Chỉnh đốn, hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh bến tre thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 59)

Dân chủ và hệ thống chính trị có mối quan hệ tác động chuyển hoá lẫn nhau giữa mục đích và phơng tiện, giữa nguyên nhân và kết quả. Hệ thống chính trị chính là cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ, huy động mọi tiềm lực để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân c. Phát triển dân chủ cũng là để kiện toàn hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị, xét đến cùng không phải là vì mục đích tự thân, mà vì thực hiện dân chủ.

Hệ thống chính trị nớc ta là một chỉnh thể gồm Đảng Cộng sản, Nhà nớc và các đoàn thể nhân dân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội, nhằm duy trì và phát triển xã hội, đồng thời là cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. đảng ta đã khẳng định “toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nớc ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bớc hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân”[26, tr.142]. Do đó, chỉnh đốn, kiện toàn hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, mà còn góp phần thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, phát triển dân chủ XHCN, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân.

Hoạt động thống nhất, sáng tạo của hệ thống chính trị cơ sở là yếu tố cơ bản, đồng thời là điều kiện trực tiếp bảo đảm thực hiện tốt phơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Cho nên, để QCDC ở cơ sở trở thành nền nếp trong đời sống hàng ngày nhất thiết phải củng cố, tăng cờng vai trò lãnh đạo của Đảng, đặc biệt, củng cố các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực quản lý của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Phải đặt việc mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong

cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nớc quản lý, nhân dân làm chủ”.

để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, các cấp uỷ đảng cần phải quan tâm thực hiện tốt công tác t tởng và công tác cán bộ. Phải làm cho cả cán bộ, đảng viên và nhân dân thông suốt nội dung, ý nghĩa của QCDC. đồng thời, cấp uỷ đảng cần tăng cờng sự lãnh đạo đối với các cuộc bầu cử HĐND và Ban chấp hành các đoàn thể ở cơ sở; phải đảm bảo phát huy dân chủ trong nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc: thăm dò tín nhiệm, giới thiệu những đảng viên tiêu biểu, những quần chúng tích cực, đủ tiêu chuẩn để nhân dân lựa chọn, bầu một cách dân chủ. Những chức danh mà nhân dân có quyền bầu cử trực tiếp nh Trởng ấp, Trởng khu phố, cấp uỷ lãnh đạo tổ chức bầu cử một cách dân chủ, trung thực. Những chức danh cán bộ thuộc quyền quyết định của cấp uỷ cơ sở thì phải thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến của cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể quần chúng trớc khi xem xét và phải tuỳ theo tình hình cụ thể của từng nơi để quyết định. Bên cạnh đó, các cấp uỷ đảng cần tăng cờng công tác kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết của cán bộ, đảng viên để phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm, củng cố niềm tin của nhân dân ở cơ sở.

Nh vậy, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện QCDC. Tuy nhiên, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre, có lúc, có nơi cha làm tốt chức năng, cho nên hiệu quả việc thực hiện QCDC cha cao. để tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực, phục vụ quá trình đổi mới, văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ lần VII khẳng định:

Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ơng 6 (lần 2), nâng cao chất lợng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, làm cho tổ chức đảng và cán bộ đảng viên thể hiện đầy đủ vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị. Chăm lo củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền, đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong việc vận động, tập hợp và tổ chức phong trào hành động cách mạng của quần chúng. Thực hiện tốt QCDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân [77, tr.82,83].

3.1.3. Phát huy tinh thần "Đồng Khởi mới" trong quá trình thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nớc, vận dụng sáng tạo Nghị quyết 15 của Trung ơng, tỉnh uỷ Bến Tre đã lãnh đạo nhân dân làm nên cuộc “Đồng Khởi” thần kỳ (17- 01-1960), chuyển cách mạng miền Nam từ thế phòng ngự, giữ gìn lực lợng sang thế tiến công. Đồng Khởi đã để lại cho Bến Tre nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. đó là: trong mọi điều kiện, tình huống đều phải quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để đủ sức lãnh đạo phong trào quần chúng, làm tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng “thế trận lòng dân”, bám dân, tạo sự gắn bó máu thịt giữa dân với Đảng. Trong thực hiện chủ trơng, Nghị quyết của Đảng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo; phải xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phơng.

Trong giai đoạn hiện nay, để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, đa tỉnh nhà v- ơn lên sánh vai cùng các tỉnh lân cận, Bến Tre cần tiếp tục phát huy tinh thần “Đồng Khởi mới”, ý chí tự lực, tự cờng, cần cù, sáng tạo thực hiện tốt QCDC ở cơ sở. Tuy nhiên, dân chủ ở cơ sở chỉ có thể đợc bảo đảm thực hiện tốt trên một nền tảng vật chất, tinh thần vững chắc. Do đó, phải kết hợp chặt chẽ việc phát huy truyền thống quê hơng với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong quá trình thực hiện QCDC.

Thực hiện dân chủ và phát triển kinh tế là hai nội dung quan trọng nhất trong quá trình đổi mới. Dân chủ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. đồng thời, trình độ phát triển của kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng, quyết định trình độ dân chủ hoá của xã hội. Nền kinh tế phát triển ổn định là điều kiện cơ bản quyết định chất lợng việc thực hiện QCDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực tế cho thấy, muốn phát huy dân chủ phải phát triển kinh tế; muốn phát triển kinh tế - xã hội phải huy động sức dân, phát huy dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của dân. C.Mác đã khẳng định rằng con ngời trớc hết phải có ăn, mặc, ở,... sau đó mới làm chính trị, nghệ thuật, tôn giáo... Dân phải đ- ợc biết, đợc bàn, đợc tham gia ý kiến và thông qua những đại diện của mình quyết định các chỉ tiêu phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm,... Dân “dĩ thực vi tiên”. Không thể có dân chủ cũng nh không thể huy động sức dân trong một nền kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, thiếu thốn, đầy rẫy những tệ nạn và những vấn đề bức xúc cha đợc giải quyết. Bởi vậy, để thực hiện tốt QCDC phải chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.

Song, nếu chỉ dừng lại ở việc chăm lo phát triển kinh tế mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ dân trí, văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật cho nhân dân, thì cũng không thể có đợc dân chủ. Dân trí thấp sẽ “đứng ngoài chính trị”. Dân chủ và dân chủ ở cơ sở là những vấn đề rất mới trong nhận thức của cả cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở. Muốn thực hiện tốt thì phải nhận thức đúng, sâu sắc. Cho nên, việc nâng cao trình độ dân trí, văn hóa cho nhân dân cũng là vấn đề cần thiết, cấp bách. đồng thời cũng cần phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác: giải quyết việc làm, thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, bài trừ các loại tệ nạn xã hội,...

Nh vậy, để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở trong thời gian tới, Bến Tre cần phát huy truyền thống của quê hơng Đồng Khởi, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Quá trình này cần thực hiện đồng bộ, không đợc xem nhẹ mặt nào.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh bến tre thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 59)