Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ hành vi với bệnh viêm lợ

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 64 - 67)

- Mã số D3: răng trám có sâu giai đoạn muộn

4.3.3.Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ hành vi với bệnh viêm lợ

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.3.Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ hành vi với bệnh viêm lợ

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa kiến thức CSRM và tỷ lệ viêm lợi của HS. Học sinh có kiến thức không đạt về CSRM bị viêm lợi cao hơn 1,79 lần so với nhóm HS đạt kiến thức về CSRM, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê.

Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy những HS có thái độ chưa tốt và hành vi chưa đạt trong CSRM cũng có tỷ lệ viêm lợi cao hơn so với nhóm HS có thái độ tốt và hành vi CSRM ở mức đạt, tuy nhiên sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ viêm lợi và thời gian đánh răng. Những HS đánh răng trong một phút có tỷ lệ viêm lợi cao hơn nhóm HS đánh răng trên 3 phút là 3,23 lần, những HS đánh răng trong vòng 2-3 phút có tỷ lệ viêm lợi cao hơn nhóm HS đánh răng trên 3 phút là 1,71 lần, sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê. Đánh răng là biện pháp tốt trong các biện pháp VSRM nhằm mục đích làm sạch mảng bám răng, phòng ngừa và giảm tỷ lệ viêm lợi. Tuy nhiên chỉ khi đánh răng đúng cách, đủ thời gian mới đạt được hiệu quả và mục đích. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm HS đánh răng trong vòng 1 phút có tỷ lệ viêm lợi cao hơn nhóm đánh răng trong vòng 2 phút là 1,89 lần, sự chênh lệch không có ý nghĩa thống kê.

Theo một số tác giả tình trạng VSRM ảnh hưởng rõ rệt với bệnh viêm lợi. Trịnh Đình Hải khi đánh giá về vấn đề VSRM ở trẻ em lứa tuổi học đường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của VSRM trong việc phòng bệnh răng miệng, tình trạng VSRM kém thì tỷ lệ viêm lợi cao và ngược lại VSRM tốt thì tỷ lệ viêm lợi thấp hơn rõ rệt [8].

Theo nghiên cứu của Lovdal và cộng sự (1960) tiến hành nghiên cứu 5 năm ở những người được hướng dẫn VSRM và lấy cao răng 6 tháng một lần cho thấy mảng bám răng và bệnh nha chu giảm nhiều [48].

Theo tác giả Lightne (1971) nghiên cứu ảnh hưởng của hướng dẫn VSRM đến đáp ứng của bệnh nhân và thấy rằng những người được hướng dẫn VSRM giảm mảng bám, giảm viêm và ít bị mất bám dính quanh răng [48].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh viêm lợi và thời điểm đánh răng, những HS đánh răng vào buổi sáng có tỷ lệ viêm lợi cao hơn 2,89 lần những HS đánh răng sau ăn. Đánh răng là biện pháp VSRM hữu hiệu để làm sạch mảng bám răng phòng chống viêm lợi, tuy nhiên đánh răng đúng thời điểm cũng là yếu tố quan trọng trong thực hành VSRM đúng cách. Nghiên cứu cũng chỉ ra những HS đánh răng chỉ vào buổi sáng tỷ lệ viêm lợi cao hơn những HS đánh răng chỉ vào buổi tối, những HS chỉ đánh răng vào buổi tối có tỷ lệ viêm lợi cao hơn nhóm HS đánh răng vào 2 buổi sáng và tối. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Tỷ lệ viêm lợi cũng khác nhau ở số lần đi khám răng trong năm. Nhóm HS không đi khám răng trong năm có tỷ lệ viêm lợi cao hơn 1,72 lần so với nhóm HS đi khám một lần và 1,86 lần so với nhóm được đi khám 2 lần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điều đó có thể được lý giải, những HS sau khi đi khám răng đã được làm các thủ thuật như lấy cao răng, chữa viêm lợi và được tư vấn VSRM đúng cách nên tỷ lệ viêm lợi của các em không cao như nhóm không được đi khám răng miệng. Sự khác biệt về tỷ lệ viêm lợi cũng thể hiện ở nhóm HS khám răng miệng 1 lần có tỷ lệ viêm lợi cao hơn 1,08 lần so với nhóm khám răng 2 lần trong năm, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Qua phân tích các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi CSRM với bệnh sâu răng, viêm lợi cho thấy, ở HS có kiến thức đạt về CSRM, hành vi CSRM đúng như đánh răng đúng thời điểm, đủ về thời gian, đi khám răng định kỳ, không ăn vặt đều có tỷ lệ bị bệnh sâu răng hoặc viêm lợi giảm so với nhóm học sinh thực hành không tốt.

Vì vậy vai trò giáo dục sức khỏe răng miệng phải được tăng cường, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ từ đó có hành vi CSRM đúng là rất quan trọng. Để giảm tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở trẻ em, trách nhiệm không chỉ

ở một ban ngành nào. Mà nó thuộc về toàn xã hội, từ gia đình, nhà trường đến các ban nghành đoàn thể.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 64 - 67)