7. Bố cục của luận văn
1.3.2.1. Thơ trữ tình
Có thể phân loại thơ theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy theo yêu cầu nghiên cứu. Dựa vào phương thức phản ánh, người ta có thể chia thành thơ tự sự và thơ trữ tình. Dựa vào thể luật, có thể chia ra thơ cách luật và thơ tự do. Xét theo cách gieo vần, có thể chia thành: thơ có vần và thơ không vần. Cũng có khi thơ được phân chia theo thời đại: thơ Đƣờng, thơ Lí Trần, thơ trung đại, thơ hiện đại… hay phân loại theo nội dung: thơ tình yêu, thơ chính trị, thơ triết lí, thơ thế sự… Ở đây, chúng tôi đề cập đến thơ trữ tình được phân chia theo phương thức phản ánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” đưa ra định nghĩa về thơ trữ tình như sau: “Thuật ngữ dùng chỉ chung các thể thơ thuộc loại trữ tình, trong đó những cảm xúc và suy tƣ của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trƣớc các hiện tƣợng đời sống đƣợc thể hiện một cách trực tiếp. Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình. Là tiếng hát của tâm hồn, thơ trữ tình có khả năng thể hiện những biểu hiện phức tạp của thế giới nội tâm, từ các cung bậc tình cảm cho tới những chính kiến, những tƣ tƣởng triết học…” [10; tr.317].
Nếu như ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng cốt truyện mà trong đó các nhân vật có đường đi và số phận riêng của chúng thì ở tác phẩm kịch, thông qua đối thoại và độc thoại, tác giả thể hiện tính cách và hành động của nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột kịch. Còn ở tác phẩm trữ tình thì thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩa được bày tỏ trực tiếp và trở thành nội dung chủ yếu.
Ngay từ ca dao dân ca đến các bài thơ trung đại, hiện đại, tất cả đều mang dấu hiệu chung của thơ trữ tình là biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người.
Nói như thế, không có nghĩa là tác phẩm trữ tình không phản ánh thế giới khách quan. Mọi cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người đều phải bắt nguồn trước một hiện thực, một vấn đề cụ thể nào đó. Cũng có những bài thơ kể ít nhiều sự kiện có tính chất liên tục như bài: Quê hƣơng của Giang Nam;
Núi đôi của Vũ Cao; Màu tím hoa sim của Hữu Loan; Bà mẹ Việt Bắc, Lƣợm
của Tố Hữu… Nhưng chức năng chủ yếu của hệ thống sự kiện là tái hiện đối thể để chủ thể bộc lộ quá trình cảm xúc, suy tưởng của mình. Điều đó đã khiến cho tình cảm được bộc lộ dễ dàng, gợi cảm và chân thực.
Có thể nói, “Tác phẩm trữ tình làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tƣ, tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trạng, nỗi niềm, một phƣơng diện rất năng động, hấp dẫn của hiện thực…” [20; tr.358]. Cũng không nên tuyệt đối hóa cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ trong thơ trữ tình. Bởi việc miêu tả sự vật, chi tiết, hiện thực đời sống khách quan cũng là vô cùng quan trọng. Từ những chi tiết chân thực sống động được phát hiện trong đời sống mới có thể khơi dậy những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Điều này có thể thấy rất rõ trong những bài thơ như Sông lấp của Tú Xương;
Nhớ của Hồng Nguyên; Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa; Việt Bắc của Tố Hữu... Sẽ là sai lầm nếu cho rằng tác phẩm thơ trữ tình chỉ thể hiện những rung động thầm kín, chủ quan, cá biệt. Nhà thơ trữ tình bộc lộ nỗi niềm riêng tư, những suy nghĩ thầm kín của bản thân mình, cũng chính vì vậy mà những suy tư trữ tình ấy có thể vang động, lan truyền, thâm nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con người như: sự sống - cái chết, tình yêu, lí tưởng, khát vọng, hạnh phúc, tương lai…
Thơ trữ tình không bị ràng buộc vào yêu cầu tái hiện trọn vẹn một tính cách, một số phận, một hành động như trong tự sự và kịch. Nó có thể đạt tới những khái quát nghệ thuật hết sức phổ biến. Có biết bao câu thơ đã đi vào đời sống như tục ngữ, như cách ngôn, trở thành khẩu hiệu hành động như:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
(Chế Lan Viên)
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Tố Hữu)
Tất nhiên những khái quát ấy đều được chắt lọc từ một trái tim nồng nhiệt với những tình cảm, những rung động chân thành. Thiếu đi những điều đó, khái quát lớn sẽ trở nên trống rỗng, thiếu sức thuyết phục. Nhà phê bình Hoài Thanh có lần nhắc lại: Tố Hữu có lần nói nghe chim kêu, thấy nắng đẹp mà không nghĩ là do đâu mà có thì đánh giá mọi thứ đều sai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, sức hấp dẫn của thơ trữ tình chính là ở sự hòa quyện giữa cảm xúc, tư tưởng, suy nghĩ của nhà thơ với hiện thực phong phú, sống động, đầy màu vẻ.