Quan điểm quần chúng, tư tưởng nhân dân là cơ sở của tính

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 94 - 98)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1.2. Quan điểm quần chúng, tư tưởng nhân dân là cơ sở của tính

ngoại mạnh mẽ trong thơ Tố Hữu

Thời đại cách mạng đòi hỏi thơ ca là vũ khí tư tưởng sắc bén, là tiếng nói tình cảm hướng tới đông đảo quần chúng nhân dân. Thơ phải là tiếng hát của tinh thần thời đại, là bài ca đoàn kết, giục giã đấu tranh. Quan điểm này có thể thấy trong thơ ca cách mạng thế giới.

Maiakôvsky nói: “Tôi muốn ngƣời ta đặt ngang ngòi bút với lƣỡi lê”.

Becher coi thơ cộng sản phải là “hành vi của quần chúng, là bƣớc đi của hàng triệu con ngƣời, là đấu tranh và bài hát thống nhất với nhau…”.

Aragông xem nhà thơ như “là ngƣời xây dựng ngôi nhà cho mọi ngƣời, là ngƣời gặt, ngƣời nuôi, ngƣời bắc cầu trên con đƣờng đƣa đất nƣớc từ vùng này sang vùng khác”.

Sinh ra từ nhân dân, Tố Hữu là những nhà thơ đầu tiên có ý thức đưa hình ảnh quần chúng nhân dân vào thơ và theo đà phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hình ảnh quần chúng cách mạng xuất hiện ngày càng nhiều trong thơ ông với đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi và những gương mặt khác nhau. Cái mới mà Tố Hữu đóng góp cho thơ ca Việt Nam hiện đại chính là một cái Tôi hấp dẫn, mạnh mẽ và thuộc về quần chúng lao khổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngay trong Từ ấy, Tố Hữu đã nhận:

“…Tôi buộc lòng tôi với mọi ngƣời Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bất cù bơ.

(Từ ấy - 1938)

Thành công nhất trong thơ Tố Hữu là hai loại hình mẫu nhân vật.

Hình mẫu thứ nhất là những người dân lao khổ nhỏ bé, bình dị, ẩn sâu

bên trong nhiều vẻ đẹp. Số phận của họ khiến ông xót xa thương cảm. Biểu hiện cụ thể ở hình ảnh của những con người sau:

Hình ảnh cậu bé mồ côi: “Con chim non không tổ Trẻ mồ côi không nhà Hai đứa cùng đau khổ Cùng vất vƣởng bê tha…”

(Mồ côi)

Hình ảnh chị vú em:

“Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rƣợi Gục đầu thổn thức trong bàn tay Bạn ơi, nguồn thảm sầu kia bởi Số phận hay do chế độ này…?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình ảnh lão đầy tớ, cô gái giang hồ…đi vào thơ Tố Hữu như lời than về số phận bất hạnh. Họ cũng chính là đối tượng giác ngộ của cách mạng. Vì thế, nhà thơ còn muốn thức tỉnh ở những con người ấy niềm căm hận, ý chí đấu tranh và niềm tin vào ngày mai.

“Ông đã nghe ai nói

Có một xứ mênh mông

…Nơi không vua, không quan

Không hạng ngƣời ô uế

Không hạng ngƣời nô lệ

Sống đau xót lầm than

…Cậu bảo: cũng không xa?

- Nƣớc Nga?

- Ờ, nƣớc ấy

Và há mồm khoan khoái

Lão ngồi mơ nƣớc Nga.

(Lão đầy tớ - 1938)

Hình mẫu thứ hai là những con người được Đảng giác ngộ, một lòng

đi theo cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và hi sinh vì cách mạng. Họ là lớp người tiên tiến của thời đại, mang phẩm chất tuyệt đẹp, được Tố Hữu khái quát thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo.

Đó là hình ảnh của đội quân tóc dài - những người mẹ, người vợ, người chị, người em không quản ngại hy sinh, che chở, chăm sóc bộ đội.

Vẻ đẹp của những tâm hồn ấy được Tố Hữu ca ngợi: “Sống trong cát chết vùi trong cát

Những trái tim nhƣ ngọc sáng ngời”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đó là hình ảnh những ngƣời mẹ Việt Nam vừa thân thương gắn bó, vừa là biểu tượng cho Bà mẹ Tổ quốc, trong đau thương vẫn kiên cường và nhân ái:

“Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung

Gió lay nhƣ sóng biển tung, trắng bờ…”

(Mẹ Tơm - 1961)

Tố Hữu khắc họa hình ảnh người mẹ “Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, đó là bà má Hậu Giang, mẹ Tơm, mẹ Suốt, bà bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc… Tuy khác nhau về miền đất nhưng tất cả họ đều là những người mẹ nhân từ, đôn hậu, giàu lòng yêu nước và trung thành với cách mạng.

Nổi bật trong thơ Tố Hữu không thể không nói tới hình ảnh ngƣời chiến sĩ cách mạng - anh “bộ đội cụ Hồ”, anh giải phóng quân, những người làm nên hai cuộc chiến thắng thần thánh của dân tộc. Hình ảnh các anh vừa hiện thực nhưng cũng rất lãng mạn.

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vƣơn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo”

(Lên Tây Bắc - 1948)

Và một hình ảnh đẹp nhất, xuất hiện nhiều trong thơ Tố Hữu là hình ảnh vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam: Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tố Hữu viết nhiều và viết rất thành công về Bác. Bài nào cũng chan chứa tình cảm gây xúc động sâu sắc, từ Hồ Chí Minh, Sáng tháng năm, Việt Bắc đến Bác ơi, Theo chân Bác, Nƣớc non ngàn dặm… và rải rác trong hàng trăm bài thơ khác.

Tố Hữu khắc họa rất đơn sơ:

“Ngƣời lính già

Đã quyết chí hy sinh

Cho Việt Nam độc lập

Cho thế giới hòa bình…”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình ảnh Người xuất hiện được Tố Hữu miêu tả với cảm hứng sử thi, tạo nên nỗi khiếp sự cho kẻ thù.

“Ngƣời rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dƣới chân Ngƣời…”

Đối với dân tộc Việt Nam, Bác luôn gần gũi, đầy yêu thương:

“Ôi! Phải chi lòng đƣợc thảnh thơi

Năm canh bớt nặng nỗi thƣơng đời

Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông mọi kiếp ngƣời…”

(Bác ơi - 1969)

Có thể nói, với Tố Hữu, tình yêu cho Tổ quốc và cho mọi người là gốc rễ, là mạch nguồn tươi thắm tạo nên cái hay, cái đẹp và sức lay động hồn người của thơ ông.

Một phần của tài liệu tính hội thoại trong thơ tố hữu (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)