Tình hình thực hiện hoạt động Quan hệ nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội (Trang 41 - 96)

2.2.3.1 Xây dng câu chuyn công ty

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời chưa được bao lâu, hoạt động Quan hệ nhà đầu tư cũng còn khá non trẻ. Không giống như tại các nước trên thế giới, nội dung của hoạt động IR trong các công ty đại chúng Việt Nam khá đơn giản. Câu chuyện công ty chưa được xây dựng tại các công ty niêm yết trên sàn HNX, mà thay vào đó, họ sử dụng các hình thức đơn giản hơn như xác định tầm nhìn sứ mệnh, slogan, và tất nhiên, những hoạt động này đều thể hiện sự kém hiệu quả hơn

trong việc tăng cường mối quan hệ với nhà đầu tư do nó không thể hiện được thế mạnh, tiềm lực mà công ty tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

2.2.3.2 Qun lý mi quan h vi nhà đầu tư

i. Các công cụ truyền thông

Kênh truyền thông được sử dụng phổ biến nhất là thông qua website công ty. Hầu hết các công ty lấy website làm công cụ truyền thông chính, và sử dụng công cụđó khá thường xuyên.

Nguồn: Theo kết quảđiều tra doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả

Nhiều công ty đã xây dựng trang web chuyên nghiệp, là kênh truyền tải thông tin mang lại hiệu quả cao. Tìm hiểu trang web của các công ty niêm yết cho thấy, hầu hết đã có mục riêng dành cho cổ đông công ty. Nội dung chính của các mục này là các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, thông báo về Đại hội cổ đông, bản cáo bạch của công ty, điều lệ công ty, và các tin tức cập nhật trong ngày. Website của công ty chứng khoán Hòa Bình (HBS) là một trong những trang web được bình chọn là thiết kế tốt, cập nhật thông tin bám sát các sự kiện của công ty và các tin tức khác từ thị trường, nền kinh tế, công bố các thông tin bắt buộc đúng thời hạn…

Tuy nhiên, cũng không khó để tìm thấy những website công ty rất sơ sài, chưa có mục dành riêng cho nhà đầu tư, thậm chí việc tìm được báo cáo tài chính công ty cũng không dễ dàng. Một số doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ quản lý thông

92.30% 7.70% 0.00% 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

tin và thực hiện các quyền của cổ đông mà chưa có được quan hệ tương tác hai chiều với nhà đầu tư.

Ngoài kênh truyền thông truyền thống là website, các công ty hiện nay cũng đã đa dạng hóa kênh thông tin và sử dụng chúng ngày càng nhiều hơn.

Bảng 2.3: Mức độ truyền thông qua các kênh thông tin của công ty

Kênh truyền thông

Mức độ truyền thông

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Thông qua website công ty 92,86% 7,14%

Điều tra, khảo sát nhà đầu tư 22,22% 33,33% 44,44%

Cổđông tham quan cơ sở vật chất công

ty 14,29% 71,43% 14,29% Tọa đàm, hội nghị 11,11% 66,67% 22,22% Buổi giới thiệu tiềm năng nhà đầu tư 14,29% 71,43% 14,19% Roadshow 60% 40% Ngày của nhà đầu tư 46,15% 53,85% Khác 22,22% 44,45% 33,33%

Nguồn: Theo kết quảđiều tra doanh nghiệp và tổng hợp của tác giả

Các công ty hiện nay đã quan tâm nhiều hơn tới công tác điều tra khảo sát nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều hoạt động rất được nhà đầu tư coi trọng và đánh giá cao như tham quan cơ sở vật chất công ty, giới thiệu tiềm năng đầu tư lại chưa được nhiều công ty tổ chức do chưa đánh giá hết được vai trò của những hoạt động này, hoặc có thể là do ngân sách dành cho hoạt động IR không đủ để thực hiện những chương trình đó.

Ngoài các kênh truyền thông phổ biến kể trên, nhiều công ty còn đa dạng hóa sang các kênh khác, phù hợp với đặc điểm, hoạt động và mục tiêu của công ty. Ví

dụ như tập đoàn Hoa Sen phát hành bản tin nhà đầu tư hàng quý chứa đựng được nhiều nội dung về công ty trong đó như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tiến độ thực hiện các dự án, thông tin cổ phiếu, và các hoạt động nổi bật khác của công ty. Công ty đã duy trì hoạt động này liên tục qua các quý. Một số công ty tăng cường liên hệ và làm việc với báo chí (báo mạng và báo in), có công ty gọi điện trực tiếp tới nhà đầu tư, email, conference call…

ii. Nội dung truyền thông

So với những năm đầu khi thị trường chứng khoán mới hình thành, công tác công bố thông tin của các công ty niêm yết ngày nay hiện đang có những tiến triển trông thấy.

Ban đầu, việc công bố thông tin chỉ nhằm thực hiện yêu cầu minh bạch thông tin của UBCK, những thông tin được công bố hầu hết là các thông tin bắt buộc. Dần dần, khi công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ với nhà đầu tư, các công ty chuyển sang trao đổi thông tin với nhà đầu tư, nghĩa là truyền thông kết hợp với thu thập thông tin phản hồi, hoặc giải đáp thắc mắc của nhà đầu tư.

• Về dòng thông tin phát đi

Các thông tin mà công ty cung cấp tới nhà đầu tư ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng về kênh truyền tải.

Ngoài việc đăng tải nội dung thông tin về các sự kiện công ty thông qua website hoặc gửi trực tiếp tới nhà đầu tư, các công ty còn truyền tải thông tin tổng hợp, phân tích tài chính và chứng khoán của công ty qua các trang tổng hợp trực tuyến (vneconomy.vn, vietstock.vn, cafef.vn…). Theo điều tra của Masso Survey, các trang tổng hợp trực tuyến này chính là kênh thông tin mà các nhà đầu tư tham khảo nhiều nhất trước khi ra quyết định có mua cổ phiếu của công ty hay không (Tập đoàn Masso, 2011). Ngày nay, các công ty có xu hướng phát triển những kênh có sự tương tác trực tiếp giữa công ty với nhà đầu tư như khảo sát nhà đầu tư, hội thảo, tọa đàm… Buổi giới thiệu tiềm năng đầu tư của Petrolimex với tên “Cổ phần hóa Petrolimex - Cơ hội đầu tư” được tổ chức hồi tháng 7/2011 đã thu hút sự chú ý

của nhiều công ty đấu giá, dịch vụ tư vấn, các nhà phân tích, báo giới, đặc biệt là có sự tham gia của đông đảo các nhà đầu tư tiềm năng…

Buổi giới thiệu tiềm năng đầu tư cung cấp thông tin chủ yếu về vấn đề cổ phần hóa Petrolimex, giải đáp các câu hỏi về khả năng phát triển của công ty và cơ hội đầu tư vào Petrolimex trước khi chính thức phát hành cổ phiếu ra công chúng. Ngoài ra, một số buổi giới thiệu tiềm năng đầu tư khác có thể kểđến như buổi giới thiệu tiềm năng của CTCP Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (15/12/2009), của Tập đoàn Đức Long Gia Lai (16/06/2010), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (16/11/2010)…

Trong nội dung công bố thông tin, vấn đề trách nhiệm xã hội còn chưa được chú trọng nhiều ở các công ty HNX. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, tình hình đã có nhiều tiến triển. Trong báo cáo thường niên của một số công ty đã có mục báo cáo trách nhiệm xã hội, hay các website cũng đã xây dựng khu vực CSR như trên website của CTCP Đầu tư và

Xây dựng Thành Nam, trách nhiệm xã hội của công ty được đặt trong một khu vực riêng, luôn nhận được nhiều sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty. Trong đó, công ty thể hiện cam kết về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng, tăng giá trị cổ phiếu, tạo điều khiện phát triển cho nhân viên. Công ty đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm đối với cộng đồng thông qua việc hạn chế các tác động ảnh hưởng tới môi trường nhờ các hoạt động Xanh, đầu tư vào các chương trình cộng đồng địa phương trên khắp thế giới…

Tuy đã có nhiều cố gắng và tiến bộ trong công tác công bố thông tin như vậy, xét mặt bằng chung, các công ty vẫn còn chưa xây dựng được hệ thống công bố thông tin đạt yêu cầu. Chỉ nói tới việc đáp ứng yêu cầu công bố thông tin do Uỷ

Hình 2.1: Quy chế trách nhiệm xã hội của CTCP Thành Nam

ban chứng khoán đưa ra, theo bình chọn của Vietstock, trong số gần 400 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, mới chỉ có 5 công ty không bị vi phạm các chếđộ về báo cáo và công bố thông tin đó là các công ty có mã chứng khoán: HBS, LBE, SHS, TCT, TET. Còn lại, các công ty khác nếu không vì mắc lỗi này thì lại vi phạm quy định khác (Vietstock, 2012). Năm 2011, một loạt công ty nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBCKNN như các mã chứng khoán: HJS, SSS, HAP, SD4, VNT, NLC, S64, S74… Các lỗi chính mà các công ty mắc phải đó là chậm nộp báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin bất thường, chậm công bố thông tin về việc giải trình chênh lệch trước và sau kiểm toán…

Các công ty nhìn chung cũng chưa tận dụng được lợi thế mà website có thể mang lại. Hầu hết các thông tin về công ty niêm yết mà nhà đầu tư có được là dựa vào nguồn tin từ các kênh thông tin tổng hợp trực tuyến và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Lượng thông tin ít ỏi đó chưa thểđáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Theo thống kê của Vietstock, mặc dù mùa đại hội chủ yếu diễn ra vào tháng 4, nhưng cho tới hiện tại là cuối tháng 3, trên sàn HNX vẫn có tới 250 trong tổng số 384 công ty niêm yết chưa công bố tài liệu phiên họp Đại hội cổđông trên website. Thậm chí, nhiều khi chỉ có Đại hội, còn cổ đông thì không có trong tay bất cứ tờ trình nào khi tham dự (Vietstock, 2011).

Một vấn đề nữa còn tồn tại, như ông Võ Hữu Tuấn - Phó tổng giám đốc công ty chứng khoán Bảo Việt (BVS) phát biểu tại hội thảo Giá trị lâu dài của Quan hệ nhà đầu tư: “Thông tin trên thị trường chứng khoán thời gian qua được công bố nhiều nhưng không cô đọng và chất lượng không cao. Nhà đầu tư không biết đâu là thông tin chính xác. Lâu nay, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm tới vấn đề công bố thông tin, họ thường chỉ công bố thông tin tốt về mình, còn những tin xấu, tiêu cực thì không thích công bố” (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, 2010).

• Xử lý tin xấu

Thời gian qua, một số công ty niêm yết đã có những phản ứng mau lẹ trước các sự cố ngoài ý muốn bằng việc cung cấp tin xấu một cách nhanh chóng, kịp thời tới nhà đầu tư. Những công ty này đang được coi là điểm sáng của TTCK Việt Nam

hiện nay. Một số ít các công ty lớn thể hiện sự minh bạch thông tin và cũng là để khẳng định niềm tin với nhà đầu tư bằng việc công bố báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý với sự rà soát ban đầu của công ty kiểm toán…

Tuy nhiên, chưa có được nhiều công ty xử lý nhanh lẹ, công khai như vậy. Ông Steven R.Champion, chủ tịch quản lý quỹ Nanking Road, đã khuyến cáo: Với các công cụ tài chính hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều hình thức đánh bóng tên tuổi và cả các thủ thuật giấu đi những khó khăn và bất ổn (Minh Tuấn - Thành Nam, 2012). Điển hình dễ thấy nhất là tình trạng các công ty giấu giếm báo cáo lỗ, hoặc thay đổi số liệu nhằm che đi khoản lỗ thực của công ty. Mỗi năm, hàng loạt các công ty giảm lãi, hoặc thậm chí chuyển lãi thành lỗ sau khi kiểm toán báo cáo tài chính. Năm 2011, tình hình cũng chưa được khắc phục. Rất nhiều công ty được tìm thấy giảm lãi sau kiểm toán như Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) giảm gần 257 tỷđồng, các công ty có mã chứng khoán IVS, TH1 lợi nhuận sau kiểm toán giảm lần lượt là 37%, 42%, Hanoimilk lỗ tăng 40%..., nhiều công ty từ lãi chuyển thành lỗ như Công ty cổ phần dược thú y Lai Cậy từ lãi 532 triệu đồng thành lỗ 3,3 tỷđồng… Xu hướng hiện nay đó là các công ty đưa tin một cách mập mờ kiểu như “Lợi nhuận tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái”, nhưng lại không nói rõ là vốn điều lệđã tăng lên 300%...

Ông Chris Von Selle, Giám đốc điều hành của J.Walter Thompson Vietnam phát biểu trong hội thảo “Giá trị lâu dài của Quan hệ nhà đầu tư” hồi tháng

5/2010: Các nhà đầu tư thường rất tò mò. Nếu doanh nghiệp công khai rủi ro, nêu rõ chiến lược đối phó với rủi ro, họ có cơ hội tạo được niềm tin với nhà đầu tư

(Tổng công ty cổ phần và kinh doanh vốn Nhà nước, 2010). Những người sở hữu cổ phiếu sẽ xem xét khả năng và hi vọng công ty ngăn chặn được rủi ro. Họ sẽ giữ lại cổ phiếu thay vì bán nó đi. Tin xấu thường khó giữ. Vì vậy, các công ty nên thay đổi cách nhìn nhận về việc công khai thông tin, xác định hướng giải quyết cho vấn đềđể gây dựng niềm tin với nhà đầu tư.

• Tin đồn

Khả năng tiếp cận thông tin chính thống bị hạn chếđã khiến thị trường chứng khoán trở nên khá nhạy cảm với các tin đồn xấu. Ông Nguyễn Trung Thẳng, chủ

tịch tập đoàn Masso cho biết “Thị trường có thể không bị ảnh hưởng bởi tin đồn tốt, nhưng chỉ cần một tin đồn không tốt thì không chỉ có cổ phiếu của công ty bị giảm giá mà cả thị trường cũng bịảnh hưởng lây” (Tập đoàn Masso, 2011).

Gần đây, trên thị trường chứng khoán nổi lên tin đồn Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thâu tóm Ngân hàng Habubank (HBB). Tin đồn không có cơ sở này đã gây ảnh hưởng lớn tới uy tín và hoạt động của các ngân hàng, và nhất là làm nhiễu thông tin trên thị trường. Các cổđông HBB đẩy mạnh việc bán cổ phiếu. Chỉ trong mười lăm phút, nhà đầu tưđã bán ra 12 triệu cổ phiếu HBB. Giá cổ phiếu HBB có lúc rơi xuống giá sàn 6.300 đồng. Không đợi quá lâu, ngày 13/03/2012, Habubank gửi thông cáo báo chí bác bỏ tin đồn trên. Tại trang web của công ty, HBB cũng cập nhật thông tin bác bỏ tin đồn. Cho tới ngày 18/03, giá cổ phiếu HBB bắt đầu tăng nhẹ, và tăng dần trở lại trong những ngày cuối tháng 3. Cùng với phản ứng mau lẹ tương tự với các tin đồn là trường hợp của công ty chứng khoán Kim Long (KLS) khi xuất hiện bài báo nêu nghi vấn 1.600 tỷ đồng cổ phiếu cầm cố ngoại bảng trong báo cáo tài chính quý II/2011 thuộc về các lãnh đạo công ty, hay CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) khi phương tiện truyền thông đưa tin sai lệch về việc cá tra của công ty bị ngưng bán ở Anh. Ngay lập tức, các công ty gửi thông tin chính thức tới cơ quan quản lý, báo đài bác bỏ thông tin không có thật.

Theo kết quảđiều tra, khi thị trường xuất hiện tin đồn, hầu như không có công ty nào lựa chọn im lặng trong mọi trường hợp. Một số công ty có hướng lên tiếng bác bỏ tin đồn trong bất cứ trường hợp nào. Trong khi nhiều công ty khác thận trọng hơn, với những tin đồn gây hậu quả ít nghiêm trọng thì im lặng và chỉ lên tiếng khi tin đồn gây hậu quả nghiêm trọng.

40% 48% 0% 12% Biu đồ 2.7: Tình hình x lý tin đồn Bác bỏ mọi tin đồn Im lặng nếu tin đồn ảnh hưởng ít, bác bỏ tin đồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng Im lặng

Khác

Nguồn: Theo kết quảđiều tra và bảng tổng hợp của

Tuy nhiên, những công ty phản ứng mau lẹ với tin đồn nhưđã phân tích ở trên không phải là nhiều. Khi gặp tình huống bất ngờ, đa số các công ty còn rất lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu do thiếu kinh nghiệm xử lý, nhân viên IR không chuyên nghiệp. Tới khi dập tắt được tin đồn thì nhiều nhà đầu tư đã chịu thiệt hại nghiêm trọng do tin đồn gây ra việc ra quyết định sai.

Một mặt yếu nữa được tìm thấy trong quá trình điều tra về phản ứng đối với

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán hà nội (Trang 41 - 96)