7. Bố cục của luận văn
2.2.1.2. Xác lập đối thể giao tiếp
Đối thể giao tiếp được hiểu là đối thể mà người nói hướng tới để trò chuyện, tâm tình. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ chú ý tới đối thể mà tác giả - chủ thể giao tiếp hướng tới. Những đối tượng này trong thơ Tố Hữu rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là con người, cũng có thể là những sự vật hiện tượng khác. Đối thể mà nhà thơ hướng tới là tất cả độc giả, là Tổ quốc, Đảng, Bác Hồ, các mẹ, các anh chị, em, người lính... thậm chí cả những kẻ thù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không cùng chiến tuyến với mình. Tác giả cũng hướng tới các địa danh, hướng tới những sinh vật như cỏ cây, hoa trái, chim muông, cá và cả những vật vốn vô tri vô giác như: chuông,đại bác…
Đối thể giao tiếp của nhà thơ - chủ thể trữ tình ở tất cả các bài thơ đương nhiên là độc giả. Tuy nhiên, khi chủ thể trữ tình được biểu hiện bằng đại từ Tôi thì chủ thể hướng trực tiếp, rõ ràng tới đối thể là tất cả các độc giả để trò chuyện tâm tình:
Tôi viết bài thơ xuân Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt Nắng soi sƣơng giọt long lanh…
(Bài ca mùa xuân 1961)
Có khi, đối thể trực tiếp mà chủ thể hướng tới là Tổ quốc Việt Nam yêu dấu:
…Ta đứng vậy, ngẩn ngơ mà ngắm mãi Quê hƣơng ta. Nghe phấp phới trong lòng Đôi cách cò trắng vẫy mênh mông
Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy!...
(Trên đường thiên lý - 1964)
Có khi, đó là tình cảm đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của cả dân tộc mà tác giả hướng tới để ngợi ca và thể hiện lòng biết ơn sâu nặng:
“…Ôi phải chi lòng đƣợc thảnh thơi Năm canh bớt nặng nỗi thƣơng đời Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp ngƣời…”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tác giả hướng về những người mẹ như mẹ Suốt để lắng nghe tâm sự và chia sẻ:
“…Ghé tai mẹ hỏi tò mò
Cớ răng ông cũng ƣng cho mẹ chèo Mẹ cƣời: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông…” (Mẹ Suốt - 1965)
Nhà thơ trò chuyện với người bạn trên cùng trận tuyến đấu tranh:
“…Anh kể chuyện tôi nghe Trận chợ Đồn, chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cƣời ha hả…”
(Cá nước - 1947)
Nhà thơ có thể là người anh, người đồng chí nâng niu, chăm sóc người em gái - người con gái Việt Nam kiên cường từ trong chiến đấu trở về trên mình đầy thương tích.
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt lửa nung
Không giết đƣợc em, ngƣời con gái anh hùng!...”
(Người con gái Việt Nam - 1958)
Gọi là em, vừa gần gũi, yêu thương trìu mến mà vẫn bày tỏ được sự ngưỡng mộ, trân trọng trước ý chí kiên cường bất khuất của người con gái Việt Nam anh hùng.
Nhà thơ hướng tới chú bé liên lạc với biết bao tình cảm trìu mến, cảm phục và ngợi ca tấm gương hy sinh vì nước:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi Lƣợm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tƣơi. Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…”
(Lượm -1949)
Có khi trong cùng một bài thơ, Tố Hữu hướng tới nhiều đối thể khác nhau như trong bài “Quê mẹ”.
Hướng tới Huế - quê hương thân yêu của tác giả:
“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi! Nhớ tự ngày xƣa tuổi chín, mƣời Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng
Mƣa nguồn gió biển, nắng xa khơi…”
Hướng tới mẹ:
“…Mẹ không còn nữa, còn đây Huế Con lớn lên con biết lẽ rồi
Nƣớc mất nhà tan, đời khổ thế Không làm nô lệ, đứng lên thôi…”
Lời thơ là lời nói căm thù đối với quân xâm lược:
“…Chúng bay không thể có ngày mai Chết dƣới chân bay vạn bẫy gài Chết xuống đầu bay từng hốc núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với Tố Hữu, một tâm hồn luôn muốn giao cảm, đối thể giao tiếp không chỉ là con người.
Đó là Đảng Cộng sản mà nhà thơ và cả dân tộc đặt tất cả niềm tin:
…Đảng ta đó, trăm tay nghìn mắt Đảng ta đây, xƣơng sắt da đồng Đảng ta, muôn vạn công nông
Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin…
(Ba mươi năm đời ta có Đảng)
Đó có thể là một mùa xuân mang dấu ấn lịch sử, một cái mốc quan trọng trên chặng đường dài cách mạng:
“…Chào 61! Đỉnh cao muôn trƣợng Ta đứng đây mắt nhìn bốn hƣớng Trông lại nghìn xƣa, trông tới mai sau Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu!...”
(Bài ca mùa xuân 1961)
Có nhiều lúc, tác giả trò chuyện với thiên nhiên như một cách để giãi bày tình cảm cũng như những nỗi niềm tâm sự của mình:
- Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
(Bác ơi - 1969)
- Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tƣới ƣớt bồn...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đối thể trò chuyện của Tố Hữu có khi là những sự vật tưởng chừng vô tri, vô giác. Đó là cái chuông nhỏ mà với tác giả đã trở nên gần gũi, thân quen:
Chuông ôi, chuông nhỏ còn reo nữa Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn.
(Bác ơi!- 1969)
Đó là khẩu đại bác, thứ vũ khí lợi hại thời ấy, vô cùng quý hiếm của quân đội ta, đã được các chiến sĩ âu yếm gọi là voi:
“Nào voi nào Vệ Ta quyết một lòng Voi hăng voi nhé Trận này lập công…”
(Voi,1948)
Như vậy, đối thể giao tiếp trong thơ Tố Hữu rất phong phú. Đó là nhân dân kháng chiến với đủ mọi tầng lớp, miền quê, lứa tuổi. Đó là hình ảnh những người hậu phương như người mẹ, bà Bủ, những người vợ, người nữ du kích, cô gái phá đường... Đó là hình ảnh của Bác, anh giải phóng quân, anh vệ quốc quân, hình ảnh nhân dân anh hùng… Chính nhân dân đã khơi nguồn cho mọi sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Điều đó càng khẳng định thêm về tâm hồn phong phú của nhà thơ, luôn hướng tới trò chuyện tâm tình với con người và vạn vật.
2.2.2. Thể hiện sinh động mối quan hệ giao tiếp mang tính đối thoại giữa chủ thể - tác giả với đối thể giao tiếp - độc giả, nhân vật; giữa các nhân vật