1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính hội thoại trong thơ tố hữu

110 717 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG TÍNH HỘI THOẠI TRONG THƠ TỐ HỮU Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỘC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Hội thoại là một trong những hình thức đặc trưng của ngôn ngữ. Trong thơ ca Việt Nam, chỉ đến THƠ MỚI, tính hội thoại mới xuất hiện như một đặc điểm nổi trội. Khi nghiên cứu thi pháp văn học trung đại, chúng tôi nhận thấy thơ trung đại không phát triển năng lực giao tiếp trực tiếp của lời thơ, không hướng tới trò chuyện với người đọc. Giao tiếp chỉ mang tính chất gián tiếp. Khi muốn “trao đổi” với bạn đọc, tác giả trung đại phải mượn lời, thác lời, kiểu vợ khuyên chồng, chị khuyên em. Nhưng bắt đầu từ THƠ MỚI - “Cuộc cách mạng về thi ca” (Hoài Thanh), thơ ca Việt Nam đã có một bước chuyển mình vĩ đại. Chính THƠ MỚI đã mở đầu một cách rực rỡ cho thơ Việt Nam hiện đại và được ghi nhận như một bước phát triển mới của thơ dân tộc về tư duy thơ, về thi pháp, về thể loại thơ và ngôn ngữ theo hướng hiện đại hóa.Từ đó, văn đàn của chúng ta tỏa sáng những tên tuổi như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Bính… Trong đó, không thể không nhắc tới Tố Hữu - nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, nhà thơ thuộc về nhân dân, dân tộc, một nhà thơ đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 2. Trong suốt những thập kỉ qua, thơ Tố Hữu đã trở thành một hiện tượng, một đối tượng nghiên cứu lớn của giới học thuật, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng trong nước như: Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Hoài Thanh, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử… Với vốn hiểu biết sâu rộng và tài năng nghệ thuật, mỗi nhà nghiên cứu bằng những cách thức, bằng những con đường tiếp cận riêng của mình đã khám phá thế giới nghệ thuật mới mẻ, phong phú, độc đáo cùng với những giá trị nhân văn và thẩm mĩ sâu sắc trong thơ Tố Hữu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những đánh giá, phân tích ở nhiều góc độ như đề tài, chủ đề, nội dung, tư tưởng, hình tượng… trong thơ Tố Hữu nhưng cho đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về tính hội thoại - một phần quan trọng làm nên giá trị nghệ thuật của thơ ông. 3. Người ta thường nói giọng điệu nổi bật trong thơ Tố Hữu là giọng trò chuyện tâm tình nhưng nhận xét đó mới chỉ dừng lại ở cảm nhận. Điều quan trọng là chỉ ra biểu hiện cụ thể của giọng điệu đó qua việc phân tích ngữ văn có cơ sở khoa học. Nghiên cứu tác phẩm thơ Tố Hữu trên bình diện ngôn ngữ nói chung, nghiên cứu tính hội thoại trong thơ Tố Hữu nói riêng là một công việc rất thú vị, hấp dẫn, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn mặc dù cũng hết sức khó khăn, phức tạp. Có thể coi đây là “mảnh đất mới chƣa đƣợc khai khẩn, hứa hẹn cho những vụ mùa bội thu” nếu như “ngƣời lao động” ngoài kĩ năng, vốn hiểu còn có một niềm đam mê khám phá. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Tính hội thoại trong thơ Tố Hữu. 2. Lịch sử vấn đề Tố Hữu tỏa sáng trên văn đàn từ những năm 30 của thế kỉ XX. Qua tập thơ đầu tay Từ ấy, tiếp theo là các tập thơ Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa và cuối cùng là các tập Một tiếng đờn, Ta với ta, Tố Hữu đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc bằng tình yêu lí tưởng, bằng phẩm chất chính trị, bằng tấm lòng tận tụy hy sinh vì dân, vì nước và bằng một tài năng nghệ thuật lớn. Nói đến nghệ thuật thơ Tố Hữu là nói đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Điều chúng tôi quan tâm ở đây là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ mang tính hội thoại được coi như là một phương tiện tạo nên giọng điệu riêng trong thơ Tố Hữu: giọng trò chuyện, tâm tình, đồng thời, cũng là phương tiện để tạo nên “tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí” (Tố Hữu). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Ở Việt Nam có hàng loạt công trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu. Trong bài viết in trên Báo Mới [15], K&T gọi Tố Hữu là “Nhà thơ của tƣơng lai” và khẳng định giá định nghệ thuật của thơ Tố Hữu. K&T cho rằng sức hấp dẫn trong thơ Tố Hữu chính là lý tưởng của một chàng thanh niên trẻ tuổi - chàng thanh niên của tương lai. Nguyễn Văn Hạnh với bài nghiên cứu “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu” [12] đã đề cập đến 3 vấn đề lớn trong thơ Tơ Hữu. Đó là: cảm hứng xã hội, thiên hƣớng tổng hợp; sức mạnh tình cảm, hơi thơ liền mạch; tình nghĩa, tâm sự; ƣớc lệ và cách tân. Lê Đình Kỵ, tác giả cuốn chuyên luận “Thơ Tố Hữu” [16], chủ yếu đề cập tới phong cách dân tộc đậm đà trong thơ ông thể hiện ở đề tài, đối tượng, nội dung thể hiện, ngôn ngữ. Tác giả cho rằng thơ Tố Hữu đạt tới những khái quát lớn về dân tộc, thời đại. Từ cuối những năm 80, ít có những công trình nghiên cứu mới về thơ Tố Hữu. Đề cập đến thơ tố Hữu trên sách báo phần nhiều là những bài phân tích, bình giảng một số bài thơ, những đoạn hồi ức của chính tác giả hoặc những ghi chép qua trò chuyện với Tố Hữu về thơ ông. Trong cuốn “Thi pháp thơ Tố Hữu” [28], GS.TS Trần Đình Sử đã có những nhận định, đánh giá sâu sắc về Tố Hữu và thơ Tố Hữu mà nội dung có thể tóm tắt như sau: Tố Hữu là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị Việt Nam. Cái mới mà Tố Hữu đóng góp cho thơ ca tiếng Việt hiện đại là tạo ra được một kiểu nhà THƠ MỚI, một cái Tôi hấp dẫn, mạnh mẽ, thuộc về quần chúng lao khổ và cách mạng. Tố Hữu tạo ra được một giọng thơ quyền uy duy nhất hấp dẫn lúc ấy, thể hiện tập trung sức mạnh, khí thế, ý chí, niềm tin cách mạng. Vì thế, trong thơ có nhiều kiểu câu mệnh lệnh, câu cầu khiến vào bậc nhất trong thơ Việt Nam hiện đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Tố Hữu đã xây dựng hình tượng một nhà thơ kiểu mới, một nhà thơ giữa mọi người. Điều đó biểu hiện ở hệ thống từ xưng hô, ở cái tôi trữ tình nhiều vai. Sáng tác của Tố Hữu thể hiện một quá trình tìm tòi để hình thành một kiểu thơ trữ tình - chính trị mới. Trong đó có sự kết hợp khéo léo giữa chủ đề chính trị với thể tài đời tư; giữa chủ đề chính trị với thể tài lịch sử - dân tộc. Bàn về chất hội thoại trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã viết “Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình điệu nói, ý vị của nó ẩn trong giọng lời. Đọc thơ ông phải biết thẩm giọng. Chất hàm súc ở lời giọng thấm thía đậm đà”. Cuốn chuyên luận là gợi ý bổ ích cho việc định hướng, triển khai để tài của chúng tôi. Mặc dù ở công trình này, tác giả chưa đề cập chi tiết đến tính hội thoại trong thơ Tố Hữu. Ngoài các tài liệu mà chúng tôi giới thiệu ở trên, có thể kể đến một số bài viết đăng trên các báo nhằm phân tích, đánh giá, cảm thụ về thơ ông như: Nguyễn Đăng Mạnh: “Con đƣờng thơ Tố Hữu” (in trong “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn” Nxb Giáo dục, t4/1994). Hà Minh Đức: “Một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc” (in trong Tố Hữu, Thơ. lời giới thiệu, in lần 2, Nxb Giáo dục, 1995). Như vậy, tính hội thoại trong thơ bắt đầu xuất hiện trong thơ Việt Nam hiện đại và được các nhà nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học chú ý ở phương diện lý thuyết. Trong khoảng mười năm trở lại đây, đã có công trình nghiên cứu đề cập tới một số khía cạnh, biểu hiện về chất hội thoại trong thơ Tố Hữu nhưng rất lẻ tẻ, thoáng qua, chưa có tính hệ thống. Nói cách khác, chưa có một công trình khoa học nào, nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc về tính hội thoại (điệu nói) trong thơ Tố Hữu - nhằm khám phá những đóng góp to lớn của nhà thơ trữ tình - chính trị này về phương diện sử dụng ngôn ngữ. Đây là vấn đề thú vị mà chúng tôi sẽ cố gắng thể hiện được trong luận văn “Tính hội thoại trong thơ Tố Hữu”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phát hiện, phân tích những biểu hiện về hình thức (ngôn ngữ, cơ sở tư tưởng, nghệ thuật) của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, qua đó, làm rõ thêm đặc điểm về phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Xác định cơ sở lí luận của việc nghiên cứu tính hội thoại trong thơ Tố Hữu (làm rõ các khái niệm hội thoại, tính hội thoại, thơ, thơ trữ tình, thơ điệu ngâm, thơ điệu nói,…). 2) Phân tích những biểu hiện về hình thức (ngôn ngữ) cụ thể của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu. 3) Phân tích cơ sở tư tưởng, nghệ thuật và giá trị của tính hội thoại đối với phong cách thơ Tố Hữu. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tính hội thoại thể hiện trong một số sáng tác thơ của Tố Hữu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tính hội thoại trong thơ Tố Hữu thể hiện qua 4 tập thơ sáng tác ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cụ thể là các tập thơ Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa. Sở dĩ chúng tôi chọn các tác phẩm trong những tập thơ này để khảo sát vì đây là những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tố Hữu thể hiện rõ tư tưởng và tài năng nghệ thuật của ông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 5.1. Phương pháp điều tra, khảo sát ngôn ngữ Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, thống kê, phân loại các phương tiện biểu hiện tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, tạo cơ sở cho sự phân tích, nhận xét, đánh giá. 5.2. Phương pháp phân tích, miêu tả ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương Phương pháp này được sử dụng để phân tích, miêu tả những hình thức biểu hiện của tính hội thoại cùng hiệu quả của chúng đối với việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, hiệu quả giao tiếp thẩm mĩ qua việc tạo mối liên hệ mật thiết giữa tác giả và độc giả. 5.3. Phương pháp đối chiếu - so sánh Phương pháp này được sử dụng để so sánh tính hội thoại trong thơ Tố Hữu với đặc tính này trong thơ cổ và thơ Mới, tìm ra những nét riêng đặc sắc của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, từ đó làm rõ nét riêng của thi pháp thơ Tố Hữu so với thi pháp thơ trung đại và Thơ Mới. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Việc nghiên cứu tính hội thoại (điệu nói) trong thơ Tố Hữu có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn. Về lí luận: Lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và sâu sắc tính hội thoại trong thơ Tố Hữu theo hướng tiếp cận của ngành ngôn ngữ học. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm sáng tỏ một đặc điểm của ngôn ngữ thơ hiện đại - tính hội thoại thông qua một tác giả tiêu biểu có uy tín về sử dụng tiếng Việt, đồng thời, mở ra hướng nghiên cứu những biểu hiện của tính hội thoại trong các tác phẩm thơ hiện đại, qua đó, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn đặc trưng phong cách tác giả. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được sử dụng để biên soạn các tài liệu phục vụ cho việc dạy học về tiếng Vịêt, về thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca hiện đại nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 7. Bố cục của luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận. Chƣơng 2. Biểu hiện về hình thức của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu. Chƣơng 3: Cơ sở tƣ tƣởng, nghệ thuật và giá trị của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giao tiếp và giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.1.1. Giao tiếp Để giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Có thể khái quát thành 3 loại phương tiện như sau: bằng âm thanh, bằng ánh sáng, bằng cử chỉ. Trong các phương tiện kể trên thì ngôn ngữ âm thanh tự nhiên của con người là phương tiện giao tiếp xã hội quan trọng và hiệu quả nhất, giúp con người có thể bày tỏ và trao đổi với nhau về nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Cùng với lao động, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quyết định quá trình phát triển của lịch sử loài người. Giao tiếp là một hiện tượng đặc trưng của con người và của xã hội loài người. Đó là nhu cầu và cũng là điều kiện tất yếu của cuộc sống con người. Chính với ý nghĩa quan trọng như vậy, vấn đề giao tiếp đã được các nhà nghiên cứu chú ý từ thời cổ Hy Lạp. Nhưng phải đến thế kỉ XIX, giao tiếp mới được đặt đúng vị trí quan trọng của nó trong sự hình thành, phát triển bản chất xã hội của con người. Phơ-bach, nhà triết học người Đức đã khẳng định: “Bản chất con ngƣời chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất giữa con ngƣời với con ngƣời, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự khác biệt giữa họ”. Bước sang thế kỉ XX, giao tiếp đã trở thành vấn đề thời sự trong khoa học được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nó được xem xét dưới nhiều góc độ như: triết học thực dụng, triết học hiện sinh, học thuyết Freud, lí thuyết thông tin và điều khiển học. Đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa về giao tiếp, tùy theo phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu của mình. [...]... nên thơ trữ tình điệu ngâm tăng cường yếu tố họa trong thơ Đặc điểm “thi trung hữu họa” trong thơ cổ là như vậy Người đọc không phải lắng nghe lời nói trong thơ mà lắng nghe những ý vị của hình ảnh, tình điệu Thơ điệu ngâm là thơ trong đó ngôn ngữ thơ ca tách rời ngôn ngữ nói 1.3.2.2.2 Thơ điệu nói và tính đối thoại trong thơ Khác với thơ điệu ngâm, thơ điệu nói đưa ngôn ngữ nói vào thơ ca Trong thơ. .. tâm tình 1.2 Hội thoại và tính hội thoại 1.2.1 Khái niệm hội thoại và đặc điểm của hội thoại 1.2.1.1 Khái niệm hội thoại Vấn đề hội thoại được đặc biệt quan tâm trong Ngữ dụng học Nó là bộ phận chủ yếu của Ngữ dụng học vĩ mô Theo Mey, Ngữ dụng học chia thành hai bộ phận: Ngữ dụng học vi mô và Ngữ dụng học vĩ mô (các vấn đề về lí thuyết hội thoại, siêu ngôn ngữ học và ngôn ngữ học xã hội) Trong cuốn “Từ... 33 Tố Hữu mất tại Hà Nội ngày 9 tháng 12 năm 2002 sau một thời gian lâm bệnh nặng Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng 1.4.2 Đặc điểm thơ Tố Hữu Điểm nổi bật nhất ở Tố Hữu là sự thống nhất giữa nhà cách mạng và nhà thơ, giữa con đường cách mạng và con đường thơ Thơ Tố Hữu. .. ra những cặp thoại Khi tạo lập những đoạn đối thoại, sử dụng phong phú, phù hợp sinh động các kiểu câu đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại, thơ Tố Hữu đã trở thành tiếng nói gần gũi, tâm tình đối với bạn đọc Cũng đúng như quan niệm của nhà thơ: "Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, là tiếng nói đồng chí" 1.2.3.2 Đặc điểm của lời nói mang tính hội thoại Ngôn ngữ hội thoại là hệ thống những yếu tố ngôn ngữ... về những đoạn thoại mà trong đó chỉ có lời nói của người phát nhưng hướng rõ ràng tới người nhận được xác định rõ ràng như một đối tượng trò chuyện tâm tình Thông qua phân tích, dựa vào những đặc điểm của hội thoại, chúng tôi vẫn xác định được đoạn thơ, bài thơ đó mang tính hội thoại Như vậy, tính hội thoại đƣợc hiểu là tính chất của lời nói mang tính trao đổi, trò chuyện, tâm tình, trong đó, chủ thể... nói có tính hội thoại không chỉ là lời đối thoại mà còn có thể chỉ là lời tác giả nhƣng chứa đựng những phƣơng tiện ngôn ngữ hƣớng trực tiếp, rõ rệt tới đối thể giao tiếp (Ví dụ: Bác ơi, Lƣợm, Chị là ngƣời mẹ, Ngƣời con gái Việt Nam, Mẹ Tơm…) Qua khảo sát, có đến 90% sáng tác của Tố Hữu đều mang tính hội thoại Trong luận văn này, chúng tôi sẽ phân tích những biểu hiện của tính hội thoại trong thơ ông... tiếp 1.3.2.2.1 Thơ điệu ngâm Thuật ngữ thơ điệu ngâm và thơ điệu nói được GS Trần Đình Sử đề cập trong chuyên luận “Thi pháp thơ Tố Hữu [28] Theo tác giả, thơ cổ điển thuộc lối thơ trữ tình điệu ngâm với những đặc điểm cơ bản như sau: Quan niệm Thi dĩ ngôn chí (Thơ là để nói chí) trong quan điểm mỹ học Nho gia đã có ảnh hưởng sâu sắc tới thơ Trung Quốc cũng như thơ Việt Nam trung đại Thơ nói được chí... quốc Hai tập thơ viết trong thời bình là MỘT TIẾNG ĐỜN (1979-1992) và TA VỚI TA (1992-1999) thuộc chặng cuối thơ Tố Hữu, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ ông Tố Hữu tìm đến những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người, kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ Nhân luôn tỏa sáng ở mỗi người Như vậy, thơ Tố Hữu là một thành công xuất sắc của thơ ca cách... thành và phát triển của thơ trữ tình điệu nói Như G.S Trần Đình Sử khẳng định: “Phong trào THƠ MỚI trong quá trình đổi mới thơ Việt từ cổ điển sang hiện đại là tạo ra thơ trữ tình điệu nói, lấy lời nói, giọng điệu tự nhiên của con ngƣời làm cơ sở cho cấu trúc lời thơ [29; tr.117] Trong trào lưu đó, Tố Hữu - nhà THƠ MỚI cách mạng, đã phát triển thơ trữ tình điệu nói trong lĩnh vực thơ trữ tình - chính... hương của Tố Hữu là vùng Thừa Thiên - Huế có phong cảnh sông núi nên thơ, có nền văn hóa đậm đà màu sắc dân tộc, gồm cả nền văn hóa cung đình và văn hóa dân gian Quê hương và gia đình là môi trường đầu tiên nuôi dưỡng và làm nảy nở tài năng thơ Tố Hữu Tuổi thơ Tố Hữu sớm phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình cảm Bước vào tuổi thanh niên, Tố Hữu nhanh chóng tìm đến với con đường cách mạng Tố Hữu tham . sánh tính hội thoại trong thơ Tố Hữu với đặc tính này trong thơ cổ và thơ Mới, tìm ra những nét riêng đặc sắc của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu, từ đó làm rõ nét riêng của thi pháp thơ Tố Hữu. của luận văn này là tính hội thoại thể hiện trong một số sáng tác thơ của Tố Hữu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tính hội thoại trong thơ Tố Hữu thể hiện qua 4 tập thơ sáng tác ở giai. trong thơ Tố Hữu (làm rõ các khái niệm hội thoại, tính hội thoại, thơ, thơ trữ tình, thơ điệu ngâm, thơ điệu nói,…). 2) Phân tích những biểu hiện về hình thức (ngôn ngữ) cụ thể của tính hội thoại

Ngày đăng: 03/10/2014, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, “Ngữ pháp tiếng Việt”, tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngữ pháp tiếng Việt”, tập 1
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Diệp Quang Ban, “Ngữ pháp tiếng Việt”, tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngữ pháp tiếng Việt”, tập 2
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Diệp Quang Ban, “Ngữ pháp Việt Nam, phần câu, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngữ pháp Việt Nam, phần câu
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
4. Diệp Quang Ban, “Giao tiếp - Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản”, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giao tiếp - Diễn ngôn và cấu tạo của văn bản”
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
5. Đỗ Hữu Châu, “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2, Ngữ dụng học
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Đỗ Hữu Châu (1995), “Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học”
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
7. Nguyễn Đức Dân (1998), “Ngữ dụng học”, tập1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngữ dụng học”, tập1
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Hữu Đạt (1995), “Tiếng Việt thực hành”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiếng Việt thực hành”
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
9. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), “Cơ sở lí luận văn học”, tập 2, NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở lí luận văn học”, tập 2
Tác giả: Hà Minh Đức, Lê Bá Hán
Nhà XB: NXB Đại học &Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, “Từ điển thuật ngữ văn học”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Từ điển thuật ngữ văn học”
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Nguyễn Văn Hạnh (1985), “Thơ Tố Hữu - Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thơ Tố Hữu - Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1985
12. Nguyễn Văn Hạnh (1970), “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu”, Nội san nghiên cứuVăn học số 3, Trường đại học Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu”
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Năm: 1970
13. Mai Hương, Vân Trang, Nguyễn Văn Long (1996), “Tố Hữu, thơ và cách mạng”, NXB Hội nhà văn,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tố Hữu, thơ và cách mạng”
Tác giả: Mai Hương, Vân Trang, Nguyễn Văn Long
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 1996
14. M.Gorki (1970),“Bàn về văn học”, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về văn học”, tập 2
Tác giả: M.Gorki
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1970
15. K & T (1939), “Nhà thơ của tương lai”, Báo Mới số 1, tháng 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nhà thơ của tương lai”
Tác giả: K & T
Năm: 1939
16. Lê Đình Kỵ (1979), “Thơ Tố Hữu”, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thơ Tố Hữu”
Tác giả: Lê Đình Kỵ
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1979
17. Phong Lan, “Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm”, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố Hữu - Về tác gia, tác phẩm
Nhà XB: NXB Giáo dục
18. Nguyễn Lai, “Ngôn ngữ và sáng tạo văn học”, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Ngôn ngữ và sáng tạo văn học”
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội. Hà Nội
19. Mã Giang Lân (2000), “Tìm hiểu thơ”, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tìm hiểu thơ”
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2000
20. Mã Giang Lân (2003), “Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1954”, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1954”
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w