Tình hình tổ chức bộ phận Quan hệ nhà đầu tư của các công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội (Trang 37 - 41)

Hoạt động Quan hệ nhà đầu tư xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và hiện vẫn còn khá mới mẻđối với nhiều công ty. Sự kiện đánh dấu sự có mặt của hoạt động IR tại Việt Nam là năm 2005, công ty Vinamilk thực hiện tái cơ cấu tổ chức, Vinamilk đã thiết lập ban IR nằm trong bộ phận đầu tư, bao gồm các nhân viên am hiểu về tài chính lẫn quan hệ công chúng. Qua 7 năm, hoạt động Quan hệ nhà đầu tưđã được biết đến bởi nhiều công ty niêm yết, công ty dịch vụ, nhà đầu tư, nhà phân tích, và trở thành một nghề có tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, những tồn tại, hạn chế của hoạt động còn cần phải trải qua một thời gian dài để có thểđược khắc phục.

Nhận thức về hoạt động Quan hệ nhà đầu tư của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội

Nhìn chung, các công ty đại chúng hiện nay đã nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động IR và ngày càng thể hiện sự quan tâm đối với công tác này. Theo kết quảđiều tra, phần lớn những người tham gia đều cho rằng hoạt động IR có vị trí quan trọng đối với chiến lược của công ty. Kết quả gần ¼ số công ty tham gia

điều tra đánh giá hoạt động ở vị trí rất quan trọng là một dấu hiệu đáng mừng, hứa hẹn tiềm năng phát triển trong tương lai của hoạt động IR tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Quan hệ nhà đầu tư vẫn còn là một khái niệm khá mới đối với nhiều công ty. Rất nhiều công ty hiện nay mới chỉ quen với khái niệm Quan hệ công chúng và cho rằng chỉ cần thực hiện hoạt động PR là đủ. Trong quá trình điều tra doanh nghiệp, có một số công ty không trả lời phiếu điều tra vì họ không biết thế nào là hoạt động Quan hệ nhà đầu tư. Điều đó cũng có nghĩa là các công ty đó chưa có các hoạt động tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư, hoặc nếu có thì cũng chỉ là bột phát.

Mối quan tâm tới hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Với sự nhìn nhận về tầm quan trọng của hoạt động IR như vậy, rất nhiều các công ty đã có bộ phận IR riêng. Các nhân viên IR đang ngày càng đa dạng hóa hoạt động của mình để tiếp cận với các nhà đầu tư. 15.38% 38.46% 15.38% 30.77% 0.00% Biểu đồ 2.2: Đánh giá mức độ quan trọng của hoạt động IR Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng, nhưng cần thiết Không cần thiết

Nguồn: Theo kết quảđiều tra và tổng hợp của tác giả

Một số công ty xây dựng ban Quan hệ nhà đầu tư chuyên nghiệp và quan tâm nhiều tới việc đầu tư vào bộ phận đó như các mã chứng khoán: HBS, LBE, SHS, TCT, TET… Điểm nổi bật của các công ty này đó là luôn chủ động, chấp hành nghiêm túc các quy định về công bố thông tin của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, đồng thời, nhận được sự tín nhiệm của cộng đồng các nhà đầu tư về vấn đề công bố thông tin đến cổđông và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, ngoài một số ít công ty có ban IR chuyên nghiệp, các công ty khác về hình thức thì có bộ phận IR riêng, song bộ phận IR chủ yếu là hoạt động dưới hình thức kiêm nhiệm, hoặc do một, hai người thực hiện. Một số công ty tuy đánh giá hoạt động là rất quan trọng nhưng cũng chưa đầu tư nhiều vào đó. Nhiều công ty thành lập bộ phận IR chỉ mang tính hình thức, chưa bài bản, kiến thức IR còn manh mún, thiếu các đối tác tư vấn hoạt động. Quy mô và hoạt động của bộ phận chưa được mở rộng. Trong hầu hết các công ty tham gia điều tra, bộ phận IR có không nhiều hơn 3 người. Dựa vào nghiên cứu thị trường đầu tư, ông Nguyễn Trung Thẳng, chủ tịch tập đoàn Masso cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 20% số công ty niêm yết thực hiện tốt hoạt động IR. Còn lại một số công ty xem Quan hệ nhà đầu tư là hoạt động bất thường, với mục đích đáp ứng luật hơn là thỏa mãn nhu cầu thông tin của nhà đầu tư. Nhiều công ty chỉ thực hiện tốt công tác IR trong giai đoạn phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO), một số khác chỉ thành lập ban IR khi gặp vấn đề trong quan hệ với nhà đầu tư.

54% 46%

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ công ty có bộ phận IR

Có bộ phận IR

Nguồn: Masso Survey, 2010

Trong đó, các công ty có mức vốn hóa cao nhất và một số công ty có mức vốn hóa thấp lại là những công ty chi nhiều nhất cho hoạt động IR.

Đội ngũ nhân sự thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty Cũng giống như tại nhiều nước trên thế giới, những năm đầu có mặt ở Việt Nam, hoạt động IR chủ yếu được thực hiện bởi những người làm công tác quan hệ công chúng. Tuy nhiên, ngày nay hoạt động IR bị chi phối nhiều hơn bởi lĩnh vực tài chính, kế toán. Hơn 50%

số công ty tham gia điều tra cho biết những người thực hiện công tác IR trong công ty chủ yếu được đào tạo qua lĩnh vực tài chính, kế toán. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới. Như cuộc bình chọn Giám đốc Quan hệ nhà đầu tư xuất sắc nhất tại Mỹ năm

2011, do IR Magazine tổ chức cho kết quả ¾ số Giám đốc IR hàng đầu đã từng trải qua các vị trí thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, hoặc phân tích tài chính. Kiến thức tài chính của các chuyên viên IR hiện cũng đang tăng đáng kể.

Từ 100.000 - 199.999 USD, 6% Từ 30.000 - 99.999 USD, 12% Từ 5.000 - ít hơn 30.000 USD, 48% Ít hơn 5.000 USD, 22% Không, 12%

Biểu đồ 2.4: Ngân sách công ty dành cho hoạt động IR

62% 25% 13% 0% Biểu đồ 2.5: Lĩnh vực nhân viên IR được đào tạo Kế toán, tài chính PR, truyền thông Marketing, kinh doanh Khác

Việc các chuyên viên IR có kiến thức về tài chính vừa thuận lợi cho công việc, vừa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nhất là ở Việt Nam, khi các nhà đầu tư quan tâm nhiều tới tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên, các chuyên viên IR ngoài việc vững kiến thức về tài chính cũng cần phải có kiến thức xã hội sâu rộng, nhất là khi các thông tin phi tài chính đang có xu hướng ngày càng quan trọng hơn và nhận được nhiều sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư, đồng thời, yêu cầu việc phát triển các kỹ năng khác phục vụ cho công việc như tin học, ngoại ngữ… Như thực tế hiện nay, việc thiếu người có đủ năng lực chuyên môn khiến rất nhiều công ty gặp khó khăn khi tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là một trong những điểm yếu lớn nhất của nhân viên IR Việt Nam.

Chính sách công bố thông tin của các công ty hiện nay cũng đã có nhiều tiến bộ. Theo quy định hiện hành, các tổ chức niêm yết phải có một người đại diện công bố thông tin để nhà đầu tư có thể liên hệ. Trước đây, trách nhiệm này thường được giao cho Chủ tịch hội đồng quản trị là những người luôn bận rộn. Vì vậy, các nhà đầu tư rất ngại liên hệ với người công bố thông tin khi có những thắc mắc, hoặc dù họ có hỏi cũng rất khó để nhận được câu trả lời. Ngày nay, phần lớn các công ty chuyển trách nhiệm đại diện công bố thông tin sang bộ phận dưới quyền, trong đó hầu hết là cho bộ phận kế toán, tài chính, phần nhiều là Kế toán trưởng, rồi tới Giám đốc tài chính, ngoài ra có thể là kế toán viên, thư ký công ty… Điều này đã giúp cho giới báo chí, nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với đại diện công bố thông tin của công ty.

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội (Trang 37 - 41)