Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ hành vi CSRM với bệnh sâu răng.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 63 - 64)

- Mã số D3: răng trám có sâu giai đoạn muộn

4.3.2.Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ hành vi CSRM với bệnh sâu răng.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2.Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ hành vi CSRM với bệnh sâu răng.

Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức CSRM của HS với sâu răng vĩnh viễn. HS có kiến thức chưa đạt trong CSRM có tỷ lệ sâu răng cao hơn nhóm kiến thức đạt là 1,65 lần.

Nhóm HS có thái độ và hành vi CSRM khác nhau có tỷ lệ sâu răng khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.

Qua nghiên cứu khi xét mối liên quan giữa thời điểm đánh răng với bệnh sâu răng cho thấy HS chỉ đánh răng vào buổi sáng có tỷ lệ sâu răng cao hơn HS đánh răng cả sáng và tối, học sinh đánh răng trước khi đi ngủ có tỷ lệ sâu răng cao hơn HS đánh răng sau ăn. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mối liên quan chặt chẽ có ý nghĩa thống kê giữa sâu răng và thời gian đánh răng. Nhóm đánh răng trong thời gian 2-3 phút sâu răng cao hơn 1,85 lần so với nhóm đánh răng trong thời gian trên 3 phút.

Như vậy thực hành CSRM đúng phương pháp cũng làm giảm tỷ lệ sâu răng, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Tạ Quốc Đại (2012) cho thấy HS VSRM không tốt có nguy cơ dẫn đến sâu răng vĩnh viễn gấp 2,8 lần so với những HS vệ sinh răng miệng tốt [45].

Thói quen ăn vặt và ăn đồ ngọt là một trong những mối nguy cơ mà nhiều tác giả đã đề cập có mối liên quan với sâu răng.

David và cộng sự (2005) điều tra tại thành phố Kerela, Ấn Độ cho thấy trẻ ăn nhiều đồ ngọt có nguy cơ mắc bệnh sâu răng cao gấp 1,4 lần những trẻ ăn ít đồ ngọt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [34].

Petersen và cộng sự nghiên cứu ở Thái Lan năm 2001 công bố tỷ lệ sử dụng đồ uống ngọt hàng ngày rất cao như đường (34%), chè đường (26%), nước ngọt (24%) và có liên quan đến tỷ lệ sâu răng rất cao 70 - 96,3% tùy độ tuổi [33].

Nghiên cứu của Lê Bá Nghĩa năm 2009 tại Hà Nội cho thấy thói quen ăn kem và ăn bánh quy có liên quan có ý nghĩa thống kê với sâu răng vĩnh viễn. Những HS có thói quen ăn kem có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn cao gấp 1,92 lần so với những HS không ăn kem. Những HS có thói quen ăn bánh quy có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn cao gấp 3,94 lần so với những HS không ăn bánh quy [46].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thói quen xấu và chưa thực hành CSRM tốt là yếu tố làm tăng tỷ lệ sâu răng. Nhóm HS ăn vặt nhiều lần sâu răng cao hơn nhóm ăn vặt một lần và không lần nào trong ngày. Nhóm HS đánh răng sáng, tối, hoặc sáng và tối đều có tỷ lệ sâu răng cao hơn nhóm HS đánh răng sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên sự chênh lệch trên về sâu răng giữa các nhóm chưa có ý nghĩa thống kê. Ăn đồ ngọt và VSRM không tốt là một yếu tố nguy cơ mà công tác tuyên truyền giáo dục có thể thay đổi được nhằm làm giảm tỷ lệ HS sâu răng.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mối liên quan với kiến thức, thái độ hành vi chăm sóc răng miệng của học sinh ptth chu văn an, ba đình hà nội năm 2012 (Trang 63 - 64)