Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 71)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

NHNN cần tiếp tục cung ứng vốn qua nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhằm tạo điều kiện tối đa để những DNVVN được ưu tiên về vốn vay.

NHNN cần tiếp tục nghiên cứu các tỷ lệ cho vay phù hợp đối với các đối tượng không khuyến khích như: Cho vay tiêu dùng, cho vay đầu tư và kinh doanh

33 Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện nay có 349.000 DN, trong đó hơn 95% là các DNVVN. Khối DN này được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, các DNVVN Việt Nam còn hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ…Những khó khăn dồn dập ập đến tác động tiên cực đến từng DN.

Điều tra của Hiệp hội DNVVN cho thấy: 20% DN đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, khoảng 60% DN rơi vào tình trạng sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất và chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Nếu chính sách giảm thuế sớm đến được với các DN này, chắc chắn sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Theo Báo cáo tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2012, trong quý 1 có 2.200 DN giải thể, 9.700 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện nghĩa vụ thuế.

bất động sản, chứng khoán và loại trừ thêm các đối tượng nằm trong diện này. Tuy nhiên, NHNN cần hết sức thận trọng trong việc ra quyết định tỷ lệ và đối tượng cho vay thuộc nhóm này, nhằm hạn chế việc những nhân tố yếu kém có thể gây nhiễu loạn thị trường. Ưu tiên trước mắt vẫn phải là các DN sản xuất.

Tiếp tục thực hiện lộ trình hạ trần lãi suất huy động. Nếu điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, NHNN phấn đấu đến cuối năm 2011 hạ lãi suất huy động xuống còn khoảng 10 – 11%/năm, lãi suất cho vay cũng sẽ giảm tương ứng tạo điều kiện cho DN đặc biệt là DNVVN tiếp cận được nguồn vốn vay.

Về dài hạn, khi nều kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn NHNN nên gỡ bỏ quy định trần lãi suất huy động. Việc cào bằng lãi suất huy động sẽ gây mất tính hấp dẫn cho các nhà băng nhỏ, nhất là khi đưa ra hạn mức tín dụng cho 4 nhóm ngân hàng, NHNN mới chỉ công bố các ngân hàng khỏe ở nhóm 1, 2 còn nhóm yếu 3, 4 lại không minh bạch công khai. Theo đó khi hạ trần lãi suất, các ngân hàng lớn sẽ thu hút một lượng khách hàng từ ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ muốn huy động được vốn thì buộc phải lách trần, hiện tượng “sóng ngầm” đi đêm lãi suất là không thể tránh khỏi gây méo mó thị trường.

Tóm lại, về chiến lược dài hạn NHNN nên gỡ bỏ quy định trần lãi suất huy động đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và một giải pháp khả thi là mua bán, sáp nhập. Thực hiện sáp nhập như thế nào còn tùy thuộc vào việc cân đối cấu trúc mang tính bổ sung cho nhau giữa các ngân hàng dưới sự điều hành, chỉ đạo của NHNN. Động thái mua bán, sáp nhập sẽ góp phần minh bạch, lành mạnh hóa hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đồng thời thường xuyên giúp đỡ các NHTM trong công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ thẩm định tín dụng, đặc biệt đối với thẩm định dự án đầu tư – do nhu cầu vốn lớn, thời hạn dài nên rủi ro rất lớn. NHNN cần có sự hỗ trợ tích cực đối với các ngân hàng trong việc thẩm định tài chính dự án.

Tiến hành rà soát lại các quy định về an toàn hệ thống NHTM, tổ chức tín dụng về các vấn đề vốn điều lệ, hệ số an toàn vốn, chế độ BCTC, bảo hiểm tiền gửi…phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam và chuẩn mực quốc tế.

phần hỗ trợ thông tin cho các NHTM trong công tác thẩm định và ra quyết định tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 71)