1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội

96 1,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 786,94 KB

Nội dung

Vốn đầu tư cùng với năng lực quản trịvà trình độcông nghệ được coi là ba trụ cột chính tạo nên sức mạnh và khảnăng của doanh nghiệp. Nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, là điều kiện cần để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, thu hút vốn đầu tưluôn là mục tiêu chiến lược mà các doanh nghiệp theo đuổi.

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ 5

1.1 Lý luận chung về hoạt động quan hệ nhà đầu tư 5

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 5

1.1.2 Khái niệm của Quan hệ nhà đầu tư 6

1.1.3 Đặc điểm của Quan hệ nhà đầu tư 9

1.1.4 Vai trò của Quan hệ nhà đầu tư 11

1.2 Nội dung của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 13

1.2.1 Xây dựng câu chuyện công ty 13

1.2.2 Quản lý mối quan hệ với nhà đầu tư 16

1.2.3 Quản lý sự kiện 19

1.3 Các công cụ Quan hệ nhà đầu tư 20

1.3.1 Các công cụ cơ bản 20

1.3.2 Các công cụ hỗ trợ khác 21

1.4 Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới 23

1.4.1 Vị thế của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trên thế giới 23

1.4.2 Một số bài học về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI 28

2.1 Giới thiệu chung về các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 28

Trang 2

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

Hà Nội năm 2011 28

2.2 Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 31

2.2.1 Giới thiệu về các công ty lựa chọn điều tra 31

2.2.2 Tình hình tổ chức bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của các công ty 32

2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 36

2.2.4 Tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đối với các công ty 48

2.2.5 Đánh giá hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 55

3.1 Xu hướng phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai 55

3.2 Một số giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 56

3.2.1 Giải pháp đối với công ty 58

3.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước 68

3.2.3 Đối với chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư 71

KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

IR Investor Relations Quan hệ nhà đầu tư

NIRI National Investor Relations

Institution

Viện quan hệ nhà đầu tư quốc gia Hoa Kỳ

PhD Doctor of Philosophy Tiến sĩ

PR Public Relations Quan hệ công chúng

USD United States Dollar Đô la Mỹ

Trang 4

HÌNH:

Hình 1.1: Mô hình truyền thông trong Quan hệ nhà đầu tư 9

Hình 2.1: Quy chế trách nhiệm xã hội CTCP Thành Nam 40

Hình 2.2: Chiếc bánh giá trị 49

Hình 3.1: Một IRO hàng đầu nên có những kỹ năng và phẩm chất gì 73

BẢNG: Bảng 1.1: Thứ tự xếp hạng các yếu tố IR của công ty BASF 2011 26

Bảng 2.1: Một số CTCP tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 trên 100% 29

Bảng 2.2: Lợi nhuận một số mã chứng khoán bị kiểm soát năm 2011 30

Bảng 2.3: Mức độ truyền thông qua các kênh của công ty 38

Bảng 2.4: Mức độ tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đối với công ty 51

Trang 5

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng LNST của thị trường năm 2011 so với 2010 30

Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 33

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ công ty có bộ phận Quan hệ nhà đầu tư 34

Biểu đồ 2.4: Ngân sách công ty dành cho hoạt động Quan hệ nhà đầu tư 35

Biểu đồ 2.5: Lĩnh vực nhân viên Quan hệ nhà đầu tư được đào tạo 35

Biểu đồ 2.6: Mức độ truyền thông qua website 37

Biểu đồ 2.7: Tình hình xử lý tin đồn của các công ty 43

Biểu đồ 2.8: Mức độ thu thập thông tin phản hồi thông qua điều tra 46

Biểu đồ 2.9: Mức độ tác động của hoạt động IR tới việc thu hút nhà đầu tư tiềm năng 48

Biểu đồ 2.10: Tác động của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tới uy tín công ty 50

Biểu đồ 3.1: Kênh thông tin ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân 63

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vốn đầu tư cùng với năng lực quản trị và trình độ công nghệ được coi là ba trụ cột chính tạo nên sức mạnh và khả năng của doanh nghiệp Nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, là điều kiện cần để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy, thu hút vốn đầu tư luôn là mục tiêu chiến lược mà các doanh nghiệp theo đuổi

Kể từ khi thị trường chứng khoán phát triển tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh vốn phát triển mạnh mẽ tại kênh này Tuy nhiên, cạnh tranh về huy động vốn đang ngày càng khốc liệt hơn, nhất là trong giai đoạn 2008 - 2012, khi Chính phủ tăng cường thắt chặt tiền tệ, tài khóa để ổn định nền kinh tế và kiềm chế lạm phát Mối quan hệ vững mạnh với nhà đầu tư thể hiện hiệu quả đảm bảo huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp Từ thực tế đó, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư (IR) ngày càng mang ý nghĩa chiến lược và có triển vọng phát triển mạnh mẽ như một tất yếu của nền kinh tế Một nghiên cứu gần đây của tổ chức Research Group, một công ty thăm dò dư luận và nghiên cứu thị trường của Mỹ, đã chỉ ra rằng hoạt động IR tốt

có thể khiến giá cổ phiếu công ty tăng lên tới 10%, và ngược lại, công tác IR tồi có thể làm giá cổ phiếu giảm 15% (Research Group, 2007) Nếu công ty đầu tư vào thực hiện hoạt động IR một cách khoa học và hệ thống, vị thế của công ty sẽ được nâng cao, giá cổ phiếu ổn định, thu hút được các nhà đầu tư tiềm năng

Thời kỳ hiện nay được xem là thời kỳ hưng thịnh của hoạt động IR với tầm quan trọng của hoạt động trong doanh nghiệp, với sự phát triển của Chuyên gia Quan hệ nhà đầu tư (IR Professional), sự ra tăng số lượng Chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư (IR Officers), và ngai vàng của nghề Quan hệ Nhà đầu tư (IR Professional) trong các ngành của Quan hệ công chúng (ngành được trả lương cao nhất 165.000 USD/năm trong 8 chuyên ngành của PR năm 2006, theo Alexander Laskin, 2008) Vậy nguyên nhân nào khiến cho hoạt động Quan hệ nhà đầu tư ngày càng trở nên quan trọng như vậy? Vai trò và ý nghĩa của hoạt động này liệu đã được đánh giá đúng mức trong mắt các nhà quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam hay chưa?

Trang 7

Những bài học gì chúng ta có thể rút ra từ các hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trên thế giới?

Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư thể hiện vai trò hết sức quan trọng như vậy, đồng thời đang có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học về hoạt động này trong doanh nghiệp Việt Nam lại hầu như chưa có mấy Có thể nói, đây chính là một khoảng trống của nghiên cứu khoa học Sau khi tìm hiểu tình hình thực tế, đồng thời xem xét, đối chiếu với thế giới, tác giả nhận thấy rằng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư nhìn chung còn chưa được quan tâm đúng

mức tại Việt Nam Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề tài khóa luận “Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán

Hà Nội” để nghiên cứu, với mong muốn kết quả đạt được sẽ phần nào thúc đẩy sự

phát triển của hoạt động này tại Việt Nam, đồng thời giúp ích cho những nghiên cứu sâu hơn trong tương lai

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài hướng tới những mục đích sau:

- Thông qua tìm hiểu về hoạt động IR, vai trò của IR để rút ra kết luận về tầm quan trọng và lợi ích của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư, đặc biệt là trong việc thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp

- Phân tích thực trạng hoạt động IR tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, từ đó thấy được mối quan hệ giữa việc thực hiện hoạt động và hiệu quả thu hút vốn đầu tư của công ty

- Từ việc tìm hiểu thực tế tại các công ty, khóa luận đưa ra giải pháp đề xuất để phát triển và cải tiến hiệu quả thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư, nhằm tăng cường hiệu quả thu hút vốn của các công ty

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

Trang 8

• Phạm vi nghiên cứu

Để thuận lợi cho quá trình điều tra, khảo sát trực tiếp, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2007 - 2011, là thời kỳ hoạt động Quan hệ nhà đầu tư bắt đầu có dấu ấn tại Việt Nam và phát triển cho tới thời điểm hiện tại

4 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như sách, báo, tạp chí, trang web, các ấn phẩm của công ty như bản tin nhà đầu tư, thông cáo báo chí…

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp

Khóa luận có kết quả điều tra thực tiễn tình hình hoạt động Quan hệ nhà đầu

tư ở các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội tháng 3/2012 Tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, tư duy logic…

Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi với số phiếu phát đi là 50 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 26 phiếu Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Tiến hành điều tra bằng cách tới trực tiếp một số công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và gửi thư điện tử tới những công ty khác

5 Bố cục đề tài

Ngoài lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, bảng biểu và hình vẽ, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục… phần nội dung bài khóa luận bao gồm ba phần chính như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Chương II: Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm

yết trên sàn chứng khoán Hà Nội Chương III: Đề xuất giải pháp về vấn đề phát triển hoạt động Quan hệ nhà

đầu tư tại Việt Nam

Trang 9

Nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ Thạc sĩ Nguyễn Thúy Anh, cùng với sự nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành khóa luận này Đề tài nghiên cứu còn là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự góp ý và phát triển thêm từ phía các thày cô, các độc giả để có thể hoàn thiện vấn đề nghiên cứu hơn nữa

Qua đây, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thúy Anh, người đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Khóa luận cũng không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của các công ty đã tham gia điều tra, tạo điều kiện thuận lợi và còn gửi tới tác giả rất nhiều sự quan tâm, động viên Tác giả gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất Tác giả cũng xin chân trọng cảm ơn các thày cô xem xét và góp ý kiến để kết quả nghiên cứu có thể mang lại một ý nghĩa thực tiễn thực sự

Trang 10

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ 1.1 Lý luận chung về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Do sự tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Quan hệ nhà đầu tư là gì nên cũng chưa có sự thống nhất quan điểm hoạt động Quan hệ nhà đầu tư xuất hiện từ khi nào Tuy rằng yêu cầu về truyền đạt thông tin trung thực và công bố báo cáo thường niên, báo cáo quý đã được quy định từ Luật chứng khoán Hoa Kỳ 1933 (The Security Act of 1933), song thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ II, các công ty còn chưa chú trọng việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà đầu tư Lịch

sử của hoạt động IR chỉ được xem là bắt đầu từ những năm 1950, với sự kiện tập đoàn điện tử lớn nhất của Mỹ, General Electric (1892), thành lập bộ phận chịu trách nhiệm riêng về hoạt động truyền thông với cổ đông của công ty Kể từ đó, quá trình phát triển của hoạt động IR trải qua ba thời kỳ đó là: thời đại truyền thông (1950 - 1970), thời đại tài chính (1970 - 2000), thời đại sức mạnh tổng hợp (sau 2000) Những năm đầu 1950, việc mở rộng sản xuất kinh doanh được khuyến khích nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng Thời gian này, các công ty cần vốn hơn bao giờ hết Họ bắt đầu nhận thấy rằng bản thân các công ty đang phải cạnh tranh nhau về nguồn vốn kinh doanh, một loại cạnh tranh chưa từng được biết tới trước đây Các công ty dần suy nghĩ về việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính Năm 1953, tập đoàn General Electric thành lập một bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động truyền thông với cổ đông của công ty Sự kiện này đã đánh dấu sự ra đời của nghề Quan hệ nhà đầu tư hiện đại

Từ những năm đầu của thời đại truyền thông đã có rất nhiều công ty bắt đầu thành lập bộ phận IR riêng biệt trong bộ máy công ty Đồng thời, dịch vụ tư vấn Quan hệ nhà đầu tư cũng đã xuất hiện trong danh mục các dịch vụ cung cấp của các công ty tư vấn Tuy nhiên, hoạt động IR thời kỳ này còn chưa được thực hiện tốt Nhiệm vụ Quan hệ nhà đầu tư trở thành một phần công việc của những người làm công tác công chúng vốn hạn chế hiểu biết về những vấn đề của nhà đầu tư Dòng

Trang 11

thông tin trong IR là dòng thông tin một chiều từ phía công ty tới nhà đầu tư Thông tin phản hồi từ phía các nhà đầu tư và nhà phân tích không được công ty thu thập Bước sang thời đại tài chính (1970 - 2000), trách nhiệm IR chuyển dần từ bộ phận truyền thông sang bộ phận kế toán và tài chính Hoạt động IR tập trung vào việc minh bạch hoá thông tin tài chính dưới sự giám sát của các Giám đốc tài chính Các cuộc đàm thoại trực tiếp giữa công ty với nhà đầu tư và chuyên gia phân tích tài chính đã được tổ chức Chính từ những cuộc họp này, luồng thông tin phản hồi dần được hình thành, song lại chưa có tác động tới công ty Thay vào đó, thông tin phản hồi được tận dụng để tạo nên các thông điệp nhằm tô vẽ cho hình ảnh của công ty Thời đại hiện nay sở dĩ gọi là thời đại sức mạnh tổng hợp vì hoạt động IR trong thời kỳ này là sự kết hợp của truyền thông và tài chính, tạo nên giá trị cho doanh nghiệp Hoạt động IR hướng tới xây dựng mối quan hệ dài hạn giữa công ty với các nhà đầu tư và nhà phân tích Sự ra đời của thời đại này là kết quả của sự tác động từ các vụ phá sản và sụp đổ của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới lúc bấy giờ

Sự tăng trưởng chưa từng thấy của thị trường chứng khoán nay đã giảm đi tương đối Cạnh tranh về nguồn vốn giữa các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn Các Giám đốc tài chính sớm nhận ra rằng IR không chỉ đơn thuần là hoạt động bổ trợ, mà hoàn toàn có thể là một hoạt động tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty Đặc điểm nổi bật của IR thời đại sức mạnh tổng hợp là thông tin IR là luồng thông tin hai chiều, các công ty tích cực thu thập thông tin phản hồi từ phía nhà đầu tư, đồng thời nghiên cứu tâm lý của họ, và sử dụng kết quả nghiên cứu để xây dựng chiến lược công ty Mục tiêu của hoạt động IR lúc này là hoạt động tạo ra giá trị hợp lý cho cổ phiếu của công ty (PhD Alexander Laskin, 2008).

1.1.2 Khái niệm Quan hệ nhà đầu tư

1.1.2.1 Khái niệm

Để hiểu được khái niệm Quan hệ nhà đầu tư, trước hết cần làm rõ khái niệm

về nhà đầu tư Nhà đầu tư có thể là cổ đông của công ty, nhà phân tích đầu tư, các định chế tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm… Tuy nhiên, khóa luận chỉ xét đến nhà đầu tư là những người mua và giữ chứng khoán của công ty

Trang 12

Quan hệ nhà đầu tư là một khái niệm rộng, được áp dụng rất phổ biến ở các tổ chức, hiệp hội và doanh nghiệp trên khắp thế giới Tới nay đã có rất nhiều khái niệm về IR Năm 1996, Viện quan hệ nhà đầu tư quốc gia Hoa Kỳ (National Investor Relations Institute - NIRI) đưa ra khái niệm Quan hệ nhà đầu tư như sau:

Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động marketing với mục đích phác họa bức tranh công ty thông qua việc truyền tải thông tin về công ty để có được ảnh hưởng làm tăng tối đa giá cổ phiếu

Tuy nhiên, nền kinh tế vận động khiến cho bản chất của hoạt động IR thay đổi Một khái niệm mới với nhiều sửa đổi, bổ sung đã được NIRI đưa ra tháng 3/2003 để phù hợp với quan điểm về IR trong thời đại mới Khái niệm được phát biểu như sau:

Quan hệ nhà đầu tư là một trách nhiệm quản lý chiến lược hợp nhất giữa các yếu tố tài chính, truyền thông, marketing, và sự tuân thủ luật pháp về chứng khoán

để thúc đẩy sự trao đổi thông tin hai chiều giữa một công ty, một cộng đồng tài chính và các tổ chức khác, để tạo nên giá trị cổ phiếu hợp lý

Rõ ràng, với cách mà các nhà kinh tế nhìn nhận về hoạt động IR ngày nay thì khái niệm năm 1996 đã trở nên rất không phù hợp Khái niệm được đưa ra năm

2003 có một số khác biệt nổi bật tiến bộ hơn so với khái niệm năm 1996 như sau:

Thứ nhất, quan điểm hiện tại đã loại bỏ tư tưởng IR chỉ là một hoạt động

marketing đơn thuần, đặt trọng tâm vào việc bán hàng và xúc tiến thương mại mà thêm vào đó các nhiệm vụ tài chính, truyền thông, và luật pháp Sự thay đổi này được cho là do sự tác động của các vụ bê bối về tài chính và truyền thông của các tập đoàn ở đầu thế kỷ XXI, cùng với sự thay đổi trong luật chứng khoán của các quốc gia Từ những bài học đắt giá, bộ phận IR trong công ty được đưa ra lời cảnh báo về vấn đề truyền thông chân thực và sự tuân thủ pháp luật

Thứ hai, khái niệm về IR hiện đại đã nhấn mạnh vấn đề truyền thông hai

chiều IR trong quá khứ chỉ cung cấp thông tin mà không quan tâm tới phản ứng của nhà đầu tư Chính vì lý do này, hoạt động IR thường được đánh đồng với hoạt động công bố thông tin thông thường Nguyên nhân của sự hạn chế này trong khái niệm năm 1996 là trong thời đại tài chính (1970 - 2000), ý kiến phản hồi của nhà đầu tư không được coi trọng, một số công ty tuy đã có thu thập thông tin phản hồi từ phía

Trang 13

nhà đầu tư nhưng những ý kiến đó lại chưa có tác động gì tới việc hoạch định chính sách của công ty Tuy nhiên, IR hiện đại đã sớm nhận biết được rằng nhà đầu tư cũng rất cần được lắng nghe và giải tỏa thắc mắc Do đó, vòng phản hồi là cần thiết

Thứ ba, sự xác định về mục tiêu của hoạt động IR đã thay đổi trong hai khái

niệm Hoạt động IR trước đây hướng tới xây dựng hình ảnh công ty thật đẹp để tác động đẩy giá cổ phiếu công ty lên càng cao càng tốt, còn nhiệm vụ của IR ngày nay

là truyền thông kịp thời và chân thực để tạo nên giá cổ phiếu công bằng (fair market value) Điều này giúp nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tài chính nhận biết giá trị thực sự của công ty, từ đó có những dự tính phù hợp với mục đích của mình Nhìn chung, khái niệm được hình thành dựa trên cách mà con người nhìn nhận

sự việc Từ khái niệm Quan hệ nhà đầu tư năm 2003, cùng với quá trình phân tích, tổng hợp các khái niệm của các chuyên gia và những đánh giá về hoạt động IR hiện nay, có thể đưa ra một khái niệm chung về Quan hệ nhà đầu tư như sau:

Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động thường xuyên, chủ động, và tích cực của các công ty, đảm bảo các nhiệm vụ tài chính, truyền thông, marketing, và sự tuân thủ luật chứng khoán để thúc đẩy trao đổi thông tin hai chiều giữa công ty với các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính và các bên hữu quan khác, nhằm tạo nên giá trị công ty hợp lý

1.1.2.2 Phân biệt Quan hệ nhà đầu tư và Quan hệ công chúng

Nhiều công ty hiện nay còn chưa tách bạch giữa Quan hệ nhà đầu tư với Quan

hệ công chúng (PR) sở dĩ vì hai hoạt động này có một số điểm tương đồng Thực chất, nhà đầu tư chính là một nhóm công chúng trong PR Do đó, ở nhiều công ty, trách nhiệm Quan hệ nhà đầu tư được tính là đã được thực hiện trong hoạt động PR Tuy nhiên, sự phát triển của IR mang lại cho hoạt động này những điểm chuyên biệt ngày càng cao và thúc đẩy các công ty xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về Quan hệ nhà đầu tư Một số điểm phân biệt giữa IR và PR như sau:

Về đối tượng của hoạt động, Quan hệ nhà đầu tư hướng tới việc trao đổi thông tin với các nhà đầu tư hiện tại, tiềm năng, các nhà phân tích tài chính của công ty Còn công chúng trong PR là tất cả những đối tượng có mối liên hệ nhất định với công ty, bao gồm khách hàng hiện tại, tiềm năng, nhà cung cấp, nguồn lao động…

Trang 14

Về mục tiêu, IR hướng tới các mục tiêu tài chính doanh nghiệp như thu hút vốn đầu tư, ổn định giá cổ phiếu, đảm bảo nguồn vốn hoạt động và tối thiểu hóa chi phí vốn, trong khi PR hướng tới việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu công ty, nhằm tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, nguồn lao động… Cũng chính

vì lý do này mà nhân viên PR thường không được yêu cầu phải chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp, còn hoạt động IR lại luôn đòi hỏi những người có năng lực và hiểu biết về tình hình tài chính công ty để có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin

và giải đáp thắc mắc của các nhà đầu tư

Trong công tác IR có chứa dựng các yếu tố mang tính pháp lý Theo quy định hiện hành về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán của Bộ Tài Chính và yêu cầu của Ủy ban chứng khoán, các thông tin có ảnh hưởng tới việc ra quyết định đầu tư bắt buộc phải được công bố và công bố theo một hình thức nhất định Hoạt động Quan hệ công chúng thì linh hoạt với ý chí của công ty, phù hợp với mục tiêu

và quy mô đầu tư

Một điểm khác biệt nữa giữa PR và IR đó là nội dung thông tin mà hoạt động

PR truyền tải rất rộng, còn trong IR, thông tin phát ra giới hạn hơn, tập trung chủ yếu vào câu chuyện công ty và các thông tin tài chính

Với yêu cầu chuyên môn ngày càng cao của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư, dựa trên nhận thức về vai trò của hoạt động này, nhiều công ty đã và đang xây dựng

bộ phận IR chuyên biệt và hiệu quả Đây cũng là xu hướng trong tương lai của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

1.1.3 Đặc điểm của Quan hệ nhà đầu tư

i Thông tin của Quan hệ nhà đầu tư là dòng thông tin hai chiều

Sơ đồ mô tả quá trình truyền thông của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư như sau:

Hình 1.1: Mô hình truyền thông trong Quan hệ nhà đầu tư

Người gửi mã

Phản hồi

Trang 15

Dòng thông tin phát ra từ phía công ty (tức người gửi thông tin) thông qua phương tiện truyền thông hoặc cũng có thể là gửi trực tiếp, cung cấp cho nhà đầu tư (tức người nhận thông tin) những thông tin có khả năng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của nhà đầu tư như tên công ty, lịch sử thành lập, lĩnh vực hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh, các sự kiện và cả những sự cố của công ty…

Dòng thông tin ngược lại bắt nguồn từ phía nhà đầu tư tới công ty là dòng thông tin phản hồi, được hình thành từ những phản ứng của nhà đầu tư đối với công

ty, bao gồm những ý kiến bình luận, than phiền, hoặc những ý kiến đóng góp vào chiến lược, mô hình, chính sách của công ty…

ii Quan hệ nhà đầu tư phải là hoạt động thường xuyên, liên tục

Thời đại ngày nay, thông tin trở thành yếu tố không thể thiếu đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, các tổ chức đầu tư và chuyên gia phân tích tài chính Do đó, các công ty cần xây dựng bộ phận IR hiệu quả, các hoạt động phải là một chuỗi liên tục và tăng cường củng cố hệ thống, tạo nên giá trị bền vững cho công ty, có tác động thường xuyên tới nhà đầu tư và nhà phân tích

Để đảm bảo tính liên tục, các công ty hiện nay đã thành lập website riêng và thường xuyên đăng tải, cập nhật các thông tin về công ty và các sự kiện kinh tế khác trên đó, bên cạnh các phương tiện khác như thông cáo báo chí, roadshow, các cuộc họp thường xuyên và bất thường…

iii Giá cổ phiếu là một thước đo tính hiệu quả của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Mục đích của IR đảm bảo giá trị thực của công ty Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả của hoạt động IR trong công ty, các công ty xem xét hoạt động IR có khả năng gây biến động về giá cổ phiếu như thế nào

Ngoài ra, bên cạnh giá cổ phiếu cũng có nhiều yếu tố khác thể hiện hiệu quả của hoạt động IR như sự biến động thành phần các nhà đầu tư, lượng thông tin tài chính mà đối tượng sử dụng thông tin yêu cầu…

Trang 16

iv Nhân sự có chuyên môn về tài chính là nguồn nhân lực chủ yếu của bộ phận Quan hệ nhà đầu tư

Theo một cuộc điều tra về chuyên gia Quan hệ nhà đầu tư của Mỹ năm 2011, hơn 65% số nhân viên IR hiện nay được đào tạo chuyên môn thuộc lĩnh vực tài chính và kế toán, trong khi số nhân viên IR được đào tạo về truyền thông và marketing cộng lại mới chỉ có 14% (Investor Relations Insight, 2011) Ngoài ra, 67% số thành viên NIRI báo cáo kết quả hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tới các Giám đốc tài chính và chỉ 26% thành viên báo cáo tới Giám đốc điều hành, người chịu trách nhiệm chính đối với chức năng IR và truyền thông của công ty Các thông tin tài chính vẫn là thông tin chủ yếu trong nội dung truyền thông của công ty tới thị trường đầu tư

1.1.4 Vai trò của Quan hệ nhà đầu tư

i Duy trì giá cổ phiếu ổn định

Giá mà nhà đầu tư trả cho cổ phiếu của một công ty được xây dựng dựa trên

sự kỳ vọng của họ về khả năng sinh lời trong tương lai của công ty đó

Ở nhiều công ty, hoạt động IR được cho là nhằm đẩy giá cổ phiếu lên càng cao càng tốt Tuy nhiên điều này khá nguy hiểm Giá cổ phiếu cao khi sự kỳ vọng của các nhà đầu tư đối với khả năng sinh lời của công ty là lớn Nếu công ty được định giá quá cao, trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, nếu không thể đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư, các nhà đầu tư sẽ dời bỏ cổ phiếu đó, giá cổ phiếu bị sụt giảm nhanh chóng Công ty sẽ chao đảo trên thị trường tài chính, và việc có thể đứng vững được hay không còn tùy thuộc vào số phận của công ty đó Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư hiện đại đang hướng tới việc thực hiện giá trị công bằng của công ty Khi nhà đầu tư có cái nhìn chân thật về công ty, việc định giá của họ cũng hướng tới một giá trị tương đối ngang bằng, hoặc ít nhất là không thấp hơn so với giá trị thực của công ty

Một loạt các nghiên cứu đã chứng minh công tác IR hiệu quả và việc tăng cường công bố thông tin có thể dẫn tới sự tăng nhu cầu về cổ phiếu và bảo hiểm rủi

ro thấp hơn như Gelb 2000, Fishman & Hagerty 2003…

Trang 17

ii Giữ chân nhà đầu tư hiện tại

Một chiến lược IR linh hoạt có thể giúp công ty giành được sự ủng hộ tích cực của nhà đầu tư và dư luận, tạo cơ sở để nhà đầu tư gắn bó lâu dài và trung thành hơn với công ty, giúp công ty thực hiện hoạt động kinh doanh và quản lý vốn một cách hiệu quả nhất Starkman và Klingbail (2004) đã tuyên bố rằng một công ty xây dựng mối quan hệ tốt với các cổ đông thường giành chiến thắng trong quá trình thu hút vốn đầu tư Hoạt động IR tốt mang sự tin tưởng tới với các nhà đầu tư, giúp công ty duy trì và mở rộng mối quan hệ với họ

Hiệu quả giữ chân nhà đầu tư hiện tại được thể hiện đặc biệt rõ nét khi công ty gặp khủng hoảng Các cổ đông có thể sẽ không bán chạy cổ phiếu công ty ngay khi

nó bị sụt giá và khiến công ty rơi vào khó khăn Trong khủng hoảng, nếu hoạt động

IR được thực hiện khéo léo, công bố thông tin và đưa ra hướng giải quyết vấn đề thì sau khủng hoảng, nhà đầu tư càng củng cố thêm niềm tin rằng Ban quản trị công ty

có thể thực hiện được những gì họ nói

iii Thu hút nhà đầu tư tương lai

Việc giữ chân nhà đầu tư là chưa đủ khi nhu cầu vốn của công ty ngày càng tăng, hoặc các kênh huy động vốn khác có nguy cơ bị thu hẹp Khi đó, công ty cần kích thích sự đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng

Với đặc điểm dòng thông tin trong IR là dòng thông tin hai chiều, hoạt động

IR thực hiện vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà đầu tư Hoạt động IR không chỉ tạo nên bộ mặt của công ty trước cộng đồng đầu tư, nhà phân tích, báo giới, mà dòng thông tin phản hồi còn giúp công ty hiểu được tâm lý của nhà đầu tư Công tác IR giới thiệu tới nhà đầu tư tiềm năng và cho họ một cái nhìn tương đối toàn diện về công ty thông qua các hoạt động như buổi giới thiệu tiềm năng đầu

tư, roadshow… Những hiểu biết nhất định về công ty sẽ khiến các nhà đầu tư tăng cường niềm tin đối với công ty và có định hướng rõ ràng hơn trong việc ra quyết định mua cổ phiếu, giống như Jeffery Erber đã tuyên bố trong McCartney, 2003:

Minh bạch tạo nên sự tín nhiệm (Jeffery Erber, 2003)

Trang 18

Việc thực hiện quan hệ với nhà đầu tư làm tăng khả năng công ty nhận được

sự hậu thuẫn và tin tưởng ở nhiều nhóm lợi ích và đối tác liên quan chính là cách

mà các nhân viên IR thực hiện mục đích thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào công ty

1.2 Nội dung của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

1.2.1 Xây dựng câu chuyện công ty

Như phần trên đã nói về điểm khác biệt giữa IR và PR, thông tin truyền tải trong hoạt động IR thông thường tập trung nhiều vào câu chuyện công ty Vì vậy, đây chính là một nội dung quan trọng của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Khái niệm câu chuyện công ty

Câu chuyện công ty là một lời giới thiệu công ty tới các đối tượng sử dụng thông tin, minh họa bản chất của những gì công ty đang hướng tới, làm nổi bật sự khác biệt giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh

Câu chuyện công ty có thể được xây dựng dựa trên những điểm mà công ty mạnh hơn so với các đối thủ của mình như: sản phẩm, dịch vụ chính của công ty có khả năng tạo nên giá trị thị trường cao, mượn thông tin từ sự tín nhiệm của khách hàng cao cấp (nếu công ty có nhiều khách hàng cao cấp), bằng sáng chế, giấy phép cần thiết trong sản xuất, kinh doanh (nếu có), quy mô, chiến lược, khả năng bán hàng của công ty, năng lực của đội ngũ quản lý và các thành viên trong công ty…

Ví dụ về câu chuyện công ty của hãng hàng không Singapore Airlines:

Trong phòng chờ của chúng tôi, từ các chi tiết nhỏ nhất trong dịch vụ của mình, chúng tôi cố gắng dành mọi cơ hội để cung cấp những kinh nghiệm bay của Singapore Airlines tới tất cả các khách hàng của chúng tôi

Câu chuyện này đã giới thiệu tới người tiếp nhận thông tin về hãng hàng không Singapore Airlines, một hãng hàng không luôn coi trọng chất lượng dịch vụ

từ những chi tiết nhỏ nhất để làm hài lòng khách hàng Điều mà công ty đang

hướng tới đó là luôn cố gắng để cung cấp những kinh nghiệm bay tới mọi khách hàng của mình Từ lời hứa thương hiệu của công ty và những gì công ty đang làm

Trang 19

được, các nhà đầu tư yên tâm rằng công ty là một môi trường đầu tư an toàn, thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư tiềm năng

Mục tiêu của câu chuyện công ty

Câu chuyện công ty hướng tới thuyết phục các nhà đầu tư rằng công ty là một môi trường đầu tư an toàn, đầu tư vào công ty hứa hẹn mang lại món lợi lớn hơn so với đầu tư ở những nơi khác Từ đó, tạo phản ứng tích cực trong thị trường đầu tư, biến nhà đầu tư tiềm năng thành nhà đầu tư hiện tại

Ngoài ra, câu chuyện công ty còn là một trong những công cụ đào tạo nội bộ hữu hiệu Nó giúp nhân viên công ty hiểu được mục tiêu hoạt động của công ty, những điều công ty đang làm Câu chuyện công ty chính là một lời hứa thương hiệu,

là động lực thúc đẩy sự cố gắng của toàn bộ doanh nghiệp

Nội dung của câu chuyện công ty

Câu chuyện công ty cần thể hiện ba nội dung chính sau:

Nhấn mạnh lợi nhuận tiềm năng khi đầu tư và công ty Đây là mục tiêu cốt lõi của câu chuyện công ty, và cũng là điểm thu hút mạnh nhất sự chú ý của các nhà đầu tư Lợi nhuận tiềm năng được thể hiện qua các công

cụ xây dựng câu chuyện công ty, là những điểm mà công ty mạnh hơn so với các đối thủ trong ngành

Ví dụ: Công ty sản xuất ra ống ngắm la - de cho các giám định viên thương

mại Trong doanh số bán ra, 80% số sản phẩm được sản xuất dựa trên một loạt những sáng chế kết hợp với nhau gây ra khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh để sản xuất những thiết bị tương tự

Trong câu chuyện này, công ty dựa trên sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh

đó là một loạt các bằng sáng chế để khẳng định thế mạnh của mình, đồng thời đảm bảo độ tin cậy của những thế mạnh đó

Làm rõ và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư Trong đầu tư, lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro Vì vậy, rủi ro cũng là yếu tố nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư Nếu không xác định được rủi ro,

Trang 20

khi phát sinh sự cố, nhà đầu tư sẽ cảm thấy thất vọng và mất niềm tin vào công ty, việc biến động giá cổ phiếu quá mạnh là điều không tránh khỏi Vì vậy, công ty cần xem xét vấn đề này như một phần quan trọng của câu chuyện công ty và mô tả cách thức mà công ty dự tính để giải quyết vấn đề

Ví dụ: với những công ty có kết quả kinh doanh biến đổi theo mùa cần thông báo trước cho nhà đầu tư để họ không rơi vào thế bị động và không quá ngạc nhiên khi kết quả sản xuất và kinh doanh có sự chênh lệch so với mong đợi, đồng thời yên tâm hơn trong cách giải quyết vấn đề của công ty

Thể hiện danh tiếng công ty Chuyên viên IR cần đảm bảo rằng những nỗ lực công khai về công ty ít nhất phải định vị công ty đó ở vị trí không kém hơn các công ty khác trong ngành Tuy nhiên, nếu đầu tư quá nhiều vào việc thể hiện danh tiếng công ty có thể sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí lớn, từ đó khiến công ty không đạt được hiệu quả tiết kiệm chi phí đối với việc tăng giá trị công ty Chính vì vậy, công ty cần cân nhắc giữa chi phí

bỏ ra và lợi ích có thể mang lại của hoạt động này

Yêu cầu về câu chuyện công ty

Ngắn gọn, súc tích, minh bạch: thông thường, câu chuyện công ty được tóm

gọn trong một, hai câu đơn giản, không có nhiều chi tiết khó hiểu Một câu chuyện công ty phức tạp, dài dòng thường bị cho là ẩn chứa rủi ro cao

Tính khả thi: nếu một công ty thường xuyên thay đổi câu chuyện, xây dựng

câu chuyện rồi không thực hiện, hoặc thực hiện thất bại thì nhà đầu tư sẽ sớm mất niềm tin ở công ty đó, và sẽ đồng loạt không quan tâm tới bất kỳ câu chuyện mới nào nữa Vì vậy, khi xây dựng câu chuyện của mình, công ty cần xác định khả năng đạt được mục tiêu và quyết định xem đó có phải là một câu chuyện thích hợp hay không

Tóm lại, câu chuyện công ty cần thuyết phục nhà đầu tư tới một kết luận duy nhất đó là công ty là môi trường đầu tư tốt, dù cho không cần nói ra điều đó Trong quá trình hoạt động, công ty cần phải luôn thay đổi cho phù hợp với câu chuyện của mình Những hành động gắn kết công ty với câu chuyện công ty cần phải được

Trang 21

thông báo kịp thời và liên tục tới cộng đồng đầu tư Nếu một công ty buộc phải thay đổi câu chuyện của mình, các chuyên viên IR cần giải thích lý do khiến câu chuyện

cũ không còn phù hợp nữa, để bắt đầu một câu chuyện công ty mới

1.2.2 Quản lý mối quan hệ với nhà đầu tư

1.2.2.1 Công bố thông tin

Vai trò của công bố thông tin

Công bố thông tin trước hết là để đảm bảo yêu cầu về việc thực hiện công bố thông tin của Bộ Tài Chính và UBCK Ngoài ra, công bố thông tin còn thực hiện vai trò quan trọng là cầu nối giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, tạo ảnh hưởng làm thay đổi số lượng cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ của công ty

Nội dung công bố thông tin

Việc công bố thông tin cần đảm bảo cả yêu cầu về thực hiện công bố thông tin của UBCK lẫn nhu cầu về thông tin của các nhà đầu tư:

Thông tin bắt buộc: theo quy định của UBCK, có một số thông tin mà công ty bắt buộc phải công bố như điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, các vấn đề liên quan tới kỳ họp đại hội cổ đông… Các thông tin bắt buộc thường được công bố theo nhật trình nhất định Ví dụ như báo cáo tài chính định kỳ thường được công bố sau khi kết thúc kỳ kế toán, các vấn đề liên quan tới kỳ họp cổ đông thì thường được công bố sau các cuộc họp cổ đông… Thông tin không bắt buộc: là những thông tin được cung cấp với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà đầu tư và tăng cường mối quan hệ giữa công ty với nhà đầu tư và nhà phân tích Các thông tin này có thể là các sự kiện, sự

cố của công ty và phương hướng mà công ty đưa ra để giải quyết vấn đề vướng mắc… Việc công bố thông tin là do công ty chủ động, thường có tác động rất lớn đối với cộng đồng nhà đầu tư

Yêu cầu công bố thông tin

Việc công bố thông tin phải đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật Các kênh công bố thông tin phải đảm bảo tính công bằng của công bố

Trang 22

thông tin, nghĩa là đảm bảo mọi người trong cộng đồng đầu tư phải có cơ hội tiếp cận thông tin như nhau

Trách nhiệm công bố thông tin của công ty nên được giao cho một người hoặc một số ít người (có thể là Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, chuyên viên IR) nhằm thống nhất các thông tin được công bố

Công bố thông tin phải đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng sử dụng thông tin Việc để lộ thông tin, hoặc thông tin nội gián sẽ gây ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của nhà đầu tư và ảnh hưởng tới uy tín của công ty

Ở một số nước, việc công bố thông tin được quản lý rất chặt chẽ, đảm bảo an toàn và công bằng trong việc tiếp cận thông tin Nếu một công ty tin rằng mình vừa

để lộ thông tin riêng quan trọng cho đối tượng bên ngoài, ngay lập tức, công ty sẽ

có một thông báo công bố thông tin vừa để lộ tới công chúng đầu tư thông qua một mẫu chung dành cho việc công bố thông tin quan trọng (Phụ lục 1: Mẫu công bố thông tin quan trọng)

1.2.2.2 Xử lý tin xấu

Bản chất của tin xấu là khó dự đoán chính xác bởi vì đó là những sự kiện không nằm trong dự tính của công ty, do đó, nó có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức Một số ví dụ về tin xấu như: hoạt động của công ty bị cộng đồng phản đối vì gây ô nhiễm môi trường, bị kiện tụng, Giám đốc điều hành không thể tiếp tục giữ chức vụ…

Phân loại tin xấu

i Tin xấu phát sinh do ảnh hưởng từ vấn đề của công ty trong ngành

Nếu một công ty trong ngành phát sinh tin xấu mà thông tin đó có khả năng ảnh hưởng tới toàn ngành thì giá cổ phiếu của công ty trong ngành có khả năng bị giảm xuống tạm thời, bất kể hoạt động IR của công ty có như thế nào Tuy nhiên, công ty có thể kéo giá tăng lên sớm bằng cách cho nhà đầu tư thấy rằng công ty không gặp những vấn đề tương tự, hoặc đưa ra hướng giải quyết cụ thể, khả thi cho những sự việc có thể gặp phải

Trang 23

ii Tin xấu phát sinh từ bản thân công ty

Chuyên viên IR có thể cố tình gán vấn đề của công ty trở thành vấn đề chung của toàn ngành mà công ty là người đầu tiên thông báo thông tin, đưa ra thông điệp

và hướng giải quyết vấn đề tốt nhất tới cộng đồng đầu tư, giành thế chủ động

Công bố tin xấu

Khi xuất hiện tin xấu, ban quản trị công ty cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề và chuẩn bị công bố với nhà đầu tư Xác định các nhà đầu

tư cần liên hệ, đồng thời sắp xếp các phương tiện truyền thông để chuẩn bị công bố thông tin ra thị trường Xây dựng kế hoạch ứng phó với mọi vấn đề có thể phát sinh Nếu tin xấu buộc phải được công bố ra thị trường, công ty nên thông báo các vấn đề cùng lúc, đồng thời kèm theo phương án giải quyết Việc thông báo cùng lúc khiến giá cổ phiếu giảm một lần, nhưng sau đó công ty có thể tác động kéo giá cổ phiếu tăng lên Ngược lại, việc thông báo từ từ, kéo dài sẽ khiến các nhà đầu tư mất dần niềm tin vào ban quản trị công ty, và khiến giá cổ phiếu giảm trong dài hạn

Công bố thông tin cần trung thực Thông tin xấu nên được trình bày rõ ràng, không bị giấu kín vào mục nào đó vì điều này sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy công ty không quan tâm nhiều tới vấn đề hoặc công ty đang cố tình giấu giếm họ

Ví dụ điển hình về việc công bố thông tin xấu là vụ va chạm máy bay SQ -

006 của hãng bay nổi tiếng Singapore Airlines ngày 31/10/2000 Vụ va chạm đã khiến 83 người thiệt mạng Ngay lập tức, đội ngũ quản lý khủng hoảng của hãng bay được thành lập, đội ngũ IR và các ban quan hệ khách hàng đồng loạt vào cuộc Ban IR gửi thông tin tới danh sách cổ đông cần gửi về tình hình công ty, đồng thời cam kết thông báo tới báo chí bất cứ lúc nào họ có tin mới Không lâu sau, sóng gió cũng qua đi đối với hãng bay nổi tiếng này Trong lòng mọi người, đó chỉ còn là sự

cố hoàn toàn không mong muốn

Giá cổ phiếu công ty bị điều chỉnh không chỉ bởi tình hình thực tế của công ty

mà còn bởi phản ứng của công ty với vấn đề Nói tóm lại, mục tiêu chính khi đối phó với tin xấu là xử lý nó theo cách thận trọng Việc giữ giá cổ phiếu trong ngắn hạn không quan trọng bằng đảm bảo giá trị dài hạn của công ty không bị ảnh hưởng

Trang 24

Do tính chất không có thật của tin đồn, sau một thời gian tin đồn lắng xuống,

giá cổ phiếu sẽ dần trở lại mức bình thường Theo Laskin trong tác phẩm Running

an effective investor relations department: Nếu được hỏi về tin đồn, các chuyên

viên IR có thể nói công ty không có phản ứng gì với tin đồn và các hoạt động đầu

cơ cũng không bị ảnh hưởng (Laskin, 2008) Tin đồn chỉ tác động tới giá trị công ty trong ngắn hạn mà không thể kéo dài trong dài hạn Tuy nhiên, nếu công ty phản ứng với mọi tin đồn phát sinh thì có thể tạo ra một tiền lệ đối với nhà đầu tư là họ sẽ chờ đợi công ty bác bỏ tin đồn bất cứ khi nào chúng xuất hiện Và nếu công ty không có phản ứng gì, nhà đầu tư sẽ tự động hiểu rằng tin đồn là có thật Ảnh hưởng kéo dài có thể gây tác động xấu tới tình hình của công ty Do đó, tốt nhất là không nên phản ứng với tin đồn, ngoại trừ những trường hợp vô cùng khác thường Với những tin đồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm tác động tới khách hàng, giảm doanh số bán hàng, nhà đầu tư dễ có xu hướng rút vốn thì các chuyên viên IR cần sắp xếp kế hoạch bác bỏ tin đồn một cách nhanh chóng để ổn định tình hình

Quản lý sự kiện giúp tăng cường giao lưu trực tiếp giữa công ty với nhà đầu

tư, thúc đẩy mối quan hệ với các nhà đầu tư hiện tại và mở rộng ảnh hưởng tới nhà đầu tư tiềm năng, làm tăng nguồn vốn đầu tư vào công ty

Trang 25

Yêu cầu của quản lý sự kiện

Các sự kiện giữa công ty với nhà đầu tư đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, giảm thiểu sai sót, thể hiện sự quan tâm của công ty đối với mối quan hệ với nhà đầu tư

và nhà phân tích

Đánh giá đúng mục đích của sự kiện để chuẩn bị nội dung trình bày phù hợp Sắp xếp kế hoạch để đảm bảo thời gian trình bày, nhận xét, hỏi đáp, thảo luận nhằm thu được hiệu quả tối đa từ sự kiện Chuẩn bị trước mọi câu hỏi có thể được hỏi để luôn giành thế chủ động, thể hiện sự chuyên nghiệp, làm tăng niềm tin của nhà đầu

tư vào khả năng điều hành của công ty và tạo ấn tượng đối với những nhà đầu tư tiềm năng

Tùy vào mục đích của sự kiện để sắp xếp thời gian tổ chức sự kiện cho phù hợp Hội nghị đối thoại phổ biến về kết quả kinh doanh của công ty thường được tổ chức sau khi công bố báo cáo tài chính mới nhất, đại hội cổ đông được tổ chức thường niên hoặc theo nhu cầu của công ty, nhà đầu tư…

Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, công ty cần chủ động, tích cực phát triển chủ đề, dẫn dắt người tham dự đưa thông tin phản hồi tích cực nhằm xây dựng công

ty Nhà đầu tư luôn mong muốn được lắng nghe Đó chính là cách thể hiện tốt nhất rằng công ty rất quan tâm tới mối quan hệ này

Tối thiểu hóa số thông tin bị tiết lộ ngoài dự kiến bằng cách chuẩn bị trước nội dung sự kiện, kế hoạch những nội dung có thể nói

Ý nghĩa của các sự kiện

Các sự kiện tạo mối liên hệ trực tiếp giữa các bên tham gia Nhà phân tích, nhà đầu tư có cơ hội gặp gỡ, lắng nghe và trao đổi ý kiến với đội ngũ quản lý của công

ty Đồng thời, công ty cũng có điều kiện tốt để thu thập thông tin phản hồi từ các nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính

1.3 Các công cụ Quan hệ nhà đầu tư

1.3.1 Các công cụ cơ bản

Nhóm này bao gồm các công cụ phổ biến ở tất cả các công ty niêm yết, vì đây cũng là thông tin bắt buộc theo yêu cầu về công bố thông tin của Ủy ban chứng

Trang 26

khoán đối với công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Các công cụ thuộc nhóm này gồm có:

Bản cáo bạch

Là một tài liệu công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan liên quan tới việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006) Nội dung bản cáo bạch bao gồm những thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành, thông tin về đợt chào bán và chứng khoán chào bán, báo cáo tài chính công ty hai năm gần thời điểm đăng ký phát hành chứng khoán Bản cáo bạch là một trong những yêu cầu bắt buộc của UBCK bao gồm trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

Báo cáo tài chính của công ty Bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính công

ty cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm và tình hình tài sản còn lại, đồng thời cũng giải thích mục tiêu và triển vọng trong tương lai của công ty

Đại hội cổ đông Được tổ chức thường kỳ hoặc bất thường với thành phần tham gia là ban quản trị công ty cùng với các cổ đông có quyền biểu quyết Nhiệm vụ chính của đại hội

cổ đông là bầu chọn ban giám đốc công ty, thông qua một số chiến lược của công ty trong năm tài chính tiếp theo Cuối cùng là mục hỏi đáp giữa nhà đầu tư với ban quản lý

1.3.2 Các công cụ hỗ trợ khác

Những công cụ thuộc nhóm này tạo ra sự tương tác trực diện giữa công ty với các nhà đầu tư và nhà phân tích, giúp công ty đạt được mức độ giao tiếp cao và hiệu quả nhất

Thông cáo báo chí

Là chuyên trang cho phép công ty đăng tải thông báo về các sự kiện quan trọng liên quan tới các vấn đề của công ty như sản phẩm, dịch vụ, thông tin thay đổi

Trang 27

ban lãnh đạo, kết quả hoạt động kinh doanh, thi đua khen thưởng, các hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường…

Trang thông tin điện tử Thông qua hệ thống internet, các công ty cung cấp thông tin về doanh nghiệp, đồng thời thu thập thông tin phản hồi của nhà đầu tư Nếu được xây dựng đúng cách

và duy trì ổn định, trang thông tin điện tử có thể là nguồn thông tin chủ yếu tới nhà đầu tư

Roadshow

Là các hội thảo giới thiệu của công ty tới nhà đầu tư Tại đây, công ty sẽ gặp

gỡ, trao đổi và giao lưu với nhà đầu tư, cơ quan truyền thông giúp thúc đẩy luồng thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho công ty, tác động tích cực tới các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, chuẩn bị niêm yết hoặc phát hành thêm cổ phiếu

Buổi giới thiệu tiềm năng đầu tư

Là một chuỗi các cuộc họp được tổ chức để Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính và chuyên viên Quan hệ nhà đầu tư của công ty giới thiệu về công ty, tiềm năng đầu tư và dự án kinh tế mới tới nhiều đối tượng dự thính Chi phí cho hoạt động này lớn, nhưng hiệu quả mang lại cao, tạo cơ hội tốt để công ty tiếp xúc với cộng đồng đầu tư

Hội nghị đối thoại Ban quản trị công ty thảo luận về doanh thu thường kỳ và giải đáp thắc mắc của người tham dự Hoạt động này thường được tổ chức sau khi công ty công bố báo cáo tài chính quý

Ngày của nhà đầu tư Hiện nay nhiều công ty đã có ngày dành riêng cho nhà đầu tư Trong ngày này, các công ty sẽ gặp gỡ, giao lưu với nhà đầu tư, tổ chức cho nhà đầu tư tham quan cơ sở vật chất công ty… Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa trong việc kết nối công ty với nhà đầu tư Thông qua hoạt động này, công ty có thể giao lưu rộng rãi với cộng đồng đầu tư, thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới nhà đầu tư của công ty

Trang 28

Sau khi xây dựng hệ thống các công cụ IR, cũng cần thiết đối với công ty để thiết lập hệ thống đo lường đánh giá hiệu quả của các công cụ này để có những điều chỉnh hợp lý, tránh lãng phí mà vẫn đạt được kết quả cao nhất, với các thước đo hiệu quả như việc thay đổi giá cổ phiếu, thành phần nhà đầu tư…

1.4 Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới

1.4.1 Vị thế của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư trên thế giới

Các công ty trên thế giới không coi IR là một hoạt động bổ trợ mà là quá trình quan trọng để có được vốn đầu tư với chi phí thấp nhất có thể Kết quả khảo sát ở

Mỹ của tạp chí Quan hệ nhà đầu tư của Dow Jones năm 1999 đã chỉ ra rằng tại các thị trường vốn, công ty có đầu tư vào công tác IR thường hoạt động tốt hơn trong danh sách S&P 500 (tức 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất tại Mỹ) Nhìn chung, tại các nước phát triển trên thế giới, IR được xem như hoạt động chiến lược của công ty Năm 1970, Viện Quan hệ nhà đầu tư quốc gia Hoa Kỳ NIRI, một hiệp hội chuyên nghiệp về Quan hệ nhà đầu tư ra đời Sự ra đời của tổ chức này đã thúc đẩy sự phát triển tính chuyên nghiệp của những người chịu trách nhiệm về công việc giao tiếp với cộng đồng đầu tư Tại Mỹ và châu Âu, các tạp chí

IR, các buổi hội thảo và trang web về IR… xuất hiện hàng loạt Các sự kiện liên quan tới IR cũng được tổ chức thường xuyên hơn, tiêu biểu như cuộc bình chọn giám đốc IR xuất sắc nhất do Investor Relations Managize của Mỹ tổ chức hàng năm kể từ năm 2007

Tại châu Á, tuy chậm hơn so với các khu vực khác, IR ngày nay cũng đã được thực hiện rộng rãi Nguyên nhân là do nhu cầu về thông tin chính xác và chuyên môn ngày càng cao của các nhà đầu tư, nhà phân tích, và việc chính phủ cùng với

Ủy ban chứng khoán quốc gia muốn đảm bảo đúng luật chơi đối với các công ty niêm yết Ở Hàn Quốc, IR không chỉ nhận được sự chú ý của các công ty niêm yết

mà còn được toàn thị trường quan tâm IR trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu và cũng là trách nhiệm của các công ty chứng khoán

Nói tóm lại, hoạt động IR đang ngày càng phổ biến và chiếm vị trí quan trọng đối với các công ty trên khắp thế giới Các thông tin công bố ngày càng phong phú Ngoài cáo báo tài chính, các công ty còn đưa ra báo cáo trách nhiệm xã hội, báo cáo

Trang 29

về sự phát triển bền vững… mà các thông tin này đang ngày càng nhận được nhiều

sự quan tâm của nhà đầu tư

1.4.2 Một số bài học về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của doanh nghiệp

1.4.2.1 Bài học về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư công ty hóa chất BASF (Đức)

Giới thiệu về công ty BASF

BASF là hãng hóa chất lớn nhất trên thế giới, được thành lập năm 1865 tại Đức BASF nguyên là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Đức Badische Anilin - und Soda - Fabrik (Xí nghiệp Anilin và Sôđa Baden) Ngày nay, cụm từ BASF trở thành nhãn hiệu thương mại của công ty BASF cung cấp các sản phẩm bao gồm hóa chất, sản phẩm chuyên dụng, chất dẻo, dầu và khí đốt, giải pháp nông nghiệp và các hóa chất chức năng

Tập đoàn BASF bao gồm các công ty con và công ty liên doanh tại hơn 80 quốc gia (trong đó có Việt Nam), vận hành 6 khu liên hợp sản xuất với 390 nhà máy trên toàn thế giới Sản phẩm của BASF có mặt tại hơn 200 quốc gia thuộc tất cả các

ngành nghề (BASF, 2012)

Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

BASF đã xây dựng một bộ phận Quan hệ nhà đầu tư với những hoạt động được đánh giá cao bởi nhiều nhà đầu tư lẫn các nhà phân tích Một số nội dung nổi bật về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đáng được kể tới như sau:

BASF xây dựng câu chuyện công ty: Chúng tôi tạo ra hóa chất vì một tương

lai tươi sáng Chúng tôi liên kết sự thành công về kinh tế, trách nhiệm xã hội và bảo

vệ môi trường Với sự nghiên cứu và đổi mới, chúng tôi giúp khách hàng của mình đạt được những nhu cầu của cuộc sống cả hôm nay và mai sau Qua câu chuyện

công ty, BASF đã phác họa sơ lược hình ảnh một công ty hóa chất giàu tiềm năng với sự sáng tạo và luôn đổi mới, sự gắn kết giữa hoạt động của công ty với trách nhiệm xã hội

Bên cạnh các phương tiện truyền thông thông thường khác, BASF còn xuất bản tạp chí công ty và sử dụng chúng như một phương tiện truyền thông hữu hiệu Tạp chí IR của BASF được xuất bản bốn lần trong năm, ngay sau ngày công bố báo

Trang 30

cáo hoạt động kinh doanh trong quý của công ty Tạp chí “Creating Chemistry”

tập trung vào chủ đề các yếu tố ảnh hưởng tới thế giới của chúng ta ngày nay và trong tương lai Nội dung tạp chí bao gồm cả những ý kiến chia sẻ của các chuyên gia về tầm nhìn và quan điểm đối với các vấn đề kinh tế

BASF còn là một trong những công ty đầu tiên tổ chức ngày của nhà đầu tư Trong suốt cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư và nhà phân tích, ban quản trị công ty phát biểu về chiến lược đầu tư và phát triển của công ty, phương hướng mở rộng thị trường… Ngày của nhà đầu tư được tổ chức gần đây nhất là ngày 29/11/2011, tại Luân Đôn, với các diễn giả chính gồm có Chủ tịch hội đồng quản trị, Phó chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc tài chính, Phó chủ tịch cấp cao của ban Quan hệ nhà đầu tư

Trách nhiệm xã hội luôn được đề cao trong các báo cáo của công ty BASF nhấn mạnh rằng công ty luôn coi trách nhiệm xã hội là một phần quan trọng trong chiến lược hoạt động của mình BASF thường dành một phần khá lớn ngân sách công ty cho hoạt động nghiên cứu bảo vệ môi trường như chế tạo màng lọc nước

thải cho nhà máy xử lý nước, làm giảm ô nhiễm Trong tạp chí “Creating

Chemistry”, BASF kêu gọi các công ty cùng thực hiện giải pháp đổi mới để tiết

kiệm nước trong sinh hoạt Năm 2006, công ty được Climate Leadership Index, một chỉ số xếp hạng các công ty toàn cầu đối với vấn đề khí hậu toàn cầu nóng lên, khen ngợi vì sự nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính trên thế giới Tháng 3/2011, BASF đã đạt được mục tiêu giảm 29% chất thải khí đốt so với năm

2002, và công ty hiện đang tiếp tục kế hoạch giảm chất thải khí đốt của giai đoạn

Trang 31

Với nỗ lực của mình, công ty đã đạt được một số giải thưởng về công tác IR như sau:

Giải thưởng của tạp chí IR châu Âu, 2011: BASF đạt danh hiệu công ty quy

mô lớn có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất châu Âu năm 2011 Giải thưởng được bình chọn bởi 731 nhà đầu tư và nhà phân tích từ 21 quốc gia trên thế giới Các danh hiệu mà công ty giành được trong đợt bình chọn này bao gồm: công ty quy mô lớn có bộ phận IR tốt nhất, đội ngũ nhân viên IR giỏi nhất, văn hóa doanh nghiệp tốt nhất, công ty thuộc lĩnh vực hóa chất đặc biệt có bộ phận IR tốt nhất, bộ phận IR tốt nhất trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp (Investor Relations Europe Awards, 2011)

Trong bảng xếp hạng của hệ thống xếp hạng bộ phận IR toàn cầu - IR global ranking, BASF liên tục có tên trong các danh sách 30 công ty đứng đầu về các yếu

tố của hoạt động IR bao gồm: website IR, báo cáo thường niên trực tuyến, tiến trình công bố thông tin tài chính và tình hình quản trị của công ty

Bảng 1.1: Thứ tự xếp hạng các yếu tố IR của công ty BASF 2011

Tiến trình công bố thông tin tài chính 7 28 6 8

(Nguồn: Theo bảng xếp hạng của IR Global Ranking 2011 và tổng hợp của tác giả)

1.4.2.2 Bài học rút ra từ hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của công ty trên thế giới

i Tổ chức hoạt động IR như một hoạt động chiến lược của công ty

Như đã phân tích mối quan hệ giữa hoạt động Quan hệ nhà đầu tư và mục tiêu thu hút vốn ở trên, các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động IR để có thể đứng vững trong quá trình cạnh tranh vốn

Năm

Yếu tố xếp

Trang 32

ii Công bố thông tin chân thực

Các nhà phân tích thừa nhận một điều chắc chắn rằng hoạt động IR có thể ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới các công ty đại chúng Nếu việc minh bạch hóa thông tin không được đảm bảo, công ty không thể nào giữ được lòng tin của nhà đầu tư Chính vì vậy, yêu cầu quan trọng đối với việc công bố thông tin đó là thông tin phải chân thực, không được tránh né khó khăn Khi gặp khủng hoảng công ty cần ra mặt xoa dịu dư luận công chúng, tìm nguyên nhân của vấn đề, bình tĩnh giải quyết sự việc và nếu công ty có lỗi thì phải nhận lỗi trước nhà đầu tư Tiếng nói của công ty trong khủng hoảng ít nhất có thể khiến nhà đầu tư yên tâm rằng công ty không thờ ơ với những gì đang xảy ra cũng như với tâm trạng của nhà đầu tư, mà công ty đang nỗ lực tìm hướng giải quyết, bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư

iii Quan hệ nhà đầu tư giúp tăng cường danh tiếng của công ty

Không chỉ thực hiện mục tiêu vốn của công ty, hoạt động IR tốt còn phổ biến danh tiếng công ty, khiến uy tín của công ty tăng lên đáng kể đối với toàn bộ công

chúng của công ty

Trên thực tế, không chỉ có các nhà đầu tư tiếp cận thông tin mà bộ phận Quan

hệ nhà đầu tư công bố, cả các khách hàng, nhà cung cấp… cũng rất quan tâm tới các thông tin đó Một số câu chuyện công ty xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thậm chí có thể nhận được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn từ phía nhà đầu tư Các thông tin về khó khăn, khủng hoảng cũng tương tự như vậy

Nói tóm lại, việc phát triển hoạt động Quan hệ nhà đầu tư là vấn đề cần thiết đối với các công ty và đang rất có tiềm năng phát triển, do đó, nó cần nhận được sự quan tâm đúng mức của các công ty

Trang 33

- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ

10 tỷ đồng Việt Nam trở nên, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán

- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm Hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và có tình hình tài chính lành mạnh tính đến thời điểm đăng ký niêm yết

- Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ

- Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong vòng 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu trong vòng 6 tháng tiếp theo (trong đó không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ)

Ngoài ra, trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập thì phải bổ sung điều kiện thời gian hoạt động từ một năm trở nên và kết quả hoạt động kinh doanh có lãi cho tới thời điểm đăng ký chào bán (Khoản 3, điều 1, Nghị định 84/2010/NĐ - CP) (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, 2008).

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội năm 2011

Xét một cách tổng quát, năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và đối với các công ty niêm yết trên HNX nói riêng

Trang 34

Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty đã nộp báo cáo kiểm toán tính đến cuối tháng 3/2012 có một số điểm nổi bật như sau:

Trong số các công ty đã nộp báo cáo kinh doanh đã kiểm toán tới nay, nhiều công ty thông báo về lợi nhuận đạt được lớn và tốc độ tăng trưởng mạnh so với năm

2010 Có những công ty báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận lên tới 12 con số, tiêu biểu như các mã chứng khoán: VCG (lợi nhuận sau thuế là 399 tỷ), PVG (147,8 tỷ), PVI (329,7 tỷ), HBB (350 tỷ), HOM (129,9 tỷ)…

Nhiều công ty có tốc độ tăng

trưởng lợi nhuận so với năm 2010

cao Trong đó, đáng chú ý nhất là

công ty Thủy điện Nậm Mu với tốc

độ tăng trưởng bằng 318% so với

năm 2010 Các công ty lợi nhuận

tăng trên 50% cũng không hiếm

số công ty có lãi 12 con số như một số mã chứng khoán: VSP (lỗ 523,7 tỷ), SHS (lỗ 381,5 tỷ), VND (lỗ 205,9 tỷ), AGC (lỗ 143 tỷ), THV (lỗ 120,3 tỷ)… Theo thống kê của UBCK, dựa trên báo cáo tài chính của các công ty cho tới nay, 60% số công ty niêm yết giảm lợi nhuận năm 2011 so với 2010 (Ngọc Dương, 2012) Danh sách các công ty lỗ lớn không chỉ có mặt ở lĩnh vực tài chính, bất động sản mà hầu như

có sự hiện diện của mọi ngành nghề: vận tải, xuất nhập khẩu, thương mại…

Nguyên nhân của tình trạng kinh doanh xấu được cho là do khó khăn về vốn Trong năm 2011, trước tình trạng nền kinh tế bất ổn, lạm phát quá nóng, Chính phủ

đã phải tăng cường các biện pháp thắt chặt tiền tệ để ổn định nền kinh tế là kiềm chế lạm phát Lãi vay đã góp phần lớn vào việc làm tăng lỗ, giảm lợi nhuận của các

Bảng 2.1: Một số CTCP tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 trên 100%

Nguồn: Vietstock Financial và tổng hợp của tác giả

Trang 35

công ty Không chỉ lãi suất ngân hàng cao mà việc thu hút vốn qua kênh chứng khoán cũng chẳng dễ dàng thực hiện

Từ đầu năm 2012 cho tới nay, một loạt các công ty bị đưa vào diện cảnh báo (do kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ) Có thể điểm danh một số mã chứng khoán như: SD6, S96, DHI, AVS, YBC, HHG, IDJ, UNI, TKU, TAS…

Đáng buồn hơn, danh sách công

ty bị kiểm soát cũng phải bổ sung một

số mã chứng khoán mới (do kết quả

sản xuất kinh doanh hai năm gần nhất

bị lỗ) như: TAS, BVS, SCC, TLC,

SVS, QCC… Nhiều công ty có nguy

cơ bị hủy niêm yết do bị lỗ liên tiếp 3

năm như Công ty Cà phê An Giang

(AGC), CTCP Vận tải biển và Bất

động sản Việt Hải (VSP)… Công ty

Tribeco có lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ

sở hữu trong năm 2011, vốn chủ sở

Bảng 2.2: Lợi nhuận một số mã chứng khoán bị kiểm soát năm 2011

Đơn vị: triệu đồng

SVS -21.372 -38.217 QCC -1.400 -2000 BVS -90.793 -99.660 HPC -49.700 -94.800

Nguồn: vneconomy và tổng hợp của tác giả

hữu lúc này âm hơn 20 tỷ nên cũng có nguy cơ bị hủy niêm yết

Mặc dầu rất nhiều tin buồn đến với sàn HNX như trên, nhìn chung tình hình trên sàn HNX vẫn có vẻ khả quan hơn so

với tại sàn HOSE và so với bình quân của

toàn bộ thị trường Năm 2011, tỷ lệ tăng

trưởng lợi nhuận sau thuế của sàn HNX là

13%, trong khi tỷ lệ này của sàn HOSE là

âm 4,52% Điều này khiến cho tốc độ tăng

trưởng bình quân của toàn thị trường chỉ

đạt mức 9,73% Từ đó có thể kết luận rằng

suy giảm là tình trạng chung của thị trường,

việc sụt giảm lợi nhuận là do những khó

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng LNST của thị trường 2011 so với 2010

khăn chung của nền kinh tế, là yếu tố khách quan mà doanh nghiệp chỉ có thể bù đắp bằng cách tăng cường sức mạnh chủ quan

HNX, 13

%

HOSE, -4,52%

Toàn thị trường, 9,73%

Trang 36

Tuy tình hình kinh tế năm vừa rồi không mấy xán lạn như đã phân tích ở trên song hiện nay khó khăn đã giảm, TTCK Hà Nội hứa hẹn đón một năm tài chính mới sáng sủa hơn, nhiều niềm vui hơn đối với cả công ty lẫn các nhà đầu tư

2.2 Thực trạng hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

2.2.1 Giới thiệu về các công ty được lựa chọn để điều tra

Các công ty được lựa chọn để tiến hành điều tra đại diện cho hơn 300 công ty niêm yết tại sàn chứng khoán Hà Nội, hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, quy mô phân bổ ở nhiều cấp độ, thời gian thành lập trải dài từ những năm 1960 trở lại đây

Về lĩnh vực hoạt động: 50 công ty được lựa chọn nghiên cứu thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất (TXM, TNG, SVI, VKC…), tới kinh doanh (SVI, TJC, PVS, TNG, PVR…), đầu tư (PV2, PVG, CTM, TNG, PCG), từ hàng hóa (TNG, VKC, SVI) tới dịch vụ (PVS, PTS, VFS, TJC, PDC…) và dàn trải ra nhiều ngành nghề khác nhau như tài chính, chứng khoán (VDS, BVS, HBS, SME, PSI), xuất nhập khẩu (PTS), xây dựng (TXM, SDA, CTM, VC3), vận tải (PTS, VFR, VNT, TJC, PSC, HPI), giáo dục (QST, SED), điện tử - viễn thông (KST, TAG), du lịch (PDC), khai thác khoáng sản (SQC, MIM, CTM, TKV)…

Về thời gian hoạt động: nhiều công ty được điều tra thành lập trong giai đoạn

1990 - 2000 như PDC, MCO, MIM, PVS, VKC, TJC Cũng có một số công ty mới thành lập như PSI (2006), PV2 (2007), SVI (2007), SQC (2006) Số công ty có thời gian hoạt động trên 30 năm khá ít, trong đó tiêu biểu có SDA (1961), TNG (1979), TKV (1974) Các công ty chủ yếu thực hiện cổ phần hóa vào những năm đầu khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động Có một vài công ty cổ phần hóa muộn và cũng vừa mới phát hành cổ phiếu ra công chúng như PV2 (2010), SQC (2009), PTC (2008)

Về quy mô công ty: Sàn chứng khoán Hà Nội vốn là sân chơi chủ yếu của các công ty có quy mô vừa và nhỏ Trong số 50 công ty được điều tra, mức vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2011 tập trung chủ yếu trong khoảng từ 100 tỷ đồng tới

300 tỷ đồng (FLC, CTN, VDS, NET, VFR, SDA, PCG, VKC) Số công ty có vốn

Trang 37

chủ sở hữu nhỏ hơn 100 tỷ cũng đáng kể như ARM, KTS, TJC, VNT Tuy nhiên, số công ty có vốn chủ sở hữu lớn hơn 1.000 tỷ tương đối ít, tiêu biểu có CTCP dịch vụ

kỹ thuật dầu khí Việt Nam (5.913 tỷ đồng), CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (1.200 tỷ đồng)

Về kết quả hoạt động kinh doanh: các công ty được lựa chọn điều tra bao gồm

cả những công ty có kết quả kinh doanh lãi lẫn những công ty bị lỗ năm 2011 Có những công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận trên 100% như CTCP Thạch cao xi măng, CTCP Thủy điện Nậm Mu, đồng thời cũng có những công ty lỗ lớn như các

mã VND, VSP Tuy nhiên, tác giả không nhận được thông tin phản hồi về phiếu điều tra của các công ty đang nằm trong diện bị kiểm soát (kết quả kinh doanh hai năm gần nhất bị lỗ)

Với sự lựa chọn doanh nghiệp để điều tra như vậy, nội dung phân tích về tình hình thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội dựa trên kết quả điều tra doanh nghiệp và những tìm hiểu bên ngoài khác

2.2.2 Tình hình tổ chức bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của các công ty

Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và hiện vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều công ty Sự kiện đánh dấu sự có mặt của hoạt động IR tại Việt Nam là năm 2005, công ty Vinamilk thực hiện tái cơ cấu tổ chức, Vinamilk đã thiết lập ban IR nằm trong bộ phận đầu tư, bao gồm các nhân viên am hiểu về tài chính lẫn quan hệ công chúng Qua 7 năm, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư đã được biết đến bởi nhiều công ty niêm yết, công ty dịch vụ, nhà đầu tư, nhà phân tích, và trở thành một nghề có tiềm năng trong tương lai Tuy nhiên, những tồn tại, hạn chế của hoạt động còn cần phải trải qua một thời gian dài để có thể được khắc phục

Nhận thức về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

Nhìn chung, các công ty đại chúng hiện nay đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động IR và ngày càng thể hiện sự quan tâm đối với công tác này Theo kết quả điều tra, phần lớn những người tham gia đều cho rằng hoạt động IR có

vị trí quan trọng đối với chiến lược của công ty Kết quả gần ¼ số công ty tham gia

Trang 38

điều tra đánh giá hoạt động ở vị trí rất quan trọng là một dấu hiệu đáng mừng, hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai của hoạt động IR tại Việt Nam

Tuy nhiên, Quan hệ nhà đầu tư vẫn còn là một khái niệm khá mới đối với nhiều công ty Rất nhiều công ty hiện nay mới chỉ quen với khái niệm Quan hệ công chúng và cho rằng chỉ cần thực hiện hoạt động PR là đủ Trong quá trình điều tra doanh nghiệp, có một số công ty không trả lời phiếu điều tra vì họ không biết thế nào là hoạt động Quan hệ nhà đầu tư Điều đó cũng có nghĩa là các công ty đó chưa

có các hoạt động tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư, hoặc nếu có thì cũng chỉ

là bột phát

Mối quan tâm tới hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Với sự nhìn nhận về tầm quan trọng của hoạt động IR như vậy, rất nhiều các công ty đã có bộ phận IR riêng Các nhân viên IR đang ngày càng đa dạng hóa hoạt động của mình để tiếp cận với các nhà đầu tư

Nguồn: Theo kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả

Trang 39

Nguồn: Theo kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả

Một số công ty xây dựng ban Quan hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp và quan tâm nhiều tới việc đầu tư vào bộ phận đó như các mã chứng khoán: HBS, LBE, SHS, TCT, TET… Điểm nổi bật của các công ty này đó là luôn chủ động, chấp hành nghiêm túc các quy định về công bố thông tin của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, đồng thời, nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng các nhà đầu tư về vấn đề công bố thông tin đến cổ đông và nhà đầu tư

Tuy nhiên, ngoài một số ít công ty có ban IR chuyên nghiệp, các công ty khác

về hình thức thì có bộ phận IR riêng, song bộ phận IR chủ yếu là hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm, hoặc do một, hai người thực hiện Một số công ty tuy đánh giá hoạt động là rất quan trọng nhưng cũng chưa đầu tư nhiều vào đó Nhiều công ty thành lập bộ phận IR chỉ mang tính hình thức, chưa bài bản, kiến thức IR còn manh mún, thiếu các đối tác tư vấn hoạt động Quy mô và hoạt động của bộ phận chưa được mở rộng Trong hầu hết các công ty tham gia điều tra, bộ phận IR có không nhiều hơn 3 người Dựa vào nghiên cứu thị trường đầu tư, ông Nguyễn Trung Thẳng, chủ tịch tập đoàn Masso cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 20% số công ty niêm yết thực hiện tốt hoạt động IR Còn lại một số công ty xem Quan hệ nhà đầu

tư là hoạt động bất thường, với mục đích đáp ứng luật hơn là thỏa mãn nhu cầu thông tin của nhà đầu tư Nhiều công ty chỉ thực hiện tốt công tác IR trong giai đoạn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), một số khác chỉ thành lập ban IR khi gặp vấn đề trong quan hệ với nhà đầu tư

Trang 40

Nguồn: Masso Survey, 2010

Trong đó, các công ty có mức vốn hóa cao nhất và một số công ty có mức vốn hóa thấp lại là những công ty chi nhiều nhất cho hoạt động IR

Đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty Cũng giống như tại nhiều nước trên thế giới, những năm đầu có mặt ở Việt Nam, hoạt động IR chủ yếu được thực hiện bởi những người làm công tác quan hệ công chúng Tuy nhiên, ngày nay hoạt động IR bị chi phối nhiều hơn bởi lĩnh vực tài chính, kế toán Hơn 50%

số công ty tham gia điều tra

cho biết những người thực

hiện công tác IR trong công

ty chủ yếu được đào tạo qua

lĩnh vực tài chính, kế toán

Điều này hoàn toàn phù hợp

với xu thế chung trên thế

giới Như cuộc bình chọn

Giám đốc Quan hệ nhà đầu

tư xuất sắc nhất tại Mỹ năm

2011, do IR Magazine tổ chức cho kết quả ¾ số Giám đốc IR hàng đầu đã từng trải qua các vị trí thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, hoặc phân tích tài chính Kiến thức tài chính của các chuyên viên IR hiện cũng đang tăng đáng kể

T ừ 100.000 199.999 USD, 6%

-T ừ 30.000 99.999 USD, 12%

-Từ 5.000 - ít hơn 30.000 USD, 48%

Khác

Nguồn: Theo kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả

Ngày đăng: 20/10/2014, 07:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính, 2007, Thông tư 38/2007/TT - BTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 38/2007/TT - BTC
2. Bộ Tài Chính, 2010, Thông tư 09/2010/TT - BTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 09/2010/TT - BTC
3. Đỗ Minh, 2007, Thị trường chứng khoán và thông tin nội gián, VN Express Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán và thông tin nội gián
4. Gia Ân, 2011, Nhận diện Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư xuất sắc tại Mỹ, IR Magazine Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư xuất sắc tại Mỹ
5. Tập đoàn Masso, 2011, Kênh truyền thông nào cho nhà đầu tư, Tạp chí Masso hàng quý, số 12 Q1/2011, trang 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kênh truyền thông nào cho nhà đầu tư
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999, Luật báo chí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật báo chí
7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006, Luật chứng khoán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật chứng khoán
8. Nam Khánh, 2012, Phỏng vấn trao đổi ông Nguyễn Văn Tâm, phó chủ tịch câu lạc bộ các công ty niêm yết, Tạp chí chứng khoán Việt số 159 + 160, tháng 1 + 2/2012, trang 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phỏng vấn trao đổi ông Nguyễn Văn Tâm, phó chủ tịch câu lạc bộ các công ty niêm yết
9. Ngọc Dương, 2012, Dự báo vn - index 2012, Báo doanh nhân Sài Gòn Khác
11. Ủy ban chứng khoán Nhà nước, 2011 - 2012, Tạp chí chứng khoán Việt số 15, 159, 160 Khác
12. Một số ấn phẩm của công ty như: Tạp chí Quan hệ nhà đầu tư (BASF), Bản tin Nhà đầu tư hàng quý (Tập đoàn Hoa Sen), Thông cáo báo chí… Khác
13. Professor Paul A.Argenti, 2007, The power of corporate communication Khác
14. Steven M.Bragg, 2010, Running an effective investor relations department Khác
15. Richard B.Higgins, 2000, Best practices in global investor relations: The creation of shareholder value Khác
16. Alexander Laskin, 2005, Investor relations practices at Fortune - 500 companies Khác
17. Alexander Laskin, 2010, Managing investor relations: Strategies for effective communication Khác
18. Bruce W.Marcus, 2005, Competing for capital: Investor relations in a dynamic world Khác
19. Youtube, 2011, BASF explains how it targets investors Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ mô tả quá trình truyền thông của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư như sau: - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Sơ đồ m ô tả quá trình truyền thông của hoạt động Quan hệ nhà đầu tư như sau: (Trang 14)
Bảng 1.1: Thứ tự xếp hạng các yếu tố IR của công ty BASF 2011 - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Bảng 1.1 Thứ tự xếp hạng các yếu tố IR của công ty BASF 2011 (Trang 31)
Bảng 2.1: Một số CTCP tăng trưởng lợi  nhuận năm 2011 trên 100% - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Bảng 2.1 Một số CTCP tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 trên 100% (Trang 34)
Bảng 2.2: Lợi nhuận một số mã chứng  khoán bị kiểm soát năm 2011 - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Bảng 2.2 Lợi nhuận một số mã chứng khoán bị kiểm soát năm 2011 (Trang 35)
Hình 2.1: Quy chế trách nhiệm xã hội - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Hình 2.1 Quy chế trách nhiệm xã hội (Trang 45)
Bảng 2.4: Mức độ tác động của hoạt động IR đối với doanh nghiệp - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Bảng 2.4 Mức độ tác động của hoạt động IR đối với doanh nghiệp (Trang 56)
Hình 3.1: Một IRO hàng đầu nên có những kỹ năng phẩm chất gì? - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Hình 3.1 Một IRO hàng đầu nên có những kỹ năng phẩm chất gì? (Trang 78)
Hình 1: Trình độ của các IROs? - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Hình 1 Trình độ của các IROs? (Trang 91)
Hình 2: Học vấn hay kinh nghiệm hữu ích hơn cho nghề IR của bạn? - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Hình 2 Học vấn hay kinh nghiệm hữu ích hơn cho nghề IR của bạn? (Trang 91)
Hình 3: Trong 5 năm nữa, IROs mong muốn vị trì nào? - Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội
Hình 3 Trong 5 năm nữa, IROs mong muốn vị trì nào? (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w