Củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh bến tre thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)

Chính quyền cấp xã là trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở, có vai trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ là nơi tổ chức thực hiện đờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc, là chủ thể tổ chức các hoạt động của cộng đồng dân c trên địa bàn về tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,... mà còn là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp

luật, bảo đảm dân chủ. Chính quyền cấp xã phải thực sự gắn bó với dân, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh.

Trong những năm gần đây:

Bộ máy chính quyền các cấp cha đủ mạnh; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành kinh tế - xã hội còn hạn chế, bất cập, cha đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Trên một số lĩnh vực nh quản lý đất đai, tài chính, tài sản công, giữ gìn an ninh trật tự chống tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội còn bộc lộ nhiều yếu kém... tình trạng quan liêu hành chính, hội họp còn nhiều; hiện tợng tiêu cực trên một số lĩnh vực cha đợc thanh tra, kiểm tra. Hội đồng nhân dân các cấp cha có biện pháp thích hợp để kiến nghị giải quyết các vấn đề bức xúc của dân. Các cơ quan chính quyền ở một số nơi cha tạo điều kiện để nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ [77, tr.32-33].

Do vậy, củng cố và nâng cao chất lợng hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở là giải pháp quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành các quá trình kinh tế - xã hội, đặc biệt là tiếp tục triển khai thực hiện tốt QCDC ở cơ sở trong thời gian tới.

Củng cố, nâng cao chất lợng hoạt động của chính quyền cơ sở chính là quá trình làm cho nó thể hiện đúng bản chất “của dân, do dân, vì dân”, là công cụ đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Chính quyền cơ sở đợc củng cố, hoàn thiện, nhân dân tín nhiệm và tin tởng, họ sẽ tự nguyện, tự giác tham gia vào các hoạt động xã hội, biết đấu tranh và dám đấu tranh một cách thẳng thắn chống những biểu hiện tiêu cực. Việc củng cố chính quyền cơ sở đồng thời cũng là nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng đợc nâng lên thì dân chủ ở cơ sở cũng đợc phát huy đúng hớng. đây là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. để củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trí tuệ và phẩm

chất đạo đức trong sáng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. đội ngũ này phải thật sự là công bộc của dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân, nghe dân nói, học dân, nói dân hiểu, làm dân tin. Muốn vậy, phải không ngừng tuyển chọn những ngời có năng lực, năng động, có đạo đức để đào tạo, bồi dỡng, tạo

nguồn cán bộ kế cận; đồng thời nâng cao chất lợng công tác đào tạo, bồi dỡng cán bộ.

Hai là, củng cố, tăng cờng mối quan hệ giữa đại biểu các cơ quan dân cử

nhằm nâng cao chất lợng chế độ dân chủ đại diện. Tiếp tục nâng cao chất lợng hoạt động của HĐND và Đại biểu HĐND, trớc hết phải nâng cao chất lợng các Nghị quyết của Đảng uỷ, của HĐND, đảm bảo có nội dung toàn diện, thiết thực, sát với tình hình thực tế và đời sống nhân dân. Tăng cờng vai trò giám sát của các đại biểu HĐND trong quá trình thi hành các Nghị quyết, các cuộc tiếp xúc giữa đại biểu HĐND với cử tri; đồng thời giáo dục, vận động cử tri chấp hành tốt pháp luật của Nhà nớc, làm tròn nghĩa vụ của công dân. đẩy mạnh sự phối hợp hoạt động giữa HĐND với hoạt động của các đại biểu Quốc hội để kịp thời phản ánh nguyện vọng của dân, đề xuất kiến nghị giải quyết những yêu cầu bức xúc của nhân dân. Mở rộng và phát huy dân chủ trực tiếp để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia ý kiến, bàn bạc và quyết định những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của họ.

Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền trên cơ sở

củng cố, sắp xếp tổ chức bộ máy; bổ sung, hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm quy chế làm việc của các cơ quan nhà nớc. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đặc biệt là vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nớc, chống quan liêu, thiếu trách nhiệm, kịp thời xử lý những hành vi tha hoá, biến chất trong đội ngũ cán bộ công chức: lợi dụng chức quyền, tham ô, hối lộ,...; giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc trong nhân dân, nhất là những vấn đề có liên quan đến đất đai.

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ chế phối hợp đồng

bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa các bộ phận trong bộ máy chính quyền nhằm giảm bớt các thủ tục phiền hà, tạo mối quan hệ thân thiện, gắn bó phục vụ nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t sản xuất, kinh doanh, thu hút nguồn vốn đầu t phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Gắn cải cách hành chính với công tác xây dựng chỉnh đốn đảng và việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền cơ sở nhằm bảo đảm thống nhất quyền lực nhà nớc, xây dựng nền hành chính dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia quản lý nhà nớc, quản lý xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh bến tre thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 66)