ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 60 - 62)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/201229, Chính phủ tiếp tục yêu cầu NHNN kiểm soát chặt chẽ mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 vào khoảng 15 – 17%. Trên cơ sở này, ngày 13/2, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN30, trong đó quy định mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 của 4 nhóm tổ chức tín dụng bao gồm: nhóm 1 tăng trưởng tối đa 17%, nhóm 2 tối đa 15%, nhóm 3 tối đa 8% và nhóm 4 không tăng trưởng.

BIDV nằm trong nhóm tăng trưởng tín dụng 17%. Nền kinh tế đang dần hồi phục, chỉ tiêu này rất phù hợp để Ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thận trọng. Tuy nhiên mức tăng trưởng này có thực hiện được hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào thực tế thị trường.

Diễn biến kinh tế vĩ mô từ đầu năm 2012 có nhiều tín hiệu tích cực, đã kiềm chế được đà tăng của lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 ở mức dưới 10% là khả thi. Cùng với đó, tình hình kinh tế thế giới cũng có những chuyển biến hết sức tích cực, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đã bắt đầu khởi sắc. Với tình hình trong và ngoài nước có nhiều thuận lợi là điều kiện để đề ra phương hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và có các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, đảm bảo tăng trưởng của nền kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6%).

Trên cơ sở diễn biến của kinh tế vĩ mô, theo cam kết của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình mặt bằng lãi suất huy động sẽ được đưa về mức 10% vào cuối năm, từng bước thực hiện lộ trình giảm lãi suất “mỗi quý sẽ giảm lãi suất 01 điểm”

giúp hạ thấp chi phí vốn cho nền kinh tế. Đây được xem là bước đi hợp lý trong bối

29 Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012.

30Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 về tổ chức thực hiện chính sác tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.

cảnh lạm phát đang được kiểm soát tốt. Trong vòng chưa đầy 1 tháng, NHNN đã tháo liền 2 nút thắt tín dụng31. Cụ thể lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 5% xuống 4%/năm; Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ mức 13% (áp dụng ngày 13/3) xuống mức 12%/năm.

Thống đốc cũng ban hành Quyết định số 693/QĐ-NHNN32 về việc hạ các mức lãi suất điều hành 01 điểm %. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14% xuống còn 13%/năm; Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12% xuống còn 11%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 14%/năm, giảm từ mức 15% trước đó.

NHNN đã mở rộng đối tượng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích cho vay như lĩnh vực bất động sản và tiêu dùng. Trong đó cho vay tiêu dùng đã mở gần hết, chỉ trừ cho vay tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, NHNN sẽ từng bước mở dần và đưa nhiều đối tượng cho vay ra khỏi danh sách không khuyến khích cho vay. Dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản hiện chiếm khoảng 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống nhưng bất động sản được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay là khá lớn.

Thực hiện chủ trương của NHNN, trong Thông cáo báo chí số 11, ngày 11/4/2012 BIDV đã quyết định điều chỉnh hạ lãi suất cho vay.

Cụ thể, lãi suất cho vay của BIDV giảm mạnh nhất đối với cho vay ngắn hạn thông thường với mức lãi suất áp dụng từ 14,5%/năm (giảm 2,5%/năm); Cho vay trung dài hạn thông thường với mức lãi suất từ 16,0%/năm (giảm 1,5%/năm); Cho vay bất động sản áp dụng như cho vay thông thường.

Cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên: Cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, DNVVN, cho vay phụ trợ, BIDV áp dụng chính sách lãi suất từ 14%/năm (giảm 2,0%/năm); Cho vay sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu với mức lãi suất từ

31 Thông tư số 08/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 thay thế Thông tư số 05/2012/TT-NHNN

ngày 12/3/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

32 Quyết định số 693/QĐ-NHNN ngày 10/4/2012 thay thế Quyết định số 407/QĐ-NHNN

ngày 12/3/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng.

13,5%/năm (giảm 2,2%/năm); Cho vay khắc phục hậu quả bão lũ từ 13,0%/năm (giảm 2,0%/năm).

Cho vay tiêu dùng ngắn hạn áp dụng lãi suất từ 16,5%/năm (giảm 1,5%/năm); Cho vay tiêu dùng trung dài hạn: Lãi suất cho vay từ 17,5%/năm (giảm 1,5%/năm).

Giảm ít nhất là lĩnh vực cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán với mức lãi suất cho vay từ 17,0%/năm áp dụng đối với khoản vay ngắn hạn (giảm 1%/năm); Khoản vay trung dài hạn có lãi suất áp dụng từ 18,0%/năm (giảm 1%/năm).

Việc BIDV đồng loạt giảm các mức lãi suất cho vay là nhằm ưu tiên vốn tín dụng phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNVVN sử dụng nhiều lao động, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn của dự án, phương án SXKD có hiệu quả của DN. Đồng thời việc dành nguồn vốn cho vay ưu đãi này phù hợp với khả năng huy động vốn của BIDV và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng tối đa theo quy định của NHNN.

 Một vài con số cập nhật về BIDV hiện nay:

Tăng trưởng tín dụng quý 1/2012 đạt 4,2%, đây là mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng chung của toàn ngành là 2,13%. Trong đó, dư nợ cho vay thông thường tăng 2,64%, còn lại tăng trưởng nhiều là ở phần trái phiếu.

Hiện nay, tổng số lượng khách hàng cá nhân của BIDV khoảng 4,3 triệu và 230.000 khách hàng DN. Tốc độ tăng trưởng khách hàng mỗi năm vào khoảng 28 – 30%.

Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích là 8% trong đó có khoảng 5,6% là dư nợ cho vay đối với bất động sản – ở mức thấp so với các ngân hàng khác.

Năm 2012, dự kiến kế hoạch huy động vốn 337.000 tỷ đồng; Tổng dư nợ tín dụng 326.400 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 60 - 62)