2.1.1 Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội
Theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các công ty đăng ký niêm yết cổ phiếu phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệđã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷđồng Việt Nam trở nên, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm. Hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và có tình hình tài chính lành mạnh tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổđông nắm giữ. - Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong vòng 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu trong vòng 6 tháng tiếp theo (trong đó không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ).
Ngoài ra, trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng của công ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất, sáp nhập thì phải bổ sung điều kiện thời gian hoạt động từ một năm trở nên và kết quả hoạt động kinh doanh có lãi cho tới thời điểm đăng ký chào bán (Khoản 3, điều 1, Nghị định 84/2010/NĐ - CP) (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, 2008).
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội năm 2011
Xét một cách tổng quát, năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và đối với các công ty niêm yết trên HNX nói riêng.
Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty đã nộp báo cáo kiểm toán tính đến cuối tháng 3/2012 có một sốđiểm nổi bật như sau:
Trong số các công ty đã nộp báo cáo kinh doanh đã kiểm toán tới nay, nhiều công ty thông báo về lợi nhuận đạt được lớn và tốc độ tăng trưởng mạnh so với năm 2010. Có những công ty báo cáo kết quả kinh doanh với lợi nhuận lên tới 12 con số, tiêu biểu như các mã chứng khoán: VCG (lợi nhuận sau thuế là 399 tỷ), PVG (147,8 tỷ), PVI (329,7 tỷ), HBB (350 tỷ), HOM (129,9 tỷ)… Nhiều công ty có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với năm 2010 cao. Trong đó, đáng chú ý nhất là công ty Thủy điện Nậm Mu với tốc độ tăng trưởng bằng 318% so với năm 2010. Các công ty lợi nhuận tăng trên 50% cũng không hiếm như các mã chứng khoán TCT, NDN, SDD, MCF… Mã CK Lợi nhuận (triệu đồng) Tăng trưởng so với 2010 (%) HJS 19.400 318,4 TXM 7.865 180,2 DZM 12.837 152,8 CAN 32.235 112,2
Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty đều vượt qua khó khăn và mang về lợi nhuận. Tháng 3/2011, thị trường liên tục nhận được các báo cáo kinh doanh lỗ hoặc giảm lợi nhuận. Thậm chí, số công ty có khoản lỗ 12 con số cũng không kém số công ty có lãi 12 con số như một số mã chứng khoán: VSP (lỗ 523,7 tỷ), SHS (lỗ 381,5 tỷ), VND (lỗ 205,9 tỷ), AGC (lỗ 143 tỷ), THV (lỗ 120,3 tỷ)… Theo thống kê của UBCK, dựa trên báo cáo tài chính của các công ty cho tới nay, 60% số công ty niêm yết giảm lợi nhuận năm 2011 so với 2010 (Ngọc Dương, 2012). Danh sách các công ty lỗ lớn không chỉ có mặt ở lĩnh vực tài chính, bất động sản mà hầu như có sự hiện diện của mọi ngành nghề: vận tải, xuất nhập khẩu, thương mại…
Nguyên nhân của tình trạng kinh doanh xấu được cho là do khó khăn về vốn. Trong năm 2011, trước tình trạng nền kinh tế bất ổn, lạm phát quá nóng, Chính phủ đã phải tăng cường các biện pháp thắt chặt tiền tệ để ổn định nền kinh tế là kiềm chế lạm phát. Lãi vay đã góp phần lớn vào việc làm tăng lỗ, giảm lợi nhuận của các
Bảng 2.1: Một số CTCP tăng trưởng lợi nhuận năm 2011 trên 100%
công ty. Không chỉ lãi suất ngân hàng cao mà việc thu hút vốn qua kênh chứng khoán cũng chẳng dễ dàng thực hiện.
Từ đầu năm 2012 cho tới nay, một loạt các công ty bị đưa vào diện cảnh báo (do kết quả kinh doanh năm 2011 lỗ). Có thể điểm danh một số mã chứng khoán như: SD6, S96, DHI, AVS, YBC, HHG, IDJ, UNI, TKU, TAS…
Đáng buồn hơn, danh sách công ty bị kiểm soát cũng phải bổ sung một số mã chứng khoán mới (do kết quả sản xuất kinh doanh hai năm gần nhất bị lỗ) như: TAS, BVS, SCC, TLC, SVS, QCC… Nhiều công ty có nguy cơ bị hủy niêm yết do bị lỗ liên tiếp 3 năm như Công ty Cà phê An Giang (AGC), CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VSP)… Công ty Tribeco có lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong năm 2011, vốn chủ sở
Bảng 2.2: Lợi nhuận một số mã chứng khoán bị kiểm soát năm 2011
Đơn vị: triệu đồng Mã CK 2010 2011 SCC -898 -3.490 SVS -21.372 -38.217 QCC -1.400 -2000 BVS -90.793 -99.660 HPC -49.700 -94.800 Nguồn: vneconomy và tổng hợp của tác giả
hữu lúc này âm hơn 20 tỷ nên cũng có nguy cơ bị hủy niêm yết.
Mặc dầu rất nhiều tin buồn đến với sàn HNX như trên, nhìn chung tình hình trên sàn HNX vẫn có vẻ khả quan hơn so
với tại sàn HOSE và so với bình quân của toàn bộ thị trường. Năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của sàn HNX là 13%, trong khi tỷ lệ này của sàn HOSE là âm 4,52%. Điều này khiến cho tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn thị trường chỉ đạt mức 9,73%. Từđó có thể kết luận rằng suy giảm là tình trạng chung của thị trường, việc sụt giảm lợi nhuận là do những khó
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tăng trưởng LNST của thị trường 2011 so với 2010
khăn chung của nền kinh tế, là yếu tố khách quan mà doanh nghiệp chỉ có thể bù đắp bằng cách tăng cường sức mạnh chủ quan. HNX, 13 % HOSE, -4,52% Toàn thị trường, 9,73% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14%
Tuy tình hình kinh tế năm vừa rồi không mấy xán lạn nhưđã phân tích ở trên song hiện nay khó khăn đã giảm, TTCK Hà Nội hứa hẹn đón một năm tài chính mới sáng sủa hơn, nhiều niềm vui hơn đối với cả công ty lẫn các nhà đầu tư.