Tác động của kinh tế thị trường đối với gia đình ở nước ta hiện nay Đoàn Thị Thu Hà Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận Chính trị Luận văn ThS ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Lực Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Tổng quan vấn đề gia đình và vai trò của kinh tế đối với gia đình Việt Nam truyền thống. Nghiên cứu thực trạng biến đổi gia đình ở nước ta, nhất là trong giai đoạn đổi mới đất nước, xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường đã có tác động mạnh mẽ, nhanh chóng, làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ gia đình. Từ những căn cứ đó, phân tích hiện tượng khủng hoảng gia đình hiện đại. Đưa ra một số định hướng và lựa chọn những giá trị đạo đức tốt đẹp để xây dựng gia đình văn hoá, dân chủ, tiến bộ, bền vững phù hợp với chuẩn mực đạo đức và sự phát triển xã hội Keywords: Gia đình, Kinh tế thị trường, Việt Nam, Văn hoá Content Mở ĐầU 1. Lý do lựa chọn đề tài Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Nó vừa có chức năng như một xã hội, vừa có chức năng đặc biệt riêng. Gia đình không chỉ là nơi bảo tồn nòi giống, duy trì sự tồn tại của nhân loại, mà còn là môi trường giáo dục, môi trường văn hoá tốt nhất cho các cá nhân trưởng thành; đó cũng là nơi cung cấp lực lượng lao động, tái sản xuất sức lao động cho xã hội. Đó cũng là nơi mỗi người gửi gắm tình cảm, suy tư. Gia đình từ xưa vẫn vậy, hiện nay và mãi mãi sau này vẫn thế. Trong lịch sử, gia đình Việt Nam có vị trí đặc biệt trong sự vững bền của quốc gia. Có thể nói, cùng với sự trường tồn của dân tộc là sự bền vững của gia đình. Các triều đại có thể thay đổi, các chế độ có thể ra đời, các hình thái kinh tế - xã hội có thể kế tiếp nhau, nhưng gia đình là một thực thể không bao giờ gián đoạn. Từ gia đình mà các anh hùng, hào kiệt xuất hiện, lưu lại tiếng vang cho muôn thuở, cũng là nhân tố tạo nên sự cường thịnh của quốc gia. Cũng từ gia đình, nghĩa nước được vun đắp và bảo tồn. Cũng từ gia đình, con người sống với nhau nhân ái hơn, nhân văn hơn. Gia đình là nền tảng xã hội đồng thời nó cũng chịu sự chi phối của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội. Từ khi thực hiện nền kinh tế thị trường, cơ cấu xã hội nước ta có những biến đổi đặc biệt, và gia đình cũng vậy. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải thích ứng nhanh, tính hợp lý cao và rất thực tế. Chính từ đây, nhiều mối quan hệ xuất hiện điều chỉnh suy nghĩ và ứng xử của người lao động - hạt nhân của các gia đình. Trong nền kinh tế thị trường, ai không biết thích ứng người đó sẽ bị đào thải. Chính vì vậy, nó tác động đến tư duy, tình cảm, từ đối nhân xử thế giữa các thành viên trong gia đình; nó cũng tác động sâu sắc đến gia đình truyền thống cũng như sự phát triển của gia đình Việt Nam. Cơ chế thị trường đã thúc đẩy nhanh chóng sự tăng trưởng về kinh tế, tăng thu nhập của các cá nhân, là cơ sở cho việc củng cố và duy trì sự bền vững của gia đình. Mặt khác, nền kinh tế thị trường phát triển đang làm gia tăng sự biến đổi của các gia đình, đặc biệt là sự biến đổi trong kết cấu, quy mô, chức năng và quan hệ giữa các thành viên. Vợ chồng lục đục, ngoại tình, ly hôn tăng lên, trẻ con bỏ học, hư hỏng, bố mẹ già bị bỏ rơi, bạo lực trong gia đình, tệ nạn xã hội phát triển. Thực trạng đó tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm, đến quan niệm đạo đức cũng như pháp luật của không chỉ các gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Không những thế, sự biến đổi của gia đình phản ánh sự biến đổi của xã hội và nó tác động sâu sắc đến sự tăng trưởng kinh tế. Để phát triển xã hội bền vững, một trong những yếu tố quan trọng là xây dựng gia đình phù hợp. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài “Tác động của kinh tế thị trường đối với gia đình ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ nhằm giải quyết một một số vấn đề lí luận và thực tiễn về gia đình để đưa ra những định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tàị. Vấn đề gia đình từ lâu đã được nhiều tác giả trong nước cũng như nước ngoài quan tâm nghiên cứu. - Ph. Ăngghen có tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (1884). Trong tác phẩm này Ăngghen đã đề cập đến nguồn gốc của gia đình, các hình thức hôn nhân và hình thức gia đình tương ứng với ba giai đoạn phát triển chính của nhân loại. -Viện xã hội học có cuốn sách của nhiều tác giả: “Tình yêu, hôn nhân, gia đình trong xã hội ta” (1986). - Viện khoa học xã hội Việt Nam có cuốn kỷ yếu hội nghị “Nhận diện gia đình Việt Nam hiện nay” (Hà Nội, 1991) là các bài của nhiều tác giả viết về gia đình Việt Nam hiện nay, mỗi tác giả nghiên cứu về một khía cạnh khác nhau như cơ cấu, quy mô gia đình, chức năng của gia đình, những biểu hiện mới trong mâu thuẫn gia đình hiện nay… chứ chưa nghiên cứu tổng thể về gia đình. - Tiến sỹ Nguyễn Minh Hoà với: “Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh” Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh năm 1998. Tác giả nghiên cứu hôn nhân và gia đình ở một thành phố cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh với các vấn đề kết hôn, quy mô, kết cấu gia đình ở địa phương đó. - Giáo sư Lê Thi có một loạt các bài viết về gia đình, văn hoá gia đình: “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, “ Gia đình Việt Nam ngày nay” và chủ biên đề tài KX07-09 với tên gọi “vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. - Gần đây nhất các tác giả: Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu có công trình nghiên cứu “Gia đình Việt Nam và phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”(2002). - Tiến sỹ Lê Ngọc Văn có công trình nghiên cứu mới nhất về hôn nhân và gia đình đó là “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay”. Với công trình này tác giả đã đề cập đến một số biến đổi trong quy mô, kết cấu, chức năng… của gia đình và dự báo xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong tương lai gần. Ngoài các công trình trên còn có nhiều tác phẩm, tạp chí, bài viết, hội thảo khoa học đề cập đến vấn đề gia đình nhưng các công trình trên chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của cuộc sống gia đình, chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống nhất là dưới tác động của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đây là một vấn đề quan trọng trong hệ thống các đề tài về giá trị học và trong những nghiên cứu về sự phát triển của gia đình Việt Nam. Đề tài luận văn muốn góp một phần thiết thực vào lý giải cập nhật những vấn đề bức xúc của gia đình Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng gia đình phù hợp với sự đổi mới của đất nước . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu sự tác động của kinh tế thị trường đối với gia đình Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất một so định hướng xây dựng gia đình cho phù hợp với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. 3.2.Nhiệm vụ : + Làm rõ sự tác động của kinh tế đối với gia đình Việt Nam + Phân tích sự tác động của nền kinh tế thị trường đến gia đình Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay góp phần tạo nên sự phát triển bền vững. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và kết quả của một số nhà nghiên cứu về vấn đề gia đình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh. Đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể, riêng biệt của xã hội học, tâm lý học, đạo đức học… trong những trường hợp tương ứng cần thiết. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Luận văn nghiên cứu về gia đình Việt Nam từ khi nước ta tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường đến nay. 6. Đóng góp của luận văn. Luận văn làm rõ và sâu sắc hơn sự tác động của nền kinh tế thị trường đến gia đình Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp và định hướng xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề tài góp phần vào chương trình giáo dục đời sống gia đình, góp phần thiết thực cho việc hoạch định những chính sách về gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đồng thời luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập các bộ môn liên quan đến vấn đề gia đình. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1: Vai trò của kinh tế đối với gia đình Việt Nam. Chương 2: ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến gia đình Việt Nam hiện nay. Chương3: Định hướng xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện nay. References 1. Alvin Toffler (1980), Làn sóng thứ ba, Nxb thông tin lý luận, Hà Nội. 2. Vũ Đình Bách (2004), Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Mai Huy Bích (2003), Xã hội học gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Đỗ Thị Bình (1997), “Gia đình ở đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3). 5. Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Trần Xuân Bình (1999), Gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ với việc thực hiện chức năng giáo dục trong công cuộc đổi mới, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội. 7. Từ Chi (1997), “Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1), tr.55-59. 8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. “Chuyên đề về xã hội học gia đình” (1995), Tạp chí Xã hội học, (4). 10. Phạm Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo, Từ Thu Hằng, Phạm Thị Hảo( 1999), Từ điển văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 11. Hồ Ngọc Đại(1998), “Văn hóa gia đình”, Báo Tiền phong chủ nhật ngày 27/9. 12. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện hội nghị lần thứ VI khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đỗ Thái Đồng (1991), Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam - Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyên thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 17. Nguyễn Minh Hòa (1997), “Nhận diện và dự báo về cấu trúc, chức năng gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh” (Báo cáo khoa học). 18. Nguyễn Minh Hòa (1998), Hôn nhân và gia đình ở TP HCM nhận diện và dự báo), Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Đỗ Hoài, “Gia đình văn hóa - nhân tố phát triển xã hội”, Báo Nhân dân ra ngày 02/01/ 1996. 20. Hồ Chủ Tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 21. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1998), “Báo cáo đề tài nghiên cứu vai trò của gia đình trong việc gia đình xã hội hóa trẻ em”, Hà Nội. 22. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2002) Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Trần Đình Hượu (1991), Về gia đình truyền thống với ảnh hưởng của Nho giáo, Nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Trần Đình Hượu (1994), Gia đình truyền thống và chuyển đổi đã thích ứng với thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Đặng Cảnh Khanh (1996), “Về chữ hiếu truyền thống trong gia đình hiện đại”, Tạp chí khoa học về phụ nữ, (2). 26. Nguyễn Khánh (1995), “Vấn đề gia đình hôm nay”, Tạp chí Cộng sản (3). 27. Vũ Ngọc Khánh (1998) Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 28. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Nguyễn Linh Khiếu (1997), “Về một số hiện tượng xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình nông thôn”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3). 30. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa- xã hội nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Linh Khiếu- Lê Ngọc Lân- Nguyễn Phương Thảo (2003), Gia đình trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Khoa (2002), “Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (4). 34. Trần Hậu Kiêm (1997), Đạo đức học, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Tương Lai (1996), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 36. Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội. 37. Luật hôn nhân gia đình Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, 50 tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.1. 39. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, 50 tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.3. 40. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, 50 tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.21. 41. Lê Minh( 1997), Phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 42. Phan Ngọc (1998), Vấn đề gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. Nhận diện gia đình Việt Nam ngày nay (1991), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về phụ nữ, Hà Nội. 44. Nguyễn Thanh Tâm (2002), Ly hôn nghiên cứu trường hợp Hà Nội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Hà Thắm (1999), “Làm gì để xóa nạn mại dâm trẻ em”, Nguyệt san Công an nhân dân, (1), tr.10. 46. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội. 49. Lê Thi (2002), “Mối quan hệ trong gia đình Việt nam hiện nay nhìn từ góc độ giới”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1). 50. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 52. Đặng Thị Nhiệt Thu (1998), Kinh tế thị trường và độ bền vững của gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội. 53. Nguyễn Thị Thường(1999), “Gia đình Việt Nam hiện nay. Truyền thống hay hiện đại?”, Tạp chí Thông tin lý luận, (253). 54. Trần Hữu Tòng - Trương Thìn (1997), Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Trần Hữu Tòng, “Xây dựng gia đình văn hóa”, Báo Nhân dân, ra ngày 2/11/ 1998. 56. Tổng điều tra dân số và nhà ở (1999). 57. Nguyễn Đình Tường (2002), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Triết học, (6). 58. Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ (1990), Một vài nét nghiên cứu về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Trung tâm khoa học xã hội (1995), Gia đình Việt Nam, các nguồn lực trong sự đổi mới của đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 60. Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (1994), Đề tài KX 07-09, Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. ủy ban dân số - gia đình và trẻ em (2004), “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, (4). 62. Nguyễn Linh Văn (2006), “Gia đình Việt nam hiện nay”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em, (1). 63. Lê Ngọc Văn (1996), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 64. Lê Ngọc Văn (2000), Cưới và dư luận xã hội về cưới hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Lê Ngọc Văn (2002), “Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hóa”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ. (4). 66. Lê Ngọc Văn (2004), “Một vài nét về thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3). 67. Nguyễn Đình Xuân (1993), Tâm lý học tình yêu gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 68. Nguyễn Đình Xuân (1997), Giáo dục đời sống gia đình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 69. http://www.chungta.com.vn/ . chúng tôi chọn đề tài Tác động của kinh tế thị trường đối với gia đình ở nước ta hiện nay làm luận văn thạc sĩ nhằm giải quyết một một số vấn đề lí luận và thực tiễn về gia đình để đưa ra những. dựng gia đình cho phù hợp với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. 3.2.Nhiệm vụ : + Làm rõ sự tác động của kinh tế đối với gia đình Việt Nam + Phân tích sự tác. Việt Nam + Phân tích sự tác động của nền kinh tế thị trường đến gia đình Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng xây dựng gia đình ở nước ta hiện nay góp phần tạo nên sự phát