ta), phải làm sao cho họcthức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một

bộ phận khăng khít của cuộc sống chúng ta [29, tr 444]

Người cho rằng, có ba kẻ thù chính của đảng viên, của tổ chức đảng

Lênin đặc biệt tôn trọng và giúp đỡ đội ngò trí thức - cột trụ của văn hóamới Lênin yêu cầu "phải giữ gìn để những chuyên gia lớn không phải chết đóihoặc chạy ra nước ngoài mất" [30, tr 145] Đồng thời đề nghị cắt giảm cáckhoản chi phí, giảm biên chế ở các bộ phận khác để đầu tư cho giáo dục và đảmbảo những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cho các nhà bác học, nhữngnhà khoa học tự nhiên và xã hội, những nhà hoạt động văn hóa, nghệ thuật

"Chính sách như thế là tốt nhất, là cách kinh doanh tiết kiệm nhất" [30, tr 50]

Trang 17

Tiếp thu và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ ChíMinh ý thức rằng, "Một dân téc dốt là một dân téc yếu" và "Dốt nát cũng là kẻđịch" Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Người đã lo ngay đến việc

"giáo dục lại nhân dân", nhiệm vụ diệt giặc đói và giặc dốt gắn liền với nhau.Mục đích của học tập theo Người, là để làm việc, làm người, làm cán bộ Học

để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Vìvậy, "vì lợi Ých mười năm thì phải trồng cây, vì lợi Ých trăm năm thì phảitrồng người" [38, tr 222]

Hơn một tháng sau khi tuyên bố độc lập, Hồ Chí Minh đã xác định:

"Nay chóng ta đã giành được quyền độc lập Một trong những công việc phảithực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí" [34, tr 36], vì "Nước nhàcần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài" [34, tr 451] Người nhấnmạnh: "Bây giê xây dựng kinh tế Không có cán bộ không làm được Không

có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa.Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu" [37, tr 184] Khi dân técbước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh yêu cầu phải

có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc Khi cách mạng Việt Namcùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH ở miềnBắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, Hồ Chí Minh nêu rõ: "Văn hóa giáodục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà" [39, tr.190] Khi đế quốc Mỹ mởrộng chiến tranh ra cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định "Trong hoàncảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triểnnhanh, mạnh hơn bao giê hết" [40, tr 402]

Đối víi Hồ Chí Minh, cách mạng càng phát triển càng đòi hỏi đôngđảo đội ngò cán bộ các thế hệ, đòi hỏi dân trí phải được nâng cao, giáo dụcphải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng.Xác định được vị trí, vai trò của GD&ĐT trong sù nghiệp xây dựng và bảo vệ

Trang 18

Tổ quốc, nên từ những năm tháng đấu tranh giành chính quyền Hồ Chí Minh

đã chủ trương khi cách mạng thành công sẽ thực hiện nền giáo dục cáchmạng Người xác định trường học là nơi đào tạo những người chủ tương laicủa đất nước, những công dân có Ých cho nước Việt Nam Và, do đó, trườnghọc của chúng ta khác hẳn với trường học của thực dân và phong kiến Người

nói: "Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân,

(tác giả luận văn nhấn mạnh), nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán

bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà Về mọi mặt, trường họccủa chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến" [37, tr.80]

Chính vì trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủnhân dân nên cần phải thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục Hồ ChíMinh dạy, trong trường học cần phải có dân chủ Đối với mọi vấn đề, thầy vàtrò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu Điều gì chưathông suốt, thì hỏi, thì bàn cho thông suốt Dân chủ nhưng trò phải kính thầy,thầy phải quý trò, chứ không phải là "Cá đối bằng đầu" Đồng thời, thầy vàtrò cần giúp đỡ những anh em phục vụ cho nhà trường Các anh chị em nhânviên thì nên thi đua để cho cơm lành canh ngọt để học sinh ăn no, học tốt.Quan điểm về dân chủ trong trường học của Hồ Chí Minh được thể hiện đầy

đủ qua các mối quan hệ trong nhà trường, mối quan hệ giữa nhà trường vớinhân dân: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng Cần phải phát huy đầy đủdân chủ XHCN, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy vàthầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhàtrường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó" [40, tr 403]

Hồ Chí Minh khẳng định để thực hiện dân chủ cần quan niệm giáodục không bó hẹp trong nhà trường mà giáo dục trong nhà trường chỉ là mộtphần, ngoài ra cần có sự giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội để giúp choviệc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Ngày 31/10/1955, khi miền Bắc

Trang 19

mới được giải phóng, Hồ Chí Minh viết: "Tôi cũng mong các gia đình liên lạcchặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con emchăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp Ých nhân dân" [37,

tr 81]

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp giáo dục mà chóng ta xây dựng

là một bộ phận cấu thành quan trọng của công cuộc xây dựng CNXH ở nước

ta Sự nghiệp giáo dục này có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ công dân trungthành với sự nghiệp cách mạng, có đầy đủ năng lực và bản lĩnh vượt qua mọithách thức của thời đại, đưa đất nước tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển tiến

bộ chung của khu vực và quốc tế Bản chất của nền giáo dục nước ta từ saucách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay là nền giáo dục XHCN Nền giáo dụcnày luôn gắn bó với những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trongtừng giai đoạn lịch sử nhất định Mục đích chung của nền giáo dục ở nước ta

là phấn đấu xây dựng nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân Nềngiáo dục này hướng tới xóa bá mọi sự bất bình đẳng về giai cấp, dân téc và xãhội, phát huy mọi tiềm năng văn hóa của nhân dân Đảng và Nhà nước ta xâydựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mục tiêu của từngcấp học gắn với quá trình dân chủ hóa giáo dục, tạo cơ hội để các cá nhân vàcộng đồng có điều kiện học tập và phát triển năng lực của mình

Quá trình dân chủ hóa giáo dục được thể hiện trong toàn bộ hệ thốnggiáo dục, cho đến từng cơ sở trường học Trong trường học, dân chủ được thểhiện ở quyền và nghĩa vụ của CBGV-CNV đối với việc thực hiện nhiệm vụchính trị của nhà trường CBGV-CNV trong nhà trường phát huy quyền làm chủcủa mình theo phương châm: được biết, được bàn, được tham gia ý kiến, đượcgiám sát kiểm tra mọi mặt hoạt động của nhà trường Dân chủ gắn với kỷ cương,việc thực hiện dân chủ nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc, sự lãnh đạo và quản

lý của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục Trong trườnghọc, việc thực hiện dân chủ của CBGV-CNV, của người học trên cơ sở sự lãnh

Trang 20

đạo của chi bộ, sự quản lý của Ban Giám hiệu Các đoàn thể, tổ chức trong nhàtrường có vai trò to lớn trong việc tham gia, việc thực hiện dân chủ ở trường học.

Như vậy, dân chủ ở cơ sở trong trường học là việc thực hiện một cách trực tiếp quyền làm chủ của CBGV-CNV, thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của học sinh và phụ huynh học sinh trong việc thực hiện mục tiêu và nhiệm

vụ của giáo dục Dân chủ, thực hành dân chủ - cô thể ở cơ sở trong trường học là yêu cầu khách quan và ngày càng bức thiết đối với các tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy

và học, xây dựng nền giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân.

1.2 DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.2.1 Các trường học trước yêu cầu đổi mới ở nước ta hiện nay

Từ xưa đến nay ông cha ta đã sớm có ý thức về tầm quan trọng củagiáo dục đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lê Quý Đôn - nhàbác học lớn của dân téc ta đã khẳng định phi trí bất hưng Coi trọng giáo dục,coi trọng người hiền tài đã trở thành truyền thống của dân téc ta

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều chủ trương, chính sách phát triển về giáo dục Khát vọng lớn lao nhấtcủa Hồ Chí Minh là "Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tù do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [34, tr 161]

Hồ Chí Minh thường nhắc nhở mọi người nhớ lời Khổng Tử rằng, học khôngbiết chán, dạy không biết mỏi

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã khẳng định, pháttriển GD&ĐT và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu Hội nghị lầnthứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VII đã có nghị quyết về tiếp tục đổimới sự nghiệp GD&ĐT Đặc biệt, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trungương Đảng khóa VIII đã có nghị quyết về "Định hướng chiến lược phát triểnGD&ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000" Nghị quyết

đã chỉ rõ: "Nhận thức sâu sắc GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là

Trang 21

nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư choGD&ĐT là đầu tư cho phát triển" [13, tr 29].

Với tư cách là một thành tố cơ bản của nền văn hóa dân téc, GD&ĐT

có vị trí trọng yếu hàng đầu trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "Pháttriển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệpCNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản đểphát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [17, tr 108-109]

Trong thời đại ngày nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnhvực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và cácquốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liênkết để tối ưu hóa sù cạnh tranh và hợp tác toàn cầu Nền kinh tế tri thức trong

xã hội thông tin, đang dần dần hình thành trên cơ sở phát triển hàm lượng trítuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia với nhữngmức độ khác nhau, tùy thuộc một phần rất quan trọng vào sự chuẩn bị của hệthống giáo dục quốc dân Giáo dục và Đào tạo hiện nay được đánh giá khôngphải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tốcấu thành của nền sản xuất xã hội Không thể phát triển được lực lượng sảnxuất nếu không đầu tư cho GD&ĐT, đầu tư vào nhân tố con người, nhân tốquyết định của lực lượng sản xuất Mặt khác, không thể xây dựng quan hệ sảnxuất XHCN nếu không nâng cao giác ngộ ý thức chính trị xã hội, nâng caotrình độ học vấn, trình độ quản lý kinh tế - xã hội cho đội ngò lao động vàquản lý Đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội,đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiệnđại hóa dân téc

Giáo dục không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vậtchất, mà hơn nữa còn là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độXHCN Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc truyền bá tư tưởng chính trịXHCN, xây dựng nền văn hóa mới, lối sống và nhân cách trong toàn xã hội

Trang 22

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng

ta đã khẳng định quan điểm cơ bản để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáodục là: "Giáo dục và Đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, pháttriển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới Nhànước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu

và khả năng của nền kinh tế, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài" [11,

tr 13]

Thấy rõ vai trò, vị trí của GD&ĐT, thực hiện nghị quyết Hội nghị lầnthứ hai Ban chấp hành Trung ương, khóa VIII, ngành giáo dục đã có nhữngchuyển biến đáng kể Mạng lưới trường líp tiếp tục được duy trì, phát triểnvới hình thức đa dạng hơn Quy mô giáo dục đã không ngừng tăng lên và tiếptục được điều chỉnh phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lượng, khắc phụcdần tình trạng mất cân đối về cấp học, bậc học, vùng, miền và các ngành nghềđào tạo Đội ngò giáo viên được tăng cường theo hướng chuẩn hóa Cơ sở vậtchất của ngành giáo dục tiếp tục được củng cố và nâng cấp Gia đình và cộngđồng chăm lo nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục Hợp tác quốc tế về giáo dụctiếp tục được mở rộng và có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam còn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏicủa công cuộc CNH- HĐH đất nước Công tác quản lý giáo dục còn bất cập

so với yêu cầu ổn định, phát triển sự nghiệp giáo dục Những hiện tượng tiêucực ngoài xã hội và ngay trong ngành giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời

đã có tác động xấu đến nhà trường và một bộ phận học sinh, sinh viên Ngànhgiáo dục chưa được quan tâm, đầu tư thích đáng, nên còn nhiều vấn đề bất cậptrong nội dung, phương thức giáo dục Vấn đề này không được Đảng và Nhànước quan tâm gấp rút sẽ ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên con người tronggiai đoạn mới Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay "Bên cạnhnhững tác động tích cực to lớn, cũng đã bộc lé mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêucực đến ý thức tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta" [15, tr 52]

Trang 23

Những biểu hiện cụ thể của mặt trái của cơ chế thị trường tác động vàoGD&ĐT được Đảng ta chỉ rõ:

Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực GD&ĐT làm cho xãhội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò, bè bạn,môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão,

ăn chơi, nghiện ma túy Ở mét bộ phận học sinh, sinh viên; việccoi nhẹ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoahọc xã hội và nhân văn [15, tr 46-47]

Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chính sách giáo dục,theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai và Nghị quyết Hội nghị lần thứnăm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, ngày 28/12/2001 Thủ tướngChính phủ đã ra Quyết định số 201/2001-QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiếnlược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và về đổi mới giáo dục Chiến lược đãnêu rõ, đổi mới về cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướngnâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tínhchủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các Sở Giáo dục,giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi cáchiện tượng tiêu cực hiện nay

Đổi mới giáo dục được thể hiện qua 4 nội dung cơ bản:

- Đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa

- Đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liền với đổi mới và xây dựngđội ngò giáo viên

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy

- Đổi mới công tác quản lý giáo dục

Trong những nội dung trên, đổi mới phương pháp giảng dạy gắn liềnvới đổi mới và xây dựng đội ngò giáo viên, đổi mới công tác quản lý giáo dụcđược các nhà trường đặc biệt quan tâm Mọi người học, học suốt đời, đại họcđại chúng, xã hội học tập là 4 mục tiêu chiến lược nhằm đổi mới cơ bản cách

Trang 24

dạy học ở Việt Nam đÓ hòa nhập vào trào lưu cách mạng học tập toàn cầu vì

sự phát triển kinh tế tri thức, xã hội học tập và văn minh trí tuệ Muốn có xãhội học tập theo những định hướng và nhiệm vụ chiến lược của Đại hội IX,cần đổi mới mục tiêu học tập theo hướng "phát triển toàn diện về chính trị, tưtưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòngnhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hàihòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội" [17, tr 114]

Đổi mới giáo dục là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo củaĐảng Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên là người học, ngườikhuyến học mẫu mực Mỗi chi bé, chi đoàn là một cộng đồng hiếu học tiêntiến Chi bộ đoàn kết, tập hợp và lãnh đạo mọi lực lượng và tổ chức xã hội;nhà trường làm chủ lực trong mặt trận khuyến học, khuyến tài Đẩy mạnhthực hiện đổi mới giáo dục, thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban chấphành Trung ương khóa IX về tiếp tục phát triển GD&ĐT, khoa học và côngnghệ, từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngò giáoviên và cán bé giáo dục cần tập trung vào việc: Nâng cao chất lượng đội ngò

đảng viên và hiệu quả giáo dục, quy mô giáo dục; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay, cùng với khoahọc và công nghệ, GD&ĐT phải vươn lên đáp ứng nhu cầu tạo ra nguồn nhânlực lớn về số lượng và cao về chất lượng Thủ đô Hà Nội là đầu não chính trị -hành chính của quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế

và giao dịch quốc tế Do vậy "Giáo dục đào tạo phải phát triển nhanh, mạnh,vững chắc tương xứng với vị trí của Thủ đô, góp phần đào tạo cho Thủ đô vàđất nước nguồn nhân lực mới" [49, tr 3] Ngành giáo dục Hà Nội hiện nay cótrên 31.000 cán bộ giáo viên (CBGV) ở các cấp học, ngành học Nhìn chung, giáoviên Hà Nội đều thể hiện lòng nhiệt tình, yêu nghề, chủ động, sáng tạo, tìmnhiều biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; luôn có ý thức trách nhiệm caotrong công tác, tích cực học tập, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên

Trang 25

môn, nghiệp vô, rèn luyện đạo đức tác phong, gương mẫu, phấn đấu là tấmgương sáng cho học sinh noi theo, góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻThủ đô.

Công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngò được coi trọng từ thành phốđÕn các cơ sở trường học Chất lượng giáo viên ở các ngành học, cấp họcngày một nâng cao Nhiều giáo viên được bồi dưỡng, chuẩn hóa Trình độgiáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỷ lệ cao so với đội ngò giáo viên cảnước Riêng ở bậc THPT có 99% giáo viên đạt chuẩn trở lên (trong đó 0,4%trên chuẩn) 4% cán bộ lãnh đạo trên chuẩn, nhiều giáo viên đạt trình độ tiến

sĩ, thạc sĩ Nhờ đó chất lượng giáo dục ở Hà Nội được giữ vững ở tất cả cáccấp học, ngành học Học sinh Hà Nội luôn giành được những thành tích xuấtsắc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế

Các trường học ở Hà Nội đã chỉ đạo tốt việc thực hiện đúc rút sángkiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học của CBGV Sáng kiến kinh nghiệm

đã trở thành phong trào có vai trò to lớn trong việc thóc đẩy giáo viên tự họctập, tự bồi dưỡng và đóng góp tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạyhọc Hà Nội dẫn đầu cả nước trong công tác phổ cập giáo dục, là địa phươngđầu tiên hoàn thành phổ cập trung học cơ sở (11/1999), đang chuẩn bị tíchcực cho việc thí điểm hoàn thành phổ cập bậc trung học Thực hiện chủtrương đa dạng hóa các loại hình đào tạo, khối trường ngoài công lập từ Mầmnon đến Trung học chuyên nghiệp đều phát triển, tăng nhanh Năm 1998, có

54 trường ngoài công lập đến năm 2002-2003 đã có 232 trường ngoài cônglập và 52 trung tâm học tập cộng đồng Trong đó, số trường ngoài công lập ởbậc THPT chiếm tỷ lệ cao Các cấp lãnh đạo, Đảng, chính quyền, các đoànthể xã hội của Thành Phố đã phát huy dân chủ, nêu cao ý thức trách nhiệm, cónhiều chủ trương, biện pháp tích cực tăng nguồn đầu tư, tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho sự nghiệp phát triển giáo dục Thủ đô Hiện nay 90% trường học

Hà Nội đã được xây dựng và sửa chữa theo hướng kiên cố, hiện đại

Trang 26

Những đặc điểm trên đã tạo điều kiện cho giáo dục Hà Nội thu đượcnhững thành tựu to lớn trong những năm qua, được Bộ GD&ĐT công nhận làThành phố đạt 11/11 chỉ tiêu thi đua, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báucho việc thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục của cả nước.

Tuy vậy, trước đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục

cả nước, giáo dục Hà Nội còn bộc lé những mặt yếu cần khắc phục Đội ngòcán bộ quản lý trong các nhà trường chưa đồng bộ, có nhiều cán bộ quản lýnăng lực yếu, nhiều giáo viên còn bảo thủ, chưa chủ động, chưa tích cực đổimới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục Việc đạt chuẩn và trênchuẩn mới chỉ được khẳng định trên bằng cấp được đào tạo Chất lượng giáodục toàn diện chưa đồng đều giữa các trường Việc đổi mới phương pháp dạyhọc chưa thật mạnh mẽ Trong thực tÕ, việc sử dụng trang thiết bị dạy họchiện đại, tiếp cận công nghệ dạy học tiên tiến còn rất hạn chế Số đông giáoviên mới hoàn thành việc truyền đạt tri thức khoa học, chưa thể hiện được quátrình dạy học còn là quá trình hình thành nhân cách cho học sinh Hiện tượngtiêu cực trong dạy thêm và học thêm là vấn đề đang cần quan tâm giải quyếttrong giáo dục ở Hà Nội, đặc biệt trong các trường THPT Một số giáo viêncòn có những biểu hiện tiêu cực trong việc giáo dục, ứng xử với học sinh, cha

mẹ học sinh và đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà giáo Việcthực hiện các quy chế, các quy định về quản lý chuyên môn ở một số trườngchưa thật sự có nề nếp Cơ chế, chính sách hiện hành còn chưa tạo động lựckhuyến khích giáo viên giỏi cũng như phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế

Trên cơ sở những kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ haiBan chấp hành Trung ương khóa VIII, ngành GD&ĐT Hà Nội đã đề raphương hướng tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục trong thời gian tới với mụctiêu: Tiếp tục chuẩn hóa và hiện đại hóa điều kiện cơ sở vật chất trường học,

đa dạng hóa, xã hội hóa GD&ĐT, phấn đấu giữ vị trí hàng đầu cả nước vềnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao chất lượng

Trang 27

giáo dục toàn diện, gắn GD&ĐT với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củaThủ đô, xây dựng con người mới có lý tưởng, văn minh, thanh lịch hướng tới

1000 năm Thăng Long - Hà Nội Để thực hiện mục tiêu Êy, mét trong nhữngnhiệm vụ cơ bản của ngành GD&ĐT Hà Nội là: "Tiếp tục đổi mới quản lýgiáo dục, tăng cường nền nếp, kỷ cương, ngăn chặn, khắc phục các hiện tượngtiêu cực trong lĩnh vực giáo dục" [6, tr 19]

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của Thủtrưởng, coi trọng sự phối hợp của các đoàn thể Củng cố, tăng cường về tổchức và nhân sự, nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan thanhtra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời các biểu hiệntiêu cực trong giáo dục Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi phát huy dânchủ trong nhà trường

1.2.2 Tầm quan trọng của việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học hiện nay

Trong hơn 70 năm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập và xâydựng CNXH, Đảng ta luôn coi dân chủ là nội dung quan trọng trong đường lốicách mạng Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa

là mục tiêu, vừa là động lực để nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổthực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Tất cảnhững thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam là do Đảng ta đã thấm nhuần lờidạy của Bác Hồ "Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũngxong" [40, tr 212], tin dân, dùa vào dân nên được dân tin yêu và ủng hé

Trong những năm đổi mới vừa qua, thực hiện Nghị quyết của Đại hội

VI, Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX và Nghị quyết Hội nghị Trung ương

3 khóa VIII, quyền làm chủ của nhân dân lại được nâng lên một bước, do đó

sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc đã đạt được những thành tựu

to lớn Tuy nhiên, trong những năm gần đây quyền làm chủ của nhân dântrong thực tế còn bị vi phạm ở nhiều nơi, ở nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu sách

Trang 28

nhiễu, cửa quyền, tham nhòng gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến, chưađẩy lùi được:

Tình trạng mất dân chủ, không để dân bàn bạc và quyết địnhnhững công việc cụ thể liên quan trực tiếp đến đời sống của dân, bắtdân phải đóng góp nhiều khoản vượt quá khả năng, lại không minhbạch về tài chính, thậm chí xà xẻo vào những khoản tiền do dânđóng góp như ở một số xã thuộc tỉnh Thái Bình và vài nơi khác,tình trạng để tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giảiquyết hoặc giải quyết không kịp thời, không đúng; tình trạng quanliêu, quản lý lỏng lẻo để thất thoát lớn trong một số ngân hàng hoặcgây lãng phí lớn trong xây dựng v.v chẳng những làm suy giảmlòng tin của dân đối với Đảng và Chính quyền mà còn triệt tiêunguồn động lực của nhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹpcủa chế độ [44, tr 3-4]

Tình trạng mất dân chủ kéo dài không giải quyết kịp thời đã biến một

số nơi thành "điểm nóng" lan thành "vùng nóng", thậm chí có nơi, có lúc nhưmột vụ bạo loạn như tình hình xảy ra ở Tây Nguyên năm 2001 Ở nông thôn

có tình trạng đáng lưu ý là từ đầu năm 1997 tới nay, sau sự kiện Thái Bình thìnhững vụ việc xảy ra ở nông thôn thường có tính chất và quy mô phức tạphơn Có nơi, dân ở thôn, xã tập trung hàng trăm người kéo lên trụ sở UBND

xã, huyện khiếu kiện từ một buổi đến nhiều ngày Có huyện tới 80% số xã códân kéo nhau đi khiếu kiện tập thể

Trước thực tế đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định lúc này khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ

sở Muốn phát huy được quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở, Đảng ta

nhận thức ngày càng rõ rằng một mặt phải xây dựng được đường lối chính sách

đúng, mặt khác, phải lãnh đạo Nhà nước xây dựng được những thiết chế dân chủ một cách cụ thể, phù hợp với từng đối tượng ở cơ sở Đó là những quy định

có giá trị pháp lý do Nhà nước ban hành mang tính bắt buộc mọi người, mọi tổ

Trang 29

chức nghiêm chỉnh thực hiện Phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo hướngxây dựng và tổ chức thực hiện các thiết chế dân chủ ở cơ sở là một bước tiến,bước trưởng thành vượt bậc trong tư duy chính trị của Đảng nhằm hiện thực hóanhững phương châm có ý nghĩa chiến lược như: Dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra; và Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị Trungương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quychế dân chủ ở cơ sở Tới nay, chóng ta đã triển khai Chỉ thị này rộng rãi trong

cả nước bằng thực hiện Quy chế dân chủ ở cả 3 loại hình cơ sở là xã, phường,thị trấn; cơ quan; các doanh nghiệp Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị vàNghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng và thực hiện Quychế dân chủ ở cơ sở Ngày 08 tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã ra Nghị định

số 71/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của

cơ quan Đây là cơ sở pháp lý cho việc triển khai và thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở của ngành GD&ĐT nói chung và các cơ sở trường học nói riêng.Việc đưa Quy chế dân chủ vào nhà trường, qua thực tế cho thấy, có tầm quantrọng và ý nghĩa đặc biệt

Mục tiêu của công cuộc xây dựng CNXH không những có một nềnkinh tế phát triển cao mà còn xây dựng mét nền chính trị dân chủ cao, mộtnền văn hóa phong phú để các thành viên trong xã hội không những có mứcsống vật chất dồi dào, mà còn có đời sống chính trị tự do và một lối sống vănhóa cao đẹp Trường học là một môi trường văn hóa, ở đó diễn ra hoạt độngchính là dạy và học Việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào nhà trường có vaitrò rất quan trọng:

Một là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ nâng cao nhận

thức về quyền và nghĩa vụ của mỗi CBGV-CNV trong nhà trường Khôngphải dễ dàng ai cũng hiểu rõ mình có quyền và nghĩa vụ gì đối với tập thể.Không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với tập thể, cá nhân sẽ

Trang 30

thụ động, lệ thuộc vào tập thể, nhiều khả năng, tiềm năng của cá nhân khôngđược phát huy, mỗi con người thu về với những phạm vi cá nhân nhỏ hẹp Vìvậy, khi CBGV-CNV trong nhà trường ý thức được quyền làm chủ của mình,tính tự nguyện, tự giác thực hiện nghĩa vụ được giao, ý thức vì nhà trường, vì

xã hội được nâng cao CBGV-CNV sẽ thẳng thắn phê bình, góp ý cho BanGiám hiệu, cho chi bé, cho đảng viên; thông cảm, thấy được sự vất vả củalãnh đạo nhà trường và ngược lại Quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốtthì không những hạn chế được tiêu cực mà còn khơi dậy được tính đoàn kếtcủa tập thể sư phạm, tạo ra không khí phấn khởi, giúp CBGV-CNV trong nhàtrường hoàn thành tốt các nhiệm vụ năm học

Hai là, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trường học sẽ phát huy

được quyền làm chủ của CBGV-CNV và của người học, thực hiện đượcquyền làm chủ trực tiếp của người dạy và người học Bằng những quy định cụthể làm cho người dạy và người học có ý thức, có khả năng, có trách nhiệm vànhất là có điều kiện (có phương tiện, có công cụ) tham gia vào các công việcchung của nhà trường, khắc phục lối suy nghĩ và làm việc phần nhiều chỉ biếtđến lợi Ých riêng, lợi Ých cá nhân Thông qua việc thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở trong nhà trường, thầy cô giáo và học sinh được làm chủ trongthực tế, tìm thấy lợi Ých thiết thân của mình trong lợi Ých chung của nhàtrường và xã hội; gắn lợi Ých cá nhân với lợi Ých của tập thể; biến quá trìnhđào tạo thành quá trình tự đào tạo

Ba là, Thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ khơi dậy được tiềm

năng trí sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần của CBGV-CNV nhà trường

và toàn xã hội để phát triển giáo dục Bác Hồ nhấn mạnh, trong bầu trờikhông gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượngđoàn kết của nhân dân Bác luôn tìm mọi cách để làm sao cho nhân dân biếthưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm

Tư tưởng Êy là nÒn tảng cho chóng ta xây dựng và thực hiện quyền làm chủ

Trang 31

của thầy cô giáo, của những người làm giáo dục, của gia đình và toàn xã hộivào sự nghiệp trồng người.

CBGV-CNV sinh hoạt và làm việc trong nhà trường, nếu họ tự làmchủ thì mọi công việc trong nhà trường được giải quyết đến nơi, đến chốn.Ngược lại, CBGV-CNV không thông, không thấy được đó là công việc củachính mình thì mọi công việc của nhà trường sẽ trì trệ, dễ nảy sinh tâm lý chachung không ai khóc Quy chế dân chủ ở trường học đưa ra cách tổ chức và

cơ chế thích hợp để phát huy mọi tiềm năng, sự suy nghĩ, óc sáng tạo, sứcmạnh vật chất, tinh thần của CBGV-CNV trong các nhà trường và các nguồnlực khác để phát triển giáo dục

Bốn là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ tăng cường kỷ

cương, nề nếp, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, nâng cao hiệu lực quản lýtrong lĩnh vực giáo dục Dân chủ và kỷ cương là hai mặt thống nhất biệnchứng với nhau Có dân chủ, ý thức pháp luật của người dạy, người học đượcnâng cao thì kỷ cương trong nhà trường mới vững chắc Đồng thời kỷ cươngpháp luật được nghiêm minh mới bảo đảm cho quyền làm chủ của người dạy,người học được thực thi Nó hoàn toàn đối lập với những ai lợi dụng dân chủ

để phá vỡ kỷ cương, để sống theo lối tự do vô chính phủ, bất chấp pháp luật.Các hiện tượng tiêu cực trong quá trình dạy học; trong sử dụng tài sản, tàichính, trong tuyển sinh, thi cử, đánh giá v.v sẽ bị xử lý theo pháp luật Thựchành dân chủ, theo tinh thần của Quy chế dân chủ ở cơ sở, là dân chủ trên cơ

sở của những quy định có tính pháp lý hay là dân chủ trên cơ sở của phápluật Mặt khác, Quy chế dân chủ ở cơ sở với tính cách là những văn bản cótính pháp lý lại trở thành công cụ, phương tiện để thực hành dân chủ Khi có

sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ và kỷ cương trong nhà trường thì các cấpchính quyền phát huy tốt vai trò quản lý của mình Ban Giám hiệu trong các

cơ sở trường học xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trìnhđiều hành mọi hoạt động của nhà trường, trên cơ sở đó đổi mới quản lý giáodục, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục trong nhà trường

Trang 32

Năm là, thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học sẽ xây dựng niềm tin

và mối quan hệ chặt chẽ giữa CBGV-CNV với cấp ủy Đảng và Chính quyền,với học sinh và phụ huynh học sinh Trong nhà trường, Ban Giám hiệu, chi bộĐảng, Công đoàn đại diện quyền làm chủ của CBGV-CNV, lãnh đạo và tổchức các hoạt động của nhà trường để thực hiện nhiệm vụ của năm học.Trong đó, Quy chế dân chủ đòi hỏi Ban Giám hiệu, chi bộ Đảng biết đượcnhư thế nào là thực hiện dân chủ với CBGV-CNV, với học sinh Người dạy

và người học được biết những gì, được bàn những gì, được làm những gì vàkiểm tra những gì? Điều đó buộc lãnh đạo nhà trường phải theo sát và lắngnghe ý kiến của người dạy và học Mặt khác, lãnh đạo phải biết gương mẫu vàbiÕt thu hót người dạy, người học tham gia vào mọi hoạt động giáo dục củanhà trường Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở sẽ góp phần quan trọngngăn chặn được những hành vi quan liêu, hách dịch, tham nhòng của cán bộ,tạo ra niềm tin của CBGV-CNV với lãnh đạo nhà trường, góp phần đổi mớiphương thức lãnh đạo của chi bộ, sự điều hành của Ban Giám hiệu

1.2.3 Những yêu cầu của việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học

Việc đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào trường học, mà cụ thể ở đây là

ở Hà Nội cần dùa trên những văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ.Trước hết là các văn bản sau đây:

- Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII)

về xây dựng và thực hiện Quy chÕ dân chủ ở cơ sở

- Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH khóa X, ngày 30/8/1998 của

ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủtrong hoạt động của cơ quan

Trang 33

- Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hànhQuy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

- Thông tư số 10/1998/TTCP-TCCB ngày 5/12/1998 của Ban tổ chức

- Cán bộ Chính phủ hướng dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ tronghoạt động của cơ quan

- Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vềviệc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường

- Kế hoạch số 38/KH-UB của UBND Thành phố Hà Nội về việc triểnkhai thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị sựnghiệp và doanh nghiệp nhà nước thành phố Hà Nội

Trên cơ sở những văn bản hướng dẫn xây dựng và thực hiện Quy chếdân chủ ở cơ sở, ngành GD&ĐT thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dânchủ từ Sở giáo dục đến các cơ sở trường học Ban chỉ đạo thực hiện Quy chếdân chủ gồm: Đại diện cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, công đoàn, thanh niên,phụ nữ, thanh tra nhân dân, trưởng phòng, ban có liên quan do đồng chí Bíthư cấp ủy hoặc lãnh đạo nhà trường làm trưởng ban

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ngành GD&ĐT xây dựng kếhoạch thực hiện Quy chế dân chủ, đồng thời hướng dẫn thực hiện đến cácphòng giáo dục quận, huyện, đến các cơ sở trường học

Các văn bản này đã quy định rất cụ thể những điều dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra để phát huy quyền làm chủ của nhân dân Chính vì vậyBan chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ các cấp trong ngành giáo dục trongquá trình thực hiện cần đảm bảo yêu cầu sau:

Thứ nhất, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập quán triệt đến cán

bộ đảng viên và toàn thể cán bộ công nhân viên cơ quan Sở, Phòng giáo dục

và CBGV-CNV trong các cơ sở trường học các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy chế, Quy định của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở Trên cơ sở nắm chắc

Trang 34

những văn bản về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở mỗi CBGV-CNV trongcác nhà trường phát huy quyền làm chủ của mình.

Thứ hai, Ban Giám hiệu các trường học cần bảo đảm cho CNV biết đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết để CBGV-CNV tham gia xây dựng, phát triển nhà trường.

CBGV-Bằng nhiều cách, Ban Giám hiệu các cơ sở trường học mở rộng thôngtin để người dạy và người học trong nhà trường biết đầy đủ, chính xác các vấn

đề chính như những điều trong Quy chế đã ghi Đây là những vấn đề liênquan trực tiếp đến lợi Ých và nghĩa vụ của dạy và người học Nó phải đượcthông tin công khai, kịp thời để người dạy và người học biết và tự giải quyết

Có như vậy, nhà trường mới thực sự phát huy hết tài năng, trí sáng tạo củamọi thành viên trong nhà trường

Thứ ba, CBGV-CNV và học sinh được công khai, dân chủ bàn bạc, quyết định trực tiếp những việc cần làm để thúc đẩy nhà trường phát triển.

Trên cơ sở hiểu biết các chủ trương, chính sách, pháp luật, CBGV-CNV

và học sinh nhà trường có quyền dân chủ bàn bạc quyết định những công việcthiết thực trong nhà trường như thực hiện chương trình đào tạo, cách quản lýcủa Ban Giám hiệu, sử dụng tài sản, tài chính; tuyển sinh, thi cử, đánh giá;cách đánh giá, thi đua, khen thưởng; việc dạy thêm học thêm, nếp sống vănhóa trong nhà trường v.v

Huy động CBGV-CNV, học sinh trong nhà trường tham gia ý kiếnxây dựng quy chế, quy ước, quy định trong nhà trường như bản Quy chế đãxác định và theo nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Không trái với Nghị định của Chính phủ và chủ trương,chính sách có liên quan của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Nguyên tắc 2: Chọn chủ đề, xác định nội dung xây dựng quy chế, quyước, quy định (những vấn đề chung mà nhà trường nào cũng phải có vànhững vấn đề riêng trong hoạt động của nội bộ nhà trường và trong quan hệvới phụ huynh, với địa phương)

Trang 35

Nguyên tắc 3: Đảm bảo đúng quy trình dân chủ, công khai, đượcCBGV-CNV thảo luận, lãnh đạo nhà trường thông qua, ban hành Không cầutoàn chờ xong toàn bộ quy chế, quy định, quy ước để ban hành hàng loạt,chọn những nội dung bức xúc nhất, cần thiết nhất thì xây dựng trước và tổchức thực hiện trước Trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sungnhững điều chưa phù hợp.

Thứ tư, CBGV-CNV trong nhà trường trực tiếp kiểm tra, giám sát thúc đẩy các hoạt động của nhà trường.

Không có sự kiểm tra nào hiệu quả hơn sự tự kiểm tra, giám sát củachính người dân tại cơ sở Quy chế dân chủ ở cơ sở quy định CBGV-CNVtrong nhà trường được giám sát, kiểm tra những việc liên quan đến thực hiệnchủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và kế hoạch công tác năm học,những việc liên quan đến quyền và lợi Ých của CBGV-CNV Sự kiểm tra,giám sát của CBGV-CNV trong nhà trường sẽ góp phần khắc phục các hạnchế, yếu kém, mở rộng phát huy các kinh nghiệm tốt, các việc làm hay, tạo đàcho nhà trường phát triển

*Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề dân chủ vàthực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trường học, những đặc điểm cơbản trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở trường học, đáp ứng yêu cầu đổimới giáo dục nói chung là cơ sở để phân tích, lý giải đúng, sát tình hình vàkiến nghị những giải pháp đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sởvào trường học mà trước hết là ở các trường THPT ở Hà Nội trong giai đoạnhiện nay

Trang 36

Chương 2

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

Ở CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1.1 Các bước triển khai Quy chế dân chủ cơ sở ở trường THPT trên địa bàn Hà Nội

Việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở là việc vừa tiếp nối nhữngviệc đã làm, vừa có những việc làm mới, do đó, đòi hỏi cần có những bước đivững chắc, cần thực hiện phương châm chỉ đạo của Bộ Chính trị làm từngbước vững chắc, không làm lướt, ồ ạt Cấp ủy cấp trên trực tiếp chỉ đạo điểm,rút kinh nghiệm, bồi dưỡng cán bộ rồi mới triển khai mở rộng Hiệu quả củaviệc thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học phụ thuộc trước hết ở sựnhận thức và triển khai một cách nghiêm túc của cấp ủy, của Ban Giám hiệunhà trường Kinh nghiệm cho thấy cấp ủy, Ban Giám hiệu trường nào nhậnthức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc triển khai Quy chế dân chủvào nhà trường, thực hiện đầy đủ các yêu cầu, các bước của việc triển khai Quychế dân chủ thì trường đó phát huy được vai trò làm chủ của CBGV-CNV,xây dựng được khối đoàn kết trong nội bộ nhà trường, nâng cao chất lượngdạy và học

Căn cứ vào những văn bản về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở như Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 71 củaChính phủ và Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT đồng thời căn cứ vào những vănbản hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ của UBND Thành phố, của SởGD&ĐT Hà Nội các trường THPT đến nay đã triển khai thực hiện Quy chếdân chủ ở cơ sở theo các bước sau:

Trang 37

Bước 1: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong

nhà trường.

Việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhàtrường thực hiện theo nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhândân làm chủ" Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở nhà trường có từ 5đến 7 người gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, cố vấnđoàn trường, trưởng Ban Thanh tra nhân dân, tổ trưởng tổ hành chính, kế toánnhà trường do đồng chí bí thư chi bộ hoặc Hiệu trưởng làm trưởng ban

Sau khi thành lập, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ, bám sátnội dung Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và QuyÕt địnhcủa Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ

ở nhà trường, đồng thời phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Banchỉ đạo để theo dõi việc thực hiện

Bước 2: Tổ chức tuyên truyền và phổ biến, học tập quán triệt đến cán

bộ đảng viên và toàn thể CBGV-CNV trong nhà trường, nội dung Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 71 của Chính phủ, Quyết định 04 của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

Đây là những văn bản có tính chính trị và pháp lý yêu cầu lãnh đạo nhàtrường cùng toàn thể CBGV-CNV phải nghiêm chỉnh thực hiện Việc phổ biến,học tập tốt các nội dung của Quy chế dân chủ là tiền đề cho việc thực hiện Quychế dân chủ Chỉ khi nào CBGV-CNV thấy được quyền và nghĩa vụ của họ gắnliÒn với sự tồn tại và phát triển của nhà trường, gắn liền với lợi Ých của bảnthân thì khi đó họ mới phát huy dân chủ một cách tự giác Việc phổ biến, họctập quán triệt các nội dung trên cần tổ chức trước tiên từ trong Đảng Phát huytính tiên phong của đảng viên, từng đảng viên trong chi bộ nhà trường cần nắmchắc tầm quan trọng, nội dung của việc thực hiện Quy chế dân chủ trong nhàtrường để cùng với chính quyền tuyên truyền tới toàn thể CBGV-CNV

Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường cần phổ biếnkịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên

Trang 38

quan đến quyền lợi của CBGV-CNV; học tập Điều lệ nhà trường, nhiệm vônăm học, kế hoạch năm học của nhà trường để trên cơ sở đó CBGV-CNV trongnhà trường phát huy quyền dân chủ của mình, tránh được tình trạng lạm dụngdân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng tới sự phát triển của nhà trường.

Bước 3: Xây dựng và ban hành Quy chế, Quy ước, Quy định cụ thể

Để cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu của Quy chế dân chủ, ban chỉ đạothực hiện Quy chế dân chủ trong nhà trường tiến hành xây dựng và ban hànhquy chế, quy ước, quy định cụ thể để tổ chức thực hiện ở đơn vị mình Căn cứvào các văn bản về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ, căn cứ vào chủtrương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vào tình hình thực tếcủa nhà trường, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ xây dựng dự thảo vềcác quy định, quy chế, quy ước của nhà trường Việc xây dựng các quy định,quy chế, quy ước vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng; sựquản lý của Ban Giám hiệu vừa phải tôn trọng quyền và lợi Ých của CBGV-CNV nhà trường Vì vậy, các quy định, quy chế, quy ước cần thể hiện được

7 vấn đề chung mà trường học nào cũng cần phải có, Đó là:

1 Trách nhiệm của Hiệu trưởng và của CBGV-CNV trong nhàtrường

2 Những việc thông báo công khai cho CBGV-CNV được biết

3 Những việc CBGV-CNV, học sinh tham gia ý kiến hoặc quyếtđịnh

4 Những việc CBGV-CNV được giám sát kiểm tra

5 Quy chế làm việc của tổ chuyên môn, của Hội đồng giáo dục, củathanh tra nhân dân, của tổ hành chính quản trị và các tổ chức Đảng, Côngđoàn, Đoàn thanh niên trong nhà trường

6 Quy ước về nếp sống văn hóa của nhà trường

7 Quy chế về thanh tra, khiếu nại, tố cáo

Trang 39

Ngoài ra, các trường căn cứ vào những vấn đề riêng trong hoạt độngcủa nội bộ nhà trường, trong quan hệ với phụ huynh, với địa phương để đề racác quy định, quy chế, quy ước khác như: Quy định về công tác bảo vệ, quản

lý và sử dụng tài sản; quy định về công tác phòng cháy chữa cháy trong nhàtrường; quy ước về bình xét xếp loại thi đua hàng tháng v.v

Cùng với việc xây dựng các quy chế, quy ước, quy định của đơn vịmình, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở nhà trường dùa trên kế hoạch năm họccủa Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT để xây dựng mục tiêu, chương trình năm học;

kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; kếhoạch tuyển sinh, chỉ tiêu chất lượng dạy và học v.v

Dự thảo các quy định, quy chế, quy ước, kế hoạch năm học của nhàtrường sau khi được Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ nhà trường xâydựng xong được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của toàn thể CBGV-CNV bằngnhiều hình thức Đây là bước quan trọng để phát huy quyền làm chủ củaCBGV-CNV, phát huy tính năng động, sáng tạo của tập thể CBGV Làm tốtviệc lấy ý kiến đóng góp của CBGV-CNV cho việc xây dựng các Quy chế,Quy định chính là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ sau khiđược thông qua Khi đã bàn bạc thống nhất, Hiệu trưởng nhà trường trên cơ

sở tổng hợp các ý kiến đóng góp ra quyết định thực hiện

Bước 4: Tổ chức thực hiện

Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là bước tiến mới trongviệc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, là nét mới trong đời sống chính trịcủa xã hội, đáp ứng nguyện vọng của hàng chục triệu quần chúng nhân dân,trong đó có các trường học, trường THPT ở Hà Nội Quy chế dân chủ ở cơ sở đãđược quy định tới các đơn vị trường học, vấn đề quyết định là phải tổ chức thựchiện như thế nào cho tốt "Lâu nay, việc tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghịquyết, các văn bản pháp luật, thường vẫn là khâu yếu kém trong công tác lãnhđạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ta" [44, tr 6] Để Quy chế dân chủ ởtrường học thực sự trở thành sức mạnh vật chất tinh thần, thúc đẩy sự phát triển

Trang 40

của nhà trường đòi hỏi mỗi CBGV-CNV xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bảnthân để tự giác thực hiện Chi bộ Đảng và đảng viên phải gương mẫu, đi đầutrong việc thực hiện Đảng viên nhất là đảng viên giữ các chức vụ Hiệu trưởng,Hiệu phó, Bí thư chi bộ phải gương mẫu làm tốt công tác tự phê bình và phêbình trong chi bộ và trong CBGV, thực hiện tốt những điều trong quy định, quychế, quy ước và kế hoạch năm học đã được Hội nghị cán bộ công chức thôngqua.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ ở nhàtrường phải lắng nghe nhận xét của CBGV-CNV, rót kinh nghiệm từng bước,

từ đó mới tiếp tục triển khai mở rộng Đồng thời qua tự phê bình trong nội bộ,qua phê bình nhận xét của CBGV-CNV trong nhà trường, qua ý kiến đónggóp của học sinh, của phụ huynh cần làm tốt việc khen thưởng những CBGV-CNV, đảng viên gương mẫu thực hiện tốt trách nhiệm được giao, xử trí nhữngCBGV-CNV có sai phạm Có như vậy việc thực thi Quy chế dân chủ trongtrường học mới đem lại hiệu quả thiết thực

Bước 5: Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện

Giám sát kiểm tra là khâu quan trọng của việc thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, quy ướcnhư: Kế hoạch năm học, công khai tài chính, tuyển sinh, tuyển dụng giáoviên, khen thưởng, dạy thêm, học thêm để xem đã làm đúng hay chưa vàcần phải sửa đổi những gì Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện khôngchỉ là khâu cuối cùng của quy trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, mà nóđan xen vào tất cả các khâu, góp phần tạo nên sự hoàn thiện của cả quy trình(giám sát, kiểm tra từ khi chuẩn bị quy chế, quy ước đến khi thực hiện, đánhgiá kết quả các quy định, quy ước)

Về tầm quan trọng của công tác kiểm tra, như V.I Lênin khẳng định,khi mục đích và nhiệm vụ đã được xác định, nghị quyết đã được thông qua thìnhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu: "Điều chủ yếu là chuyểntrọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh (đấy là chúng ta xi mê

Ngày đăng: 28/10/2014, 14:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ thành phố Hà Nội (1998), Quy chế quy ước mẫu thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế quy ước mẫu thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan
Tác giả: Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ thành phố Hà Nội
Năm: 1998
2. Ban Bí thư Trung ương (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngò nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngò nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương
Năm: 2004
3. Hoàng Chí Bảo (2002), Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay. Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2002
4. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1998), Thông tư số 10/1998/TTCP- TCCB ngày 05/12/1998 hướng dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 10/1998/TTCP-TCCB ngày 05/12/1998 hướng dẫn triển khai Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
Tác giả: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
Năm: 1998
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000 về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2000
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Về nhiệm vụ năm học 2003-2004, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ năm học 2003-2004
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Về nhiệm vụ năm học 2004-2005, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhiệm vụ năm học 2004-2005
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
8. Vũ Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị ở cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp
Tác giả: Vũ Hoàng Công
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
10.Nguyễn Xuân Cúc (2004), "Nguyên nhân nào làm giảm sút chất lượng giáo dục", Báo Giáo dục và Thời đại, sè 100, thứ ba, ngày 17/8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân nào làm giảm sút chất lượng giáo dục
Tác giả: Nguyễn Xuân Cúc
Năm: 2004
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
13.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ hai, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín, Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
20.Trần Bạch Đằng (2003), "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân téc Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (35) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân téc Việt Nam
Tác giả: Trần Bạch Đằng
Năm: 2003
21.Hiến pháp Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam
Tác giả: Hiến pháp Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
22.Lê Huân (2004), "Ý Đảng hợp với lòng dân", Báo Lao động, sè 273/2004 ngày 29/9/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý Đảng hợp với lòng dân
Tác giả: Lê Huân
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 2.7: Bảng tổng hợp thành tích toàn diện 6 năm thực hiện quy - Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường trung học phổ thông trên địa bàn hà nội hiện nay   thực trạng và giải pháp
i ểu 2.7: Bảng tổng hợp thành tích toàn diện 6 năm thực hiện quy (Trang 130)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w