Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (Trang 59 - 64)

Hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank trong thời gian qua tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số điểm còn hạn chế sau:

- Cơ cấu vay chưa đa dạng: Hiện nay với các khách hàng cá nhân, ABBank triển khai tới 11 gói sản phẩm tín dụng. Tuy nhiên, cơ cấu vay chưa thực sự đa dạng. Các khoản vay chủ yếu dành cho mục đích mua nhà, đất, chiếm tới gần 50% tổng dư nợ. Với mục đích vay bất động sản, đây là mảng tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì thời hạn vay dài, thị trường nhà đất ở nước ta lại liên tục biến động trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các sản phẩm tín dụng khác như cho vay du học, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố sổ tài khoản… có tiềm năng lớn để phát triển lại chưa thực sự được quan tâm.

- Lãi suất cho vay chưa linh hoạt: ABBank có quy định biểu lãi suất cho vay áp dụng với từng loại sản phẩm. Hiện nay mức lãi suất dành cho khách hàng cá nhân đang ở mức quá cao, từ 18% - 20%, thậm chí cao hơn, khiến người dân có nhu cầu nhưng khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Ngân hàng có quy định về việc thả nổi lãi suất, khi lãi suất trên thị trường có biến động thì lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh. Nhưng ngân hàng thường chỉ thông báo thay đổi lãi suất khi lãi suất có biến động tăng. Vì vậy, với những khoản vay trung và dài hạn của khách hàng, lãi suất có khi được điều chỉnh nhiều lần, và bị đẩy lên cao hơn nhiều so với lãi suất quy định trong hợp đồng tín dụng ban đầu.

- Cho vay dựa trên tài sản đảm bảo: hầu hết khách hàng vay vốn tại ABBank đều cần có tài sản đảm bảo. Hình thức vay tiêu dùng tín chấp đã được triển khai, với hạn mức cho vay mỗi khách hàng là khá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, ngân hàng thường tính toán hạn mức cho vay dựa trên mức lương chính thức của khách hàng, chứ không dựa trên mức thu nhập thực tế. Hạn mức thường nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu thực sự của khách hàng. Khách hàng nhiều khi có thu nhập cao và ổn định nhưng lại không thể chứng minh được. Điều này làm giảm một lượng đáng kể các khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Đội ngũ nhân viên tín dụng cá nhân hiện chưa được chuyên môn hóa. Hiện nay, các chuyên viên QHKH tại các chi nhánh, PGD của ABBank đều phải đảm nhận khối lượng công việc khá lớn, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định, giải ngân, thu nợ. Tại các chi nhánh cấp 2 của ABBank chưa hề có sự tách biệt kinh doanh giữa hai bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Rõ ràng một cán bộ tín dụng không thể cùng lúc có thể làm tốt cả hai công việc đó.

- Công tác truyền thông Ngân hàng còn chưa thực sự hiệu quả. Chính sách Marketing được thực hiện chung chung, mà chưa hướng đến từng đối tượng khách hàng cụ thể. Việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, và mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những thủ tục và đặc điểm sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích mà các sản phẩm của ngân hàng đem lại cho mình. Trong khi điều đó là rất cần thiết để gợi mở nhu cầu của khách hàng. Có thể nhận thấy, khách hàng đến vay tại ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống gắn bó lâu năm với ngân hàng hoặc qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè.Như vậy một lượng lớn khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

- Mạng lưới ngân hàng chưa rộng khắp. Tính đến cuối năm 2010, số lượng ngân hàng, PGD của ABBank là 115, trên 29 tỉnh thành trên cả nước. Hầu hết các ngân hàng này đều nằm ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giành thị phần giữa các ngân hàng. Các tỉnh thành khác hầu như số lượng và quy mô của ngân hàng còn quá nhỏ bé. Trong khi đó, tiềm năng phát triển cho vay cá nhân ở các khu vực này là rất lớn. Khách hàng có nhu cầu thường tìm đến các ngân hàng quốc doanh quen thuộc, có tên tuổi và khả năng tài chính lớn. ABBank chưa thể mở rộng được mạng lưới một phần do quy mô vốn còn hạn chế. Vốn điều lệ

hiện nay của ABBank mới chỉ đạt 3830 tỷ, trong khi mức vốn pháp định là 3000 tỷ. So với một số ngân hàng khác thì đây quả thực là con số khiêm tốn, làm giảm khả năng cạnh tranh của ABBank trên thị trường. Dưới đây là bảng so sánh, tổng hợp về vốn điều lệ và số lượng các chi nhánh, PGD của một số NHTM khác:

Bảng 2.11: So sánh giữa các ngân hàng

Ngân hàng Vốn điều lệ Số lượng chi nhánh, PGD

VPBank 4.000 tỷ đồng 134

SeaBank 5.068 tỷ đồng 104

ACB 9.377 tỷ đồng 291

Maritime Bank 5.000 tỷ đồng 150

( Nguồn: tổng hợp từ website của các ngân hàng VPBank, SeaBank, ACB, Maritime)

Ngoài các yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng, còn có thể kể đến một số nguyên nhân khác từ phía khách hàng và từ phía môi trường kinh tế vĩ mô.

Từ phía khách hàng: thói quen tiêu dùng người Việt Nam cũng là một yếu tố hạn chế sự phát triển của tín dụng cá nhân. Ở nước ngoài, người dân thường có thói quen tiêu dùng trước, trả tiền sau. Vì thế, hoạt động tín dụng cho cá nhân có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng tại Việt Nam, người dân thường có tâm lý ngại đi vay ngân hàng, chờ tích lũy đủ tiền mới có nhu cầu tiêu dùng. Nếu có, các cá nhân thường cũng chỉ tìm đến NH khi không thể vay mượn được nhờ các mối quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè… do ngại thủ tục rườm rà. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng trưởng tín dụng cá nhân tại các ngân hàng.

Thứ hai, khách hàng khó chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân. Đây là vấn đề khó khăn mà ngân hàng gặp phải khi cho vay cá nhân. Đối với đối tượng vay là cán bộ công nhân viên chức hưởng lương thì việc xác định thu nhập từ là dễ dàng thông qua quyết định nâng bậc lương

hoặc bảng lương. Nhưng ngân hàng còn xem xét thêm các khoản thu nhập khác của khách hàng ngoài lương. Tuy nhiên, các khách hàng lại khó chứng minh được các khoản thu nhập đó của mình. Vì thế cán bộ tín dụng và Ngân hàng thường không dám mạo hiểm. Do đó ngân hàng thường phải yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo.

Từ phía môi trường kinh tế vĩ mô: nền kinh tế nước ta trong những năm vừa qua nhìn chung có sự tăng trưởng đáng khích lệ, đời sống nhân dân ngày càng cao. Tuy nhiên, kinh tế vẫn tồn tại nhiều bất ổn. Đặc biệt là tình trạng lạm phát tăng cao, khiến lãi suất ngân hàng liên tục bị đẩy lên cao. Tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng đều gặp khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng đầu cơ bất động sản vẫn diễn ra, nguồn vốn ngân hàng đổ vào kệnh đầu tư này là khá lớn, dẫn đến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu dư nợ. Giá nhà, đất tại các thành phố lớn bị thổi phồng lên hơn so với giá trị thực tế, luôn có những cơn sốt ảo làm tăng nguy cơ rủi ro cho dòng vốn đầu tư vào nó. Điều đó thể hiện những điểm còn hạn chế trong hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Những phân tích về thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ABBank trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động này. Qua đó cũng khẳng định được vai trò, những đóng góp quan trọng của tín dụng cá nhân đối với hoạt động tín dụng nói riêng và với sự phát triển của ABBank nói chung. Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, ABBank cần có những giải pháp nhằm phát triển hoạt động này nhằm hướng tới mục tiều trở thành “ngân hàng bán lẻ thân thiện”.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ABBANK

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w