- Mã số D3: răng trám có sâu giai đoạn muộn
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.1. Thực trạng sâu răng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn bao gồm các tổn thương sâu răng được tính từ mức nhẹ nhất D1 cho tới D2 hoặc mức D3 (tổn thương đã tạo lỗ sâu) của học sinh 15-17 tuổi. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 61,7% trong đó HS lứa tuổi 15 là 64,8%, lứa tuổi 16 là 57,1%, và lứa tuổi 17 là 62,8%, tuy nhiên sự khác nhau về tỷ lệ sâu răng giữa các lứa tuổi không có ý nghĩa thống kê.
các tác giả trong và ngoài nước dưới đây [6], [42], [44].
Nghiên cứu của Trần Văn Trường và cộng sự điều tra trên toàn quốc tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 15-17 là 68,6% [6]. Gurcharan và cộng sự (2001) tại Ấn Độ ở lứa tuổi 16-22 có tỷ lệ sâu răng là 67,6% [44]. Trần Anh Thắng điều tra HS lứa tuổi 15-17 năm 2011 tại tỉnh Hòa Bình tỷ lệ sâu răng là 56% [42].
Bảng 4.1. So sánh kết quả nghiên cứu tỷ lệ sâu răng với một số tác giả khác [6], [42], [44].
Tác giả Tuổi Địa điểm Tỷ lệ sâu răng Chỉ số SMT
Trần Văn Trường 2001 15 - 17 Toàn quốc 68,6% 2,40 Gurcharan và cộng sự 2001 16 - 21 Ấn Độ 67,6% 2,91 Trần Anh Thắng 2011 16 - 18 Hòa Bình 56,0% 1,85
Nguyễn Anh Chi 2012 15-17 Hà Nội 61,7% 2,04
Các kết quả này đều cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của HS là cao, mặc dù các nghiên cứu này nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau và các địa phương khác nhau cũng như trên các lứa tuổi khác nhau của HS.
Theo nghiên cứu của Đào Thị Dung (2012), nghiên cứu trên 6984 HS lứa tuổi 15-17 tại các quận, huyện của Hà Nội năm 2012 tỷ lệ sâu răng là 14,8% [22]. Để lý giải cho vấn đề này chúng tôi thấy có sự khác biệt giữa các khu vực nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra điều tra viên trong nghiên cứu của chúng tôi đều là những bác sỹ Răng Hàm Mặt sau đại học, đang học tập tại Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, đã được tập huấn kỹ lưỡng cách khám và chẩn đoán, còn trong nghiên cứu trên các cán bộ tham gia khám là của các trung tâm y tế của quận, huyện. Một lý do quan trọng khác lý giải cho sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng của các nghiên cứu là do tiêu chuẩn chẩn đoán và ghi nhận sâu răng của nghiên cứu trên khác với nghiên cứu của chúng tôi, trong nghiên cứu trước vẫn dựa vào tiêu chí theo hướng dẫn của WHO 1997 chỉ ghi
nhận được các tổn thương sâu răng giai đoạn muộn khi đã tạo lỗ sâu, trong khi chúng tôi sử dụng tiêu chí chẩn đoán mới ICDAS ghi nhận cả các tổn thương sâu răng giai đoạn sớm (đã bị bỏ sót nếu khám theo WHO 1997).
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm HS nam là 58,8% thấp hơn tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm nữ giới là 63,9%, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, cũng tương đồng như kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 của các tác giả Trần Văn Trường và cộng sự cho thấy không có đặc điểm cố định nào theo giới tính [6]. Do 2 nhóm này có cùng môi trường sống, môi trường xã hội nhưng có thể do thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng khác nhau nên tỷ lệ bệnh sâu răng có khác nhau.