Loài và quá trình hình thành loà

Một phần của tài liệu on thi TN sinh 2013 (Trang 29)

- Loài sinh học (loài giao phối) là một quần thể hoặc một nhóm quần thể: + Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý,

+ Có khu phân bố xác định,

+ Các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

- Các tiêu chuẩn phân biệt 2 loài: Tiêu chuẩn hình thái, Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái, Tiêu chuẩn sinh lý – hoá sinh, Tiêu chuẩn di truyền.

- Các hình thức cách li sinh sản:

+ Cách li trước hợp tử: cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian, cách li cơ học, … + Cách li sau hợp tử: hợp tử bị chết, con lai sống nhưng không có khả năng sinh sản, ...

Các cơ chế cách li là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên và do vậy có thể tạo nên loài mới.

- Loài mới có thể hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể. Sự cách li địa lí góp phần ngăn cản sự di nhập gen giữa các quần thể, tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo nên, sự khác biệt về vốn gen có thể được tích luỹ dần dần và đưa đến hình thành loài mới. - Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội, lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách li sinh thái.

- Chiều hướng tiến hoá: Ngày càng đa dạng, phong phú; Tổ chức ngày càng cao; Thích nghi ngày càng hợp lý (là hướng tiến hóa cơ bản nhất).

CHƯƠNG II: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT1. Nguồn gốc sự sống 1. Nguồn gốc sự sống

Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của cacbon, dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi; tự đổi mới. Quá trình đó gồm 2 giai đoạn chính:

- Tiến hoá hoá học:

+ Được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản như axit amin, axit béo, đường đơn, nuclêôtit từ các chất vô cơ.

+ Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các hợp chất hữu cơ đơn giản. Làm xuất hiện các loại prôtêin, các axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit.

- Tiến hoá tiền sinh học:

+ Các phân tử lipit do đặc tính kị nước của chúng đã tạo nên màng lipit bao bọc lấy các đại phân tử khác. Tập hợp các đại phân tử hữu cơ trong lớp màng lipit nào (các giọt côaxecva) có được khả năng nhân đôi, chuyển hoá vật chất, sinh trưởng sẽ được CLTN giữ lại và hình thành nên tế bào sơ khai. - Tiến hoá sinh học:

Từ những tế bào đầu tiên, với các đặc tính biến dị di truyền và các nhân tố tiến hoá đã tạo ra thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú như ngày nay.

Sự tiến hoá của sinh giới luôn gắn chặt với các điều kiện địa lí, địa chất của Trái Đất. Mỗi khi Trái Đất trải qua các giai đoạn biến đổi lớn về cấu tạo của lớp vỏ đã đưa đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật thì sau đó lại là giai đoạn bùng nổ sự xuất hiện của các loài mới.

Một phần của tài liệu on thi TN sinh 2013 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w