Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn. Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, trên 86 triệu dân. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Vì vậy mảng kinh doanh này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các Ngân hàng và khách hàng.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN 3
1.1 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG CÁ NHÂN 3
1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CÁ NHÂN 6
1.2.1.Đối với Ngân hàng 6
1.2.2 Đối với khách hàng 7
1.2.3 Đối với nền kinh tế 8
1.3 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG CÁ NHÂN 8
1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng 8
1.3.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng 9
1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 10
1.3.4 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng 11
1.3.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay 12
1.4 QUY TRÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN 13
1.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN 21
1.5.1 Dư nợ tín dụng 22
1.5.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 22
1.5.3 Tỷ lệ nợ xấu 23
1.5.4 Tỷ lệ thu lãi từ tín dụng cá nhân so với tín dụng 24
1.5.5 Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân 24
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 26
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 29
Trang 22.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
ABBANK 36
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank 36
2.2.2 Các sản phẩm tín dụng cá nhân tại ABBank 37
2.2.3 Quy trình tín dụng cá nhân tại ABBank 42
2.2.4.Lãi suất cho vay 45
2.2.5 Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank 45
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK 55
2.3.1.Kết quả đạt được 55
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 56
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK 61
3.1 DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 61
3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK TRONG THỜI GIAN TỚI 62
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÍA ABBANK 63
3.3.1 Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng 63
3.3.2 Hoàn thiện quy trình tín dụng 65
3.3.3 Nâng cao hiệu quả truyền thông ngân hàng 67
3.3.4 Hoàn thiện chính sách lãi suất 68
3.3.5 Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69
3.3.6 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 71
3.3.7 Mở rộng mạng lưới ngân hàng 72
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 74
3.4.1 Về phía NHNN 74
3.4.2 Về phía Chính phủ 76
KẾT LUẬN 78
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnhtranh sôi động giữa các ngân hàng Tiềm năng để phát triển thị trường này làrất lớn Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, trên 86 triệudân Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện,phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao Vì vậy mảng kinh doanhnày đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các Ngân hàng và khách hàng.Trong số các Ngân hàng TMCP, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)
đã trở thành một cái tên thân thuộc với nhiều khách hàng Với tầm nhìn chiếnlược của mình, ABBank đang nỗ lực hướng đến trở thành một NHTM hàngđầu Việt Nam; hoạt động theo mô hình NHTM trọng tâm bán lẻ theo nhữngthông lệ quốc tế tốt nhất với công nghệ hiện đại, đủ năng lực canh tranh vớicác ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam Với hơn100.000 khách hàng cá nhân trên cả nước, mảng tín dụng cá nhân là hoạtđộng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả hệ thống An Bình Tuy nhiên,trong thời gian qua, mảng tín dụng cá nhân của ABBank vẫn còn tồn tại một sốhạn chế, đồng thời tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian tới được dự báo là sẽ
có nhiều khó khăn cho hoạt động tín dụng, đòi hỏi ngân hàng cần phải có nhữnggiải pháp để có thể duy trì và phát triển mảng kinh doanh này Do vậy, em quyết
định chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp cuả mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu như dư nợ của tín dụng cá nhân,chất lượng tín dụng cá nhân tại ABBank, kết hợp với lý luận và thực tiễn; qua
Trang 5đó đề xuất một số giải pháp nhằm đem lại kết quả tốt hơn cho hoạt động tíndụng của Ngân hàng trong thời gian tới.
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp so sánh, phân tích số liệuqua các năm để luận chứng
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tín dụng cá nhân tại ABBanktrong khoảng thời gian hơn 3 năm, từ năm 2008 đến nay, từ khi khủng hoảngtài chính tại Mỹ lan rộng ra toàn cầu cho tới nay, đồng thời đề ra một số giảipháp phát triển hoạt động này tại Ngân hàng trong thời gian tới
5 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề chung về tín dụng và tín dụng cá nhân
Chương 2: Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình
Chương 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP An Bình
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bài viết không thểtránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự góp ý củathầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện bài viết của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của côgiáo Lê Thị Thanh cùng sự giúp đỡ của các cán bộ Ngân hàng TMCP AnBình đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này
Nhân dịp này, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trườngĐại học Ngoại thương nói chung và các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàngnói riêng đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ để em có được như ngày hôm nay
Trang 6CHƯƠNG I:
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN1.1 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan củaquá trình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn
ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế
Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định; khiđến hạn, người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị banđầu Như vậy, theo quan điểm này tín dụng có 3 nội dung chủ yếu: tínhchuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả
Với vai trò là trung gian tài chính, các NHTM đứng ra huy động nguồnvốn nhàn rỗi từ những người dư thừa vốn, đồng thời phân phối lại cho nhữngngười cần vốn trong xã hội Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyểnnhượng tài sản (vốn) giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền kinh tế,trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay
Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác” Như vậy tín dụng có thể thể hiện dưới các hình
thức khác nhau: tín dụng bằng tiền (cho vay), tín dụng bằng tài sản (cho thuêtài chính), tín dụng bằng chữ tín (bảo lãnh) Tuy nhiên, trong hoạt động tíndụng thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tạicác NHTM Do đó, thuật ngữ tín dụng và cho vay thường được dùng đan xen
và thay thế cho nhau
Trang 7Nếu căn cứ vào các chủ thể vay vốn, tín dụng có thể được chia làm 3loại: tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn), tín dụng cá nhân (tín dụng
bán lẻ), và tín dụng cho các tổ chức tài chính Như vậy, tín dụng cá nhân là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình.
Nhu cầu vốn của cá nhân, hộ gia đình chủ yếu là nhu cầu về cư trú: mua sắm,sửa chữa, xây dựng nhà cửa; nhu cầu mua sắm tiện nghi: ô tô, xe máy…; nhucầu chi tiêu hàng ngày; nhu cầu chi đào tạo, y tế, giáo dục; nhu cầu phát triểnsản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình…
Trên thế giới, tín dụng cá nhân đã được phát triển mạnh mẽ từ đầunhững năm 80 của thế kỷ XX Các ngân hàng không chỉ giới hạn hoạt độngcấp tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp, mà đã chú trọng hơn nhiềuđến các khách hàng cá nhân Ở Việt Nam, cho vay với các khách hàng cánhân chỉ bắt đầu từ những năm 1993 – 1994, thời gian đầu chỉ tập trung vàocho vay trả góp, các sản phẩm cung ứng còn đơn điệu Những năm gần đây,cho vay cá nhân đang có xu hướng nở rộ cùng với sự phát triển của kinh tế xãhội thời kì mở cửa và hội nhập Với thị trường rộng lớn hơn 86 triệu dân, màtrong đó chủ yếu là dân số trẻ, với mức thu nhập ngày càng cao và phongcách sống hiện đại, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm lớn, mảng tín dụng cá nhânhứa hẹn là mảng kinh doanh đầy tiềm năng và có tính cạnh tranh cao cho cácngân hàng
Tín dụng cá nhân là một loại hình của tín dụng, vì vậy nó mang nhữngđặc điểm chung của tín dụng
Thứ nhất, tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cấp tín dụng
cho khách hàng, cá nhân hay doanh nghiệp, khi có lòng tin vào việc kháchhàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng,hiệu quả và có khả năng trả nợ (gốc và lãi) đúng hạn
Thứ hai, tín dụng là việc chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn.
Ngân hàng là trung gian tài chính, vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa là
Trang 8người cho vay Nguồn vốn ngân hàng sử dụng để cho vay được lấy từ nguồnvốn huy động, do vậy, tất cả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho kháchhàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng có thể hoàn trả vốn huyđộng Để xác định thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tínhchất thời hạn nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển vốn của đối tượngcho vay Nếu nguồn vốn của ngân hàng ổn định thì thời hạn cho vay có thể dàihơn; và ngược lại, nếu vốn của ngân hàng không ổn định và kì hạn ngắn, ngânhàng chỉ có thể cho vay với thời hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh toán.Đồng thời, thời hạn vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đốitượng vay Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ luân chuyển vốn của người đivay, khi đó đến kì trả nợ mà khách hàng vẫn chưa có nguồn để trả nợ, gây khókhăn cho khách hàng Nhưng nếu thời hạn vay dài hơn chu kỳ luân chuyểnvốn, khách hàng rất có thể sẽ sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay màngân hàng khó có thể kiểm soát được, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng Đối vớikhách hàng cá nhân, thời hạn vay thường là ngắn và trung hạn vì các khoản vaythường nhỏ, nhằm trang trải cho các nhu cầu tiêu dùng cần thiết.
Thứ ba, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên
nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Đây chính là thuộc tính riêng có của tín
dụng Người đi vay phải trả thêm một khoản lãi ngoài gốc, là chi phí của việc
sử dụng vốn vay Đây là nguồn để ngân hàng bù đắp chi phí hoạt động, cũngnhư tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Để thực hiện nguy tắc này, ngân hàngphải xác định lãi suất thực dương, hay lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệlạm phát (lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát)
Ngoài ra, hoạt động tín dụng cá nhân còn mang một số đặcđiểm riêng như:
- Quy mô: quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay
lớn Các khoản tín dụng cấp cho khách hàng cá nhân là tương đối nhỏ so vớitín dụng cấp cho doanh nghiệp Hầu hết khách hàng tìm đến ngân hàng khi đã
Trang 9là tất cả các cá nhân trong xã hội với nhu cầu hết sức đa dạng Do đó tổng quy
mô các khoản tín dụng cá nhân là cũng khá lớn
- Lãi suất: lãi suất cho vay cá nhân thường cao hơn cho vay đối với
doanh nghiệp Đối với các khoản vay cá nhân, ngân hàng thường tốn nhiềuchi phí cho việc xác định thẩm định và xét duyệt vay Số lượng các khoản vaythì rất lớn, nhưng quy mô mỗi khoản vay lại nhỏ Để bù đắp chi phí và thu lợinhuận, ngân hàng thường đặt ra mức lãi suất cao hơn so với cho vay doanhnghiệp Tuy nhiên, khách hàng thường quan tâm đến số tiền mà mình phải trảhơn là lãi suất mà mình phải chịu
- Nhu cầu vay: nhu cầu vay của khách hàng cá nhân thường nhạy cảm
theo chu kỳ kinh tế, tăng lên khi nền kinh tế mở rộng và giảm xuống khi nềnkinh tế suy thoái Ngoài ra nhu cầu vay còn phụ thuộc nhiều vào hai biến số làmức thu nhập và trình độ học vấn của người vay
- Nguồn trả nợ: nguồn trả nợ của khách hàng chủ yếu phụ thuộc vào
nguồn thu nhập của họ Nguồn trả nợ này có thể có những biến động lớn, phụthuộc vào quá trình làm việc, kĩ năng và kinh nghiệm đối với công việc của
họ Sự kiểm soát các nguồn thu này nhiều khi rất khó khăn
- Rủi ro: các khoản vay cá nhân thường có độ rủi ro cao hơn cho vay
với doanh nghiệp Chất lượng thông tin tài chính do khách hàng cung cấpthường không cao Tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng, quyết định sựhoàn trả của khoản vay, song nó lại là yếu tố định tính, rất khó xác định.Ngoài ra, do nguồn trả nợ của cá nhân chủ yếu là từ thu nhập của người vay,
có thể có những biến động lớn Khả năng trả nợ của khách hàng còn phụthuộc vào tình trạng sức khỏe của khách hàng, đặc biệt nếu người vay chếtngân hàng sẽ khó có thể thu hồi nợ Do vậy các khoản tín dụng cá nhân luônđược quản lý chặt chẽ và linh hoạt, đảm bảo an toàn cho ngân hàng và thường
là các khoản vay có tài sản đảm bảo
1.2 VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG CÁ NHÂN
1.2.1.Đối với Ngân hàng
Trang 10Tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, từ đó ngân hàng có thể
mở rộng các hoạt động dịch vụ khác với khách hàng cá nhân như tăng khảnăng huy động tiền gửi, dịch vụ thanh toán, tư vấn… Đây là kênh Marketinghiệu quả đối với ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh giành thị phần trên thịtrường tài chính
Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó nâng cao lợinhuận và phân tán rủi ro ngân hàng Các khoản vay cá nhân tuy có quy mônhỏ nhưng số lượng lại khá lớn, do vậy tổng quy mô tài trợ cũng rất lớn.Đồng thời, lãi suất áp dụng đối với khách hàng cá nhân thường cao hơn so vớikhách hàng doanh nghiệp để bù đắp chi phí cho vay nên các khoản vay cánhân đóng góp một phần lợi nhuận không nhỏ trong tổng lợi nhuận của ngânhàng
Đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ hoặc mới thành lập, việc cạnh tranhvới các ngân hàng lớn, lâu đời trong việc giành các khách hàng doanh nghiệplớn (thường là các khách hàng có nhu cầu vốn lớn để phục vụ sản xuất kinhdoanh) là rất khó khăn, hoặc khi đã có khách hàng nhưng ngân hàng thì quy
mô vốn của ngân hàng cũng không đủ đáp ứng để cho vay Vì vậy, mảng tíndụng cá nhân sẽ là mảng kinh doanh đầy tiềm năng đối với ngân hàng
1.2.2 Đối với khách hàng
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, đặc biệt đối với cáckhoản vay cho nhu cầu chi tiêu có tính chất cấp bách, nhờ đó khách hàng cóthể được sử dụng các tiện ích trước khi tích lũy đủ số tiền cần thiết Trongđiều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu tiêu dùng vàmua sắm của các cá nhân là vô cùng lớn Tuy nhiên họ lại cần thời gian tíchlũy để chi trả cho những nhu cầu đó Vì vậy tín dụng ngân hàng có thể giúpkhách hàng thỏa mãn nhu cầu của mình, góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống
Trang 11Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho vay của ngân hànghợp lý hơn nhiều so với lãi suất vay “nóng” bên ngoài thị trường Thời hạncho vay và phương thức trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng trả nợ của kháchhàng Điều kiện và thủ tục để có được khoản vay không quá phức tạp.
1.2.3 Đối với nền kinh tế
Góp phần luân chuyển vốn, tăng lưu thông hàng hóa, kích cầu, nhờ đótạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư, gópphần thực hiện xoá đói giảm nghèo Xét trên góc độ kinh tế vĩ mô: dịch vụngân hàng bán lẻ đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm nănglớn trong dân cư để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân, hạn chếdùng tiền mặt và tiết kiệm chi phí thời gian, tiền bạc cho xã hội
1.3 PHÂN LOẠI TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Hiện nay cùng với xu thế phát triển và cạnh tranh, các ngân hàng đềunghiên cứu đưa ra nhiều hình thức tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa khách hàng, từ đó đa dạng hóa danh mục đầu tư, thu hút khách hàng, tăngtrưởng lợi nhuận, phân tán rủi ro và đứng vững trong cạnh tranh Đối vớikhách hàng cá nhân, ngân hàng cũng cung cấp rất nhiều loại hình tín dụng,nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Về cơ bản, các tiêu chí đểphân loại tín dụng cá nhân cũng giống các tiêu chí để phân loại tín dụngchung Có thể phân loại tín dụng cá nhân theo một số tiêu chí sau:
1.3.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 1 năm Với tín dụng cho
doanh nghiệp, nguồn vốn này được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu độngtạm thời Còn với tín dụng cá nhân nói riêng, tín dụng ngắn hạn là hình thứctín dụng chủ yếu, vì nó thường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cần thiết của cánhân và hộ gia đình Rủi ro cho ngân hàng là khá nhỏ khi cho vay ngắn hạn,
Trang 12vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có ngân hàng cũng cóthể dự tính được
- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5
năm Với các doanh nghiệp, đây là loại hình quan trọng hình thành nguồn vốnlưu động Đối với cá nhân, tín dụng trung hạn phục vụ cho các nhu cầu vốn cóthời hạn tương đối dài hơn như mua ô tô, xây dựng nhà cửa…
- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Các doanh
nghiệp thường sử dụng nguồn tín dụng này chủ yếu đáp ứng nhu cầu đầu tưdài hạn: xây dựng cơ bản ( nhà xưởng, dây chuyền sản xuất…), xây dựng cơ
sở hạ tầng ( đường xá, cảng biển, sân bay…) hay cải tiến và mở rộng sản xuất
có quy mô lớn Còn đối với các cá nhân, tín dụng dài hạn được cung cấp khiquy mô khoản vay lớn, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu mua sắm đất đai, nhàcửa Nhìn chung, đối với ngân hàng, tín dụng dài hạn tiềm ẩn rủi ro lớn
1.3.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng
Các sản phẩm cho vay dành cho khách hàng cá nhân thường được pháttriển và thiết kế tương tự như sản phẩm tín dụng truyền thống nhưng cónhững nét đặc thù riêng của từng NHTM Căn cứ vào mục đích sử dụng vốncủa khách hàng cá nhân, có thể chia tín dụng cá nhân thành các loại:
- Cho vay bất động sản: cho vay bất động sản là sản phẩm tín dụng dành
cho khách hàng cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà, hợp thức hóa nhàđất, xây dựng sửa chữa nhà của khách hàng nhưng chưa thể thực hiện được dogặp khó khăn về tài chính
- Cho vay tiêu dùng: cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu
cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sốngdân cư Khách hàng vay là những người có thu nhập không cao nhưng ổn
Trang 13định, chủ yếu là công nhân viên chức hưởng lương và có việc làm ổn định Sốlượng khách hàng vay thường rất đông.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: cho vay sản xuất kinh doanh là loại cho
vay nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh củanhững cá nhân hay hộ gia đình sản xuất kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ Sốlượng khách hàng có nhu cầu vay là khá lớn, nhưng doanh số cho vay khôngcao lắm do trình độ và thời gian của khách hàng thường hạn chế nên nhiều khicác khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng Muốn đẩy mạnh lại hình này,ngân hàng cần có đội ngũ nhân viên tín dụng năng động và linh hoạt, có thểđến tận nơi tiếp xúc khách hàng, thay vì thụ động ngồi chờ khách hàng tìmđến ngân hàng
- Cho vay nông nghiệp: thực ra cho vay nông nghiệp cũng là cho vay sản
xuất kinh doanh nhưng tập trung vào các hộ sản xuất nông nghiệp như trồngtrọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Cho vay nông nghiệp ngoài việc đápứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làgóp phần thay đổi tập quán làm ăn, chuyển từ sản xuất nhỏ phục vụ thị trườngđịa phương sang sản xuất quy mô lớn hơn, hướng đến thị trường xuất khẩurộng lớn Có như vậy mới thay đổi được căn bản đời sống của nông dân ởnông thôn
1.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
- Tín dụng trực tiếp: là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách
hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp chongân hàng Ưu điểm của hình thức tài trợ này là: rất linh hoạt vì có sự đàmphán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định cho vay hay khônghoàn toàn do ngân hàng quyết định, ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng triệt đểtrình độ kiến thức kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Hơn nữa, khi khách hàngquan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng họ sẽ sử dụng các dịch vụkhác của ngân hàng như mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chuyển
Trang 14tiền và như vậy quyền lợi của cả hai phía ngân hàng và khách hàng đềuđược thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp của cả hai bên.
- Tín dụng gián tiếp: là hình thức ngân hàng cấp tín dụng qua một trung
gian ủy thác Đối với các khách hàng cá nhân, trung gian ủy thác có thể là nhàbán lẻ hàng hóa, dịch vụ Theo hình thức này ngân hàng sẽ ký kết hợp đồngvới chính nhà cung cấp, thực ra là mua những khoản nợ, để trên cơ sở đó nhàcung cấp sẽ bán chịu hàng hoá cho người tiêu dùng Hợp đồng ký kết giữangân hàng và nhà cung cấp quy định rõ điều kiện bán chịu như: đối tượngkhách hàng được bán chịu, loại hàng được bán chịu, số tiền được bánchịu v.v Thông qua những điều kiện đó mà nhà cung cấp sẽ thoả thuận vớikhách hàng của mình về việc bán chịu hàng hoá
1.3.4 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng
- Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có
bảo lãnh của người thứ ba Hình thức tín dụng này áp dụng với những kháchhàng không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc phải có bảolãnh Tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh của người thứ ba là căn cứ pháp lý đểngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính (dòng tiền) củacon nợ thiếu hụt, tạo áp lực buộc con nợ phải trả nợ, giảm thiểu rủi ro chongân hàng Như đã trình bày ở phần đặc điểm, hầu hết các khoản tín dụng cấpcho cá nhân là tín dụng có bảo đảm
- Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế
chấp hoặc không có bảo lãnh của người thứ ba Hình thức này chủ yếu được
áp dụng đối với các khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, thu nhậpngoài việc trang trải các chi tiêu thường xuyên còn có tích luỹ để trả nợ vay(công chức, viên chức trong biên chế nhà nước, nhân viên có hợp đồng laođộng dài hạn ) Hình thức vay tín chấp phù hợp với những món vay giá trịkhông lớn, thời hạn vay thường là ngắn hạn
Trang 151.3.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay
- Tín dụng trả góp: Theo hình thức tài trợ này, thì người đi vay trả nợ cho
ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định dongân hàng quy định (tháng, quý ) Hình thức này áp dụng cho các khoản vay
có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không
đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay Đối với loại cho vay này ngân hàngcần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:
Loại tài sản được tài trợ: thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt
hơn khi tài sản hình thành từ tiền vay thỏa mãn nhu cầu lâu bền của họ trongtương lai Với mỗi ngân hàng, họ rất quan tâm đến việc lựa chọn tài sản để tàitrợ và thường họ chỉ muốn tài trợ cho những tài sản có thời gian sử dụng dài,
có giá trị lớn; với những tài sản này, người vay có thể hưởng tiện ích của nótrong một khoảng thời gian dài
Số tiền phải trả trước: với hình thức này, ngân hàng sẽ yêu cầu
người đi vay phải có vốn tự có trên tổng phương án xin vay, phần còn lạingân hàng sẽ cho vay, thường chỉ cho vay từ 45% - 65% tổng giá trị tài sảntùy theo các yếu tố như: loại tài sản, thị trường tiêu thụ tài sản sau khi đã sửdụng, thực lực tài chính, trình độ và nhân thân, lai lịch của người vay Quyđịnh này của ngân hàng nhằm tránh trường hợp khách hàng dùng tài sản hìnhthành từ vốn vay làm tài sản thế chấp, khi phải phát mại tài sản không gâynhiều rủi ro cho ngân hàng
Điều khoản thanh toán.
+ Số tiền thanh toán mỗi kì hạn phải phù hợp với khả năng về thu nhậpsau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu khác
+ Giá trị tài sản không được thấp hơn số tiền cho vay chưa được thu hồi.+ Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ
bị giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên
+ Số tiền mà khách hàng phải thanh toán mỗi kì hạn trả nợ có thể đượctính bằng các phương pháp như sau:
Trang 16Phương pháp lãi đơn: theo đó, vốn gốc người đi vay phải trả từng kì hạn
trả nợ được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn gốc ban đầu chia cho số kì hạnthanh toán hoặc có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài chính
Phương pháp lãi gộp: đây là phương pháp thường được áp dụng trong
cho vay trả góp
Vấn đề phân bổ lãi vay theo thời gian.
Khi sử dụng phương pháp lãi gộp để tính lãi, các ngân hàng thường tiếnhành phân bổ phần lãi cho vay đã được tính Việc phân bổ có thể được thựchiện theo định kì gắn liền với các kì hạn thanh toán hoặc có thể được thựchiện theo quý hoặc theo năm tài chính
Vấn đề trả nợ trước hạn:
Khi người đi vay trả nợ trước hạn xảy ra trường hợp: nếu tiền trả góptheo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rất đơn giản, người đi vay chỉ phải thanhtoán toàn bộ gốc còn thiếu và lãi vay của kì hạn hiện tại cho ngân hàng Tuynhiên nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì vấn đề sẽ phức tạphơn vì theo phương pháp này, lãi được giả định rằng tiền vay sẽ được kháchhàng sử dụng cho đến lúc kết thúc hợp đồng, nếu khách hàng trả nợ trước hạnthì thời hạn nợ thực tế sẽ khác với thời hạn nợ ban đầu và như vậy số tiền lãiphải trả cũng có sự thay đổi Khi đó, người ta sẽ sử dụng phương pháp phân
bổ lãi cho vay theo thời gian để tính số lãi thực tế phải thu, dựa trên thời hạn
nợ thực tế
- Tín dụng hoàn trả một lần: Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền
vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đếnhạn Đặc điểm của các khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời hạncho vay ngắn Ngân hàng áp dụng hình thức này sẽ không mất nhiều thời giannhư khi phải tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ
1.4 QUY TRÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Quy trình tín dụng là tổng hợp các quy tắc, quy định của ngân hàng
Trang 17tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ
và gắn bó với nhau Nhìn chung, quy trình tín dụng có thể phân ra làm 5 bước
cơ bản sau: lập hồ sơ tín dụng; thẩm định tín dụng; quyết định tín dụng; giảingân; giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng
Bước 1: Lập hồ sơ tín dụng
Đây là giai đoạn tạo nguồn thông tin khởi đầu cho giao dịch của kháchhàng với ngân hàng, hình thành cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụngsau này Xét về mặt thủ tục hành chính, đây là giai đoạn hình thành các giấy
tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng thực sự có nhu cầu về vốn tín dụng, cũngnhư chứng minh được tính hợp pháp về nhân thân khách hàng và tính tựnguyện xin cấp tín dụng của khách hàng Đối với các khách hàng cá nhân,ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ sau trong hồ sơ tíndụng:
Giấy đề nghị vay vốn: theo mẫu của ngân hàng
Hồ sơ pháp lý: CMND, sổ hộ khẩu/tạm trú, giấy chứng nhận đăng kýkết hôn/xác nhận độc thân… của người vay, người hôn phối và bên bảolãnh (nếu có)
Hồ sơ thuyết minh vay vốn: trình bày mục đích sử dụng vốn
Hồ sơ chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợpđồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh… của người vay vàngười cùng trả nợ
Hồ sơ tài sản đảm bảo
Nhìn chung đối với khách hàng cá nhân, thủ tục lập hồ sơ tín dụng sẽđơn giản hơn rất nhiều so với khách hàng là doanh nghiệp
Bước 2: Thẩm định tín dụng
Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quy trình tín dụng Trongbước này, ngân hàng sẽ phải phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng củakhách hàng về sử dụng vốn tín dụng, cũng như khả năng hoàn trả vốn vay củakhách hàng Mặt khác, ngân hàng cũng sẽ phải kiểm tra tính chính xác các
Trang 18thông tin do khách hàng cung cấp, từ đó có nhận định đúng về thái độ củakhách hàng Việc thẩm định tín dụng phải được xem xét trên cả 2 mặt: địnhtính và định lượng Kỹ thuật thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhânthường dựa trên các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích 6C: phương pháp này nghiên cứu 6 tiêu chí của
người xin vay, bao gồm: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions) và kiểm soát (Control).
Tất cả các tiêu chí này đều phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới đượcxem là khả thi
Tư cách người vay (Character): cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng
người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả
nợ khi đến hạn Nếu cán bộ tín dụng không biết chính xác tại sao khách hànglại đến xin vay tiền, thì phải làm rõ mục địch xin vay là gì
Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ tín dụng phải xác định xem cóphù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không Thậmchí, cho dù mục đích xin vay là tốt, thì cán bộ tín dụng cũng phải xác địnhxem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lờicác câu hỏi một cách trung thực, thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợvay khi đến hạn
Tóm lại, tinh thần trách nghiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng, vàthiện chí trả nợ của người vay được gọi chung là “tư cách người vay” Nếuphát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏathuận, cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay Nếu không sẽ phát sinh rủi ro chongân hàng
Năng lực pháp lý của người vay (Capacity): đối với khách hàng cá
nhân, thì cá nhân đó phải có: (i) năng lực pháp luật dân sự, nghĩa là phải cóquyền và nghĩa vụ dân sự theo pháp luật; (ii) năng lực hành vi dân sự, tức khả
Trang 19năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụdân sự.
Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay phải có đủ năng lựchành vi và năng lực pháp lý để kí kết hợp đồng tín dụng
Thu nhập của người vay (Cash): tiêu chí thu nhập của người vay tập
trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìnchung ngân hàng thường quan tâm nhất đến việc người vay có khả năng tạotiền từ việc bán hàng hay từ thu nhập khác Đây là nguồn thu căn bản để các
cá nhân trả nợ cho ngân hàng
Bảo đảm tiền vay (Collateral): khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền
vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: người vay có sở hữu hợp pháp một giá trịhay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay không? Các ngân hàngcoi tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (thunhập của người vay) không thể thanh toán được nợ Cán bộ tín dụng phải đặcbiệt chú ý đến các yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyêndụng của tài sản người vay
Các điều kiện (Conditions): cán bộ tín dụng và nhà phân tích tín dụng
cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc và ngành nghề hiện hànhcủa người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng nhưthế nào đến khoản tín dụng Để đánh giá xua hướng ngành và các điều kiệnkinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, hầu hết cácngân hàng phải duy trì các file dữ liệu thông tin gồm các mẫu báo có liênquan, các bài tạp chí, nghiên cứu…
Khả năng kiểm soát khoản vay (Controls): Ngân hàng có kiểm soát
được việc khách hàng sử dụng tiền vay không? Tập trung vào những vấn đềnhư: các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người
Trang 20vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngânhàng và nhà quản lý về chất lượng tín dụng?
Ngoài phương pháp phân tích 6C, các ngân hàng còn sử dụng phươngpháp phân tích định tính tương tự khác là phân tích CAMPARI, gồm các nội
dung: Tư cách người vay (Character), năng lực người vay (Ability), lãi cho vay (Margin), mục đích vay (Purpose), số tiền vay (Amount), hoàn trả (Repayment) và bảo đảm (Insurance).
Tuy nhiên cả 2 phương pháp phân tích 6C và CAMPARI đều có nhượcđiểm là phân tích định tính, các quyết định mang tính chất phán xét chủ quancủa cán bộ tín dụng
- Phương pháp điểm số tín dụng: đây là phương pháp được nhiều
ngân hàng sử dụng để xử lý các đơn xin vay của các khách hàng cá nhân Yêucầu tín dụng của khách hàng được xử lý bằng hệ thống cho điểm tự động.PCác yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng được sử dụng trong môhình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụthuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thờigian công tác Nhờ mô hình này việc phân tích các khách hàng gồm nhiều yếu
tố được đơn giản hóa chỉ còn một yếu tố - điểm tín dụng của khách hàng Môhình điểm số tín dụng thường dùng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mụcđược cho điểm từ 1 đến 10 Sau đây là ví dụ về những hạng mục và điểm củachúng thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ:
Trang 21Các yếu tố Điểm số
1 Nghề nghiệp của người vay
2 Tình trạng cư trú
4 Thời gian làm việc đối với nghề nghiệp hiện tại
Hơn 1 năm
5 Thời gian đã cư ngụ tại địa chỉ hiện tại
Hơn 1 năm
6 Có điện thoại tại chỗ ở
Có
Không
2 0
7 Số người sống dựa vào người vay
8 Loại tài khoản có tại ngân hàng
Cả tài khoản séc lẫn tài khoản tiết kiệm
Chỉ có tài khoản tiết kiệm
Chỉ có tài khoản sec
Không có tài khoản nào
4 3 2 0
Trang 22Khách hàng có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 hạng mục nêu trên
là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm Giả sử ngân hàng thấy rằng, theo thống kêcác khoản vay cho khách hàng cá nhân trong quá khứ thì mức 28 điểm là mứcranh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và khách hàng có tín dụng xấu; trên
cơ sở đó, ngân hàng hình thành một khung chính sách tín dụng cho kháchhàng cá nhân theo mô hình điểm số như sau:
Tổng điểm của khách hàng Quyết định tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng
Phương pháp hệ thống điểm số dựa trên giả định rằng, khi các yếu tốtrong hệ thống giống nhau, nếu các yếu tố này phản ánh chính xác các khoản tíndụng là tốt hay xấu trong quá khứ thì cũng sẽ tiếp tục có khả năng như vậy trongtương lai với mức sai số có thể chấp nhận được Tuy nhiên, khi môi trường kinh
tế xã hội có những biến động lớn ảnh hưởng đến các yếu tố tín dụng được xemxét trong hệ thống điểm số thì rõ ràng giả định trên không cò phù hợp nữa Một
mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng củangân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộngđồng vào dịch vụ ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng phải thường xuyên tái xét,
bổ sung và sửa đổi hệ thống điểm số mà mình đang sử dụng
Các ngân hàng có thể kết hợp cả 2 phương pháp phán đoán (6C vàCAMPARI) và phương pháp điểm số để thẩm định khách hàng cá nhân
Bước 3: Quyết định tín dụng
Trang 23Sau khi thẩm định tín dụng, ngân hàng phải ra quyết định tín dụng –chấp nhận hay từ chối tín dụng Đây là khâu đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng
cả đến khách hàng và uy tín của ngân hàng Ngoài các thông tin được cungcấp trong tờ trình thẩm định mà cán bộ tín dụng đã thu thập ở giai đoạn trước,người ra quyết định tín dụng còn phải dựa vào các cơ sở sau: thông tin cậpnhật từ thị trường, các cơ quan có liên quan; chính sách tín dụng của ngânhàng, những quy định tín dụng của nhà nước; nguồn cho vay của ngân hàng
và kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng
Nếu từ chối tín dụng, ngân hàng phải có văn bản thông báo và nêu lý
do từ chối tới khách hàng.Nếu chấp nhận tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành kíhợp đồng tín dụng cùng hợp đồng có liên quan tới bảo đảm tín dụng (nếu có).Hợp đồng tín dụng thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục đích tíndụng; số tiền hoặc hạn mức tín dụng; lãi suất áp dụng; thời hạn cho vay; điềukiện và kỳ hạn giải ngân; bảo đảm tiền vay; phương thức trả nợ… Nói chung,nếu các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng tín dụng càng cụ thể và rõràng thì công tác giám sát tín dụng ở giai đoạn sau càng thuận lợi
Bước 4: Giải ngân
Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân trên
cơ sở mức tín dụng đã cam kết trên hợp đồng Phương thức giải ngân phụthuộc vào nội dung các cam kết trong hợp đồng tín dụng Ngân hàng có thểgiải ngân một lần hoặc giải ngân từng lần Ngân hàng có thể giải ngân trựctiếp bằng tiền mặt cho khách hàng, hoặc có thể chuyển khoản, trả thẳng chođơn vị bán hàng cho khách hàng trên cơ sở các chứng từ cung cấp hàng hóacủa khách hàng Về nguyên tắc, nhân viên giải ngân không phải là người raquyết định tín dụng để đảm bảo an toàn và dễ kiểm soát
Bước 5: Giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng
Trang 24Ngân hàng thực hiện giai đoạn này với mục tiêu theo dõi, đánh giámức độ chấp hành hợp đồng tín dụng của khách hàng và kịp thời có các ứng
xử thích hợp Cán bộ tín dụng cần theo dõi các mặt:
+ Sự ổn định về tài chính của người vay
+ Vốn vay có được sử dụng đúng mục đích không
+ Kiểm tra tài sản đảm bảo
+ Kiểm tra tiến độ trả nợ
+ Phát hiện nhu cầu mới của khách hàng để phục vụ
Ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn hoặc ngừng giải ngân nếu bên
đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng
Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc và lãi đúng hạn, quan hệ tín dụnggiữa Ngân hàng và khách hàng sẽ kết thúc Tuy nhiên bên cạnh các khoản tíndụng an toàn, vẫn tồn tại các khoản tín dụng mà đến thời điểm hoàn trả kháchhàng không trả được nợ Ngân hàng phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa raquyết định mới: có nên cơ cấu lại thời hạn nợ hay bán tài sản đảm bảo để bùđắp rủi ro
Tóm lại, quy trình tín dụng cần được xây dựng sao cho phù hợp với cácquy định của pháp luật, với đặc điểm riêng của từng ngân hàng, và với từngloại cho vay Quy trình tín dụng phải đảm bảo để ngân hàng có đủ các thôngtin cần thiết nhưng không gây phiền hà cho khách hàng Một quy trình chovay được xây dựng hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro
và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
1.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN
Cũng như hoạt động tín dụng nói chung, việc đánh giá hiệu quả hoạtđộng tin dụng cá nhân được xem xét qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: dư nợ tín
Trang 25dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sinh lời của tín dụng, tỷ lê thu lãicủa tín dụng cá nhân so với tín dụng.
1.5.1 Dư nợ tín dụng
Phản ánh số tiền ngân hàng đang cho vay tại một thời điểm nhất định,thường là cuối kỳ kinh doanh Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìnchung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng
dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động chovay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém
Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng củangân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạtđộng tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi rocủa ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mứclãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợinhuận giảm
1.5.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn phát sinh khi các khoản vay đến hạn mà khách hàng khônghoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và lãi vay Nợ quá hạn thường làbiểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụngcho ngân hàng Trong hoạt động ngân hàng, nợ quá hạn là điều không thểtránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đếnmất khả năng thanh toán của ngân hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thuhồi được Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao
Trang 26nhiều đồng đã quá hạn Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạtđộng tín dụng của ngân hàng Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tíndụng thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp phản ánh chất lượng tín dụngtốt.Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quáhạn, mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.
1.5.3 Tỷ lệ nợ xấu
Nợ của NHTM được phân chia thành 5 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là cókhả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc vàlãi đúng thời hạn còn lại;
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khảnăng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lạ thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngàytheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Trang 27 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ làn đầu quá hạn từ 90 ngày trởlên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theothời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Nợ xấu (Non – performance loan NPL): là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5
Tỷ lệ nợ xấu =
Tỷ lệ nợ xấu cho biêt trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là
nợ xấu Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hànglúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.Với các khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và tríchlập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng nhóm nợ cụ thể Do vậy làm tăng chiphí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
1.5.4 Tỷ lệ thu lãi từ tín dụng cá nhân so với tín dụng
Tỷ trọng thu lãi từ tín dụng cá nhân =
Chỉ tiêu này cho biết cứ trong 100 đồng thu lãi từ tín dụng thì có baonhiêu đồng do tín dụng cá nhân mang lại Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tíndụng cá nhân đóng góp bao nhiêu vào tổng lãi từ hoạt động cho vay Tỷ trọngnày còn giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt độngcho vay cá nhân
1.5.5 Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân
Trang 28Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân = 100%
Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng cánhân, nó cho biết số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu Chỉtiêu này cao chứng tỏ chất lượng tín dụng tốt
Trang 29CHƯƠNG II:
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) được thành lập theo giấy phép
số 535/GP-UB do UBND TPHCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993 với số vốnđiều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, trụ sở đặt tại 138 Hùng Vương, thị trấn An Lạc,huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh Ngành nghề kinh doanh đượccấp phép của Ngân hàng gồm có:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi
có kỳ hạ, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triểncủa các tổ chức;
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm mục đích phát triển kinh tếnông thôn;
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
- Hùn vốn và liên doanh;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng;
Sau hơn 17 năm phát triển, ABBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệnhằm đáp ứng nhu cầu phát triển Tính đến tháng 12/2010, ABBank đã hoànthành tăng vốn điều lệ lên 3830 tỷ đồng Với hơn 10.460 khách hàng doanhnghiệp và 117.600 khách hàng cá nhân ở 29 tỉnh thành trên khắp cả nước, quamạng lưới hơn 115 ngân hàng, phòng giao dịch, ABBank đã thực sự tạo đượcniềm tin trong lòng các khách hàng
Trang 30Ngân hàng An Bình hiện nay trực thuộc nhóm An Bình cùng với 3công ty khác là: Công ty chứng khoán An Bình ABS, Công ty bất động sản
An Bình ABLand, Công ty quản lý quỹ An Bình ABF
Ngân hàng An Bình đang nỗ lực hướng đến trở thành một NHTM hàngđầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình NHTM trọng tâm bán lẻ theo nhữngthông lệ quốc tế tốt nhất, với công nghệ hiện đại, đủ năng lực cạnh tranh vớicác ngân hàng trong nước và quốc tế hoạt động tại Việt Nam hiện nay Vớiđịnh vị mới là “ngân hàng bán lẻ thân thiện”, ABBank đang thực sự cải thiệnhình ảnh và ghi dấu ấn tốt về một ngân hàng năng động có tinh thần phục vụkhách hàng nhiệt tình và chuyện nghiệp
Sau hơn 17 năm phát triển, ABBank đã thu được nhiều thành quả lớn,tiêu biểu là một số giải thưởng:
- Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2010, do báo Sài Gòn giải phóngtrao tặng
- Doanh nghiệp Thương mại dịch vụ tiêu biểu 2009- Top Trade Service
do Bộ công thương trao tặng
- Thương hiệu vàng 2009 do Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thươnghiệu Việt Nam, phối hợp Bộ công thương trao tặng
- Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2008, do Hiệp hội các nhà bán lẻViệt Nam trao tặng
- Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc 2007, 2008, do Wachoviabank –ngân hàng lớn của Mỹ trao tặng
Các nhóm khách hàng mục tiêu hiện nay của ABBank bao gồm 3 nhóm:nhóm khách hàng doanh nghiệp, nhóm khách hàng cá nhân và nhóm kháchhàng đầu tư
Trang 31Đối với khách hàng Doanh nghiệp: ABBank cung ứng sản phẩm – dịch
vụ tài chính ngân hàng trọn gói như: sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanhtoán, sản phẩm bảo lãnh, sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu, sản phẩm tàikhoản, dịch vụ thanh toán quốc tế
Đối với các khách hàng cá nhân: ABBank cung cấp nhanh chóng và
đầy đủ chuỗi sản phẩm tiết kiệm và sản phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, antoàn, hiệu quả như: Cho vay tiêu dùng có thế chấp; Cho vay tín chấp, Cho vaymua nhà, Cho vay sản xuất kinh doanh, Cho vay bổ sung vốn lưu động; Chovay mua xe; Cho vay du học…và các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền trong
và ngoài nước Bên cạnh đó, ABBank cũng được biết đến với sản phẩm thẻYoucard- Thẻ đầu tiên được chấp nhận rộng rãi tại hầu khắp các ATM/POScủa các ngân hàng trên toàn quốc Trong năm 2010, ABBank tiếp tục cho ramắt thành công Thẻ thanh toán quốc tế Youcard Visa debit, đáp ứng trọnvẹn nhu cầu chi tiêu của khách hàng
Đối với các khách hàng đầu tư: ABBank thực hiện các dịch vụ ủy thác
và tư vấn đầu tư cho các khách hàng công ty và cá nhân Riêng với các kháchhàng công ty, ABBank cũng cung cấp thêm các dịch vụ tư vấn tài chính, tưvấn phát hành và bảo lãnh phát hành trái phiếu, đại lý thanh toán cho các đợtphát hành trái phiếu
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Gắn kiền với quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động và gia tăng vốn điều
lệ thì ABBBank luôn chú trọng tới nguồn nhân lực cả về lượng và chất Tính đếnthời điểm hiện tại, số lượng cán bộ công nhân viên tại ABBank là 2131 người,trong đó phần lớn là các cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đạihọc (chiếm 74%) Với đội ngũ cán bộ năng động nhiệt tình và có trình độ nghiệp
vụ cao, nguồn nhân lực của ABBank đã góp phần tích cực thúc đẩy hoạt độngkinh doanh của toàn ngân hàng Sơ đồ tổ chức tại ABBank được thể hiện như sau:
Trang 32Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ABBank
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Sau hơn 17 năm phát triển, ABBank đã dần lớn mạnh và phát triểnkhông ngừng Trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam, ABBank làmột ngân hàng có bước tiến khá dài chỉ sau 5 năm được nâng cấp từ ngânhàng nông thôn lên ngân hàng quy mô đô thị
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Trong những năm gần đây, giữa các ngân hàng luôn diễn ra sự cạnhtranh gay gắt để huy động vốn Thị trường tài chính liên tục chứng kiếnnhững cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng Điều này làm ảnh hưởng không
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
cấp I
Các phòng ban
Các chi nhánh cấp II
Phòng giao dịch
Ban kiếm soát
Hội đồng tín dụngHội đồng
ALCO
Trang 33nhỏ đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Tuy vậy, trong 3 năm qua,ABBank vẫn đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong hoạt động huy động vốncủa mình, và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ABBank
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank các năm 2008, 2009, 2010)
Từ bảng trên cho thấy, nguồn vốn huy động của ABBank không ngừngtăng trong 3 năm gần đây Năm 2008, đạt 7.245 tỷ, sang năm 2009 đã đạt15.001 tỷ, tăng hơn 125% so với năm 2008, và năm 2010, ngân hàng đã huyđộng được 25.952 tỷ, tăng khoảng 73% so với cùng kỳ cuối năm 2009
Kết thúc quý I/2011, ABBank cũng đã huy động được 8440 tỷ đồng,
tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2010, và đạt 24,7% kế hoạch năm 2011
Mặc dù thị trường tài chính nước ta trong những năm qua có nhữngdiễn biến phức tạp cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việchuy động vốn của ABBank đã gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mức tăngtrưởng đều đặn Đạt được kết quả này là nhờ các cơ chế chính sách linh hoạt
về ưu đãi lãi suất nhằm đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho khách hàng gửi tiền,đồng thời duy trì chính sách chăm sóc khách hàng cũng như chú trọng côngtác truyền thông, quảng cáo và khuyến mãi ABBank đã liên tục cung cấp
Trang 34nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm huy động tối đa nguồn vốnnhư: “Nhận quà ngay - Bay xuyên Việt”, “Tương lai ngày mai, tích lũy hômnay” hay “Tính điểm đổi quà – du lịch Á Âu” ABBank đã xây dựng được bộsản phẩm huy động đa dạng trên thị trường, các chương trình khuyến mãi vềsản phẩm huy động cũng được tổ chức khá thành công Nhờ đó, ABBank luônđạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động huy động vốn.
Nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng là bằng VND, chiếm trên 70%nguồn vốn huy động Trong thời gian vừa qua, chênh lệch lãi suất tiền gửibằng VND và bằng ngoại tệ luôn giữ ở mức cao, khiến cho việc gửi tiết kiệmbằng đồng nội tệ trở nên có lợi hơn với khách hàng
Về cơ cấu nguồn vốn vẫn chưa có sự thay đổi nhiều Nguồn huy động
từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, trong đó chủ yếu huy động từ nhómkhách hàng quen thuộc của EVN, đối tác chính của ABBank Nguồn huyđộng từ dân cư chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hướng giảm, và phải huyđộng ở mức lãi suất thuộc hàng cao trên thị trường
2.1.3.2 Tình hình cho vay
Trong các hoạt động ngân hàng, cho vay là hoạt động mang lại nguồn thuchủ yếu Chính vì thế, chiến lược phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệuquả được ABBank đặc biệt quan tâm Trong những năm qua, ABBank đã thựchiện đúng những quy định của NHNN, quy chế tín dụng chung của ngân hàng,từng bước lành mạnh hóa tình hình tín dụng của mình ABBank đã xây dựngquy chế riêng của mình về cho vay rất chặt chẽ, rõ ràng Do vậy, hoạt động chovay cũng đã thu được những kết qủa khá tốt Tình hình cho vay của ABBankđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay của ABBank
Trang 35Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank các năm 2008, 2009, 2010)
Năm 2008, hoạt động tín dụng của khối ngân hàng đều bị ảnh hưởngbởi chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ và sự điều chỉnh lãi suất củaNHNN Do vậy, dư nợ trong năm 2008 chỉ đạt 6.539 tỷ đồng Tuy nhiên, sangnăm 2009, dư nợ đã đạt đến 12.883 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm
2008 Năm 2010 tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng đều đặn trong hoạt động tíndụng của ABBank, góp phần quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợinhuận Dư nợ cả năm 2010 đạt 20.019 tỷ đồng, tăng 55,4% so với năm 2009
ABBank luôn cố gắng huy động các nguồn lực để đáp ứng kịp thời nhucầu của khách hàng, đồng thời không ngừng cái tiến, nâng cao chất lượngdịch vụ, đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ, phát hành bảo lãnh, thanh toán quốctế… Ngoài ra, ABBank cũng tăng cường hợp tác, liên kết với các đối tác đểtạo tính đa dạng, linh hoạt cho các sản phẩm tín dụng của mình, tăng tínhcạnh tranh trên thị trường Nhờ vậy, kết quả hoạt động tín dụng của ABBankluôn giữ được mức tăng trưởng đều đặn
Các khoản vay của ABBank chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với độ antoàn khá cao ABBank cũng chủ yếu tập trung cho vay đối với các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế Ngoài các nhóm khách hàng truyền thống là khách
Trang 36hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thì ABBank hiện đangđặt thêm mục tiêu chinh phục các khách hàng doanh nghiệp lớn trong topVNR500 nhằm chứng minh năng lực, uy tín của mình trên thị trường tàichính Tính đến năm 2010, ABBank đã thu hút thêm được 53 doanh nghiệptrong top VNR500, nâng số lượng khách hàng doanh nghiệp thuộc topVNR500 đang giao dịch tại ABBank lên con số 117 khách hàng trên 400doanh nghiệp nằm trong VNR500 (không kể các doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực tài chính – ngân hàng).
Sang quý I/2011, tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu chậm lại Dư nợ đạt
20.920 tỷ, tăng 4,5% so với cuối năm 2010 Sở dĩ như vậy là vì ABBank cùngtoàn bộ hệ thống ngân hàng đang thực hiện chủ trương thắt chặt tiền tệ, hạnchế tăng trưởng tín dụng của Chính phủ, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát,
ổn định tình hình kinh tế vĩ mô
2.1.3.3 Các hoạt động khác
- Hoạt động thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế tại ABBank đã phát triển và ngày càng lớnmạnh, tạo uy tín với khách hàng và các ngân hàng đại lý Mạng lưới quan hệđại lý được mở rộng lên đến 405 ngân hàng tại 62 quốc gia và vùng lãnh thổ
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế
Đơn vị: triệu USD
(Nguồn: Báo cáo thường niên ABBank năm 2008, 2009, 2010)
Doanh số và phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế liên tục giữmức tăng trưởng cao, luôn vượt chỉ tiêu đề ra và đã có đóng góp lớn vào lợi
Trang 3795%, phí dịch vụ tăng 327% so với năm 2008 Năm 2010, doanh số đạt 883triệu USD, tăng 104% so với năm 2009, phí dịch vụ cũng tăng 120% Tỷ lệđiện đạt chuẩn luôn đạt trên 95%, quy trình nghiệp vụ dần được hoàn thiện,chuẩn hóa tác nghiệp và đảm bảo an toàn dịch vụ Với những kết quả đạt được,ABBank đã được các Ngân hàng lớn ở nước ngoài (Wells Fargo Bank,Citibank, HSBC) trao tặng danh hiệu:”Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc”.
- Hoạt động đầu tư tài chính:
Với định hình là một tổ chức tài chính hoạt động đa năng xoay quanhnghiệp vụ của một ngân hàng bán lẻ, hoạt động đầu tư tài chính của ABBanktập trung đầu tư cho các đơn vị liên kết, công ty con, đối tác chiến lược phục
vụ cho lợi ích của cả tập đoàn như: công ty đầu tư bất động sản An Bình,công ty chứng khoán An Bình, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công
ty tài chính điện lực, công ty thông tin tín dụng tư nhân (PCB)… Năm 2010,hoạt động đầu tư tài chính đã đem lại giá trị lớn cho cả tập đoàn tài chính AnBình cùng khoảng 30 tỷ đồng lợi nhuận Hiện nay, ABBank là một trong số ítcác ngân hàng cổ phần mời gọi cổ đông nước ngoài tham gia thành công
Ngoài ra, ABBank vẫn duy trì và củng cố mối quan hệ hợp tác chiếnlược với các đối tác truyền thống là EVN, IFC và Maybank
2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, toàn hệ thống ABBank đã không ngừng phấnđấu và luôn cố gắng hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao Nhờ đó
mà kết quả kinh doanh của ngân hàng không ngừng được nâng cao, thể hiện rõqua bảng sau:
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ABBank
( Đơn vị: triệu đồng)
Trang 38Thu nhập hoạt động 336.833 838.009 1.332.474
Tổng chi phí 271.419 425.394 694.902
Lợi nhuận trước thuế 65.414 412.615 637.572
(Nguồn: Báo cáo tài chính của ABBank các năm 2008, 2009, 2010)
Từ bảng trên cho thấy, lợi nhuận trong năm 2009 đã có sự tăng trưởngngoạn mục so với năm 2008, tăng 531% so với năm 2008 Năm 2008, lợinhuận trước thuế chỉ đạt 65 tỷ thì sang năm 2009 con số đã lên đến gần 413
tỷ Năm 2008 nền kinh tế Việt Nam đối mặt với tình trạng lạm phát tăng caotới 2 con số Chính phủ đã quyết liệt thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩylùi lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Đồng thời, trong năm 2008, khủng hoảngkinh tế thế giới lan rộng, kinh tế suy giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi thànhphần kinh tế Hoạt động tín dụng bị hạn chế Điều này làm cho thu nhập từ lãicủa hoạt động tín dụng bị suy giảm Đồng thời, các khoản lỗ trong kinh doanhngoại hối hay đầu tư chứng khoán của ABBank trong năm 2008 cũng đã làmảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng
Năm 2009, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi sau giai đoạnkhủng hoảng Chính sách của chính phủ chuyển từ chống lạm phát sang chốngsuy thoái kinh tế, kích thích tăng trưởng ABBank cũng như toàn bộ hệ thốngNgân hàng đều tập trung vào chương trình hỗ trợ lãi suất 4% mà chính phủ đề
ra Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ABBank trong năm 2009 cũng có được
sự tăng trưởng mạnh mẽ Nhờ đó năm 2009 lợi nhuận đã tăng đến 531%
Sang năm 2010, tình hình kinh doanh của ABBank tiếp tục thu đượcnhững kết quả khả quan, lợi nhuận trước thuế đạt gần 638 tỷ đồng, tăng54,5% so với năm 2009 So với năm 2009, thu nhập từ lãi và từ hoạt độngdịch vụ cũng có sự tăng trưởng tốt Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoạihối và đầu tư chứng khoán lại gặp khó khăn do những biến động bất thườngcủa tỷ giá và của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2010
Trang 39Quý I/2011, lợi nhuận trước thuế của ABBank đạt trên 179 tỷ đồng,
bằng 26,96% kế hoạch năm 2011, và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái(qúy I/2010, lợi nhuận trước thuế của ABBank là 150 tỷ đồng) Quý I/2011ghi nhận sự gia tăng các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ, tuy nhiên hoạtđộng kinh doanh vàng và ngoại tệ lại gặp nhiều khó khăn Đây là dấu hiệutích cực trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK
2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank
Hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank tuân theo một số văn bản pháp
lý do Quốc hội và NHNN ban hành, và một số quy định khác của ABBankban hành như:
- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, do Quốc hội ban hành ngày16/6/2010
- Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNNViệt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng
- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với kháchhàng ban hành theo quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc NHNN Việt Nam
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 của Thống đốcNHNN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005
- Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 của Phó Thống đốcNHNN Việt Nam về việc quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãisuất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
Trang 40- Quyết định số 527/2007/QĐ-NHAB ngày 17/3/2007 của Chủ tích Hộiđồng quản trị ABBank về quy chế cho vay đối với khách hàng.
- Quyết định số 304/2007/QĐ-NHAB ngày 15/6/2007 của Tổng Giám đốcABBank về hạn mức cho vay đối với khách hàng cá nhân
2.2.2 Các sản phẩm tín dụng cá nhân tại ABBank
Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, ABBank đãnghiên cứu và cho ra mắt hàng loạt các sản phẩm tín dụng dành cho kháchhàng cá nhân Hiện nay, ABBank triển khai 11 gói sản phẩm cho vay dànhcho các khách hàng cá nhân Mỗi sản phẩm đều mang những đặc tính riêngphù hợp với nhu cầu cụ thể của khách hàng
2.2.2.1 Cho vay mua nhà/đất/xây, sửa chữa nhà (You house):
Đối tượng vay: các cá nhân người Việt Nam có độ tuổi từ 20 tuổi trởlên, có hộ khẩu thường trú/tạm trú, có tài sản đảm bảo hợp lệ có nhucầu mua nhà, đất để ở
Thời gian vay: tối đa 240 tháng
Thời gian ân hạn: tối đa 36 tháng
Mức cho vay: tối đa 90% tổng nhu cầu vốn nhưng không quá 75% giátrị tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo: bất động sản hoặc chính căn nhà, đất dự định mua
Phương thức trả nợ: lãi và gốc trả hàng tháng
2.2.2.2 Cho vay mua xe ô tô (You car)
Đối tượng vay: dành cho các cá nhân có nhu cầu mua xe phục vụ mụcđích đi lại, kinh doanh Khách hàng là người Việt Nam, tuổi từ 18 trởlên và đến khi kết thúc khoản vay không vượt quá 55 tuổi đối với Nữ
và 60 đối với Nam; có hộ khẩu trên cùng địa bàn với Ngân hàng, phònggiao dịch của ABBank; sở hữu ít nhất 01 bất động sản hoặc sổ tiết kiệmhoặc chứng từ có giá mà trị giá ≥ 100 triệu đồng