Thực trạng vệ sinh răng miệng của học sinh

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 60 - 61)

- Mã số D3: răng trám có sâu giai đoạn muộn

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Thực trạng vệ sinh răng miệng của học sinh

Như chúng ta biết mảng bám răng được hình thành do sự tồn đọng của thức ăn và vi khuẩn cùng với một số yếu tố khác trong môi trường miệng, đây là tác nhân ngoại lai chính dẫn đến viêm lợi. Sự liên quan này đã được nhiều tác giả đề cập đến do vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần khẳng định thêm về nhận định này.

Theo Trịnh Đình Hải khi đánh giá VSRM của HS tuổi học đường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của VSRM trong việc phòng bệnh sâu răng. Tình trạng VSRM kém thì sâu răng, viêm lợi ở mức độ cao và ngược lại VSRM tốt thì sâu răng viêm lợi ở mức độ thấp hơn rõ rệt [8].

Pertesen và cộng sự nghiên cứu ở Thái Lan (2001) cho biết tỷ lệ dùng đường sữa rất cao 34,0%, chè đường 26,0%, cùng với việc kém VSRM có liên quan đến tỷ lệ sâu răng cao 70 - 96,3% [33].

liên quan chặt chẽ với 2 bệnh là sâu răng và viêm lợi [45].

Theo nghiên cứu của Chu Thị Vân Ngọc (2008) cũng cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sâu răng, viêm lợi với tình trạng VSRM, nhóm học sinh VSRM kém mắc bệnh cao hơn nhóm VSRM tốt [35].

Tình trạng VSRM liên quan trực tiếp đến việc hình thành mảng bám răng để đánh giá tình trạng VSRM của HS chúng tôi đánh giá chỉ số VSRM đơn giản (OHI-S). Kết quả thu được cho thấy cả HS có chỉ VSRM đơn giản (OHI-S) ở mức độ rất tốt và tốt là 58,2%, trong khi đó tỷ lệ VSRM ở mức trung bình và kém lần lượt là 33,1% và 8,7%.

Theo nghiên cứu của Lê Bá Nghĩa (2009) ở HS 12-15 tuổi. Tình trạng VSRM tốt 60,7% [46].

Nghiên cứu của Chu Thị Ngọc Vân (2008) ở lứa tuổi 11 – 14, tỷ lệ HS VSRM tốt là 65,74% [35].

Tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả trên được thực hiện trên nhóm HS từ 11-15 tuổi, còn tuổi của nhóm HS trong nghiên cứu của chúng tôi là 15 – 17. Ở lứa tuổi lớn hơn nhưng các em vẫn chưa có ý thức tốt hơn trong việc VSRM như vậy công tác giáo dục VSRM cho các em HS cũng chưa thật hiệu quả.

Khi đánh giá tình trạng VSRM theo giới chúng tôi thấy HS nữ có tình trạng VSRM tốt và rất tốt (66,8%) cao hơn HS nam (46,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có thể do HS nữ có ý thức VSRM tốt hơn HS nam.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 60 - 61)