Đánh giá hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tại các công ty niêm yết trên sàn

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội (Trang 56 - 60)

chứng khoán Hà Nội

2.2.5.1 Đim mnh

i. Về mức độ quan tâm tới hoạt động

Mặc dù khái niệm IR còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó đã được nhiều công ty quan tâm và sử dụng, xây dựng bộ phận IR riêng, có nhân viên chuyên trách, có quan hệ tốt với các nhà đầu tư. Dù nhận thức về hoạt động chưa sâu sắc, hầu hết các công ty cũng đã thể hiện sự coi trọng củng cố mối quan hệ với các nhà đầu tư.

ii. Nhận thức về bản chất của hoạt động

Việc chuyển trách nhiệm Quan hệ nhà đầu tư từ bộ phận Quan hệ công chúng sang những người được đào tạo về tài chính, kế toán là biểu hiện của sự tiến bộ lớn trong nhận thức về hoạt động IR của các công ty.

iii.Về công cụ công bố thông tin

Các công ty đang dần đa dạng hóa kênh thông tin tới nhà đầu tư, có biểu hiện của việc các công ty xây dựng cho mình những kênh riêng, phù hợp với đặc điểm và tình hình tài chính của công ty, thể hiện sự sáng tạo.

iv.Thực hiện công tác Quan hệ nhà đầu tư

Không những mức độ thực hiện hoạt động đã tăng nhiều so với trước đây mà nội dung của hoạt động cũng đang đa dạng hóa, việc ứng xử với tình huống của doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ. Các công ty cũng bước đầu tiến hành đánh giá hiệu quả của hoạt động.

2.2.4.2 Đim yếu

Mặc dù rất có điều kiện để phát triển, tuy nhiên thời gian 7 năm chưa đủ để đưa một hoạt động vào vị trí ổn định. Nhìn vào thì thấy hoạt động IR đang phát triển mạnh, song xét cho cùng, sự phát triển cũng chỉ mới ở bề mặt. Chưa có nhiều công ty đã vận hành bộ phận theo đúng ý nghĩa của nó.

i. Nhận thức về hoạt động IR còn khá nghèo nàn, chưa toàn diện

Hầu hết các công ty còn chưa có cái nhìn đúng đắn về hoạt động IR. Nhiều công ty chưa nghĩ tới việc sử dụng IR làm công cụđể cạnh tranh nguồn vốn và chỉ coi đó là hoạt động bất thường. Do đó, đầu tư vào hoạt động chưa nhiều. Thậm chí có những công ty còn chưa biết Quan hệ nhà đầu tư là gì. Chính vì vậy, hoạt động IR chưa phát huy được hết khả năng của mình tại các công ty niêm yết trên HNX.

ii. Nhân sự vừa thiếu lại vừa yếu

Bộ phận IR của công ty (nếu có) cũng chỉ tầm 1, 2 hoặc 3 người. Trong đó, trình độ nghiệp vụ không đủ, kỹ năng còn hạn chế do không được đào tạo bài bản, chưa nói tới việc nhân viên IR tại nhiều công ty là do nhân viên từ các bộ phận khác chuyển sang, hoặc kiêm nhiệm. Xem xét danh sách đại diện công bố thông tin của công ty, chưa có công ty nào do chuyên viên Quan hệ nhà đầu tưđứng ra đại diện.

iii.Các công cụ IR chưa được chú trọng sử dụng, mức độ thường xuyên thấp, chưa khai thác triệt để

Theo điều tra, chỉ có website công ty là công cụ thường xuyên được sử dụng. Các công cụ còn lại mức độ thường xuyên thấp. Rất nhiều công ty còn phụ thuộc quá nhiều vào sự công bố thông tin của Sở GDCK mà chưa chủđộng công bố thông tin, trong khi việc công bố thông tin của Sở phải trải qua nhiều gian đoạn, mất rất nhiều thời gian để thông tin đến được với nhà đầu tư.

Theo điều tra của Vietstock, số lượng công ty thực hiện đúng quy định về công bố thông tin là rất thấp (5 công ty trong tổng số 392 công ty) (Vietstock, 2012).

iv.Mức độ minh bạch hóa thông tin thấp

Nhưđã nói ở trên, theo đánh giá của báo đầu tư, một trong những vùng trũng nhất của TTCK Việt Nam hiện nay là vấn đề minh bạch thông tin. Năm nào tới mùa báo cáo kết quả kinh doanh cũng có rất nhiều công ty trễ hẹn với các cổ đông, dù cho đó là nghĩa vụ bắt buộc. Chất lượng công bố thông tin cũng là vấn đề đáng bàn khi các con số lợi nhuận trước và sau kiểm toán chênh nhau quá nhiều nhưđã phân tích ở trên. Đồng thời, công ty cũng có xu hướng che giấu những tin xấu, hoặc thông báo rất chậm chễ.

Trên trang Người quan sát của báo Đầu tư chứng khoán số ra ngày 21/03/2012 có bài viết “Vì sao phải minh bạch” (Người quan sát, 2012), ông Trần Văn Tình, một nhà đầu tư của thị trường chứng khoán phàn nàn: “Các doanh nghiệp niêm yết không trung thực, lợi ích nhà đầu tư nhỏ luôn bị chèn ép. Vốn huy động sử dụng tùy tiện”. Trên thực tế, các nhà đầu tư đang mất dần niềm tin ở công ty, mà nguyên nhân chính là do mức độ minh bạch thông tin kém.

v. Việc nắm bắt nhu cầu nhà đầu tư kém hoặc không thểđáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư

Do không quan tâm tới mối quan hệ với nhà đầu tư, các công ty không tiến hành điều tra tâm lý của họ. Nhiều công ty cho rằng chỉ cần công bố thông tin tài chính là đủ. Trên các trang web công ty, rất khó để tìm được thông tin phi tài chính như trách nhiệm xã hội, báo cáo phát triển bền vững… Trong khi đó, ngày nay, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới thông tin phi tài chính. Có nhiều người quan niệm rằng các chỉ số tài chính chỉ cung cấp thông tin về các hoạt động trong quá khứ, trong khi thông tin chiến lược công ty lại hướng tới tương lai của công ty, do đó cần được đánh giá cao. Lại có những nhà đầu tư thể hiện quan điểm kiên quyết không đầu tư vào những công ty gây ô nhiễm môi trường. Việc không hiểu tâm lý nhà đầu tư khiến cho nhu cầu thông tin của nhà đầu tư không được đáp ứng, làm giảm khả năng giữ chân nhà đầu tư hiện tại và thu hút nhà đầu tư tiềm năng của công ty.

vi.Quan hệ với nhà đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế

Trong số các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, các hoạt động thu hút nhà đầu tư nước ngoài rất nghèo nàn. Thậm chí, nhiều người làm công tác IR trình độ ngoại ngữ còn kém, rất khó khăn trong việc giao tiếp với những nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Hiện nay, trang web của một số công ty đã có mục chuyển đổi sang ngoại ngữ khác. Tuy nhiên, số công ty như vậy cũng chưa có nhiều. Hơn nữa, yêu cầu về minh bạch hóa thông tin của các nhà đầu tư nước ngoài rất cao, mà các công ty Việt Nam lại chưa thểđáp ứng được.

Với một lĩnh vực càng mới và còn tồn tại nhiều yếu kém, nó càng chứa đựng nhiều cơ hội cho những cá nhân, tập thể tiên phong trong lĩnh vực đó đểđào sâu và tận dụng lợi thế. Ngày nay, nhiều công ty tư vấn dịch vụ Quan hệ nhà đầu tư ra đời, hoặc các công ty trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết kế hoạt động IR trọn gói cho doanh nghiệp. Đây chính là một cơ hội để nghề IR phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ NHÀ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)