Xét theo nhân vật tham gia đối thoại

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 40 - 42)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.3. Xét theo nhân vật tham gia đối thoại

Các cuộc đối thoại có thể được diễn ra giữa tác giả với nhân vật hoặc giữa nhân vật với nhân vật. Cụ thể:

- Có 11 đoạn đối thoại giữa tác giả với các nhân vật, xuất hiện trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lều cỏ Lê-nin, Gặp anh Hồ Giáo… Tác giả đối thoại với nhiều nhân vật khác nhau. Đó là với người mẹ, anh bộ đội, người du kích, cô bé Nhiều, em Kô-li-a, anh Hồ Giáo… hoặc với một nhân vật không xác định danh tính cụ thể (Nhật kí đƣờng về). Thông qua một cuộc đối thoại, bao giờ đặc điểm của nhân vật đó cũng được tái hiện chân thực bằng ngôn ngữ. Đó có thể là những thông tin về giới tính, lứa tuổi, sức khỏe, về quê hương, về những suy nghĩ, quan điểm, đời sống tình cảm… Tuy nhiên, những thông tin đó đến với người đọc một cách hết sức tự nhiên.

Ví dụ: Sp1 Chào anh bộ đội hành quân! Đêm nay có định dừng chân nơi nào?

Sp2 - Giặc đang bắn chết đồng bào Phải mau tới đó, phải vào tận kia!

Sp1 Xóm làng đang dậy gà khuya Đƣờng xa gánh nặng, ai chia với mình?

Sp2 - Đã cùng hai chữ tử sinh Nào ai có nghĩa có tình, lại đây!

(Đường vào - 1965)

Là một nhà thơ - chiến sĩ, Tố Hữu luôn thấu hiểu nỗi niềm của những người lính. Dù đối thoại với ai, Tố Hữu cũng là người hiểu tâm lí, tính cách của người đối diện. Vì thế, sắc thái tình cảm được bộc lộ luôn phù hợp với từng cuộc thoại. Có lúc là sắc thái nhẹ nhàng, động viên, khích lệ; có lúc giục giã; có lúc lại lắng sâu chia sẻ; có lúc ngợi ca, yêu mến…

- Đối thoại giữa các nhân vật: Bên cạnh những cuộc đối thoại giữa tác

giả với nhân vật, chúng ta có 6 cuộc đối thoại giữa các nhân vật với nhau trong các bài thơ: Bà mẹ Việt Bắc, Cho đời tự do, Việt Bắc, Mẹ Suốt, Ê-mi-li, con…, Chuyện em. Việc xây dựng những đoạn đối thoại khách quan như vậy càng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng thêm sự chân thực, sinh động của vấn đề được nói đến trong các bài thơ. Tiêu biểu nhất ở hình thức này là cuộc đối đáp “giao duyên” giữa người ở - người đi trong bài thơ Việt Bắc mà trong đó, câu chuyện mang đậm màu sắc chính trị được biểu hiện qua ngôn ngữ của tình yêu. Cuộc chia tay của người cán bộ cách mạng với với nhân dân miền ngược được thể hiện xúc động như cuộc chia ly của một đôi trai gái. Màu sắc chính trị và màu sắc văn chương đã hòa quyện để làm nên một bài thơ có một không hai trong dòng thơ trữ tình - chính trị Việt Nam. Phải chăng lúc này, vẻ đẹp lãng mạn đã thăng hoa, làm lung linh hơn tình cảm quân dân gắn bó, còn lý tưởng chính trị đã làm sâu sắc hơn nội dung để tạo nên một bài thơ giao duyên độc đáo đến thế.

- Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bƣớc đi Áo chàm đƣa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Việt Bắc - 1954)

Cũng có trường hợp, trong cùng một bài thơ, vừa có lời đối thoại giữa tác giả với nhân vật, vừa có lời đối thoại của các nhân vật với nhau như trong bài Mẹ Suốt. Chính những biểu hiện trên đã góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo của tính hội thoại trong thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)