Sự phát sinh loài ngườ

Một phần của tài liệu on thi TN sinh 2013 (Trang 31)

- Các giai đoạn tiến hoá hình thành loài người hiện đại: Từ tổ tiên chung → Homo habilis (người khéo léo) → Homo erectus (người đứng thẳng) → Homo sapiens (người hiện đại).

+ H. habilis (người khéo léo): Sống trong khoảng 2,2 triệu năm cho tới ít nhất 1,6 triệu năm trước. Thức ăn là quả, hạt, động vật nhỏ,...Biết chế tạo công cụ đá.

+ H. erectus (người đứng thẳng): Hình thành cách đây khoảng 1,8 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 200.000 năm. Biết chế tác các công cụ đá đầu tiên và có thể là sinh vật đầu tiên biết tạo ra và sử dụng lửa.

+ H. sapiens (người thông minh): là nhánh duy nhất còn tồn tại, phát triển. Có đời sống xã hội phức tạp, tiếng nói phát triển, công cụ lao động đa dạng, phức tạp.

- Địa điểm phát sinh loài người:

+ Thuyết đơn nguồn: Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác.

+ Thuyết đa vùng: Loài H.erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi từ nhiều nơi khác nhau từ loài H.erectus tiến hóa thành H.Sapiens.

- Các nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người:

+ Lao động - Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật: biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định đảm bảo sự sinh tồn phát triển, tự vệ, làm chủ thiên nhiên là điểm cơ bản phân biệt người với động vật.

+ Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người: Có 4 sự kiện quan trọng:

Bàn tay trở thành cơ quan chế tạo công cụ lao động và là sản phẩm hoàn thiện do lao động. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết.

Sự phát triển bộ não và hình thành ý thức, tư duy. Nhờ có trí khôn, tổ tiên loài người đã phát triển vượt lên tất cả các động vật khác.

Sự hình thành đời sống văn hoá làm cho loài người thoát khỏi đời sống bầy đàn chuyển sang đời sống xã hội.

- Vai trò của các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội:

+ Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn vượn người hoá thạch. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hoá thạch là kết quả sự tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của CLTN.

+ Nhờ có tiến hóa văn hóa mà con người nhanh chóng trở thành loài thống trị trong tự nhiên, có ảnh hưởng nhiều đến sự tiến hóa của các loài khác và có khả năng điều chỉnh chiều hướng tiến hóa của chính mình.

Phần III: SINH THÁI HỌC

CHƯƠNG I: SINH THÁI HỌC CÁ THỂ1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

- Môi trường sống của sinh vật: bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh vật, có tác dụng trực tiếp, gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.

- Các loại môi trường sống chủ yếu:

+ Môi trường trên cạn (môi trường trên mặt đất và lớp khí quyển). + Môi trường nước.

+ Môi trường đất (môi trường trong đất).

+ Môi trường sinh vật (bao gồm tất cả các sinh vật, kể cả con người).

- Nhân tố sinh thái: là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm:

+ Nhóm nhân tố vô sinh: tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

+ Nhóm nhân tố hữu sinh: gồm các cơ thể sống (động vật, thực vật, vi sinh vật). Các cơ thể này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ thể sống khác ở xung quanh.

Con người là nhân tố hữu sinh của môi trường. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi.

Một phần của tài liệu on thi TN sinh 2013 (Trang 31)