Giải pháp về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 64 - 68)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

3.2.3. Giải pháp về nội dung thẩm định

Giải pháp về thẩm định tư cách khách hàng:

Thẩm định tư cách khách hàng: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, chuyên viên phân tích tín dụng có trách nhiệm tìn hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định hay không, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền hay chưa…và đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.

Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân: cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân) về các khía cạnh: Tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần khéo léo và tế nhị.

Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của DN để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

Ngân hàng có thể lập ra một bản chi tiết các vấn đề hoặc các câu hỏi cần tìm hiểu về khách hàng và đưa ra các phương án trả lời, câu trả lời của khách hàng sẽ được đối chiếu và so sánh với tiêu chuẩn đánh giá có sẵn của Ngân hàng. Như vậy Cán bộ Quan hệ khách hàng sẽ có thêm căn cứ để đưa ra kết luận về tư cách của khách hàng dễ dàng và chủ động hơn.

 Giải pháp về thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:

Việc phân tích tình hình tài chính thường dựa trên các BCTC của DN, tài liệu DN cung cấp, quá trình kiểm tra thực tế DN... Thông thường bộ hồ sơ tài chính gồm có: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên khi lập BCTC, DN thường cố ý làm đẹp các báo cáo, sai lệch so với thực tế để được vay vốn Ngân hàng. Với nhiều DNVVN ở nước ta hiện nay thì BCTC không được qua khâu kiểm toán nên rất khó biết được báo cáo đó có chính xác hay không. Cho dù có qua khâu kiểm toán thì cũng còn có sai số. Việc thẩm định năng lực tài chính của DN cần dựa trên nhiều nguồn thông tin, đòi hỏi Cán bộ tín dụng phải hiểu biết, có kinh nghiệm, kỹ năng tổng hợp và linh cảm tốt, quan tâm đầu tiên là BCTC đó DN có làm đúng hay không? Có nhiều cách để xác thực: dựa vào quan sát, hóa đơn điện, chi trả lương…

Đối với Bảng cân đối kế toán: Qua phân tích các khoản mục Tài sản và Nguồn vốn, Cán bộ thẩm định phân tích và đánh giá mức độ phù hợp của các khoản mục theo từng loại hình DN, kết luận về quy mô, mức độ tự chủ tài chính của DN. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho Cán bộ thẩm định biết được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của DN.

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Cán bộ thẩm định cần xem xét những khoản mục chủ yếu được phản ánh: Doanh thu từ hoạt động SXKD, Doanh thu từ hoạt động tài chính, Doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Trên cơ sở đó, Cán bộ tín dụng phân tích BCTC: Doanh thu ròng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí lãi vay, lợi nhuận trước thuế và sau thuế; Các thông số này sẽ được sử dụng để tính toán các tỷ số tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tài chính DN, là cơ sở để Ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cán bộ tín dụng xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ, dòng tiền thực xuất quỹ, trên cơ sở đó thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho DN nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.

dụng cần kết hợp những nguồn thông tin thực tế và các tài liệu khác trong hồ sơ vay vốn của khách hàng để ra quyết định cho vay.

Giải pháp về thẩm định phương án SXKD, dự án đầu tư của DN:

Mục đích của việc thẩm định phương án SXKD, dự án đầu tư là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án SXKD/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án SXKD hay không. Do đó thẩm định phương án SXKD của khách hàng là việc hết sức quan trọng trong công tác cho vay của Ngân hàng.

Trong thẩm định phương án, dự án vay vốn thì Cán bộ tín dụng cần tiến hành phân tích, đánh giá: Đối tượng cho vay; Các nội dung chính của phương án SXKD, dự án đầu tư; Nhu cầu sản phẩm của phương án SXKD, dự án đầu tư trên thị trường; Các yếu tố đầu vào, khả năng cung cấp sản phẩm của DN; Thị trường mục tiêu và năng lực của sản phẩm; Khả năng tiêu thụ sản phẩm dự kiến; Hiệu quả dự tính của phương án.

Qua phân tích, Cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho khách hàng những điểm chưa hợp lý và giúp đưa ra phương án tối ưu nhất, cũng có thể vận dụng các thông tin thị trường xem xét liệu khách hàng có giả tạo phương án? Có nâng dự toán đầu tư để sử dụng vốn vay vào những mục đích khác? Có tạo chi phí giảm để tăng lợi nhuận dự kiến, hay không?.

Giải pháp về thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay:

Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi cho vay, do ít thông tin mà Ngân hàng có thể sai lầm trong việc lựa chọn khách hàng và dẫn đến những rủi ro trong thanh toán sau này. Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi cho vay, cũng vì ít thông tin và khả năng kiểm soát quá trình sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn trả nợ…gặp khó khăn mà một lần nữa Ngân hàng lại gặp phải những khó khăn trong việc thu hồi nợ. Chính vì vậy mà khi cho vay, vấn đề đầu tiên các ngân hàng phải xem xét là tài sản và giá trị tài sản thế chấp.

Đối với tài sản đảm bảo (kể cả tài sản của người bảo lãnh) là máy móc thiết bị, nhà xưởng…Cán bộ thẩm định phải thường xuyên kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra thực địa để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư

hỏng, hao mòn, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo đảm; Mục đích sử dụng thay đổi. Những biến động về giá trị tài sản do tăng giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản.

Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh, Cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

Tài sản đảm bảo luôn có khả năng biến động giá theo thời gian do nhiều yếu tố tác động nên việc định giá tài sản là một công việc phức tạp.

Các giải pháp khác:

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định cũng như hoàn thiện quy trình góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cần có một lộ trình và kế hoạch cụ thể:

Phân tách thành các nhóm tín dụng khác nhau: Tín dụng cá nhân, tín dụng DN…để đảm bảo nhân viên tín dụng không kiêm quá nhiều việc, ngoài ra còn đảm bảo đúng với năng lực của từng Cán bộ tín dụng.

Xây dựng Khối trưởng nhóm tín dụng. Thường xuyên kiểm tra chéo các hợp đồng tín dụng của nhau. Ví dụ, sẽ có 2 nhóm tín dụng là A (tín dụng cá nhân), B (tín dụng DN)…thì sẽ có một Bộ phận Trưởng nhóm phối hợp với kiểm toán và Trưởng phòng thực hiện kiểm tra chéo rà soát liên tục.

Xây dựng khung quản lý với điều luật chặt chẽ để nâng cao trách nhiệm pháp lý của Cán bộ tín dụng với Ngân hàng.

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát quy trình tín dụng, phê duyệt tín dụng tập trung…

3.3. KIẾN NGHỊ

Công tác thẩm định tín dụng có tính chất quyết định tới chất lượng của các khoản cho vay, ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định và phát triển của Ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Để công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng DN có chất lượng tốt không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng, khách hàng mà còn đòi hỏi sự phối hợp, hỗ trợ của các ban ngành, cơ quan có thẩm quyền.

Năm 2011 là một năm đầy biến động của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát leo thang, tiền đồng mất giá nghiêm trọng. Lạm phát cả năm chốt ở mức tăng 18,12%

tác động lớn đến hoạt động huy động vốn ở các NHTM. Hoạt động tín dụng gặp khó khăn, các ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản, trần lãi suất huy động tăng cao kéo theo lãi suất cho vay ở mức rất cao, vượt quá khả năng chi trả của các DN.

Năm 2012 tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ theo Nghị quyết 11/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. NHNN điều phối chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở các NHTM, tập trung phát triển tín dụng về chất chứ không phải về lượng. Hệ thống NHTM là nhân tố chiến lược trong việc hiện thực hóa các quyết sách của Chính phủ.

Để thực hiện tốt vai trò tích cực, chủ động, tiên phong của BIDV trong hệ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w