Phân tích chỉ số SMT

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 58 - 59)

- Mã số D3: răng trám có sâu giai đoạn muộn

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1.2. Phân tích chỉ số SMT

Chỉ số SMT của HS là 2,05, so sánh với kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Trần Văn Trường (2001) chỉ số SMT ở lứa tuổi 15-17 là 2,56 ở thành phố và toàn quốc là 2,11 ở nam và 2,13 ở nữ [6]. Chỉ số SMT trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phản ánh một phần kết quả thu được sau khi Hà Nội triển khai các công tác NHĐ hiệu quả. Chỉ số SMT trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Trần Anh Thắng năm 2011 điều tra lứa tuổi 16-18 tại tỉnh Hòa Bình, tỷ lệ SMT là 1,85 [42]. Điều này có thể được giải thích là do đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội của từng vùng miền khác nhau, xét về điều kiện kinh tế xã hội chung thì HS tại Hà Nội có điều kiện tiếp xúc với đường, đồ ngọt sớm và cao hơn nên thời gian phơi nhiễm với bệnh kéo dài và làm tăng tỷ lệ sâu răng.

Qua phân tích chỉ số SMT ở các nhóm tuổi cho thấy chỉ số SMT tăng dần theo tuổi, thấp nhất nhóm HS tuổi 15 và cao nhất là nhóm HS tuổi 17, tỷ lệ sâu răng không được điều trị ở các nhóm tuổi đều cao, nhóm HS 16 tuổi thấp nhất là 84,4% và nhóm 15 tuổi cao nhất 93%. Tỷ lệ răng sâu được điều trị thấp, chỉ từ 7% - 15,6%. Tuy nhiên sự khác biệt về chỉ số SMT ở các nhóm

tuổi là không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số SMT ở giới nam và nữ đều cao, số răng sâu chưa được điều trị ở nam cao hơn ở nữ, số răng sâu được hàn ở nữ cao hơn ở nam. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Trung bình mỗi em HS có 1,82 răng bị sâu, tỷ lệ sâu răng không được điều trị là rất cao 88,9%, nghĩa là tỷ lệ răng sâu không được điều trị lớn hơn rất nhiều so với răng sâu được điều trị ở cả hai giới và các nhóm tuổi. Điều đó có thể được lý giải rằng ở nhóm HS nghiên cứu, việc dự phòng và điều trị sớm sâu răng chưa được chú trọng hoặc do không phát hiện được sâu răng ở giai đoạn sớm. Để giữ gìn bộ răng vĩnh viễn cho các em sẽ đặt cho chúng ta nhiều công việc cần phải làm và tích cực hơn nữa trong công tác NHĐ cũng như cần sự quan tâm đưa con đi khám răng miệng định kỳ nhằm khám, phát hiện và điều trị sâu răng sớm của các phụ huynh HS. Để đáp ứng về nhu cầu điều trị bệnh răng miệng cũng đặt ra cho ngành y tế nói chung và ngành Răng Hàm Mặt nói riêng sự nỗ lực và đầu tư dài hạn nhằm đạt mục tiêu dự phòng sâu răng và công tác CSRM được ổn định, lâu dài.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 58 - 59)