Ngân hàng là loại hình DN đặc biệt có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Hoạt động ngân hàng phát triển không ngừng cùng với công nghệ thông tin, phục vụ hầu hết các tiện ích, nhu cầu của con người. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán… Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động tín dụng cũng mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro là 50%.
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 2KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 4
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 4
1.1.2 Các hình thức của tín dụng ngân hàng 4
1.1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng 8
1.2 KHÁI QUÁT VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 11
1.2.1 Khái niệm thẩm định tín dụng 11
1.2.2 Nguồn thông tin để phân tích 12
1.2.3 Nội dung thẩm định khách hàng 13
1.2.4 Các phương pháp phân tích 15
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25
2.1 KHÁI QUÁT VỀ BIDV 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của BIDV 25
2.1.2 Mô hình tổ chức hoạt động dự kiến 27
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA BIDV 28
2.2.1 Môi trường hoạt động kinh doanh 28
2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh 31
2.2.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu của BIDV 35
Trang 42.3.1 Thực tế quy trình thẩm định tín dụng tại BIDV 38
2.3.2 Các biện pháp mà BIDV đã thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng DN 51
2.3.3 Đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại BIDV 52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 54
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG 54
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI BIDV 56
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 56
3.2.2 Hoàn thiện quy trình thẩm định 57
3.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định 58
3.3 KIẾN NGHỊ 61
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ tài chính và các cơ quan liên quan 62
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 63
3.3.3 Kiến nghị đối với BIDV 65
3.3.4 Kiến nghị đối với các DN 65
KẾT LUẬN 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 51 ATM : Automated Teller Machine – Máy rút tiền tự động
2 BCTC : Báo cáo tài chính
3 BIDV : Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
4 CAR : Capital Adequacy Ratio – Hệ số an toàn vốn
5 CBCNV : Cán bộ công nhân viên
6 CIC : Credit Information Center – Trung tâm thông tin tín dụng
7 DN : Doanh nghiệp
8 DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
9 DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
10 EBIT : Earnings before interest and tax – Lợi nhuận trước thuế và lãivay
11 FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
12 GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
13 HĐQT : Hội đồng quản trị
14 IPO : Initial Public Offering – Phát hành cổ phiếu lần đầu ra côngchúng
15 NHNN : Ngân hàng Nhà nước
16 NHTM : Ngân hàng thương mại
17 NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
18 O/N : Overnight credit – Tín dụng qua đêm
19 POS : Point of Sale – Máy chấp nhận thanh toán thẻ
20 SIBS : Silverlake Integrate Banking System – Mô hình quản lý thôngtin phân hệ tín dụng theo các cấp độ
21 SXKD : Sản xuất kinh doanh
22 TA2 : Technology Assistant II – Dự án Hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 2
23 TDNH : Tín dụng ngân hàng
24 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
25 USD : United States Dollars – Đô la Mỹ
Trang 627 VBARD : Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development –Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
28 VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry – PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam
29 VNĐ : Đồng Việt Nam
30 VPĐD : Văn phòng đại diện
Trang 7Danh mục bảng:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2006 – 2011 31
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2011 36
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2006 – 2011 38
Danh mục hình vẽ: Hình 2.1: Mô hình tổ chức của NHTMCP BIDV 27
Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính NHTMCP BIDV 28
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2006 – 2011 32
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu tín dụng theo loại hình năm 2010 33
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu tín dụng theo loại hình năm 2011 34
Hình 2.6: Biểu đồ cho vay và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 – 2011 35
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là loại hình DN đặc biệt có liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh của nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội Hoạt động ngân hàngphát triển không ngừng cùng với công nghệ thông tin, phục vụ hầu hết các tiện ích,nhu cầu của con người Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụtham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việclàm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thịtrường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán…
Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quantrọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tếtrong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồntại, phát triển của ngân hàng Nhưng hoạt động tín dụng cũng mang lại nhiều rủi ronhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định
có hệ số rủi ro là 50%
Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hộiphải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng Do đó, tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu ở các ngânhàng là vấn đề rất được quan tâm Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất nhữngkhoản nợ quá hạn, nợ xấu thì thẩm định là một trong những khâu then chốt trongviệc ra quyết định cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro đối vớicác khoản nợ
Đặt trong bối cảnh hiện nay, NHNN đang siết chặt hạn mức tăng trưởng tíndụng, các nhà băng nhắm đến khả năng thu được nợ chứ không phải mục tiêu tăngtrưởng bằng lượng thì ý nghĩa của chất lượng thẩm định tín dụng lại càng quantrọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi các ngân hàng phải sắc bén trong việc xác định kháchhàng mục tiêu cũng như ứng dụng tốt kỹ thuật phân tích để đưa ra quyết định đúngđắn nhất
Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính củakhách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch trả nợ của khách hàng trong
Trang 9tương lai, giúp đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án
mà khách hàng đã xuất trình, đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng Giúp cho Cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho vay một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt 1
Đối với BIDV, hoạt động tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêngtrong những năm gần đây khá tốt, dư nợ tín dụng cao, tỷ lệ nợ quá hạn giảm Tuynhiên, hiệu quả hoạt động tín dụng vẫn chưa được như mong muốn Trong lộ trình
cổ phần hóa, Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng để phù hợp với
xu thế hội nhập cũng như thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng thẩm
định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp có
căn cứ khoa học và thực tiễn, góp phần giải quyết những vấn đề còn hạn chế đểnâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định tín dụng tại BIDV
Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam2, hoạt động tín dụng bao gồm nhiềuhoạt động như chiết khấu, bảo lãnh, cho vay, cho thuê…Song trong khóa luận nàytôi chỉ đề cập tới chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay kháchhàng doanh nghiệp
2 Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
– Mục đích:
Nghiên cứu và đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng DN, thực trạng hoạtđộng thẩm định tín dụng DN của BIDV trong điều kiện hiện nay
Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DN
từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Khóa luận tập trung chủ yếu vào các yếu tố nội tại cũng như các yếu tố môitrường tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng DN của BIDV
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận: Khóa luận tập trung nghiên cứu thựctrạng, các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng DN mà Ngân hàng
1 Nguyễn Minh Kiều, TS (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản
Tài chính
2 Khoản 14, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12).
Trang 10đang áp dụng trên cơ sở đó đánh giá những mặt được và chưa được dựa theo nhữngtiêu chuẩn quốc tế, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể, thiết thực.
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tác giả sử dụng phương pháp duy vậtbiện chứng kết hợp với lịch sử, sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổnghợp, so sánh và đánh giá nhằm làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến đề tài
4 Lời cảm ơn
Do thời gian hạn hẹp, năng lực và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế,khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn
Khóa luận được hoàn thành với sự giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Thành Tuyênđồng thời tôi cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáoKhoa Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngoại Thương
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị và các bạn đã giúp đỡ tôitrong quá trình hoàn thiện khóa luận này
5 Kết cấu của khóa luận
Tên khóa luận: “Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt độngcho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và chất lượng thẩm định tíndụng của NHTM
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vaykhách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tronghoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo
Trang 11CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua ngânhàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các DN và cá nhân TDNH khôngnhững chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các DN và
cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹthuật, công nghệ sản xuất Ngoài ra TDNH còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầutiêu dùng của cá nhân TDNH là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thịtrường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và kịp thời
Như vậy: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn
hoặc tài sản từ NHTM cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho bên cho vay (NHTM) khi đến hạn thanh toán 4
3 Hồ Diệu, TS, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống
kê
4 Nguyễn Thị Lan, TS, slide bài giảng môn Tín dụng ngân hàng, Đại học Ngoại Thương.
5 Tham khảo slide bài giảng môn Tín dụng ngân hàng của TS Nguyễn Thị Lan – Đại học Ngoại Thương và Giáo trình tín dụng ngân hàng của TS Hồ Diệu – Học viện Ngân Hàng.
Trang 12tín dụng này có độ hấp dẫn không cao, khách hàng dễ bị động về tài chính.
Tín dụng thấu chi (overdraft): Là việc tổ chức tín dụng chấp thuận bằng vănbản cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình Đây làkhoản cho vay linh hoạt, khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sửdụng Khách hàng được cấp một hạn mức sử dụng trên tài khoản đó, có thể dùngtiền trong hạn mức khi tài khoản không có số dư Hình thức cho vay này chủ yếunhằm mục đích đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nảy sinh bất chợt Ngân hàng có thểtùy vào uy tín hoặc chính sách của mình mà cấp cho hạn mức thấu chi có tài sảnđảm bảo hoặc không Lãi suất thấu chi cao hơn lãi suất thông thường
– Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng qua đêm (overnight credit): Là loại tín dụng có thời hạn rất ngắn,chỉ qua đêm đã phải trả Lý do ra đời tín dụng O/N là sự chênh lệch múi giờ giữacác quốc gia
Tín dụng Tomorrow Next và Second Next (T/N and S/N credit): Là loại tíndụng có thời hạn là một ngày và hai ngày, xuất phát từ chế độ nghỉ của các ngânhàng trong ngày thứ 7 và chủ nhật
Tín dụng ngắn hạn có thời hạn 60 ngày, 90 ngày, 180 ngày, 360 ngày: Làloại tín dụng có thời hạn đến 1 năm và được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưuđộng tạm thời của các DN, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình
Trang 13động không dự tính có thể xảy ra càng lớn.
Căn cứ vào mục đích tín dụng:
– Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản,bao gồm:
Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai
Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ, cơ sở dịch vụ, trang trại vàbất động sản ở nước ngoài
– Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các DN
để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả thuế và chi trảlương
– Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt độngnông nghiệp nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chănnuôi gia súc
– Tín dụng tiêu dùng: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân, hộ giađình để mua sắm hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ như: mua xe ô tô, mua nhà, duhọc
Căn cứ vào điều kiện đảm bảo:
– Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm nhưcầm cố, thế chấp hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba Đối với khách hàng không có
uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm Sự bảo đảm này làcăn cứ pháp lý để ngân hàng có một nguồn thu thứ hai, bổ sung nguồn thu nợ thứnhất thiếu chắc chắn Đồng thời tài sản thế chấp này bảo đảm khách hàng sử dụngvốn đúng mục đích cam kết
– Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tài sản cầm cố, thếchấp hoặc không có sự bảo lãnh của bên thứ ba Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uytín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng có phẩm chất tốt, năng lựctài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựavào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổsung Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro chongân hàng vì khách hàng phải có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mớiđược phép cấp tín dụng theo hình thức này
Trang 14 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ:
– Tín dụng trả góp: Là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc vàlãi vay định kỳ thành những khoản bằng nhau Loại tín dụng này áp dụng chonhững khoản vay lớn và có thời hạn dài
– Tín dụng hoàn trả một lần: Là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trảvốn gốc và lãi vay một lần khi đến hạn Loại tín dụng này áp dụng cho những khoảnvay nhỏ và có thời hạn ngắn
Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:
– Tín dụng tiền tệ: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tiền Tíndụng bằng tiền gọi là cho vay Đây là loại tín dụng chủ yếu của các ngân hàng vàđược thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: Tín dụng ứng trước, thấu chi, tíndụng thời vụ, tín dụng trả góp…
– Tín dụng thuê mua: Là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản.Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là hoạt độngtín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiệnvận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê Bên cho thuê là các
tổ chức tín dụng phi ngân hàng và bên thuê là khách hàng6
Căn cứ vào chủ thể vay vốn:
– Tín dụng DN (tín dụng bán buôn): Gọi là bán buôn vì những DN thườngvay với những khoản vay có giá trị lớn
– Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): Gọi là bán lẻ vì những cánhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng
– Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Đây là các khoản tín dụng cấp cho cácngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.Những khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay nên chúng cóthể dùng để trả nợ hay cho vay lại
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
– Tín dụng trực tiếp: Là hình thức tín dụng trong đó ngân hàng cấp vốn trựctiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trựctiếp cho ngân hàng
– Tín dụng gián tiếp: Là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như tín
6 Khoản 4, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12) – Công
ty cho thuê tài chính thuộc tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Trang 15dụng ủy thác, tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể.
Tín dụng khác:
Bao gồm các khoản tín dụng khác chưa được phân loại ở trên (Ví dụ: tíndụng kinh doanh chứng khoán)
1.1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng
Khái niệm chất lượng tín dụng:
Chất lượng tin dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro và sinh lờitrong bảng tổng hợp cho vay của một ngân hàng7
Chất lượng tín dụng thường được đánh giá từ ba giác độ:
– Đối với NHTM: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạntín dụng phải phù hợp với bản thân ngân hàng để luôn đảm bảo tính cạnh tranh, antoàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi
– Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở chỗ số tiền màngân hàng cho vay phải có lãi suất, kỳ hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanhtoán phù hợp, thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng luôn đảm bảo các nguyên tắc tíndụng
– Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: Chất lượng tín dụng được thể hiện ởviệc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ănviệc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ
và tập trung vốn sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng vớităng trưởng kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghicủa NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh củamột ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển Chính vì vậy, đểđánh giá được ngân hàng đó mạnh hay yếu thì phải đánh giá được chất lượng tíndụng Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, có chỉ tiêu mang tính địnhlượng và có chỉ tiêu mang tính định tính
Trang 16được thể hiện qua: Quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, qua độ thỏa mãn của kháchhàng đối với các sản phẩm của ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng thông quathương hiệu, uy tín, hình ảnh mà ngân hàng đã tạo dựng với đại chúng Như vậy,dựa vào các chỉ tiêu định tính có thể đánh giá được phần nào chất lượng tín dụngcủa các NHTM
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, NHNN đang thắt chặt chỉ tiêutăng trưởng tín dụng ở các NHTM Vấn đề này sẽ được tác giả đề cập ở các phầnsau
+ Chỉ tiêu: Nợ quá hạn, nợ xấu
Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc và/hoặc lãi vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợTrong hoạt động TDNH, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưngnếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán và giảmlợi nhuận của ngân hàng, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càngthấp
8 Trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến những chỉ tiêu cơ bản nhất
Trang 17Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 59.
+ Chỉ tiêu: Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ x 100%
Tổng nguồn vốn huy độngĐây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ chovay trực tiếp khách hàng Năng lực cho vay của một NHTM thường bị giới hạn bởinăng lực huy động vốn Tuy nhiên, không phải lúc nào và ở đâu ngân hàng cũng tựcân đối được nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay Giải pháp tốt nhấtcho ngân hàng là phải từng bước chủ động cải thiện nguồn vốn huy động và chủđộng tìm đầu ra để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn
Tỷ số này chỉ phản ánh một khía cạnh của chính sách tín dụng là thiên về cho vayngắn hạn hay dài hạn Nếu vòng quay càng mau, chứng tỏ ngân hàng thiên về chovay ngắn hạn, còn nếu vòng quay thưa, chứng tỏ ngân hàng thiên về cho vay trung,dài hạn Ngoài ra xét từ giác độ kế toán thì chênh lệch giữa doanh số cho vay vàdoanh số thu nợ sẽ là dư nợ cuối kỳ
9 Việc phân loại nhóm nợ theo Điều 6, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN (Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN) về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng
Trang 18+ Chỉ tiêu: Khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng
Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng = Lãi từ tín dụng x 100%
Tổng lợi nhuậnXét cho cùng, ngoài các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu…thì chất lượng tín dụngphải được phản ánh bởi tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Chỉ tiêu này cho biết,
cứ trong 100 đồng tổng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng là do tín dụng mang lại Lợinhuận do hoạt động tín dụng mang lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồiđược gốc mà còn cả lãi, đảm bảo an toàn cho vốn vay
Tỷ lệ sinh lời của tín dụng =
Lãi từ tín dụng
x 100%
Tổng dư nợ bình quânChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, nó cho biết
số tiền lãi thu được trên 100 đồng dư nợ là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ chất lượng tín dụng càng tốt
+ Chỉ tiêu: Giá cả tín dụng
Giá cả tín dụng là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong một khoảngthời gian nhất định
Giá cả tín dụng = Lãi suất cho vay + Phí suất
Giá cả tín dụng luôn lớn hơn lãi suất cho vay, mức chênh lệch này càng thuhẹp bao nhiêu thì giá thực tế của khoản tín dụng đó càng thấp bấy nhiêu và ngượclại Hiện nay, các ngân hàng không được thu các loại phí liên quan đến khoản chovay đối với khách hàng (trừ các khoản phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả
nợ trước hạn và phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng theo quy định của NHNN,phí thu xếp để thực hiện ký kết hợp đồng đồng tài trợ theo phương thức cho vay hợpvốn và các loại phí được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến cho vay)10 Tuy nhiên NHNN lại không áp trần lãi suất cho vay
Trang 19hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng 11
Cho vay là hình thức cấp tín dụng chủ yếu của NHTM, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả
cả gốc và lãi 12
Trong quy trình cho vay thì thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ rất quantrọng Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểuđược tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ ngân hàng.Khi lập dự án, khách hàng mong muốn được vay vốn nên có thể thổi phồng và quálạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xemxét đánh giá đúng thực chất của dự án Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm địnhtín dụng ước lượng dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảmsút dẫn đến quyết định không cho vay
Mục đích và ý nghĩa của thẩm định tín dụng:
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trungthực khả năng trả nợ của khách hàng để làm quyết định cho vay Thẩm định là mộttrong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng Tầm quan trọngcủa nó được thể hiện ở những điểm sau:
Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu
tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.Giúp cho Cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết địnhcho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay
dự án tồi và từ chối cho vay đối với một dự án tốt
1.2.2 Nguồn thông tin để phân tích
Ngoài việc kiểm tra, xem xét, thẩm định qua hồ sơ xin vay do khách hàngcung cấp, Cán bộ tín dụng13 phải phỏng vấn người xin vay kết hợp điều tra, thuthập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng để việc đánh giá,
11 Hồ Diệu, TS, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Học viện Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống
kê Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến vấn đề chất lượng thẩm định tín
dụng trong hoạt động cho vay.
12 Khoản 16, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12).
13 Thuật ngữ: Cán bộ tín dụng và Cán bộ quan hệ khách hàng được hiểu theo nghĩa tươngđương nhau
Trang 20phân tích được toàn diện.
Các nguồn thông tin chính bao gồm:
Thông tin do khách hàng cung cấp bao gồm: (i) Những tài liệu chứng minhnăng lực pháp lý của khách hàng: Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, điều lệ hoạt động, biên bản góp vốn, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kếtoán trưởng…– Đối với pháp nhân; Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…– Đốivới thể nhân (ii) Những tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn tín dụng: Dự ánđầu tư, phương án SXKD (iii) Những tài liệu chứng minh khả năng tài chính hoàntrả vốn vay: Báo cáo tài chính trong 3 kỳ gần nhất – Đối với pháp nhân; Các bản kê
về vốn chủ sở hữu, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn, nợ phải thu…– Đối với thểnhân (iv) Những tài liệu liên quan đến đảm bảo tiền vay (các giấy chứng nhậnquyền sở hữu các tài sản thế chấp, cam kết của bên bảo lãnh…)
Thông tin do cán bộ thẩm định tự điều tra từ các nguồn thông tin khác: thôngtin điều tra nơi hoạt động kinh doanh của khách hàng, hồ sơ dự trữ tại ngân hàng,CIC, phương tiện truyền thông từ các bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề, các đơn vị cóquan hệ với khách hàng…
1.2.3 Nội dung thẩm định khách hàng
Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng:
Khách hàng xin cấp tín dụng phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định củapháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của phápluật hiện hành
Đối với khách hàng xin cấp tín dụng là pháp nhân phải kiểm tra tính pháp lýcủa người đại diện pháp nhân theo quy định của pháp luật như: Giấy phép thành lập,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), giấy phép hoặchạn ngạch xuất nhập khẩu (nếu pháp luật quy định phải có), điều lệ tổ chức và hoạtđộng, quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng, quy chế tài chính (đốivới tổng công ty và các đơn vị thành viên)…
Trong một số trường hợp, theo yêu cầu của loại hình cấp tín dụng, phải xemkhách hàng có thỏa mãn các điều kiện thuộc đối tượng cấp tín dụng hay không
Đối với khách hàng xin cấp tín dụng là thể nhân, hồ sơ pháp lý bao gồm:chứng minh thư nhân dân của người đề nghị vay vốn và vợ/chồng của người đề
Trang 21nghị vay vốn, sổ hộ khẩu, giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đươngkhác…
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng:
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh về tàichính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán vàhoàn trả nợ của khách hàng Ngoài ra còn phải xác định số vốn chủ sở hữu thực tếtham gia vào dự án đầu tư xin vay vốn theo quyết định cho vay của ngân hàng
Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên mọi nguồn thôngtin liên quan đến tài chính của khách hàng Đối với pháp nhân, cơ sở chính để phântích, đánh giá là các BCTC của khách hàng được lập theo quy định trong 3 kỳ gầnnhất…
Đối với thể nhân, cơ sở chính để phân tích là các bản kê vốn chủ sở hữu, tàisản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải thu…
Đánh giá phương án vay vốn và khả năng trả nợ:
Xem xét khả năng hấp thụ vốn của dự án đầu tư, phương án SXKD Việcđánh giá tính khả thi của phương án vay vốn chủ yếu thông qua các nội dung chínhsau: Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua xem xét tổngnguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn; Hiệu quả hoạt động kinhdoanh của khách hàng
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng lực tài chính, khả năng hấp thụ vốnvay của khách hàng Khi xem xét, đánh giá đối với từng khách hàng cụ thể, cán bộthẩm định lựa chọn những chỉ tiêu phù hợp với điều kiện thực tế của từng kháchhàng để phân tích
Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay:
Đảm bảo tiền vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừarủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ trên cơ sở nhậncầm cố, thế chấp tài sản của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba nhằm bảo vệquyền lợi của ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được Nóichung bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều
có thể dùng làm đảm bảo tiền vay Tuy nhiên, thông thường điều kiện về đảm bảotiền vay là: (i) Tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của khách
Trang 22hàng vay hoặc bên bảo lãnh; (ii) Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảođảm; (iii) Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có tính thanh khoản, tài sản đượcphép giao dịch và không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm; (iv)
Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài sản dùnglàm bảo đảm tiền vay
Ước lượng và kiểm soát rủi ro:
Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định chovay, thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay Do đó thẩm định tíndụng, dù có được thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu vẫn không thể hoàntoàn tránh khỏi sai sót Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể ápdụng bao gồm: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng
Thái độ của khách hàng trong việc trả nợ:
Cán bộ tín dụng đánh giá tư cách, thái độ, thiện chí của khách hàng trongviệc trả nợ làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay Nội dung phân tích này nằmtrong các chỉ tiêu phân tích định tính như: tiêu chuẩn 6C, 5P hay tiêu chuẩnCAMPARI 14
nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng Việc đánh giá lịch sử các khoảnvay và thanh toán các khoản vay, dù là của cá nhân hay DN cũng được coi là chỉbáo cho khả năng chi trả trong tương lai
Character – Uy tín và tính cách của người vay: Là ấn tượng chung kháchhàng để lại đối với ngân hàng Ấn tượng này có thể là khá chủ quan Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết địnhliệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không Các vấn đề chủ yếu liên quan
14 Trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến mô hình 6C
Trang 23đến thái độ đáng ngờ bao gồm: Sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiệntụng và thua lỗ Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinhnghiệm điều hành kinh doanh, quan hệ vay trả đã qua, phẩm chất cá nhân của kháchhàng cũng được xem xét.
Cash – Khả năng tạo tiền để trả nợ: Đánh giá xem khách hàng có khả năngtạo ra thu nhập để trả nợ không? Dựa vào việc đánh giá thu nhập của khách hàngtrong quá khứ, tình hình phân chia cổ tức, doanh thu bán hàng, lưu chuyển tiền hiệntại và dự kiến, tính thanh khoản của các tài sản lưu động, vòng quay nợ phải thu,phải trả, tồn kho, cơ cấu nguồn vốn, tình trạng vay nợ, các tỷ lệ về khả năng trả lãi,khả năng và chất lượng quản lý…
Collateral – Quyền sở hữu các tích sản: Ngân hàng có thể xử lý tài sản thếchấp của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ Ngânhàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước cácchủ nợ khác Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cánhân khác ngoài công ty làm tài sản thế chấp Đây là nguồn trả nợ thay thế ngoàidòng tiền trả nợ dự tính Trong một số trường hợp ngân hàng có thể yêu cầu có bảolãnh cùng với tài sản đảm bảo
Conditions – Các điều kiện kinh tế: Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đápứng nhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồnkho? Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngànhkinh doanh DN đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnhhưởng đến DN
Control – Khả năng kiểm soát các khoản vay: (i) Các luật, quy định, quy chếhiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang được xem xét; (ii) Đủ hồ sơ, giấy tờphục vụ cho công việc kiểm soát; (iii) Hồ sơ, giấy tờ cho vay, giải ngân phải có đầy
đủ và phải được ký bởi các bên; (iv) Mức độ phù hợp của khoản vay đối với quychế, quy định của ngân hàng; (v) Ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật về môitrường của ngành, về sản phẩm, về các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đếnkhoản vay
Trang 24• Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Đối với ngân hàng, khi cho vay ngắn hạn, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nóphản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của DN Tuy nhiên đối với
DN, khi tỷ lệ này quá cao thì có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tàisản lưu động còn thiếu hiệu quả Tuy nhiên cần so sánh thêm tỷ lệ này với các tỷ lệtrong quá khứ và tỷ lệ bình quân ngành để có đánh giá chính xác
• Chỉ tiêu vốn lưu động:
Vốn lưu động thường xuyên thuần = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động thuần là phần tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn cótính chất trung và dài hạn DN luôn cần tới khoản vốn này để đảm bảo khả năngthanh toán các khoản nợ tới hạn Do đó nó chính là một yếu tố đánh giá tính thanhkhoản của DN
• Tỷ số khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ số cho biết khả năng hoàn trả nhanh các khoản nợ ngắn hạn không phụthuộc vào việc bán hàng tồn kho (trong các tài sản lưu động, hàng tồn kho là các tàisản có tính thanh khoản thấp nhất)
15 Khóa luận chỉ đề cập chi tiết mô hình cổ điển – Mô hình mang tính bao quát và được sửdụng phổ biến tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay Ngoài ra, các mô hình hiện đại cũngrất hiệu quả trong việc phân tích như: Mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng tiêudùng (dành cho khách hàng cá nhân), phân tích theo dòng tiền – Thường được áp dụng đốivới phân tích cho vay dự án đầu tư (Kết hợp mô hình cổ điển)
Khả năng thanh toán hiện thời =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Trang 25• Hệ số thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
2 Nhóm tỷ số kết cấu tài chính: Nhóm tỷ số này phản ánh mức độ ổn định và
tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của DN
có khả năng tự chủ về tài chính
Trang 263 Nhóm các tỷ số hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc đánhgiá hiệu quả sử dụng tài sản trong quá trình tạo ra doanh thu.
• Hiệu quả sử dụng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản bình quân
Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra cho DN bao nhiêu đồng doanhthu Đây là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của DN
• Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân 1 ngàyDựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của
DN Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳhạn thanh toán Còn nếu phương thức thanh toán của DN có ấn định kỳ hạn đượchưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngàycủa kỳ hạn được hưởng chiết khấu
mà điều này có thể không tốt vì không đủ hàng hóa cho hoạt động kinh doanh của
DN hoặc DN sẽ mất khách vì thiếu hàng Nếu chỉ tiêu này quá thấp thì có thể DN
đã mua sắm hàng hóa, sản xuất hoặc kiểm soát hàng tồn kho không tốt
4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quảSXKD tổng hợp nhất của một DN
• Tỷ suất lợi nhuận:
Mức sinh lời trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuếDoanh thu thuần
Trang 27Đây là tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổphần, cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu Tỷ số nàymang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãicàng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vìthế khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cần so sánh tỷ số này với tỷ số bìnhquân của toàn ngành mà công ty đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quaytài sản có xu hướng ngược nhau Do đó khi đánh giá tỷ số này, cần kết hợp với tỷ sốvòng quay tổng tài sản
• Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản – ROA:
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng giá trị tài sản bình quânROA cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN
Tỷ số phụ thuộc vào mùa vụ và ngành nghề kinh doanh Do đó chỉ sử dụng tỷ sốnày trong so sánh DN với bình quân toàn ngành hoặc với DN khác cùng ngành và
so sánh cùng một thời kỳ
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE:
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữuROE phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tưđặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư Tăng mức doanh lợi vốn chủ sởhữu là một mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính DN Nếu ROEcao, ngân hàng có thể thấy được hiệu quả của việc sử dụng vốn sở hữu của DN, baogồm cả tính hiệu quả của cơ cấu tài chính
Tỷ số ROE thường được đem so sánh với ROA Nếu ROE lớn hơn ROA thì
có nghĩa là đòn bẩy tài chính của DN đã có tác dụng tích cực, DN có thể kiếm lợinhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà DN phải trả
5 Nhóm tỷ số giá trị thị trường: Nhóm tỷ số cho biết mức độ hấp dẫn của cổphiếu công ty đối với nhà đầu tư Qua đó có cái nhìn tổng quát của thị trường vềcông ty, ngân hàng sẽ kết hợp với các nhóm chỉ số khách làm cơ sở cho việc ra
Trang 28Giá thị trường một cổ phiếu
Thu nhập trên mỗi cổ phầnP/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho cổ phiếu bao nhiêu để thu đượcmột đồng tiền lãi cổ tức P/E quá cao cho thấy có thể thị trường đang thổi phồng quámức về công ty P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công tycàng cao hoặc giá thị trường của cổ phiếu thấp
• Tỷ số giá trên giá trị sổ sách – P/B:
P/B =
Giá thị trường một cổ phiếu
Giá trị sổ sách mỗi cổ phầnGiá trị sổ sách mỗi cổ phần = (Tổng giá trị tài sản – tài sản vô hình – nợ)/ Số
cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành
Nếu DN đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là
có tỷ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: Hoặc là thị trường đangnghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức, hoặc là thu nhập trêntài sản của công ty là quá thấp
Ngược lại, nếu công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổthì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sảncao
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi xem xét các DN có mức độ tập trung vốncao hoặc công ty tài chính, bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn
Dù rằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính theo mô hình cổ điển
có thể giúp ngân hàng những thông tin cần thiết trong quá trình phân tích tín dụng.Tuy vậy, kiểu phân tích truyền thống này có mấy nhược điểm sau: (i) Kết quả phântích các chỉ tiêu phụ thuộc vào dữ liệu được dùng để tính toán; (ii) Khó lựa chọnđược một nhóm DN cùng loại để so sánh; (iii) Việc so sánh phân tích từng chỉ tiêu
Trang 29riêng lẻ có thể cho những kết quả khác nhau; (iv) So sánh, phân tích từng chỉ tiêuriêng lẻ không phản ánh được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu.
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng
Các nhân tố từ phía ngân hàng:
– Phẩm chất và trình độ cán bộ
Cán bộ tín dụng là nhân tố nòng cốt quyết định chất lượng tín dụng Sở dĩnhư vậy vì Cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trìnhtín dụng, từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng
Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm
sẽ đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của cácBCTC, phát hiện được hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng như: sửa BCTC, lập
hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi…từ đó phân tíchđược khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có chovay hay không
Bên cạnh đó Cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về luật pháp, môitrường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thịtrường…dự đoán trước được những biến động có thể xảy ra để từ đó tư vấn chokhách hàng xây dựng lại phương án kinh doanh cho phù hợp
Để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng thì vấn
đề đạo đức nghề nghiệp của Cán bộ tín dụng phải được đặt lên hàng đầu Một số vụ
án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sựtiếp tay của một số Cán bộ tín dụng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, haynâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng
Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm nhưng một cán bộ thahóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bốtrí trong công tác tín dụng
– Kiểm soát nội bộ
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nónhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của kiểm traviên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.Nhưng thời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như
Trang 30chỉ tồn tại trên hình thức Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như hệ thống phanhcủa cỗ xe tín dụng Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải antoàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôntồn tại thường trực trên con đường đi tới
– Thông tin tín dụng
Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiệnnay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chínhxác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý Đáng tiếc là hiện nay ngânhàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cậpnhật và xử lý kịp thời Khi thẩm định DN, rất ít ngân hàng lấy thông tin từ CIC màchỉ dựa vào thông tin nội bộ và các nguồn khác Tính chính xác của thông tin lạiphụ thuộc rất nhiều vào trình độ phân tích dữ liệu của Cán bộ tín dụng
Các nhân tố từ phía khách hàng:
– Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:
Đa số các DN khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụthể, khả thi Số lượng các DN sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng đểchiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng
nề, liên quan đến uy tín của cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các DN khác
– Khả năng quản lý kinh doanh kém:
Khi các DN vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần làtập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít DN nào mạnh dạn đổi mới cung cáchquản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩnmực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫnđến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thànhcông trên thực tế
– Tình hình tài chính DN yếu kém, thiếu minh bạch:
Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểmchung của hầu hết các DN Việt Nam Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chínhxác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh vàtrung thực Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp cho ngân hàng nhiều khichỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản
Trang 31phân tích tài chính của DN dựa trên số liệu do các DN cung cấp, thường thiếu tínhthực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặngphần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, khi thẩm định khả năng góp vốn tự có của khách hàng trong việcthực hiện dự án, ngân hàng chủ yếu tin vào sự trung thực của khách hàng, rất khókhẳng định là khách hàng có thực sự bỏ vốn vào thực hiện dự án hay toàn bộ là vốnvay Một phương thức mà các DN có thể qua mặt Cán bộ tín dụng là sử dụng biệnpháp nâng giá dự toán của dự án đầu tư Bằng một vài biện pháp chuyển tiền vòngvèo qua lại theo một vài hợp đồng là bên vay có thể chứng minh với ngân hàng làmình đã bỏ ra trước 1 khoản tiền nhất định để đầu tư dự án mà thực tế họ chẳng bỏ
ra đồng nào cả
Các nhân tố khác:
Khách hàng truyền thống khi vay tiền thường thế chấp bất động sản (thôngqua công chứng) Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế có nguy cơ lan rộng như hiệnnay, rất nhiều khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, để tránh thiệt hại ngân hàng
có thể thỏa thuận với khách hàng nhận lấy bất động sản để trừ vào khoản vốn đãcho vay ra hoặc làm thủ tục phát mại tài sản Do thủ tục phát mại bất động sản rấtnhiêu khê, có thể kéo dài nhiều năm nên những ngân hàng có điều kiện thường thíchthu nợ bằng cách nhận lấy bất động sản Công ty con chuyên quản lý và khai thác
nợ của ngân hàng sẽ tiếp nhận tài sản này để đưa vào kinh doanh hoặc bán Trongtình hình thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu lây lan, nếu ngân hàng thu nợbằng cách giữ nhiều nhà đất thì biết bán cho ai để thu hồi vốn? Nếu phát mại thì sẽkhó khăn hơn Như vậy nguồn vốn bị ứ đọng trong nhà đất ngày càng nhiều lên vàrủi ro tín dụng là một mối lo thường trực của các NHTM Việt Nam hiện nay
Trang 32CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ BIDV
2.1.1 Lịch sử hình thành và chức năng nhiệm vụ của BIDV
BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theoQuyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Qua hơn 54 nămtrưởng thành và phát triển, đến nay BIDV là một trong bốn NHTM lớn nhất ViệtNam, là DNNN hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công tyNhà nước
Sau Quyết định số 654/QĐ-TTg ngày 08/11/1984 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách và tín dụng theo kế hoạchNhà nước từ BIDV về Tổng cục Đầu tư (trực thuộc Bộ Tài chính) và Quyết định293/QĐ-NH9 ngày 18/11/1994 của thống đốc NHNN Việt Nam cho phép BIDVđược kinh doanh đa năng như một NHTM, BIDV đã thực hiện những bước chuyểnđổi cấu trúc cơ bản, định hướng kinh doanh mạnh mẽ theo hướng một NHTM đanăng, hoạt động đa ngành, kinh doanh đa lĩnh vực vì mục tiêu lợi nhuận BIDVngày càng khẳng định vai trò và vị trí trong hoạt động ngân hàng, đã được Đảng vàNhà nước ghi nhận với danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”
Năm 2011, NHNN ban hành Quyết định chuyển đổi NHĐT&PT từ DNNNthành loại hình Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và tiếnhành cổ phần hóa16
Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số2124/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa BIDV và ngày 01/12/2011 NHNN
đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-NHNN công bố giải thể DN để cổ phần hóaBIDV
16 Mặc dù NHNN đã ban hành Quyết định 1974/QĐ-NHNN ngày 01/09/2011 chuyển đổi
BIDV từ công ty Nhà nước thành Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước làm chủ sởhữu và Quyết định bổ nhiệm các thành viên HĐQT là thành viên Hội đồng thành viênnhưng thủ tục chuyển đổi chưa được hoàn tất Điều lệ BIDV hiện đang được NHNN xemxét, phê duyệt
Trang 33Tên Tiếng Việt: NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tên Tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment andDevelopment of Vietnam
Tên thương hiệu: BIDV
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Website: www.bidv.com.vn
Quy mô: Hội sở chính và 118 chi nhánh (bao gồm 1 Sở giao dịch), 375Phòng Giao dịch, 150 quỹ tiết kiệm, 1.295 máy ATM và 4.262 máy POS; Trungtâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin; Các văn phòng đại diện: VPĐD tại T.p
Hồ Chí Minh, VPĐD tại Đà Nẵng, VPĐD tại Campuchia, VPĐD tại Myanmar,VPĐD tại Lào
Hình thức cổ phần hóa: Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có, phát hành thêm
cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không thấp hơn65% (Với 2 giai đoạn: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước ≥ 78% trong giai đoạn 1, ≥ 65%trong giai đoạn 2)
Vốn điều lệ sau cổ phần hóa của BIDV là 28.251.382 triệu đồng Cơ cấu vốn điều lệ dự kiến của NHTMCP BIDV như sau:
Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng)
Trang 342.1.2 Mô hình tổ chức hoạt động dự kiến
Mô hình tổ chức của NHTMCP BIDV:
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của NHTMCP BIDV
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Cơ cấu tổ chức tại Trụ sở chính NHTMCP BIDV:
BIDV hoạt động theo mô hình NHTMCP, về cơ cấu tổ chức gồm: (i) Đại hộiđồng cổ đông; (ii) Ban kiểm soát; (iii) HĐQT; (iv) Tổng Giám đốc và (v) Bộ máygiúp việc của Tổng Giám đốc gồm các Phó Tổng Giám đốc, mỗi Phó Tổng Giámđốc sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách một Khối, Kế toán trưởng và các Ban/Trungtâm tại Hội sở chính Đứng đầu các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính là chức danhGiám đốc
Trang 35Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính NHTMCP BIDV
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA BIDV
2.2.1 Môi trường hoạt động kinh doanh
Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanhtại Châu Á với tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2002 – 2010 đạt 7,3%/năm.Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, Việt Nam vẫn thu hút đầu tư nước ngoàivới vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI giải ngân liên tục giữ tốc độ ổn định:Năm 2009 là 10 tỷ USD, năm 2010 và 2011 là 11 tỷ USD góp phần quan trọngtrong ổn định cán cân thanh toán tổng thể
Trang 36Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 và sau đó là suythoái kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới năm 2011 đang trong quá trình hồi phụcnhưng phải đối mặt với nguy cơ suy thoái mới khi lạm phát tăng cao ở nhiều quốcgia, khủng hoảng nợ công Châu Âu lan rộng, thảm họa tại Nhật Bản, bất ổn chínhtrị ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động bất lợi đến quá trình phục hồi của kinh tế thếgiới Trong bối cảnh đó, xu hướng chung của các nước trên thế giới là tăng cườnghợp tác quốc tế, thắt chặt quản lý ngân sách, nỗ lực tái cơ cấu kinh tế và hệ thống tàichính.
Cùng với tác động bất lợi của tình hình kinh tế thế giới và khu vực, môitrường kinh tế trong nước gặp phải không ít những khó khăn, thách thức: Lạm phátnăm 2011 ở mức hai con số 18,12% và gần đến mức đỉnh 22% năm 2008; Thịtrường chứng khoán và bất động sản tụt dốc, VN – Index giảm mất hơn 100 điểm,HNX – Index mất khoảng 50 điểm trong năm 2011; Thị trường tiền tệ căng thẳngvới diễn biến phức tạp của lãi suất và khó khăn về thanh khoản của các ngân hàng.Tuy nhiên với việc triển khai đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội tại Nghị quyết 11/NQ-CP, từ Quý 3 – 2011, kinh
tế vĩ mô đã có chuyển biến tích cực Tăng trưởng tín dụng cả năm gần đạt 6%(5,89%), lạm phát kiểm soát ở mức 18,12%, tốc độ tăng CPI từ tháng 8 được duy trìdưới 1%, xuất khẩu đạt trên 96 tỷ USD (tăng 33,3%), nhập siêu giảm 32% so với kếhoạch đề ra, kiều hối đạt 9 tỷ USD (tăng 1,5 tỷUSD), góp phần quan trọng cải thiệncán cân thanh toán quốc tế
Xuyên suốt năm 2011, NHNN đã nhất quán điều hành chính sách tiền tệ chặtchẽ và thận trọng, kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tíndụng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu theo Nghị Quyết 11 Trong 8 tháng đầu năm thịtrường tài chính tiền tệ còn những bất ổn khi thanh khoản thị trường căng thẳng,tình trạng vượt trần lãi suất huy động là phổ biến nhưng NHNN chưa có biện phápchấn chỉnh, xử phạt kịp thời, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, tăng trưởng tíndụng không phản ánh đúng thực tế do còn tình trạng lách quy định bằng hình thứcgia tăng khoản phải thu, ủy thác đầu tư, tín dụng ngoại tệ tăng cao Kể từ tháng 9,NHNN đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt chấn chỉnh lại kỷ cương, lập lại sự
ổn định của hệ thống ngân hàng, những chính sách điều hành trong 4 tháng cuối
Trang 37năm đã góp phần lớn vào kết quả chung của cả hệ thống ngân hàng năm 2011 Đến31/12/2011, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 10%, tín dụng tăng 12%, mứcthấp nhất trong 10 năm qua (bình quân 10 năm là 29,4%) nhưng cơ cấu tín dụngchuyển dịch theo hướng tích cực, vốn được tập trung vào các lĩnh vực sản xuất tăng18% (trong đó nông nghiệp nông thôn tăng 25%, xuất khẩu tăng 58%), trong khilĩnh vực phi sản xuất giảm 20%, tín dụng ngoại tệ có xu hướng tăng chậm lại, cácmức lãi suất trên thị trường về cuối năm đã được điều chỉnh giảm hợp lý, thanhkhoản thị trường được đảm bảo, ổn định tỷ giá, giá vàng trong nước.
Tuy nhiên, những khó khăn trong hoạt động huy động vốn, đảm bảo thanhkhoản VND và kiểm soát chất lượng tín dụng vẫn là những vấn đề quan ngại của hệthống ngân hàng Những tháng cuối năm 2011, NHNN phải thực hiện các biện pháp
để ổn định thị trường liên ngân hàng, giám sát chặt chẽ các NHTM gặp khó khăn vềthanh khoản, hỗ trợ kịp thời cho vay tái cấp vốn, tăng cung thông qua nghiệp vụ thịtrường mở, bước đầu triển khai tái cơ cấu hệ thống NHTM với động thái đầu tiên làsáp nhập 3 NHTMCP Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa, Sài Gòn
BIDV đã trực tiếp tham gia vào lộ trình tái cấu trúc ngành ngân hàng Cụ thể,BIDV đã được NHNN tin tưởng giao nhiệm vụ tham gia vào quá trình hợp nhất 3ngân hàng nói trên, thể hiện thông qua việc giám sát, hỗ trợ nguồn vốn khi cần thiết
để chi trả tiền gửi hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn hệ thốngngân hàng và trật tự xã hội; Cử nhân sự tham gia vào Ban điều hành, các Phòngnghiệp vụ quan trọng để giám sát và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của ngân hàngsau hợp nhất; Sử dụng vốn do NHNN cấp để cho vay ngân hàng trước và sau hợpnhất theo cơ chế cho vay đặc biệt quy định tại Điều 151 Luật các tổ chức tín dụng17
Mới đây nhất là đề xuất sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội – Habubank vàNHTMCP Sài Gòn – Hà Nội – SHB, trong đó BIDV được NHNN chỉ định tham giatoàn diện vào ngân hàng mới sau sáp nhập với tư cách đại diện vốn Nhà nước
Nhìn chung, môi trường hoạt động kinh doanh vẫn biến động và vô cùngnhạy cảm, đặc biệt từ đầu năm 2012 sau khi NHNN phân loại 4 nhóm ngân hàngvới các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tương ứng là 17%, 15%, 8%, 0% thì công tác
17 Theo Khoản 1, Điều 151, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số: 47/2010/QH12)
– Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của NHNN và các tổ chức tín dụng khác trong cáctrường hợp sau đây: (i) Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự
ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng; (ii) Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năngchi trả do các sự cố nghiêm trọng khác