NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh
Hoạt động huy động vốn:
Từ năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường vốn nói riêng có những biến động phức tạp, công cụ điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất cũng thay đổi. Trước áp lực cạnh tranh ngày một gay gắt, BIDV vẫn giữ được quy mô nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đứng thứ 2 trong khối NHTM Nhà nước sau VBARD.
Các sản phẩm tiền gửi của BIDV chủ yếu bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi vốn chuyên dùng, cụ thể như ở bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: tỷ đồng, % TT Khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 113.61 2 141.85 7 181.04 8 203.289 251.924 285.582
18 Trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến 2 hoạt động chủ yếu: huy động vốn và tín dụng.
TT Khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1 Phân theo khách hàng (%) Tổ chức kinh tế 49,2 59,2 60,3 54,7 57 51 Dân cư 50,8 40,8 39,7 45,3 43 49 2 Phân theo kỳ hạn (%) Không kỳ hạn 27,5 31,5 27,5 26,3 20 13 Có kỳ hạn và tiền gửi vốn chuyên dùng 72,5 68,5 72,5 73,7 80 87
3 Phân theo loại tiền (%) (%)
VND 83,2 83,9 76,3 80,1 84 87 Ngoại tệ 16,8 16,1 23,.7 19,9 16 13
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2006 – 2010 đạt mức cao (bình quân 22%/năm). Nguồn vốn có tính ổn định là tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng gần 50% và tiền gửi có kỳ hạn là trên 80%, giữ tỷ lệ cao trong nguồn vốn huy động:
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng vốn huy động giai đoạn 2006 – 2011
Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Huy động vốn năm 2011 có mức tăng trưởng thấp, tốc độ tăng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, thị phần huy động vốn sụt giảm so với 2010.