7. Bố cục của luận văn
2.1.1. Nhận xét chung
Cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học” đã đưa ra định nghĩa về đối thoại: “Một trong những dạng thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của ngƣời nói, ngƣời nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hƣớng đến ngƣời tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế của cuộc thoại. Đối thoại có đặc điểm: các phát ngôn có tính chất riêng biệt, ngắn gọn; có các kết cấu cú pháp đơn giản, sử dụng nhiều phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhƣ cử chỉ, điệu bộ”[34; tr.93].
Xem xét định nghĩa này, chúng ta thấy hình thức đối thoại phù hợp với các thể loại tự sự nhiều hơn là với thơ trữ tình. Những đoạn thoại rõ ràng, mạch lạc và có phần khô cứng, “suồng sã” khó có thể phù hợp với một thể loại có vần điệu và chắt lọc câu chữ như thế. Bởi vậy, chúng ta thấy không nhiều các nhà thơ nổi trội về vấn đề này. Việc đưa ngôn ngữ hàng ngày vào thơ trữ tình như thế nào cho đúng, cho hợp lý và có tính nghệ thuật thì không phải nhà thơ nào cũng biết làm và làm được hiệu quả như Tố Hữu.
Có thể nói, những thành công của Tố Hữu là xuất phát từ chính quan niệm của ông về thơ. “Thơ hay thƣờng mộc mạc, chất phác, không cần trang sức… Thơ hay càng trần trụi, chân chất càng gây cảm xúc sâu sa trong lòng ngƣời đọc…” [17; tr.97]. Và vì thế, ngôn ngữ mà Tố Hữu dùng trong các bài thơ cũng không hề cầu kì, kiểu cách “…nó không chỉ là chữ a, chữ b mà là cả cái tiếng vang lên trong chữ, tiếng vang của cả những khoảng cách giữa những chữ, những dòng…” [17; tr.98]. Những điều như thế khiến chúng ta lý giải được vì sao Tố Hữu có thể đưa những lời nói thường vào thơ một cách thật hấp dẫn và có giá trị nghệ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn