sàn chứng khoán Hà Nội
2.2.1 Giới thiệu về các công ty được lựa chọn để điều tra
Các công ty được lựa chọn để tiến hành điều tra đại diện cho hơn 300 công ty niêm yết tại sàn chứng khoán Hà Nội, hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, quy mô phân bổ ở nhiều cấp độ, thời gian thành lập trải dài từ những năm 1960 trở lại đây.
Về lĩnh vực hoạt động: 50 công ty được lựa chọn nghiên cứu thuộc mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất (TXM, TNG, SVI, VKC…), tới kinh doanh (SVI, TJC, PVS, TNG, PVR…), đầu tư (PV2, PVG, CTM, TNG, PCG), từ hàng hóa (TNG, VKC, SVI) tới dịch vụ (PVS, PTS, VFS, TJC, PDC…) và dàn trải ra nhiều ngành nghề khác nhau như tài chính, chứng khoán (VDS, BVS, HBS, SME, PSI), xuất nhập khẩu (PTS), xây dựng (TXM, SDA, CTM, VC3), vận tải (PTS, VFR, VNT, TJC, PSC, HPI), giáo dục (QST, SED), điện tử - viễn thông (KST, TAG), du lịch (PDC), khai thác khoáng sản (SQC, MIM, CTM, TKV)…
Về thời gian hoạt động: nhiều công ty được điều tra thành lập trong giai đoạn 1990 - 2000 như PDC, MCO, MIM, PVS, VKC, TJC. Cũng có một số công ty mới thành lập như PSI (2006), PV2 (2007), SVI (2007), SQC (2006). Số công ty có thời gian hoạt động trên 30 năm khá ít, trong đó tiêu biểu có SDA (1961), TNG (1979), TKV (1974). Các công ty chủ yếu thực hiện cổ phần hóa vào những năm đầu khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động. Có một vài công ty cổ phần hóa muộn và cũng vừa mới phát hành cổ phiếu ra công chúng như PV2 (2010), SQC (2009), PTC (2008).
Về quy mô công ty: Sàn chứng khoán Hà Nội vốn là sân chơi chủ yếu của các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Trong số 50 công ty được điều tra, mức vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2011 tập trung chủ yếu trong khoảng từ 100 tỷđồng tới 300 tỷ đồng (FLC, CTN, VDS, NET, VFR, SDA, PCG, VKC). Số công ty có vốn
chủ sở hữu nhỏ hơn 100 tỷ cũng đáng kể như ARM, KTS, TJC, VNT. Tuy nhiên, số công ty có vốn chủ sở hữu lớn hơn 1.000 tỷ tương đối ít, tiêu biểu có CTCP dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (5.913 tỷđồng), CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (1.200 tỷđồng).
Về kết quả hoạt động kinh doanh: các công ty được lựa chọn điều tra bao gồm cả những công ty có kết quả kinh doanh lãi lẫn những công ty bị lỗ năm 2011. Có những công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận trên 100% như CTCP Thạch cao xi măng, CTCP Thủy điện Nậm Mu, đồng thời cũng có những công ty lỗ lớn như các mã VND, VSP. Tuy nhiên, tác giả không nhận được thông tin phản hồi về phiếu điều tra của các công ty đang nằm trong diện bị kiểm soát (kết quả kinh doanh hai năm gần nhất bị lỗ).
Với sự lựa chọn doanh nghiệp đểđiều tra như vậy, nội dung phân tích về tình hình thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội dựa trên kết quả điều tra doanh nghiệp và những tìm hiểu bên ngoài khác.
2.2.2 Tình hình tổ chức bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của các công ty
Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và hiện vẫn còn khá mới mẻđối với nhiều công ty. Sự kiện đánh dấu sự có mặt của hoạt động IR tại Việt Nam là năm 2005, công ty Vinamilk thực hiện tái cơ cấu tổ chức, Vinamilk đã thiết lập ban IR nằm trong bộ phận đầu tư, bao gồm các nhân viên am hiểu về tài chính lẫn quan hệ công chúng. Qua 7 năm, hoạt động Quan hệ nhà đầu tưđã được biết đến bởi nhiều công ty niêm yết, công ty dịch vụ, nhà đầu tư, nhà phân tích, và trở thành một nghề có tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, những tồn tại, hạn chế của hoạt động còn cần phải trải qua một thời gian dài để có thểđược khắc phục.
Nhận thức về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội
Nhìn chung, các công ty đại chúng hiện nay đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động IR và ngày càng thể hiện sự quan tâm đối với công tác này. Theo kết quảđiều tra, phần lớn những người tham gia đều cho rằng hoạt động IR có vị trí quan trọng đối với chiến lược của công ty. Kết quả gần ¼ số công ty tham gia
điều tra đánh giá hoạt động ở vị trí rất quan trọng là một dấu hiệu đáng mừng, hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai của hoạt động IR tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Quan hệ nhà đầu tư vẫn còn là một khái niệm khá mới đối với nhiều công ty. Rất nhiều công ty hiện nay mới chỉ quen với khái niệm Quan hệ công chúng và cho rằng chỉ cần thực hiện hoạt động PR là đủ. Trong quá trình điều tra doanh nghiệp, có một số công ty không trả lời phiếu điều tra vì họ không biết thế nào là hoạt động Quan hệ nhà đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty đó chưa có các hoạt động tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư, hoặc nếu có thì cũng chỉ là bột phát.
Mối quan tâm tới hoạt động Quan hệ nhà đầu tư
Với sự nhìn nhận về tầm quan trọng của hoạt động IR như vậy, rất nhiều các công ty đã có bộ phận IR riêng. Các nhân viên IR đang ngày càng đa dạng hóa hoạt động của mình để tiếp cận với các nhà đầu tư. 15.38% 38.46% 15.38% 30.77% 0.00% Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động IR Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng, nhưng cần thiết Không cần thiết
Nguồn: Theo kết quảđiều tra và tổng hợp của tác giả
Một số công ty xây dựng ban Quan hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp và quan tâm nhiều tới việc đầu tư vào bộ phận đó như các mã chứng khoán: HBS, LBE, SHS, TCT, TET… Điểm nổi bật của các công ty này đó là luôn chủ động, chấp hành nghiêm túc các quy định về công bố thông tin của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, đồng thời, nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng các nhà đầu tư về vấn đề công bố thông tin đến cổđông và nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ngoài một số ít công ty có ban IR chuyên nghiệp, các công ty khác về hình thức thì có bộ phận IR riêng, song bộ phận IR chủ yếu là hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm, hoặc do một, hai người thực hiện. Một số công ty tuy đánh giá hoạt động là rất quan trọng nhưng cũng chưa đầu tư nhiều vào đó. Nhiều công ty thành lập bộ phận IR chỉ mang tính hình thức, chưa bài bản, kiến thức IR còn manh mún, thiếu các đối tác tư vấn hoạt động. Quy mô và hoạt động của bộ phận chưa được mở rộng. Trong hầu hết các công ty tham gia điều tra, bộ phận IR có không nhiều hơn 3 người. Dựa vào nghiên cứu thị trường đầu tư, ông Nguyễn Trung Thẳng, chủ tịch tập đoàn Masso cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 20% số công ty niêm yết thực hiện tốt hoạt động IR. Còn lại một số công ty xem Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động bất thường, với mục đích đáp ứng luật hơn là thỏa mãn nhu cầu thông tin của nhà đầu tư. Nhiều công ty chỉ thực hiện tốt công tác IR trong giai đoạn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), một số khác chỉ thành lập ban IR khi gặp vấn đề trong quan hệ với nhà đầu tư.
54% 46%
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ công ty có bộ phận IR
Có bộ phận IR
Nguồn: Masso Survey, 2010
Trong đó, các công ty có mức vốn hóa cao nhất và một số công ty có mức vốn hóa thấp lại là những công ty chi nhiều nhất cho hoạt động IR.
Đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty Cũng giống như tại nhiều nước trên thế giới, những năm đầu có mặt ở Việt Nam, hoạt động IR chủ yếu được thực hiện bởi những người làm công tác quan hệ công chúng. Tuy nhiên, ngày nay hoạt động IR bị chi phối nhiều hơn bởi lĩnh vực tài chính, kế toán. Hơn 50%
số công ty tham gia điều tra cho biết những người thực hiện công tác IR trong công ty chủ yếu được đào tạo qua lĩnh vực tài chính, kế toán. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Như cuộc bình chọn Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư xuất sắc nhất tại Mỹ năm
2011, do IR Magazine tổ chức cho kết quả ¾ số Giám đốc IR hàng đầu đã từng trải qua các vị trí thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, hoặc phân tích tài chính. Kiến thức tài chính của các chuyên viên IR hiện cũng đang tăng đáng kể.
Từ 100.000 - 199.999 USD, 6% Từ 30.000 - 99.999 USD, 12% Từ 5.000 - ít hơn 30.000 USD, 48% Ít hơn 5.000 USD, 22% Không, 12%
Biểu đồ 2.4: Ngân sách công ty dành cho hoạt động IR
62% 25% 13% 0% Biểu đồ 2.5: Lĩnh vực nhân viên IR được đào tạo Kế toán, tài chính PR, truyền thông Marketing, kinh doanh Khác
Việc các chuyên viên IR có kiến thức về tài chính vừa thuận lợi cho công việc, vừa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhất là ở Việt Nam, khi các nhà đầu tư quan tâm nhiều tới tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, các chuyên viên IR ngoài việc vững kiến thức về tài chính cũng cần phải có kiến thức xã hội sâu rộng, nhất là khi các thông tin phi tài chính đang có xu hướng ngày càng quan trọng hơn và nhận được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư, đồng thời, yêu cầu việc phát triển các kỹ năng khác phục vụ cho công việc như tin học, ngoại ngữ… Như thực tế hiện nay, việc thiếu người có đủ năng lực chuyên môn khiến rất nhiều công ty gặp khó khăn khi tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là một trong những điểm yếu lớn nhất của nhân viên IR Việt Nam.
Chính sách công bố thông tin của các công ty hiện nay cũng đã có nhiều tiến bộ. Theo quy định hiện hành, các tổ chức niêm yết phải có một người đại diện công bố thông tin để nhà đầu tư có thể liên hệ. Trước đây, trách nhiệm này thường được giao cho Chủ tịch hội đồng quản trị là những người luôn bận rộn. Vì vậy, các nhà đầu tư rất ngại liên hệ với người công bố thông tin khi có những thắc mắc, hoặc dù họ có hỏi cũng rất khó để nhận được câu trả lời. Ngày nay, phần lớn các công ty chuyển trách nhiệm đại diện công bố thông tin sang bộ phận dưới quyền, trong đó hầu hết là cho bộ phận kế toán, tài chính, phần nhiều là Kế toán trưởng, rồi tới Giám đốc tài chính, ngoài ra có thể là kế toán viên, thư ký công ty… Điều này đã giúp cho giới báo chí, nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với đại diện công bố thông tin của công ty.
2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư
2.2.3.1 Xây dựng câu chuyện công ty
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời chưa được bao lâu, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư cũng còn khá non trẻ. Không giống như tại các nước trên thế giới, nội dung của hoạt động IR trong các công ty đại chúng Việt Nam khá đơn giản. Câu chuyện công ty chưa được xây dựng tại các công ty niêm yết trên sàn HNX, mà thay vào đó, họ sử dụng các hình thức đơn giản hơn như xác định tầm nhìn sứ mệnh, slogan, và tất nhiên, những hoạt động này đều thể hiện sự kém hiệu quả hơn
trong việc tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư do nó không thể hiện được thế mạnh, tiềm lực mà công ty tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
2.2.3.2 Quản lý mối quan hệ với nhà đầu tư
i. Các công cụ truyền thông
Kênh truyền thông được sử dụng phổ biến nhất là thông qua website công ty. Hầu hết các công ty lấy website làm công cụ truyền thông chính, và sử dụng công cụđó khá thường xuyên.
Nguồn: Theo kết quảđiều tra doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả
Nhiều công ty đã xây dựng trang web chuyên nghiệp, là kênh truyền tải thông tin mang lại hiệu quả cao. Tìm hiểu trang web của các công ty niêm yết cho thấy, hầu hết đã có mục riêng dành cho cổ đông công ty. Nội dung chính của các mục này là các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, thông báo về Đại hội cổ đông, bản cáo bạch của công ty, điều lệ công ty, và các tin tức cập nhật trong ngày. Website của công ty chứng khoán Hòa Bình (HBS) là một trong những trang web được bình chọn là thiết kế tốt, cập nhật thông tin bám sát các sự kiện của công ty và các tin tức khác từ thị trường, nền kinh tế, công bố các thông tin bắt buộc đúng thời hạn…
Tuy nhiên, cũng không khó để tìm thấy những website công ty rất sơ sài, chưa có mục dành riêng cho nhà đầu tư, thậm chí việc tìm được báo cáo tài chính công ty cũng không dễ dàng. Một số doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ quản lý thông
92.30% 7.70% 0.00% 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
tin và thực hiện các quyền của cổ đông mà chưa có được quan hệ tương tác hai chiều với nhà đầu tư.
Ngoài kênh truyền thông truyền thống là website, các công ty hiện nay cũng đã đa dạng hóa kênh thông tin và sử dụng chúng ngày càng nhiều hơn.
Bảng 2.3: Mức độ truyền thông qua các kênh thông tin của công ty
Kênh truyền thông
Mức độ truyền thông
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Thông qua website công ty 92,86% 7,14%
Điều tra, khảo sát nhà đầu tư 22,22% 33,33% 44,44%
Cổđông tham quan cơ sở vật chất công
ty 14,29% 71,43% 14,29% Tọa đàm, hội nghị 11,11% 66,67% 22,22% Buổi giới thiệu tiềm năng nhà đầu tư 14,29% 71,43% 14,19% Roadshow 60% 40% Ngày của nhà đầu tư 46,15% 53,85% Khác 22,22% 44,45% 33,33%
Nguồn: Theo kết quảđiều tra doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả
Các công ty hiện nay đã quan tâm nhiều hơn tới công tác điều tra khảo sát nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều hoạt động rất được nhà đầu tư coi trọng và đánh giá cao như tham quan cơ sở vật chất công ty, giới thiệu tiềm năng đầu tư lại chưa được nhiều công ty tổ chức do chưa đánh giá hết được vai trò của những hoạt động này, hoặc có thể là do ngân sách dành cho hoạt động IR không đủ để thực hiện những chương trình đó.
Ngoài các kênh truyền thông phổ biến kể trên, nhiều công ty còn đa dạng hóa sang các kênh khác, phù hợp với đặc điểm, hoạt động và mục tiêu của công ty. Ví
dụ như tập đoàn Hoa Sen phát hành bản tin nhà đầu tư hàng quý chứa đựng được nhiều nội dung về công ty trong đó như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tiến độ thực hiện các dự án, thông tin cổ phiếu, và các hoạt động nổi bật khác của công ty. Công ty đã duy trì hoạt động này liên tục qua các quý. Một số công ty tăng cường liên hệ và làm việc với báo chí (báo mạng và báo in), có công ty gọi điện trực tiếp tới nhà đầu tư, email, conference call…
ii. Nội dung truyền thông
So với những năm đầu khi thị trường chứng khoán mới hình thành, công tác công bố thông tin của các công ty niêm yết ngày nay hiện đang có những tiến triển trông thấy.
Ban đầu, việc công bố thông tin chỉ nhằm thực hiện yêu cầu minh bạch thông tin của UBCK, những thông tin được công bố hầu hết là các thông tin bắt buộc. Dần dần, khi công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư, các công ty chuyển sang trao đổi thông tin với nhà đầu tư, nghĩa là