Trong hơn 3 thập niên qua, khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ trongviệc giải thích bệnh căn của sâu răng và nhiều nước đã triển khai nhiều biệnpháp phòng chống sâu răng thích hợp, nhờ đó
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng và viêm lợi là một trong những bệnh răng miệng phổbiến nhất ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới Bệnh có ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe con người Sâu răng tăng mạnh ở thế kỷ XX, hầu hếtcác quốc gia, các dân tộc đều bị sâu răng, có nước 100% dân số, chi phí choviệc chữa răng rất tốn kém và nó làm cho các nước không thể đáp ứng đượcnhu cầu tài chính, nhân lực và thời gian
Trong hơn 3 thập niên qua, khoa học đã đạt được nhiều tiến bộ trongviệc giải thích bệnh căn của sâu răng và nhiều nước đã triển khai nhiều biệnpháp phòng chống sâu răng thích hợp, nhờ đó mà các nước phát triển nhưCanada, Thủy Điển, Đan Mạch, Anh, Mỹ và cả những nước trong khu vựcnhư Malaysia, Singapore, tỷ lệ sâu răng có xu hướng giảm dần Trong khi tạicác nước đang phát triển như Iran, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Bruney sâurăng có khuynh hướng gia tăng [1], [2], [3], [4]
Ở nước ta, cùng với sự thay đổi và phát triển về điều kiện kinh tế xã hộitrong những năm gần đây là sự gia tăng chế độ dinh dưỡng, việc sử dụngđường sữa, bánh kẹo nhiều hơn trong khi đó người dân chưa nhận thức đầy đủ
về tác hại của bệnh sâu răng, viêm lợi Năm 1990, theo kết quả điều tra sứckhỏe răng miệng lần thứ nhất ở lứa tuổi 15 tỷ lệ sâu răng là 60,0%, viêm lợi là95,6% [5] Theo kết quả điều tra tình hình sức khỏe răng miệng toàn quốc lầnthứ 2 năm 2000 tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở các lứa tuổi đều còn cao Sâu răng ởlứa tuổi 15-17 ở thành thị là 78,4%, ở nông thôn là 65,8%, cao răng 83,4%,chảy máu lợi 66,9% [6]
Để giải quyết tình trạng này nhiều năm qua ngành răng hàm mặt đãthực hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà trọng tâm là công
Trang 2tác NHĐ Ở những nơi triển khai tốt công tác này đã mang lại hiệu quả cao,tuy nhiên chương trình NHĐ chủ yếu được triển khai tại cấp 1 và 2 còn ở cấp
3 (PTTH) những hiểu biết về CSRM phần nhiều là được kế thừa lại ở các cấphọc trước Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng sâu răng, viêm lợi và mối liênquan với kiến thức, thái độ, hành vi CSRM của HS ở cấp tiểu học và trunghọc cơ sở Tuy nhiên những nghiên cứu này ở học sinh các trường PTTH chưanhiều Với mong muốn đóng góp một phần số liệu để xây dựng bức tranh chung
về thực trạng sâu răng, viêm lợi cũng như mối liên quan với kiến thức, thái độ,hành vi CSRM của học sinh PTTH Chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề
tài “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái
độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh PTTH Chu Văn An, Ba Đình
Hà Nội năm 2012” với 2 mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh PTTH Chu Văn An, Ba Đình Hà Nội năm 2012.
2 Phân tích mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi CSRM với bệnh sâu răng, viêm lợi của nhóm học sinh trên.
Trang 3Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 BỆNH SÂU RĂNG – VIÊM LỢI
1.1.1 Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưngbởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng [7].
1.1.1.1 Sinh bệnh học sâu răng [7], [8]
Người ta cho bệnh sâu răng là một bệnh do nhiều nguyên nhân, trong
đó vi khuẩn đóng vai trò quan trọng Ngoài ra còn phải có các yếu tố thuận lợinhư chế độ ăn uống nhiều đường, VSRM không tốt, tình trạng sắp xếp củarăng khấp khểnh, chất lượng men răng kém và môi trường tự nhiên, nhất làmôi trường nước ăn uống có hàm lượng fluor thấp (hàm lượng fluor tối ưu là0,8- 0,9 ppm/lít) đã tạo điều kiện cho sâu răng phát triển
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chấtđường, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu răngbằng sơ đồ Keys:
Hình 1.1 Sơ đồ Keys [8]
Trang 4Hình 1.2 Sơ đồ WHITE [8]
Răng: Tuổi, fluoride, dinh dưỡng vv
Vi khuẩn: Streptococcus mutans
Chất nền: VSRM có sử dụng fluor pH vùng quanh răng Khả năngtrung hoà của nước bọt
Cơ chế sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá trình huỷkhoáng và tái khoáng Nếu quá trình huỷ khoáng lớn hơn quá trình tái khoángthì sẽ gây sâu răng
Tóm tắt cơ chế sâu răng [7].
Sâu răng = Huỷ khoáng > Tái khoáng cơ chế hoá học và vật lý sinh học
Trang 5Các yếu tố bảo vệ:
+ Nước bọt
+ Khả năng kháng acid của men
+ Fluor có ở bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca2+, PO43- quanh răng
+ pH > 5,5
+ Vệ sinh răng miệng tốt
Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
+ Mảng bám vi khuẩn + Chế độ ăn đường nhiều lần + Thiếu nước bọt hay nước bọt acid + Acid từ dạ dày tràn lên miệng + pH< 5
+ Vệ sinh răng miệng kém
Hình 1.3 Sơ đồ tóm tắt cơ chế sâu răng
Với sự hiểu biết nhiều hơn về sinh bệnh học quá trình sâu răng nên hơn haithập kỷ qua loài người đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong dự phòng sâu răng
1.1.1.2 Tiến triển của bệnh sâu răng
Sâu răng được chia làm nhiều mức độ tuỳ theo thời gian tiến triển Nếu ở mức
độ nhẹ không điều trị sẽ tiến triển thành mức độ tiếp theo nặng hơn từ sâu men thànhsâu ngà, đến viêm tuỷ, tuỷ hoại tử, viêm quanh cuống, viêm xương hàm
1.1.1.3 Phân loại sâu răng [7], [9], [10], [11], [12]
Tùy theo tác giả mà có các cách phân loại như phân loại theo vị trí của
lỗ sâu trên răng của Black được chia thành 5 loại Phân loại theo diễn biến củasâu răng, sâu răng cấp tính và sâu răng mạn tính Ngày nay, với sự tiến bộ củachất hàn mới người ta cũng có cách phân loại khác nhau mức độ, tính chất,nghề nghiệp, dựa theo chất hàn mới Cách phân loại được nhiều người ứngdụng là phân loại theo cách điều trị hoặc mức độ tổn thương [9]
Trang 6* Phân loại theo cách điều trị [9].
- Sâu men (S1): Tổn thương mới ở phần men chưa có dấu hiệu lâmsàng rõ, theo Darling khi thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tớiđường men ngà
- Sâu ngà: Khi nhìn thấy lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là sâu ngà,người ta chia làm 2 loại:
+ Sâu ngà nông
+ Sâu ngà sâu
* Phân loại theo mức độ tổn thương [9].
- Sâu men
- Sâu ngà nông, sâu ngà sâu
- Sâu răng có kèm theo tổn thương tủy
- Sâu răng làm chết tủy và gây các biến chứng ở chóp răng
* Theo mức độ tiến triển [9].
- Sâu răng cấp tính: Lỗ vào nhỏ, bên dưới phá hủy rộng, có nhiều ngàmềm màu vàng, cảm giác ê buốt nhiều thường gặp ở người trẻ, bệnh tiến triểnnhanh dễ dẫn tới bệnh lý tủy
- Sâu răng tiến triển
- Sâu răng mạn tính: ngà mủn ít, sẫm màu, cảm giác kém
- Sâu răng ổn định: Đáy cứng, không đau
* Sâu răng ở những đối tượng đặc biệt [9].
- Những người tiếp xúc nhiều với đường, tinh bột
- Sâu răng ở những người làm trong các nhà máy hóa chất
- Sâu răng ở người được điều trị tia X
* Phân loại theo vị trí lỗ sâu [9].
Được chia làm 5 loại
- Loại 1: Sâu mặt nhai các răng hàm lớn và nhỏ
Trang 7- Loại 2: Lỗ sâu ở mặt bên các răng hàm lớn và răng hàm nhỏ.
- Loại 3: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dưới chưa ảnh hưởngđến rìa cắn
- Loại 4: Lỗ sâu mặt bên các răng cửa trên và dưới ảnh hưởng đến rìa cắn
- Loại 5: Lỗ sâu ở cổ răng
* Phân loại sâu răng theo tuổi [9].
- Sâu răng ở trẻ em
- Sâu răng ở người trưởng thành
- Sâu răng ở người có tuổi
* Sâu răng theo vị trí tổn thương [9].
- Sâu răng vùng hố rãnh
- Sâu răng ở mặt nhẵn
- Sâu cổ răng hay là sâu xương răng
* Phân loại theo các lỗ sâu đã được trám [9].
- Sâu răng thứ phát, có thêm lỗ sâu mới trên răng đã trám
- Sâu răng tái phát, tại lỗ sâu đã được hàn tiếp tục phát triển theo rìa
lỗ hàn cũ
* Phân loại theo vị trí và kích thước [7].
2 yếu tố đó là vị trí và kích thước (giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu
Vị trí
Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn
Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp
Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng
Kích thước
1: Tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, không thểtái khoáng
Trang 82: Tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâucòn đủ, cần tạo lỗ hàn
3: Tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có cácphương tiện lưu giữ cơ sinh học
4: Tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưugiữ cơ học hoặc phục hình
Để đáp ứng nhu cầu dự phòng cá nhân Brique và Droz đã bổ sungthêm cỡ 0, là những tổn thương có thể chẩn đoán được và có khả năng táikhoáng hoá được
* Phân loại theo Pitts [10].
D1: + Tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiệnđại (Lazer) hoặc trong tương lai
+ Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, bề mặt menrăng còn nguyên vẹn
D2: Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, lỗ sâu giới hạn ở men răng D3: Tổn thương ở ngà, có thể phát hiện được trên lâm sàng (lỗ sâu mở hoặc đóng) D4: Tổn thương vào đến tủy răng
Trang 9Sơ đồ tảng băng Pitts
Tổn thương đến tủy + Tổn thương thấy ngà
+ Tổn thương men có lỗ giới hạn trong men + Tổn thương men chưa ‘có lỗ’có thể phát hiện trên lâm sàng + Tổn thương chỉ có thể phát hiện với sự hỗ trợ của các công cụ cổ điển (phim cắn cánh) + Tổn thương tiền lâm sàng đang tiến triển/lành mạnh
D 4
D 3
D 1
Ngưỡng chẩn đoán trong các điều tra dịch tễ cổ điển
(WHO)
Ngưỡng áp dụng trên lâm sàng
và nghiên cứu
Ngưỡng có thể xác định nhờ các công cụ hỗ trợ mới hiện nay và trong tương lai
Biểu hiện không
sâu tại ngưỡng
chẩn đoán D 3
Cần thay đổi chiến lược phát hiện và điều trị
Hình 1.4 Sơ đồ phân loại của Pitts [10]
* Phân loại theo ICDAS II (International Caries Detection and Assessment System) [11], [12].
Bảng 1.1.Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS
(International Caries Detection and Assessment System)
0 Lành mạnh, không có dấu hiệu sâu răng
1 Thay đổi nhìn thấy sau khi thổi khô hoặc thay đổi giới hạn ở hố rãnh
2 Thay đổi được nhìn rõ trên men răng ướt và lan rộng qua hố rãnh
3 Mất chất khu trú ở men (không lộ ngà)
4 Có bóng đen bên dưới từ ngà răng ánh qua bề mặt men liên tục
5 Có lỗ sâu lộ ngà răng
6 Có lỗ sâu lớn lộ ngà răng >1/2 mặt răng
1.1.2 Sinh bệnh học viêm lợi
Trang 10Bệnh quanh răng là bệnh rất phổ biến, tỷ lệ mắc rất cao, ở trẻ em chủ yếu
là bệnh viêm lợi
Bệnh quanh răng do nhiều nguyên nhân như thiếu sinh tố, sang chấnkhớp cắn, vi khuẩn và VSRM kém trong đó vi khuẩn và VSRM kém tạonên cặn bám răng là nguyên nhân chính
Cặn bám răng hình thành trên bề mặt răng ngay sau khi ăn Cặn bámrăng được hình thành và phát triển khi môi trường trong miệng giàu chất dinhdưỡng, nhất là đường Saccharose Lúc đầu cặn bám là vô khuẩn, về sau vikhuẩn xâm nhập và phát triển thành mảng bám vi khuẩn sau 2 giờ Ở giaiđoạn này, các cặn bám dễ dàng được làm sạch bằng cách chải răng Thànhphần trong cặn bám răng: vi khuẩn chiếm chủ yếu đến 70% trọng lượng, còn30% là chất tựa hữu cơ Các vi khuẩn này xâm nhập vùng quanh răng gâyviêm, phá hủy tổ chức Tác động của chúng có thể là trực tiếp do hoạt độngcủa vi khuẩn sản sinh ra các men, nội độc tố, các sản phẩm đào thải, hoặcgián tiếp do vai trò kháng nguyên của chúng
Viêm lợi xuất hiện rất sớm khi cặn bám răng hình thành được 7 ngày
Hình 1.5 Hình ảnh minh họa viêm lợi
1.2 THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG - VIÊM LỢI Ở TRẺ EM
Trang 111.2.1 Thực trạng sâu răng - viêm lợi trên thế giới
1.2.1.1 Bệnh sâu răng
Tại hội nghị Alma Ata 1978, WHO đã công bố có hơn 90% dân số thếgiới mắc bệnh sâu răng và phát động chương trình hành động vì sức khỏerăng miệng cho con người đến năm 2000 đồng thời có chương trình giúp đỡtất cả các nước trên thế giới triển khai chương trình này Qua hơn hai thập kỷchương trình đã phát huy được hiệu quả to lớn ở nhiều quốc gia Song do việctriển khai chương trình phòng bệnh răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào điềukiện kinh tế, xã hội riêng của mỗi nước nên kết quả thực hiện chương trìnhnày ở các nước trên thế giới còn ở nhiều mức độ khác nhau Bệnh răng miệngtrên thế giới ngày nay có hai khuynh hướng rõ rệt
Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 – 1960 tình hình sâu răng rấtnghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có từ 8 – 10 răng sâu hoặc răng bịmất do sâu Chỉ số SMT của Na uy lên tới mức 12,0 năm 1940 Những năm
1980 chỉ số SMT của nước này giảm xuống mức từ 2,0 – 4,0 và tới năm 1993thì chỉ số SMT tuổi 12 tại hầu hết các nước công nghiệp hóa đã giảm xuốngmức từ 1,2 – 2,6 Như vậy, nhìn từ những năm cuối của thập kỷ 1970 tới nay,tình hình sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số SMTtuổi 12 tại hầu hết các nước này ở mức thấp và rất thấp [2], [3]
Ở các nước đang phát triển: Ở thời điểm những năm 1960 tình hình sâurăng ở mức thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Chỉ số SMT ở tuổi 12thời kỳ này nói chung là từ 1,0 – 3,0 thậm chí một số nước dưới mức 1,0 nhưThái Lan, Uganda, Zaire Đến thập kỷ 1970 và 1980 chỉ số này lại tăng lên ởmức 3,0 – 5,0 và một số nước còn cao hơn như Chile là 6,3 Tình trạng sâurăng của các nước đang phát triển đều có xu hướng tăng [2], [3]
1.2.1.2 Bệnh viêm lợi
Trang 12Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ trẻ em bịviêm lợi ở hầu hết các nước trên thế giới đều cao, có những quốc gia tỷ lệ nàylên tới trên 90% Tuy nhiên bệnh quanh răng ở trẻ em thường được biểuhiện là viêm lợi, tỷ lệ viêm lợi khác nhau theo tuổi [13].
Theo WHO, năm 1978 bình quân trên thế giới có 80% trẻ em dưới 12tuổi và 100% trẻ em 14 tuổi bị viêm lợi mãn Sau 14 tuổi, mức độ viêm lợigiảm dần và có sự khác nhau giữa nam và nữ [14]
Theo Enrique Bimstein điều tra năm 1999 tỷ lệ viêm lợi chung cao nhất
ở khoảng 9-14 tuổi, trùng với lứa tuổi dậy thì và trước dậy thì [15]
Addy đã nghiên cứu trẻ em 11-12 tuổi ở Anh thấy có mối liên hệ rõ giữachỉ số mảng bám răng với chỉ số lợi, đồng thời thấy toàn bộ số trẻ em đượckhám có viêm lợi và một vài chỗ chảy máu lợi khi thăm khám [14]
1.2.2 Thực trạng sâu răng - viêm lợi tại Việt Nam
tỷ lệ sâu răng ở trẻ 15 tuổi là 60,33% [16]
Năm 1993 Lê Đình Giáp và cộng sự cho biết 75,85% trẻ 12 tuổi thuộc 4tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mắc sâu răng vĩnh viễn [17]
Năm 2000 theo nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn tại thị xã Hoà Bình chothấy, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 12 tuổi là 62% [18]
Trang 13Theo điều tra sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm 2000, tỷ lệ sâu răng ởlứa tuổi 12-14 là 64,1%, chỉ số SMT là 1,96 và ở lứa tuổi 15 -17 là 68,6%, chỉ
số SMT là 2,12 [6]
Như vậy sau 10 năm Việt Nam thực hiện điều tra răng miệng toàn quốclần thứ 2, kết quả cho thấy bệnh sâu răng của trẻ em Việt Nam có xu hướngtăng lên
Bảng 1.2 Thực trạng sâu răng trẻ em toàn quốc năm 2001 [6]
% sâu răng Chỉ số smt % sâu răng Chỉ số SMT
tỷ lệ sâu răng của HS khối lớp 5 là 58,48% [20]
Theo nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng (2009) ở trẻ 11-14 tuổi tại trườngTrung học cơ sở Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chungcho giới và độ tuổi nghiên cứu là 57,18%, chỉ số SMT là 1,58 [21]
Nghiên cứu của Đào Thị Dung (2012), ở học sinh PTTH tại Hà Nội saukhi sát nhập có tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 14,2% [22]
Trong những năm gần đây việc áp dụng cách ghi nhận, đánh giá sâu răngsớm theo ICDAS được coi là toàn diện về tổn thương sâu răng đưa ra cho thấy
tỷ lệ sâu răng đều cao
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Trung (2011) tại Trường Tiểu học ĐôngNgạc A, Từ Liêm – Hà Nội tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 7-11 là 57,14% [23]
Trang 14Nghiên cứu của Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự năm 2009 ở HS 7-8 tuổi tỷ lệsâu răng vĩnh viễn 78,8% [24].
Nghiên cứu của Trần Đức Thành và cộng sự năm 2009 ở trẻ em 12 tuổitrường Trung học cơ sở An Lạc, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh chothấy tỷ lệ trẻ có sâu răng là 95,1% [25]
1.2.2.2 Bệnh viêm lợi
Theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, tỷ lệ trẻ em bị viêm lợi
ở các nước trên thế giới đều cao, có nơi tỷ lệ này là trên 90%
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về bệnh quanh răng và đưa
ra nhận xét bệnh quanh răng là bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc cao
Theo kết quả điều tra bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ 1năm 1990 thì
tỷ lệ HS viêm lợi ở lứa tuổi 12 là 95% trong đó Hà Nội là 84%, Thành phố HồChí Minh 100%, Hải Hưng 100%, Cao Bằng 88% [16]
Năm 2000, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 cho thấy tỷ
lệ bệnh viêm lợi rất cao [6]
Bảng 1.3 Thực trạng bệnh quanh răng ở trẻ em toàn quốc
1.3 DIỄN BIỄN BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI THEO THỜI GIAN
Từ những năm của thập kỷ 60 đến 90 đã có những nghiên cứu tình trạngsâu răng ở Việt Nam nói chung và ở trẻ em nói riêng cho thấy tỷ lệ bệnhrăng miệng tăng dần theo lứa tuổi và tăng dần theo thời gian
Trang 15So sánh kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 với lần
1 năm 1990 tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em vẫn ở mức cao và gia tăng theo tuổi,
tỷ lệ sâu răng là 54,6% ở lứa tuổi 9-11 và 68,6% ở lứa tuổi 15 – 17 [6]
Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã điều tra bệnh răng miệng ở Việt Namtrong 3 năm 2002 - 2005 cho thấy tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMT của răng vĩnhviễn tăng dần theo lứa tuổi [26]
Năm 2012, Nguyễn Thị Mai nghiên cứu thực trạng sâu răng của học sinh
7 – 11 tuổi tại Trường tiểu học Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội cũng cho thấy tỷ lệsâu răng và chỉ số SMT của răng vĩnh viễn cũng tăng dần theo lứa tuổi [27]
1.4 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI VỀ CSRM CỦA HỌC SINH 1.4.1 Khái quát về thuật ngữ [28], [29]
Hành vi sức khỏe, trong đó hành vi CSRM là một trong nhiều kháiniệm liên quan đến hành vi con người Hành vi sức khỏe là những hành vi củacon người có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của bản thân họ, củanhững người xung quanh và của cộng đồng Theo ảnh hưởng của hành vi,chúng ta thấy có hai loại hành vi sức khỏe, đó là các hành vi có lợi cho sứckhỏe và các hành vi có hại cho sức khỏe Người ta cho rằng hành vi conngười là một phức hợp của nhiều hành động chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố
di truyền, môi trường, kinh tế - xã hội và chính trị
Kiến thức (Knowledge), Thái độ (Attitude) và Hành vi (Practice) nóichung là tập tính, thói quen, cách sống, cách suy nghĩ, hành động của conngười đối với môi trường bên ngoài, đối với bệnh tật
Các yếu tố quy định nên hành vi con người có thể tóm tắt như sau:
Kiến thức Thái độ Hành vi
K A P
Trang 16(Knowledge) (Attitude) (Practice)
Sự hiểu biết phụthuộc vào yếu tố vănhóa, xã hội, kinh tế
Tư duy, lậptrường,quan điểm
Các hoạt độngcủa con người
Kiến thức.
Kiến thức hay hiểu biết của con người được tích lũy dần qua quá trìnhhọc tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống Kiến thức là một trong cácyếu tố quan trọng giúp con người có suy nghĩ, tình cảm đúng đắn, từ đó dẫnđến hành vi phù hợp trước mỗi sự việc
Kiến thức phòng bệnh răng rất cần thiết trong phòng tránh bệnh răngmiệng, kiến thức, thực hành CSRM của HS bị ảnh hưởng rất nhiều của hoạtđộng NHĐ trong đó đặc biệt quan trọng là giáo dục CSRM, đây là nội dungđược các nước trên thế giới cũng như chương trình NHĐ Việt Nam ưu tiênhàng đầu
bè, người thân Tuy nhiên điều kiện kinh tế xã hội, gia đình, môi trường giáodục có thể tác động tiêu cực đến tư duy, thái độ của các em
Trang 171.4.2 Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng trên thế giới
Mahmoud K Al-miri và cộng sự (2006) nghiên cứu ở 557 HS độ tuổitrung bình là 13,5 ở một trường học phía bắc Jordan, báo cáo cho thấy83,1% HS có sử dụng bàn chải và kem đánh răng để VSRM; 36,4% đánhrăng vào buổi sáng, 52,6% đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và17,6% đánh răng cả buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ Có 66% HS đikhám răng miệng định kỳ, 46,9% chỉ đến nha sĩ khi đau và 20,1% ít khihoặc không bao giờ đến nha sỹ [30]
Zhu L (2003) nghiên cứu 4400 HS từ 12 - 18 tuổi ở Trung Quốc chothấy có 44% HS chải răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng chỉ có 17% có sử dụngthuốc đánh răng có flour, 29% HS 12 tuổi chỉ đến khám bác sỹ răng khi răng
đã bị đau [31]
Rao và cộng sự tiến hành nghiên cứu tại Ấn Độ cho biết có tới 59,2 62% HS có chải răng ít nhất 1 lần/ngày nhưng chỉ có 5,7 - 13,6% sử dụngthuốc đánh răng và 21,1% dùng tro và than để đánh răng hàng ngày [32]
-Theo Petersen và cộng sự nghiên cứu ở Thái Lan năm 2001, tỷ lệ trẻ
em sử dụng đồ ngọt hàng ngày rất cao như sữa đường, chè đường, nước ngọt
Trang 18và liên quan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70 - 96,3% tùy từng độ tuổi, tỷ lệ HSchải răng 1 lần/ngày là 88% [33].
David và cộng sự (2005) nghiên cứu ở Ấn Độ, cho rằng trẻ không sửdụng bàn chải răng thì có nguy cơ sâu răng cao gấp 1,9 lần những trẻ khác [34]
1.4.3 Thực trạng thực hành chăm sóc răng miệng ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của tác giả Chu Thị Vân Ngọc (2008) ở HS 11 - 14tuổi cũng cho thấy: có 84,64% đạt điểm kiến thức phòng bệnh loại khá, HS
nữ đạt điểm giỏi cao hơn HS nam, tất cả HS đều có bàn chải riêng và sử dụngthuốc đánh răng, có 85,64% HS chải răng thường xuyên vào buổi sáng vàbuổi tối trước khi đi ngủ, 63,44% HS chải từ 1 - 3 phút, 18,89% HS chải trên
3 phút và có 94,2% HS chải răng từ 2 lần trở lên mỗi ngày [35]
Theo kết quả nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan tại Yên Bái năm 2003thì khi được hỏi về thói quen VSRM thế nào sau khi ăn thì chỉ có 10,37% HSđánh răng, 19,51% dùng tăm xỉa răng, 26,52% xúc miệng và có tới 43,6%không vệ sinh răng miệng sau khi ăn, 30,49% số HS đánh răng ngày 2 lần,15,85% HS đánh răng ngày 1 lần, tỷ lệ HS thỉnh thoảng là 9,45% và 44,21%
HS không đánh răng [28]
Kết quả của Nguyễn Đăng Nhỡn tại Yên Sơn - Tuyên Quang năm 2004
ở HS 12 tuổi cho thấy 32,71% biết mình bị sâu răng Khi được hỏi về thóiquen thực hành đánh răng thì có 28,04% HS không đánh răng 45,79% đánhrăng ngày 1 lần và 26,17% đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, 65,42% chưa đikhám răng lần nào [19]
Trong nghiên cứu của Ngô Thị Hoa Sen năm 2004 tại Gia Lâm, Hà Nội70% cha mẹ có kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng chưa đạt yêu cầu và86,1% thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho con chưa đạt yêu cầu [36]
Trang 19Theo kết quả của Nguyễn Văn Thành, nghiên cứu tại thị xã Hưng Yênnăm 2007 ở HS 6 tuổi cho thấy: Tỷ lệ HS đánh răng ngày 1 lần là 61,01%, 2 lần
là 38,99% 41,01% chỉ đánh răng vào buổi sáng, 23,03% chỉ đánh răng buổi tốitrước khi đi ngủ và 35,96% đánh cả 2 thời điểm trên, 64,44% chưa đi khám răngbao giờ và 100% chải ngang răng khi đánh răng [37]
Nghiên cứu của Lê Huy Nguyên tại Hoài Đức, Hà Tây năm 2007 chothấy tỷ lệ HS có kiến thức đạt là 40%, 20% HS thực hành phòng chống sâurăng đạt yêu cầu [20]
Kết quả nghiên cứu ở Diên Khánh, Khánh Hòa năm 2008 cho thấy đa
số HS được hỏi đều chải răng từ hai lần trở lên 50% và số HS chỉ chải răngduy nhất một lần trong ngày chiếm 17% trong tổng số Tỉ lệ HS có thực hànhchải răng trên ba lần trong một ngày chiếm tỉ lệ thấp nhất 2% Thời điểm chảirăng phổ biến của các em HS là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khithức dậy, chiếm tỉ lệ tương ứng là 84% và 95% Tỉ lệ HS có thực hành chảirăng ngay sau khi ăn thấp nhất 9%
- Phương pháp đánh răng bằng cách chà ngang được sử dụng phổ biếnnhất 32% Tỉ lệ HS thực hành phương pháp Bass còn rất hạn chế 2% Kết quảnghiên cứu còn cho thấy có khoảng 38% số HS không có cách chải răng cố định
Tỷ lệ HS có thực hành chung đúng về chải răng chỉ chiếm 1% do số HS có thựchành đúng về phương pháp chải răng khá khiêm tốn, chiếm 2% tổng số
- Về thói quen đi khám răng định kỳ, số HS có đến nha sĩ trong sáutháng gần đây chiếm tỉ lệ cao nhất 34%, đáng chú ý là có 23% tổng số chobiết chưa bao giờ đi khám răng Số HS có thực hành khám răng định kỳ từ mộtlần trở lên trong một năm còn chiếm 20% trong tổng số; đáng chú ý là có đến72% số HS không bao giờ khám răng định kỳ
- Thói quen sử dụng thực phẩm có đường giữa các bữa ăn chính khá phổ
Trang 20biến; 48% số HS được khảo sát dùng các thức ăn có đường từ một đến hai lầntrong ngày, 22% số này dùng hơn hai lần và 30% HS sử dụng thực phẩm cóđường giữa các bữa ăn chính Tần suất sử dụng thức uống có đường có thấphơn so với các thức ăn ngọt, tỉ lệ HS dùng thức uống có đường dưới một lầntrong ngày chiếm đa số 51%, giữa các bữa ăn chính là 52%, sử dụng thức uống
có axit giữa các bữa ăn chính là 75% [38]
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tước ở HS khối lớp 6 tại trườngTHCS Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh cho thấy
- Về số lần đánh răng trong ngày của HS: Chiếm tỷ lệ cao nhất là HSchỉ đánh răng 1 lần trong ngày với 50,6% HS đánh răng 2 lần trong ngàychiếm tỷ lệ 34,4% Không đánh răng chiếm tỷ lệ cũng khá cao là 11,1% Và
tỷ lệ thấp nhất là đánh răng 3 lần trong ngày chỉ chiếm 3,9%
- Trong đó số HS đánh răng vào buổi sáng chiếm 36,5%, đánh răng vàobuổi tối chiếm 20,4%, chỉ có 38,7% các em đánh răng cả sáng và tối, và 4,4%các em đánh răng ngày 3 lần
- Thực hành đánh răng: Phần lớn các em thực hành đánh răng khôngđúng cách, 89,6% các em đưa bàn chải ngang thân răng khi đánh răng và33,8% các em khi đánh răng chỉ chải mặt ngoài
- Thời gian đánh răng chiếm tỷ lệ cao nhất là các em đánh răng từ 1- 2phút với 42,2%, tiếp đến là đánh răng 2-3 phút với 16,9%, có 12,4% đánhrăng dưới 1 phút, chỉ có 7,1% đánh răng từ 3 phút trở lên và có 21,4% các emkhông rõ thường đánh răng trong bao lâu
- Thói quen ăn quà vặt: Thỉnh thoảng HS ăn quà vặt chiếm tỷ lệ caonhất với 63,6% Mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ 20,8%, hiếm khi chiếm11,7% Tỷ lệ thấp nhất là không bao giờ chỉ chiếm 3,9%
Trang 21- Số lần đi khám răng trong năm: HS không đi khám răng chiếm tỷ lệ caonhất trong số 154 HS được phỏng vấn với tỷ lệ là 82,5% Đi khám 1 lần chiếm11,7 % Đi khám từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt 5,8% [39].
Theo nghiên cứu của Đào Thị Dung năm 2007 tỷ lệ HS không đạt kiếnthức về VSRM 43,76%, 52,26% HS hiểu sai về nguyên nhân gây sâu răng,55,45% chưa đạt về thực hành chăm sóc răng miệng Tỷ lệ HS đánh răngkhông đúng phương pháp và thời điểm là 57,4% và 56,24% [40]
Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Thành, Ngô Văn Toàn năm 2005 tạiTrường Tiểu học Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội cho thấy tỷ lệ HS có ăn
đồ ngọt vào buổi tối chiếm 27,4% Có sử dụng đồ uống có ga là 18,3% HSđánh răng buổi sáng chiếm 92%, đánh răng buổi tối chiếm 89,7%, đánh răngngay sau khi ăn chỉ chiếm 39,3% và tỷ lệ đánh răng 3 lần/ngày chỉ có 21%.Trong đó tỷ lệ HS đánh răng đúng là 63,9% [41]
Nghiên cứu của Trần Anh Thắng ở học sinh PTTH tại Hòa Bình năm
2011, có 83,4% HS đánh răng ít nhất 2 lần một ngày trở lên, có 64,5% HSđánh răng > 2 phút mỗi lần và có 68,6% HS đánh răng xoay tròn và chải lênxuống [42]
1.5 VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG PTTH CHU VĂN AN
Trường PTTH Chu Văn An là trường phổ thông trung học công lập ở
Hà Nội được thành lập từ năm 1908, đây là một trong những ngôi trường lâuđời và giàu truyền thống giáo dục nhất của Việt Nam
Là một trong các trường PTTH có tiếng ở Đông Dương khi xưa và ViệtNam hiện nay, trường Bưởi - Chu Văn An là nơi đào tạo các thế hệ trí thức cótinh thần dân tộc cao, trong đó có các nhân vật nổi tiếng của Việt Nam trên nhiềulĩnh vực như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khắc Viện, và đặc biệt đây là nơi cố
Trang 22Bác sỹ Tôn Thất Tùng, người thầy thuốc ngoại khoa đầu nghành ở Việt Nam vàtrên thế giới đã từng học
Chương trình NHĐ đã được triển khai ở nước ta từ năm 1980, Hà Nội
là một trong những địa phương đầu tiên triển khai, đến nay chương trìnhNHĐ vẫn chưa được phủ kín các quận huyện Công tác NHĐ thực hiện vẫnchưa thực sự có chất lượng ở những trường đã được triển khai Đó cũng lànguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh sâu răng và viêm lợi của HS các trường,các cấp học nói chung và cấp PTTH nói riêng là khá cao Từ kết quả củanghiên cứu này chúng tôi mong muốn đóng góp một phần cơ sở dữ liệu xâydựng bức tranh chung về bệnh sâu răng, viêm lợi, từ đó có những khuyếnnghị phù hợp trong quá trình triển khai hoạt động NHĐ tại trường nhằm làmgiảm tỷ lệ mắc sâu răng, viêm lợi của HS
Trang 23Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Là HS lớp 10, 11, 12 nằm trong độ tuổi 15 - 17, đang học tại trườngPTTH Chu Văn An năm học 2012 – 2013
- HS đồng ý hợp tác
* Tiêu chuẩn loại trừ:
- Học sinh không điền đầy đủ phiếu thu thập thông tin
- Học sinh đang điều trị chỉnh nha bằng mắc cài cố định
- Không có sự đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu, của cả HS vàphụ huynh học sinh
- Là những HS không nằm trong độ tuổi từ 15 – 17
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2012 – 11/2013
* Địa điểm nghiên cứu: Trường PTTH Chu Văn An – Quận Ba Đình – Hà Nội.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU [1], [43]
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.2.2 Mẫu
* Cỡ mẫu:
Ước tính một tỷ lệ trong quần thể [43]
n = Z²(1-α/2) p(1-p)∆2Trong đó:
- Z(1-α/2): Độ tin cậy ở mức xác xuất 95% (≈ 1,96).
Trang 24- p: Tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của cộng đồng.
- 1- p: Tỷ lệ không mắc bệnh răng miệng của cộng đồng.
- ∆: Khoảng sai lệch mong muốn của kết quả nghiên cứu từ mẫu so
với quần thể
- p = 0,68 (Theo kết quả điều tra của Trần Văn Trường năm 2000)
- ∆ = 0,05
Sau khi tính toán chúng tôi được n = 334
Trên thực tế chúng tôi thu thập được số mẫu là 368
* Kỹ thuật chọn mẫu: Mẫu ngẫu nhiên
Trường có 3 khối là 10, 11, 12 Chọn ngẫu nhiên 4 lớp mỗi khối, khám
và phỏng vấn cho tất cả các em HS trong 12 lớp
2.2.3 Các bước tiến hành thu thập thông tin lâm sàng
* Công cụ thu thập số liệu:
Số liệu được thu thập thông qua phiếu điều tra răng miệng cho HS, cókết hợp giữa phỏng vấn và khám lâm sàng với nội dung theo phiếu in sẵn Phiếu điều tra răng miệng gồm 2 phần: phiếu phỏng vấn và phiếukhám răng miệng
- Phiếu phỏng vấn bao gồm các nội dung: thông tin chung, kiến thức,thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của HS
- Phiếu khám răng miệng
Khám lâm sàng và các dụng cụ sử dụng để khám Cụ thể như sau:
Bộ khay khám răng: khay quả đậu, gương, thám trâm, gắp
Cây thăm dò nha chu của WHO
Dụng cụ để khử khuẩn
Trang 25 Các dụng cụ khác như: Đèn pin, gương nha khoa có đèn, thám châm
có đèn, bông, cồn, găng tay
* Kỹ thuật thu thập thông tin
- Khám, phỏng vấn kết hợp hỏi tiền sử, bệnh sử Khám đến đâu ghichép vào phiếu điều tra đến đó
* Tiến hành.
Bước 1: Phỏng vấn đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi CSRM phòngbệnh sâu răng ở HS theo phiếu điều tra Cán bộ điều tra hướng dẫn, giải thích
Trang 26cụ thể cho HS hiểu nội dung từng câu hỏi phỏng vấn Phát phiếu tại lớp họctrước mỗi buổi khám, thu phiếu sau 15 phút.
Bước 2: Khám lâm sàng tình trạng bệnh sâu răng, cao răng, mảng bámbằng mắt thường và kết hợp với thám châm
- Ghi vào phiếu điều tra
2.3 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
2.4 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN, QUY ƯỚC VÀ CÁCH TÍNH CÁC CHỈ
SỐ ĐƯỢC DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.4.1 Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá tổn thương sâu răng
Khám phát hiện sâu răng bằng phương pháp quan sát thông thườngtheo tiêu chí của hệ thống ICDAS [11], [12]
Nguyên tắc chung:
Dùng bông ướt lau sạch mặt răng
Khám và ghi nhận 5 mặt của tất cả các răng
Mã số được ghi từ D0-D3 tùy thuộc mức độ trầm trọng của tổn thương Khám và ghi nhận riêng: mặt nhai,mặt gần và xa, mặt ngoài và trong, sâu răng kết hợp miếng trám.
Trang 27 Tiêu chuẩn xác định sâu thân răng
- Mã số D0 (răng lành mạnh):
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 0
+ Không thấy bằng chứng nào có xoang sâu
+ Sau khi thổi khô 5 giây, không thấy đốm trắng đục hay nghi ngờ cóđốm trắng đục
+ Thiểu sản men, nhiễm Fluor trên răng, mòn răng (cơ học, hóa học),vết dính nội, ngoại sinh
Hình 2.2 Hình ảnh răng lành mạnh
- Mã số D1 (sâu răng giai đoạn sớm mức D1):
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 1
+ Có màu vàng hay nâu thấy rõ khi răng ướt (giới hạn trên hố và rãnh).+ Có đốm trắng đục hay có sự đổi màu (màu vàng, nâu) sau khi thổikhô 5 giây
Trang 28Hình 2.3 Hình ảnh đốm trắng đục sau thổi khô
- Mã số D2 (sâu răng giai đoạn sớm mức D2):
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 2
+ Có màu vàng hay nâu lan rộng thấy rõ lan rộng trên hố và rãnh
+ Đốm trắng đục thấy rõ khi răng ướt
Hình 2.4 Hình ảnh đốm trắng đục khi răng ướt
- Mã số D3 (sâu răng giai đoạn muộn)
Mã số D3 được sử dụng chung để ghi nhận các tổn thương sâu răng giaiđoạn muộn, mã này bao gồm (ICDAS mã số 3, ICDAS mã số 4, ICDAS mã
số 5, ICDAS mã số 6)
Trang 29Hình 2.5 Hình ảnh sâu răng giai đoạn muộn
+ Thấy bóng mờ màu nâu hay đen từ ngà một cách rõ rệt có kèm theo
vỡ men hay không vỡ men bên trên (nhưng không thấy ngà)
+ Có xoang sâu ánh màu vàng, nâu, đen nhưng không thấy ngà (đườngvào xoang rất nhỏ)
ICDAS mã số 5
+ Xoang sâu thấy ngà, có thể dùng cây thăm dò CPI của WHO để xácđịnh ngà lộ và độ sâu của ngà (nếu có nghi ngờ sâu đến tủy, tuyệt đối khôngdùng cây thăm dò)
ICDAS mã số 6
+ Xoang sâu thấy ngà
+ Xoang sâu có độ sâu và độ rộng trên 1/2 mặt thân răng
* Tiêu chuẩn xác định sâu thân răng kết hợp với miếng trám:
- Mã số D0: răng trám tốt không có sâu
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 0
+ Mặt răng có miếng trám
Trang 30+ Không thấy bằng chứng có xoang sâu.
+ Sau khi thổi khô 5 giây không thấy đốm trắng đục hay nghi ngờ cóđốm trắng đục
+ Thiểu sản men hay nhiễm Fluor trên răng, mòn răng (cơ học, hóahọc), vết dính nội ngoại sinh
- Mã số D1: răng trám có sâu giai đoạn sớm
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 1
+ Đốm trắng đục hay có sự đổi màu sau khi thổi khô 5 giây
- Mã số D2: răng trám có sâu giai đoạn sớm
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 2
+ Có đốm trắng đục lan rộng đến miếng trám ngay khi răng ướt
+ Có màu vàng hay nâu lan rộng đến miếng trám ngay khi răng ướt
- Mã số D3: răng trám có sâu giai đoạn muộn
Lâm sàng tương ứng với ICDAS mã số 3, ICDAS mã số 4, ICDAS mã
số 5, ICDAS mã số 6
+ Xoang sâu ngay viền miếng trám < 5 mm (không có đốm trắng đụchay sự đổi màu trên bề mặt men lành mạnh hay bóng mờ từ ngà)
+ Sâu vỡ men, cement (nhưng không thấy ngà) kết hợp với miếng trám
và có bóng mờ từ ngà (cần chú ý phân biệt ánh xám đen của miếng trámAmalgam và bóng mờ từ ngà)
+ Vỡ men lan rộng > 5 mm (trường hợp không thấy viền miếng trám,nhưng có sự mất liên tục tại bờ miếng trám và ngà răng thì dùng cây CPI
để thăm dò)
+ Xoang sâu lan rộng cả chiều sâu, độ rộng và ngà răng thấy rõ từthành hay đáy xoang
Phân biệt sâu răng: dựa vào các yếu tố sau
Vị trí sâu răng có xu hướng phát triển ở các vị trí có thể dự đoán được,hiếm khi có ở đỉnh múi hoặc bờ cắn, ngược lại so với các khiếm khuyết men
Trang 31Hình dạng: sâu răng đặc biệt ở mặt ngoài, có xu hướng theo đường viềnlợi, khiếm khuyết phát triển có dạng vạch hoặc đường, có tính chất từng lớp.
Có thể phân biệt với:
o Thiểu sản ở răng: thường tổn thương có đáy cứng
o Lõm hình chêm ở cổ răng: có hình đặc biệt như quyển sách mởhai mặt lõm, nhẵn và cứng
o Răng nhiễm fluor: thường gặp ở hai răng đối xứng Mức độ nhẹthì có những đốm hay vệt trắng nhỏ hay trắng đục, ở mức độ nặngthì men răng lỗ rỗ, gồ ghề, mặt nhai bị hư, có vệt màu nâu đen
o Men răng đổi màu: có thể do hư răng bởi sang chấn ở răng sữalàm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn, hay có thể do nhiễm sắcngoại lai
* Nhận định kết quả.
Kết quả sau khi khám lâm sàng được nhận định như sau:
- D0: không sâu răng
- D1, D2, D3: có sâu răng
- D1, D2: có sâu răng giai đoạn sớm
- D3: có sâu răng giai đoạn muộn
Ngưỡng chẩn đoán của tổn thương được phát hiện:
- D1 - D3: sâu răng được xác định ở tất cả mức tổn thương: từ sâu rănggiai đoạn sớm nhất D1 (có vết đổi mầu khi thổi khô 5 giây) tới giai đoạn D3(giai đoạn muộn đã tạo lỗ sâu trên răng)
- D2 - D3: sâu răng được xác định từ giai đoạn sớm mức D2 (có đổimàu khi ướt) tới giai đoạn D3 (giai đoạn muộn đã tạo lỗ sâu trên răng)
- D3: sâu răng giai đoạn muộn
Trang 322.4.2 Chỉ số sâu - mất - trám răng
* Chỉ số SMT: Chỉ số sâu mất trám Dùng cho răng vĩnh viễn với tổng số
răng là 28, răng chưa mọc, răng thừa, răng sữa không được tính vào chỉ số này.Chỉ số này gồm 3 thành phần:
- S (Sâu): Gồm tất cả các răng bị sâu ở thân và chân răng
- M (Mất): Răng mất không còn trên cung hàm do sâu
- T (Trám): Răng đã hàn không sâu hoặc có sâu tái phát
Chỉ số SMT của cá thể là tổng số răng vĩnh viễn bị sâu, bị mất và đượchàn trên mỗi người được khám
Chỉ số SMT của quần thể là tổng số răng vĩnh viễn (sâu + mất + trám)của quần thể trên số người được khám
SR/SMT: Tỷ lệ răng sâu không được điều trị trong cộng đồng
(MR + TR)/ SMT là tỷ lệ răng sâu được điều trị trong cộng đồng
Khám theo mẫu phiếu điều tra Tổ chức Y tế Thế giới, ghi đầy đủ cácmục cần điều tra Mã số trong phiếu khám được quy ước theo WHO
Bảng 2.1 Quy ước của WHO về ghi mã số SMT
2.4.3 Đánh giá viêm lợi
* Mã số và tiêu chí:
Trang 330: Lợi bình thường.
1: Lợi viêm nhẹ: có thay đổi nhẹ về màu sắc, phù nề nhẹ và không chảy máukhi thăm khám
2: Lợi viêm trung bình: lợi đỏ, phù nề và chảy máu khi thăm khám
3: Lợi viêm nặng: lợi đỏ rõ, phù nề và có loét Chảy máu khi thăm khám
và chảy máu tự nhiên
2.4.4 Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI – S).
Chỉ số này bao gồm 2 chỉ số thành phần là chỉ số cao răng (CI) và chỉ sốcặn bám (DI)
Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (OHI-S) =DI-S + CI-S
Chọn 6 răng đại diện khám
R 16, 11, 26, 31 khám mặt ngoài, R 36, 46 khám mặt trong
Mã số và tiêu chí:
Cặn bám (DI)
0 = không có cặn bám
1 = cặn bám phủ không quá 1/3 thân răng
2 = cặn bám phủ hơn 1/3 nhưng không quá 2/3 thân răng
3 = cặn bám phủ hơn 2/3 thân răng
Cao răng (CI)
0 = không có cao răng
1 = cao răng trên lợi dưới 1/3 thân răng
2 = cao răng trên lợi trên 1/3 bề mặt thân răng nhưng dưới 2/3
bề mặt thân răng, hoặc có cao răng dưới lợi
3 = cao răng phủ hơn 2/3 thân răng, hoặc có một dải cao răng
liên tục dưới lợi
Trang 34Hình 2.6 Lựa chọn răng và đánh giá chỉ số DI-S theo các mức độ
Chỉ số OHI-S cá thể:
Chỉ số OHI-S cá thể = Chỉ số DI-S cá thể + Chỉ số CI-S cá thể
- Chỉ số DI-S cá thể = tổng mã số chất cặn/ tổng số răng khám
- Chỉ số CI-S cá thể = tổng mã số cao răng/ tổng số răng khám
Chỉ số OHI-S quần thể = tổng OHI-S cá thể/số người khám
2.4.5 Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi trong CSRM của HS
Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi trong CSRM của HS bằng chấmđiểm các câu trả lời trong bộ câu hỏi Dựa trên yêu cầu tối thiểu về kiến thức,thái độ, hành vi CSRM (Phụ lục) Mỗi phần chấm điểm đạt, hoặc tốt khi trảlời đúng ≥ 2/3 các câu hỏi [41]
- Kiến thức của HS gồm 12 câu
+ Đạt: Trả lời đúng ≥ 8/12 câu
+ Không đạt: Trả lời đúng < 8 câu
- Thái độ trong CSRM của HS gồm 5 câu
+ Tốt: Trả lời đúng ≥ 4/5 câu
+ Chưa tốt: Trả lời đúng < 4 câu
Trang 35- Hành vi CSRM của HS gồm 12 câu.
+ Đạt: Khi trả lời đúng ≥ 8/12 câu
+ Không đạt: Khi trả lời đúng < 8 câu
2.5 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu được tiến hành theo đúng đề cương nghiên cứu sau khiđược hội đồng thông qua đề cương Luận văn Thạc sỹ cho học viên cao họckhóa 20 – Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt thông qua
Trang 36Tất cả HS tham gia nghiên cứu đều được giải thích và có sự đồng ý, hỗtrợ của bố, mẹ Quy trình khám, vấn đề vô khuẩn được đảm bảo không gây rabất kỳ một ảnh hưởng xấu nào cho trẻ Trong quá trình nghiên cứu không tiếnhành thử nghiệm nào.
Sau khi khám, các kết quả đều được thông báo tới HS và phụ huynh để
có sự can thiệp kịp thời phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng
Thông báo và giải thích rõ mục tiêu, nội dung nghiên cứu với đối tượng
để có được sự hợp tác tốt nhất
Thành lập nhóm nghiên cứu gồm các bác sỹ, điều tra viên có trình độchuyên môn Nhóm nghiên cứu được tập huấn để thống nhất phương phápkhám, kỹ năng phỏng vấn Không thay đổi cán bộ tham gia nghiên cứu trongsuốt thời gian nghiên cứu
Giám sát quá trình điều tra, tiến hành điều tra lại ngẫu nhiên 5% số họcsinh, để đánh giá độ tin cậy trên cùng người khám và giữa những người khámkhác nhau
Làm sạch số liệu trước khi nhập
2.7 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.0
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
Trang 37Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA HỌC SINH 3.1.1 Đặc trưng nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Phân bố mẫu theo tuổi và giới
GiớiTuổi
Nhận xét: Nhóm HS tuổi 15 chiếm tỷ lệ cao nhất (34,8%) và nhóm HS
tuổi 16 chiếm tỷ lệ thấp nhất (32,3%) Nhóm nữ HS chiếm tỷ lệ 56,5% vànam HS chiếm 43,5%
3.1.2 Thực trạng sâu răng của học sinh
Bảng 3.2 Phân bố tỷ lệ học sinh sâu răng theo tuổi
Trang 38Nhận xét: Có sự khác nhau về tỷ lệ sâu răng giữa các nhóm tuổi, ở nhóm
tuổi 15 tỷ lệ sâu răng cao nhất 64,8%, ở nhóm tuổi 16 tỷ lệ sâu răng thấp nhất57,1%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05
Biểu đồ 3.1.Tỷ lệ sâu răng theo tuổi
Bảng 3.3 Phân bố tỷ lệ học sinh sâu răng theo giới
Trang 39Nhận xét: Nhóm HS nam có tỷ lệ sâu răng là 58,8%, trong khi đó tỷ lệ
sâu răng ở nhóm HS nữ là 63,9% Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với
Biểu đồ 3.2 Phân bố tỷ lệ học sinh sâu răng theo giới
Trang 40Bảng 3.4 Tỷ lệ sâu răng theo ngưỡng chẩn đoán
của tổn thương được phát hiện
lượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Tỷ lệ
%
Sốlượng
Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng khi tổn thương đã tạo lỗ sâu trên lâm sàng (từ
mức D3) chiếm 41,8%, tỷ lệ này tăng lên 59,2% khi xác định tổn thương sâurăng tính từ mức D2 (có đổi mầu khi răng ướt), tỷ lệ sâu răng tăng cao nhất61,7% khi bao gồm cả tổn thương sâu răng giai đoạn sớm D1 (có vết đổi mầutrên răng sau thổi khô 5 giây) Sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng theo ngưỡngchẩn đoán dựa vào mức độ tổn thương sâu răng được ghi nhận là có ý nghĩathống kê với p < 0,05
Từ mức D1 – D3 Từ mức D2 –D3 Từ mức D30
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ sâu răng theo ngưỡng chẩn đoán
của tổn thương được phát hiện Bảng 3.5 Tỷ lệ sâu răng theo mức độ tổn thương và theo tuổi